Gặp Mặt


Người đăng: KennyNguyen

Ngày 16 tháng tư năm 230, hai vạn đại quân Lã Đại nhấc lều rời về phía nam
20km so với thành Vũ Định và cử sứ giả qua sông gặp mặt "nghĩa quân". Tất
nhiên Hà Tùng và Lý Nguyên Bảo không thể quyết định được những vấn đề mà Lã
Đại đưa ra nên đành phải thông báo và chờ Nguyên Quốc… Hai ngày sau Nguyên
Quốc trở về Cổ Loa từ thành Bắc Đái mà tiến hành gặp gỡ sứ giả… thế nhưng ngay
cả sứ giả này cũng chỉ nói sơ qua nội dung chuyện cần trao đổi mà thôi. Nguyên
Quốc càn là chính thức gặp mặt Lã Đại để xem có gian trá hay không… Một cuộc
gặp mặt được thiết kế vào 3 ngày sau tại giữa dòng Sông Hồng hai bên cùng
thuyền nhỏ gặp nhau để bàn bạc không mang theo cận vệ. Lã Khải hết sức khuyên
can Lã Đại vì dù sao cha hắn cũng đã 69 tuổi rồi… nghe sứ giả mô tả lại thì
thủ lĩnh phe đối phương chỉ có ngoài 20 tuổi mà thôi, lại còn cao to và hùng
dũng ( thời này 1m7 đã thuộc dạng cao to rồi). Thế nhưng Lã Đại chỉ phẩy tay
mà cười, hắn cầm lên cây cung 3 thạch mà ra sức kéo, chỉ nghe băng một cái
cánh cung gãy làm đôi… Chúng tướng sĩ chỉ biết lắc đầu lè lưỡi mà thôi. Đến cả
Lã Khải cũng lắc đầu mà cảm than, hắn không bằng được phụ thân rồi… nếu để so
sánh sự vũ dũng thì may ra chỉ có đệ đệ hắn là Lã Trung may ra có thể so bì
một hai. ( Chuyện Lã Đại tự lập cũng không có gì khó hiểu sử sách đã từng nhận
xét Lã Đại trong chuyện lừa giết Sĩ Huy như sau "Lã Đại đã dụ [Sĩ Huy] ra hàng
mà lại giết đi là trái lẽ. Giữ điều tin là báu của nước. Huy đã hàng cứ trói
giải về Vũ Xương, khiến cho việc sinh sát được quyết ở trên, mà uy tín lan
xuống kẻ dưới, há chẳng hay hơn ư? Việc làm này đã thể hiện rõ Lã Đại đã cố ý
vượt quyền Vũ Xương mà làm việc. Một người như vậy thì có dã tâm tự lập là
chuyện thường).

Ngày 19 tháng 4, một ngày lịch sử trọng đại của "Đại Việt quốc" diễn tra
tron không khí khẩn trương vô cùng. Số là nhận được tin sứ giả của Lã Thị Quốc
vào ba ngày trước thì Nguyên Quốc không thể dùng danh phận tù trưởng mà tiếp
kiến, như vậy vô hình chung sẽ hạ thấp chính vị thế của mình. Vậy nên lâm thời
hắn lập ra quốc gia Đại Việt và hắn cũng tự xưng Địa Việt Vương Lý Nguyên Quốc
để tiếp kiến sứ giả Lã Thị Quốc. Ngày hôm nay là sự kiện " trọng đại" nhất kể
từ Đại Việt quốc được thành lập đến nay… bởi vì họ chỉ mới thành lập được 3
ngày àm thôi… 64 chiến thuyền quân kì phấp phới gươm giáp chỉnh tế xếp hàng
ngang đài đến cả km bên bờ hữu Sông Hồng, 23 chiến thuyền từ Long Uyên đã quay
lại để kịp thời tham gia vào buổi phô chương sức mạnh của thủy quân Đại
Việt. Quân Đại Việt quốc dàn trận hình thủy quân quả thật làm cho Lã Đại
cũng như quân sĩ Lã Thị Quốc có chút ngạc nhiên không thôi. Số chiến thuyền
này khả năng cao là Đại Việt quốc chiếm được từ Đông Ngô nhưng nhiều đến như
vậy thì quả thật là bất khả tư nghị. Chỉ riêng thủy binh chưng bày tại nơi đây
thì Lã Đại cũng không nghĩ rằng mình có khả năng vượt qua Sông Hồng cho được.
Quan trọng nhất chính là địa hình Giao Châu cạnh biển và sông ngòi chằng chịt.
Vậy nên với đội hình thủy quân đến 64 chiếc chiến thuyền như vậy nếu giao
chiến thì quân Đại Việt có thể tấn công đến bất cứ vị trí nào của Lã Thị
Quốc.

Nhưng quân Lã Thị cũng không phải dạng vừa khi xếp dang hàng 2 vạn quân tinh
kì phấp phới bên sông. Lã Đại bày thế trận như muốn nói cho Nguyên Quốc biết "
Ừ thì ngươi cứ làm hà bá của ngươi nhưng mò lên bờ thì cẩn thận ta đấy". Nói
chung lần này gặp mặt cũng là một lần đe dọa lẫn nhau không của cả hai bên thế
lực…

Chuyện gì đến cũng sẽ đến hai bên thủ lãnh cũng lên thuyền nhỏ chỉ có một phụ
chèo mà thôi. Nguyên Quốc cũng khinh thường chơi âm mưu nhưng hắn vẫn bố trí
tất cả những chiêu có thể để phòng bị có trá của kẻ địch…. Một số khoái thuyền
là được chờ sẵn bên bờ chỉ cần có biến là xông qua ngay. Tuy nói cả hai bên
không được mang theo vũ khí nhưng áo giáp sắt đã được Nguyên Quốc mặc trong
người, ống dày nhét dao găm… thân thuyễn để sẵn thuẫn bài và Katân dấu kín…
Người chèo thuyền chính là Hà Thương với thân thủ thuộc dạng cao nhất của Đại
Việt quân… Lê Loi muốn đảm nhận chức vụ bảo kê này nhưng hắn giao thủ không
lại Hà Thương nên đành ngậm ngùi đứng bên bờ làm nhiệm vụ canh gác bên khoái
thuyền…

Hai chiếc thuyền nhỏ gặp nhau tại giữa sông, nơi này là vùng ngoài tầm bắn của
cả hai bên Hai chiếc thuyền đều có nối với dây kéo từ đầu bên bờ của mình để
nếu có bất kì bị biến nào chiếc thuyền sẽ được kéo về quân doanh ngay tức
khắc. Vì vậy khi hai chiến thuyền nhỏ mấu vào nhau thì sợi dây từ hai bên lại
như cái neo mà níu giữ hai thuyền nhỏ tại giữa dòng khiến nó không trôi xuống
hạ lưu.

Lã Đại đứng dậy mà chắp hai tay làm một cái lễ quy củ chào hỏi….

- Đại Việt Vương hạnh ngộ hạnh ngộ…

Do Nguyên Quốc cũng đã học qua tiếng hán trong thời gian qua từ các Việt binh
gốc Hán nên hắn cũng không khó khăn gì khi đáp lời, thong qua một cái lễ chào
cũng quy quy chuẩn chẩn.

- Lã Vương hạnh ngộ….

Thật ra trước đây khi sứ giả cầu kiến thì Nguyên Quốc đã biết vương hiệu của
Lã Đại tự phong là Trấn Nam Vương nhưng hắn quyết không gọi như vậy. Nếu gọi
Trấn Nam Vương hóa ra cả vùng phía nam của Đông Ngô được Trấn giữ bởi Lã Đại
sao.. Nhưng Nguyên Quốc cũng không phản đối Lã Đại tự phong, bởi có phản đối
cũng không được, nhưng hắn quyết không gọi như vậy….

