Luy Lâu Thành


Người đăng: KennyNguyen

Quả thật khi tiến vào thành nội Cổ Loa thì Lý Nguyên Bảo và Hà Tùng kinh ngạc
vì những thứ được tích trữ nơi đây. Lương thực đủ để cung cấp cho 4 vạn người
ăn trong một năm, lụa là gấm vóc là không thiếu, ngọc trai đồi mồi, ngà voi
xếp thành đống… kể cả đến vải đay cũng có quá là nhiều. Nơi đây quả thật không
hổ danh là trung tâm kinh tế của cả Giao Châu. Những kiến trúc nội thành đặc
biệt giống kiến trúc của Trung Nguyên lúc này, có lẽ đây là công trình mà Sĩ
Nhiếp yêu cầu xây dựng để phục vụ cho hắn đấy. Công việc tiếp quản và thống kê
được lão Hà thực hiện rất nhanh chóng và chuẩn bị để di dời tất cả về Hữu Lũng
khi đội tàu vận chuyển quay lại nơi này. Nhưng sự việc không đơn giản dừng lại
đây khi có những đại biểu không mời mà đến.

Thì ra việc thủy quân Đại Việt truy đuổi quân Đông Ngô trên sông thì không
chỉ có đồng bào Âu Lạc tại sông Hoàng Giang chứng kiến mà những người dân sống
ở các thôn xóm quanh song Đuống cũng thấy cả. Nhóm người bám theo thủy quân
Đại Việt mà tới tận đây là những người sống xung quanh thành Luy Lâu ( Lên
Lâu và Luy Lâu là hai tên gọi của thành trì tại Bắc Ninh này nhưng ta đổi lại
thành Luy Lâu vì nhiều sách sử viết tên này hơn). Luy Lâu là một tòa thành
mang tính chất quân sự thời Âu Lạc An Dương Vương Thục Phán nhưng đến thời Sĩ
Nhiếp tiếp quản thì nó không còn giữ được chức năng của mình mà trở thành một
thành trì dân sự. Nhưng nói chung lại thì nơi đây vẫn mang hơi hớm của một tòa
thành quân sự nhiều hơn.

Thành Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống, giữa
trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, trong đó Sông Dâu giữ vai trò trục không
gian kiến trúc chính. Các công trình của đô thị chủ yếu dựng đặt, xây cất bên
bờ Sông Dâu (thành lũy bên một bờ sông). Trung tâm tòa thành này kiên cố và bề
thế - trụ sở chính và căn cứ quân sự của bộ máy cai trị. Trong thành là công
đường, dinh thất, nhà cửa, đồn trại, kho bãi… Mặt lũy thành là tháp canh, đồn
trại, bao lấy lũy thành là hào sâu, lũy tre dày đặc nhằm bảo vệ bộ máy cai trị
của phong kiến ngoại tộc. Ngoài thành, ở hai phía Nam - Bắc là nhà ở, dinh
thự, lầu gác của quan lại, quý tộc là chủ yếu, mà nay còn lại dấu tích khảo cổ
và địa danh Văn Quan, Phương Quan, Mã Quan, Cánh Sở…

Thành Luy Lâu hình chữ nhật, có diện tích khoảng 300m x 600m chếch theo hướng
tây nam . Trước mặt thành Luy Lâu là con sông Dâu (một con sông cổ nay đã bị
bồi lắng, từng nối sông Thái Bình với sông Hồng, nằm song song với sông Đuống
ngày nay) làm thành hào tự nhiên. ( Luy Lâu nằm ở Thanh Khương, Thuận Thành,
Bắc Ninh ngày nay).

Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào
nước ta. Đây là nơi đầu tiên Sĩ Nhiếp mở trường lớp dạy chữ và văn hoá Hán, đó
cũng là cách mà tên này đùng để bôi xóa đi văn hóa bản sắc vốn có của người
Việt. Nhưng trước thừoi bắc thuộc thì đúng là Luy Lâu cùng với Cổ Loa kết hợp
lại để trở thành trung tâm văn hóa của người Việt cổ. Hai tào thành này chi
cách nhau 15 km đường chim bay mà thôi. Nhưng chúng bị ngăn cách bởi sông
Đuống và Sông Hoàng Giang vậy nên thực tế là chỉ có thể đi thong hai tòa thành
này bằng đường thủy dài đến 30km mà thôi.

Những người dân Luy Lâu bám theo thủy quân đến tận Cổ Loa thì mới chứng kiến
được trận đánh… nhẹ như không của quân Đại Việt, chính vì lẽ đó bô lão Luy
Lâu kịch liệt yêu cầu nghĩa quân mau chóng đánh chiếm Luy Lâu giải phóng cho
người dân nơi này… Nhưng Hà Tùng đại diện cho Đại Việt mà nói rõ mục đích
cảu nghĩa quân là đánh chiếm sau đó di rời dân chúng đến một vị trí an toàn
tránh đi mấy vạn quân đang từ Cửu Chân hành quân về đây… Chuyện đánh bại hoàn
toàn quân Đông Ngô cần có thời gian và sự chuẩn bị một cách lâu dài….

Tất nhiên những người dân Luy Lâu cũng khó chấp nhận chuyện phải rời xa quê
hương bản quán đến nơi mới định cư, nhưng nghe đến tin 2 vạn người tạo Cửu
Chân bị đồ sát và nhớ lại gần một năm qua chịu mọi khổ cực do quân Hán gây nên
thì những hứa hẹn về vùng đất mới trở thành thiên đường đối với họ. Nhưng đầu
tiên vẫn phải là tiến công Luy Lâu chiếm lấy lương thực và các trang bị trong
tòa thành này. nếu nới đến kho quân khí của Cổ Loa đủ trang bị cho 1 ngàn lính
thì tòa thành quân sự Luy Lâu đủ trang bị cho 2-3 ngàn lính là bình thường…
Với thời điểm này thì quân Đại Việt không kén chọn cái gì là kiếm đồng kiếm
sắt nữa rồi, số lượng dân quân tăng khá nhanh khiến cho họ bị đói mà ăn quàng…
vũ khí loại nào cũng có thể trang bị ngay lập tức.

Số lượng dân quân giờ đây là 4000 người nhưng ngay lập tức bị tinh giảm chỉ
còn 2000 người đàn ông trẻ khỏe đủ tuổi mà thôi. Tổng số trang bị thu được
trên 7 chiến thuyền Đông Ngô cộng trong kho của cổ loa đủ trang bị cho 2 ngàn
người này một cách đầy đủ. Ngay trong đêm 12 tháng 4 thì Hà Tùng đã tiến hành
đợt vận quân thứ nhất tiến đánh Luy Lâu. Hắn để lại 1000 dân quân và 500 lính
chính quy thủ thành… một ngàn dân quân này Hà Tùng quy cho Triệu Quốc Đạt chỉ
huy. Hơn ai hết Hà Tùng hiểu rõ những người như Triệu Quốc Đạt tuy nhỏ tuổi
nhưng được đào tạo bài bản và là tinh anh của tộc Việt, thủ một thành trì kiên
cố với 1500 quân thì đảm bảo không bao giờ phải sợ 1200 quân Đông Ngô chơi trò
hồi mã thương… Còn 7 chiếc chiến thuyền Đông Ngô cũng được chất đầy người và
lương thực vận chuyển về Bắc Đái tại Vạn Kiếp… số lượng người và hàng hóa tại
Cổ Loa là quá nhiều, chờ đợi đội thuyền của Chủ công Nguyên Quốc và đội thuyền
từ Hữu Lũng là quá lâu, giờ đây công việc của họ là di rời được bao nhiêu thì
hay bấy nhiêu. Thế nhưng quá trình di dân khá thuận lợi vì người dân xung
quanh bờ sông hồng và Sông Hoàng Giang làm nghê chài lưới rất nhiều chính vì
lẽ đó họ cũng có thể tự động di rời bám theo đội thuyền chiến của Đại Việt
tính ra có hơn 200 chiếc thuyền con đánh cá tham gia vào vận chuyển khiến cho
mỗi lần vận chuyển từ Cổ Lâu đi Bắc Đái là 3000 người, theo co số này thì
trong 5 lần có thể vận chuyển toàn bộ hàng hóa và nhân khẩu đi Bắc Đái.

Thành Luy Lâu thật ra tính là một thành lũy quân sự phòng thủ hướng Sông Dâu,
lưng thì quay về sông Đuống. Vậy nên tấn công Luy Lâu từ Sông Dâu phía Đông
Nam là cả một vấn đề vì nơi đây là căn cứ quân sự xây sát mặt Sông Dâu không
hề có chỗ đặt chân để tấn công. Nếu cập thuyền tiến hành áp sát sẽ bị mắc cạn
này lập tức, bên cạnh đó tường lũy tầng tần lớp lớp cao đến 12m nên cao hơn
sang thuyền khá nhiều. Chiến tranh kiểu đó thì 2, 5 ngàn cả dân quân lẫn quân
chính quy Đại Việt có thể chiến thắng nhưng tổn thất là điều không thể tránh
khỏi.

Nhưng sự việc luôn có hướng giải quyết bởi nơi đây có cả Tá địa đầu xà Luy
Lâu… chính thức ra mặt sau của Luy Lâu tức là hướng Tây Bắc chính là Sông
Đuống… nhưng lại có một dặng đồi thấp rất khó vượt qua.. cộng thêm ven bờ sông
Đuống không có chỗ đổ bộ cho quân sĩ vậy nên phòng thủ hướng Tây Bắc của thành
Luy Lâu khá bạc nhược…. Nhưng tất cả những vấn đề này lại không phải là vấn đề
với những địa đầu xà của Luy Lâu. Họ biết những bãi đáp bí mật và những con
đường bí mật có thể hành quân đến phía sau thành Luy Lâu này…


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #123