Người đăng: KennyNguyen
Sở dĩ Hà Tùng cho vận chuyển quân trong đêm từ Sông Hoàng ngược ra sông Hồng
rồi đi vào Sông Đuống là để thả xuống đây 1500 quân tinh nhuệ của Đại Việt
sau đó nhóm này sẽ theo sự dẫn đường của người dân Luy Lâu mà hành quân về
phía sau của thành trì này rồi chờ sẵn…
Sáng sớm ngày 13 tháng 4, 5 chiến thuyền treo cờ Đại Việt bất ngờ xuất hiện
trên dòng sông Dâu chảy qua trước tòa Thành Luy Lâu… Không đôi co một hai gì
cả các cỗ nỏ Ballista đồng loạt khai hỏa bắn vào hệ thống phòng thủ mặt thành
Luy Lâu… tất cả đều dùng mũi tên dầu với độ chính xác cực cao. Quả thâtk màn
tấn công ấn tượng này khiến cho 300 lính thủ thành mặt đông nam của Luy Lâu
không thể ngóc đầu dậy được… thêm vào đó là cun tiễn thủ của Đại Việt từ
khoảng cách 200m bắn vào như mưa…. Sau khi đã thành công áp chế quan thủ thành
thì 5 chiến thuyền này tiến hành động tác kiểu như chuẩn bị xông lên bắc thang
tiến hành công thành….. Quá kinh hãi quân thủ thành bất chấp mưa tên lửa đạn
mà bắn tên rào rào như mưa vào đội ngũ những người vác khiên lớn chuẩn bị leo
cầu thang kia buộc quân địch dưới thuyền phải "lui lại". Quân Đại Việt quả
thật lui lại và một màng hảo tiễn cũng tam lăng tiễn lại đón chào 300 quân thủ
thành Đông Ngô.
Cứ như vậy dằng co đi lại liên tục thì quân thủ thành cũng bị mài đến hơn trăm
người bị thương, bị bỏng mà quan Đại Việt cũng có hơn 3 chục người bị tên
bắn trúng mà lãnh thương nhẹ. Áo giáp mây bọc da cá sấu, da trâu bò của quân
Đại Việt không phải dạng vừa đâu, vậy nên kể cả trúng tên họ cũng chỉ là bị
thương nhẹ mà thôi. Thật ra cứ đánh thế này thì quân Đại Việt cũng mài chết
được quân thủ thành với vũ khí tối tân hơn hẳn như vậy. Nhưng lúc này thì bỗng
nhiên trên đầu thành nổi lên tiếng chém giết tung trời. Quân Đại Việt ngưng
bắn ngay lập tức vì họ biết quân phục kích hướng Tây Bắc của họ nhằm vào sơ hở
khi quân Đông Ngô bị thu hút bởi sự tấn công phía Đông Nam của chiến hạm sau
đó đã đột nhập thành công. Loại thành đất phía trong đắp dốc thoải phía ngoài
dựng thẳng đứng này công vào thì khó nhưng từ bên trong công ra thật dễ. Quân
Đại Việt do Hà Tùng thống lãnh đánh bộ binh có đến 2000 người trong đó 1000
là lính chính quy tinh nhuệ, thử hỏi 500 quân Đông Ngô đang tập trung phía
trước bị đánh bất ngờ thì có thể chống cự bao lâu. Trận chiến này diễn tra
trong 15 phút đồng hồ mà thôi. 200 người bị giết chỉ còn lại 200 người đầu
hàng… vậy là Đại Việt lại có thêm 200 tráng " hán" trèo thuyền miễn phí rồi.
Thành Luy Lâu Tuy nhỏ nhưng có lương thực không hề ít, vì nó là thành quân sự
nên dự trữ nhiều lương là chuyện cốt yếu, tiếp theo khí giới thì nhiều hơn hẳn
thành Cổ Loa có thể trang bị cho 2000 người vẫn không có gì là khó khăn cả….
dân số sung quanh Luy Lâu cũng không ít mà lên đến 7 ngàn người… điều này gây
sức ép cực lớn cho việc di dời… cũng may mắn là dân Luy Lâu cũng không thiếu
thuyền nhỏ mà tự di chuyển nếu không thì công việc này quả thật quá khó khăn
rồi. Tại đây Hà Tùng lại quyết định tuyển thêm 1 ngàn thanh niên khỏe mạnh vào
đội dân quân . Nói chính thức ra thì quân chính quy của Đại Việt giờ đây vào
khoản 4 ngàn người nhưng dân quân đã tiếp cận 6 ngàn. Nhưng những dân quân này
chỉ có thể đánh những trận chắc thắng 100% khi địch vỡ trận hoặc lôi ra hù dọa
kẻ địch mà thôi, cùng lắm là họ có thể tham gia hỗ trợ thủ thành là cùng…. vậy
nên dù quân số mở rộng nhanh tróng nhưng thực sự sức mạnh của Đại Việt lại
không tăng lên bao nhiêu. Quan trọng là những dân quân này còn phải tham gia
lao động sản xuất khi họ quay về đến Hữu Lũng và Long Uyên… nhân số của Đai
Việt sau khi hấp thu cả 3 thành Cổ Loa, Luy Lâu và bắc đái đã tăng lên đến 45
ngàn người nếu lôi cả 10 ngàn người ra làm binh sĩ chuyên nghiệp thì rất mất
cân bằng xã hội khi đó khả năng cao sẽ dẫn đến thiếu lương thực mà diệt vong….
Trong 3 ngày tiếp theo chỉ là những chuyến thuyền qua lại giữa Luy Lâu, Cổ Loa
và Bắc Đái với hi vọng duy nhất là sớm đưa dân chúng nhanh chóng về Bắc Đái
rồi từ đây có thể ngược dòng mà về Hữu Lũng. Nhưng mười bảy chiến thuyền chứa
quân chính quy Đại Việt thì đậu sẵn ở bờ Sông Hồng rồi. Họ đang sẵn sàng cho
cuộc chiến khốc liệt nhât ngăn cản quân Đông Ngô qua Sông. 300 thám báo do
Triệu Quốc Đạt chỉ huy đã được tung ra về tả ngạn Sông Hồng và hai con đường
lớn dẫn từ Cửu Chân ra Luy Lâu… chỉ cần quân địch xuất hiện thì thủy quân Giao
Long sẽ liều chết mà chiến đấu ngăn chặn.
Nhưng sự việc hoàn toàn không đơn giản như suy nghĩ Nguyên Quốc và sĩ quan
Đại Việt ngàn tính vạn tính không ngờ lại bỏ sót một chuyện, hay nói đúng
hơn là họ quá khinh thường tướng lĩnh quân Đông Ngô năng chinh thiện chiến.
Chuyện đầu tiên mà quân Đại Việt không ngờ đến là Lục Y thiện chiến vậy mà
lui binh ngay lập tức không tiến vào Chi Lăng, chuyện thứ hai đó là quân Đông
Ngô có viện quân Bách Việt nhiều đến gần 8 ngàn người . Ngay khi Lục Y quay
lại Khúc Dương Mà không nhận được tin báo của 7 gàn quân tấn công từ phía Tây
nam Khúc Dương thì hắn biết chuyện chẳng lành sảy ra, tên này quyết đoán mà cử
luôn 5 ngàn người xuôi về hướng Tây nam tới thành Kê Từ… tuy rằng hơi chậm một
chút nhưng đạo quân này vẫn nhận ra được những tàn dư của hơn 7 ngàn quân Đông
Ngô chết cháy tại Đồng Khe… Chủ tướng của Đạo quân này vậy mà là La Lệ tại Nam
Hải, tên này trong lịch sử cũng là một tay khét tiếng khi tổ chức cuộc nổi dậy
của quân Bách Việt tại Cối Kê, Lư Lăng, Lô Hợp (235). Một kẻ lãnh đạo Bách
Việt tai đây nổi dậy đánh ngang tay với binh lính Đông Ngô ngay gần kề trong 3
tháng bất phân thắng bại thì không thể là một kẻ tầm thường cho được. Hắn
không quay lại xin chỉ thị của Lục Y mà tiến quân thẳng về Kê Từ thành. Tại
đây La Lê gặp được cả Lục Kiên và Lăng Phúc đang hấp hối bị bệnh sau trận
chiến thành Đồng Khe. Tất nhiên 200 quân Đông Ngô thủ thành tại đây chỉ biết
ru rú trong thành mà thôi…
Tuy Lục Khiên là bại tướng cũng là bị bệnh liệt giường nhưng hắn vẫn là một
thượng quan thuộc triều đình Đông Ngô lúc này đây La Lê vẫn phải cun cún mà
nghe lệnh tên này… Lục Kiên ra lệnh cho La Lê chia cho hắn phân nửa binh còn
phân nửa còn lại tiến đến bảo vệ thành Bắc Đái. Lúc này đây Lục Kiên vẫn chưa
biết Bắc Đái đã bị quân Đại Việt chiếm đóng rồi…
Ngay lập tức la Lê đồng ý với sự phân chia này, nói cho cùng thì Lục Kiên chỉ
là mượn quân mà không thể cướp đi số bộ hạ của hắn. Nghĩ đến tạo quan hẹ tốt
với một đại quan thượng triều thì La Lê cũng rất hứng thú trong suy nghĩ. Lúc
này vì chưa có sự kích động tạo phản của Lý Hoàn ( cũng khởi nghĩa cùng năm
với La Lê 235) nên La Lê vẫn là muốn thân cận với đại quan Đông Ngô đổi chỗ
tốt mà thôi.
Nhưng binh sĩ Mân Việt của La Lê không phải là binh sĩ bình thường… họ thuộc
vào dạng dã man nhất trong tất cả các tộc Bách Việt tại vùng Đông Âu. Chính vì
lý do này một cuộc cướp bóc dã man chưa từng có diễn ra tại Kê Từ cũng như phụ
cận. Chỉ trong 2 ngày chần chờ tại đây quân Mân Việt với sự chỉ đạo của La Lê
đã tiến hành một cuộc tổng cướp bóc hãm hiếp cùng giết hại không thương tiếc
Âu Lạc hai tộc ven Kê Từ. Trước chiến tranh nơi đây đã từng là làng mạc thôn
xóm trù phú với 10 ngàn người dân, sau khi trải qua một lần trà đạo của quân
Đông Ngô thì số chết vì bị giết, số chết đói chết bệnh, số ly tán mà chỉ còn
lại 7 ngàn người, qua thêm một lần Mân Việt quân của La Lê thì số dân lại một
lần nữa tụt xuống còn 4 ngàn người mà thôi. Và tuyệt đại đa số phụ nữ đều bị
hãm hiếp liên tục qua hai ngày quân Mân ở lại nơi này. Lương thực vốn đã bị vơ
vét chẳng còn lại bao nhiêu giờ đây lại một lần nữa tới đáy, số phận của những
người này phân nửa là sẽ chết đói. Chiến tranh không luật lệ, hoặc chỉ tính
băng luật rừng thì dân chúng vẫn là người khổ nhất, chịu nhục nhã nhất, chịu
đớn đau nhất.
Điều nguy hiểm nhất đó là 2,5 ngàn quân của La Lê đang thẳng tiến Bắc Đái nơi
mà Đại Việt không ai chú ý đến, họ đang dồn hết tâm trí vào phía Nam nơi mà
đại quân Lã Đại chuẩn bị đến nơi.