Việc bàn bạc thật ra cũng đã qua lại vài lần giữa các sứ giả rồi, việc ngày
hôm này chỉ là hai thủ lĩnh xác nhận lại mà thôi…. Lã Đại và Nguyên Quốc thống
nhất không xâm phạm lẫn nhau. Từ Vũ Định trở về phía Bắc thuộc về Đại Việt
cong từ Vũ Định về phía Nam thuộc về Lã Thị. Tất nhiên thách kẹo thì Nguyên
Quốc cũng không dám cho dân và đóng binh tại Vũ Định. Đây là nơi tứ chiến… một
ngày nào đó Lã Đại không vui hắn vác quân đánh ra Vũ Định thì đảm bảo có bao
nhiêu quân đóng tại thành Vũ Định cũng coi như bánh bao thịt ném chó. Nhưng
vấn có một vấn đề khiến cả hai tranh cải đến này lửa đó chính là 2 vạn tù binh
Bắc Việt mà Lã Đại Đang nắm giữ Nguyên Quốc muốn thu về. còn Lã Đại thì nói
hắn nhường ra Vũ Định với 10 ngàn dân tại chỗ không dộng chạm gì vào đã là
thành ý lắm rồi…

- Lã Vương người tự tự là Định Công, người quận Quảng Lăng huyện Hải Lăng
thời trẻ làm huyện lại trong quận Quảng Lăng, vì tránh loạn đến huyện Nam Độ ở
Giang Nam. Có công thống lĩnh Tôn Mậu gồm mười tướng quân theo đi đánh quận
Trường Sa đang ở trong tay Quan Vũ. lại thêm công trạng đánh chiếm huyện An
Thành, Du, Vĩnh Tân, Trà Lăng cùng vào thành Âm Sơn. Sau đó được Tôn Quyền lưu
Lã Đại lại trấn thủ Trường Sa. Ta nói không có sai chứ…. chiến công hiển hách
như vậy mà đến tầm tuổi này vẫn phải trinh chiến nơi xa cả ngàn dặm với Kiến
Nghiệp thì chắc cuộc sống tại Đông Ngô cũng không dễ nhỉ…. Bè phái Đông Ngô
như rừng, bài ngoại đến vậy thì ngươi có thể làm gì…. Nay tự lập làm Vương mặc
dù không công bố rộng rãi vì lo Đại Việt ta chống không được Đông Ngô thì
ngươi vẫn có thể quay về làm một lão già bất đắc trí tại Đông Ngô…. lĩnh mấy
cái chức hữu danh vô thực… Nhưng ngươi nghĩ qua chưa Cửu Chân ngươi đã ổn
định?… chỉ cần ta dây dưa cùng ngươi tại đây… Cho mộ đám binh theo thuyền vào
Cửu Chân kích động, tập kích thì ngươi chịu được bao lâu? nói cho ngươi biết
quân Đại Việt cũng có 3 vạn không kém quân ngươi… cộng thêm ta có 64 thuyền
chiến thi ngươi nghĩ mình có thể chịu được bao lâu? Việc trả lại tù binh người
Bắc Việt là phải làm không thể có điều kiện nào khác… nếu không chỉ có thể đao
thương gặp nhau thôi…

Về vấn đề này Nguyên Quốc không hề có một chút nhượng bộ nào cả, dựa vào kiến
thức lịch sử mà hắn đọc vanh vách ra tiểu sử của Lã Đại khiến cho lão giả buồn
vui không lộ mặt này cũng biến sắc không thôi. Thế nhưng con cáo già Lã Đại
rất nhanh mà bình tĩnh lại..

- Người thanh niên, người ta có câu tham thì thâm… Trong tay ngươi có 3 vạn
binh? tính cả Bắc Bộ khi ta rời đi thì cũng chỉ có đến 6 vạn người mà thôi,
lại còn tứ tán khắp nơi…. khà khà ngươi cho ta là trẻ con….

Nguyên Quốc giơ một bàn tay lên ra hiệu cho Lã Đại ngưng lại….


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #132