Người đăng: KennyNguyen
Quân Đông Ngô vào đến thành Cổ Loa thì chúng lập tức xua đuổi hết dân Việt cổ
ra ngoài, thâm chí để cho nhanh di tản thì chúng còn thẳng tay đàn áp giết hại
những người già yếu chậm chạp nhay những trẻ nhỏ không thể đi nhanh. Đến lúc
này thì dân chúng trong thành mới hốt hoảng mà bỏ mặc của cải, nhà cửa mà chạy
lấy người tán loạn túa ra các hướng của cửa thành ngoại của Cổ Loa. Sở dĩ quân
Đông Ngô đuổi hết người dân Việt cổ ra ngoài vì thần tình người dân cổ võ cho
chiến thuyền Đại Việt cũng rơi vào mắt lũ giặc bắc này, chúng không muốn
trong lúc đang chống đỡ tấn công của quân Đại Việt thì gặp phải một dao đâm
lén trí mạng từ sau lưng của những người dân này.
Lúc này đây cư dân Việt cổ bao gồm cả trong thành và ngoài thành đã tụ tập đến
gần 5 ngàn người tại nơi đây. Thực ra lúc phồn thịnh nhất thì cư dân của Cổ
Loa và Liên Lâu cùng phụ cận đó phải nhiều tới 5-6 vạn người… nhưng thương
thay chỉ một lần quân giặc tràn qua thì Cổ loa chỉ còn lại một vạn rưỡi mà
thôi và bên Liên Lâu khả năng cũng không còn nhiều… tính ra thì phân nửa số
người đã li khai trong loạn lạc để tìm nơi trú ẩn mới hoặc giả cũng có thể đã
chết cả rồi….
Cả Hà Tùng và Lý Nguyên Bảo đều nhất trí là phải công hạ thành Cổ Loa… tất
nhiên với 2500 binh sĩ công hạ một tòa tành cao đến 12 m có hào rộng và sâu (
sông hộ thành) cùng với 1300 lính thủ thành là một chuyện bất khả tư nghị….
Nhưng đừng quên họ có 15 ngàn dân đứng phía sau thế nên không phải không thể
công hạ thành trì kiên cố này… Việc công hạ thành Cổ Loa là bắt buộc vì lương
thực đều bị gói lại ở trong thành nội. Nếu Đại Việt muốn đón đi 15 ngàn dân
Cổ Loa thì phải cướp và vận chuyển hết số lương này thì mới đảm bào không sảy
ra trường hợp thiếu lương trong năm tới. Vì vụ mùa năm nay đã qua rồi nên số
dân này chuyển đi Hữu Lũng thì trong 16 tháng tới họ chỉ có thể dựa vào lương
thực dự trữ mà thôi.
Công việc đầu tiên của binh sĩ Đại Việt đó là tụ tập lại tất cả thanh thiếu
niên trai tráng. Từ chiều muộn đến sang sớm hôm sau với công việc lu bù thì
những Hà Tùng cũng tập hợp được 4 ngàn nam nhân từ 14 đến 35 tuổi. Bên cạnh đó
là 5 ngàn phụ nữ có sức lực có thể tham gia lao động. 7 chiến thuyền thu được
của quân Đông Ngô không thiếu vũ khí có thể trang bị cho 1 ngàn người, và nó
cũng đủ lương lực cho 15 ngàn người Việt ăn trong 2 tháng thời gian vậy nên vũ
khí và lương thực là không thành vấn đề. số lượng người không có vũ khí thì
được thay bằng các cây tre dài vót nhọn. Thứ vũ khí đơn sơ này cũng không có
kém một chút nào nếu chơi bào a lô xô hội đồng đâm loạn. Chiến thuật của Lý
Nguyên Bảo là vây 3 bỏ 1 tiến hành phục kích đúng như trong sách giáo khoa
nhưng chiến thuật của lão Hà là đánh trọng tâm một điểm vì quân Đại Việt
không còn thời gia dằng co do Lã Đại có thể quay về bất kì lúc nào. Hà Tùng
giải thích là lúc này không cần giết địch mà chỉ cần đánh cho chúng phải rút
lui khỏi Cổ Loa càng nhanh càng tốt là đủ rồi.
Hơn bốn mươi máy bắn đá Catapult được đưa xuống từ thuyền chiến của Đại Việt
mà xếp hàng ngang bên cửa Nam của thành Cổ Loa. Từ phía xa là 9 ngàn người mỗi
người cầm một sọt đất được đan bằng tre một cách đơn sơ. Đây là thành quả lao
động cả một ngày trời của hơn 15 ngàn người dân từ già đến trẻ. Tiếp theo đó
tại vị trí sông hộ thành có vẻ hẹp nhất đã được chuẩn bị một chiếc xe thang
công thành cao 12 m được bện bằng tre chắc chắn. Phía sau của xe thang công
thành có chế tạo thành các thang leo để cho binh sĩ dễ dàng đi lên tác chiến.
2 giờ chiều ngày 12 tháng 4 năm 230 thành Cổ Loa trứ danh lịch sử lần đầu tiên
in dấu tấn công của quân Đại Việt. Khởi đầu là việc 40 chiếc máy bắn đá cùng
bắn tới tấp những tảng đá lên đầu thành Cổ Loa. Vì đây là máy bắn đá của quân
Đông Ngô mà thủy quân Đại Việt thu được vật nên họ cần có thời gian làm quen
và bắn dò định hướng bằng những viên đá cùng trọng lượng bình dầu hỏa. Ngay cả
khi không bắn dầu hỏa lên tường thành thì hơn ngàn quân Đông Ngô đang thủ chắc
tại đoạn tường thành này cũng chịu không nổi rồi. Máy bắn đá không phải là thứ
thuẫn bài có thể chống đỡ nổi. Nên nhớ đây là những cỗ máy bắn đá kiểu dây
xoắn của tên Hữu Hải cống hiến thiết kế cho Đông Ngô, chúng có tầm xa đến
200m chứ không chỉ lèo tèo 60m như những chiếc máy bắn đá kéo tay lúc này của
nhà Hán. Điều này khiến cho máy bắn đá của người Đại Việt nằm ngoài tầm tên
của quân Đông Ngô ( 140m vì họ đứng từ trên cao bắn xuống), chính vì lí do
này quân Đại Việt cứ thoải mái mà ngắm bắn một cách kĩ càng mà thôi. Ngoài ra
cũng phải kể đến cung thủ của Đại Việt cũng đang đứng từ khoảng cách gần
200m mà bắn vào, cung trang bị cho thủy binh đều là cung dài có hệ thống trợ
lực mà không phải cung cho bộ binh đánh du kích gồm toàn cung ngăn, tầm bắn xa
của cung này là xấp xỉ 180m nên cũng ngoài tầm với của quân thủ thành Đông Ngô
mà tiến hành bắn áp chế.
Quả thật binh lực trong thành quá mỏng và trang bị không bằng được quân tấn
công nên họ chỉ biết giơ đầu chịu báng mà thôi. Chỉ sau một đợi tấn công thì
quân Đông Ngô thương vong đến gần 300 người. Đa phần là trúng tên mà bị
thương, con số chết ngay lập tức cũng không nhiều. Bắn tên muốn chết người thì
phải trúng chỗ hiểm như đầu, cổ tim v.v…. Nhưng mũi tên tam lăng thứ ( 3 cạnh)
có mấu của quân Đại Việt quả thật rất tàn khốc. Đã bị bắn trúng thì máu chày
rất nhiều, cách rút ra duy nhất đó ra rạch rộng vết thương mà thôi. Vậy nên đã
trúng tên đồng nghĩa với đi nghỉ ngơi loại khỏi vòng chiến đấu.
Nhìn thấy quân và dân Đại Việt nhung nhúc ngoài cổng thành số lượng lên tới
cả hai vạn mà Lã Khải không khỏi tê dại da đầu. Cứ nhìn cách bắn cung và trang
bị của 2000 quân chính quy Đại Việt thì họ đã cảm thấy khó có thể nhằn nổi
rồi, lại còn thêm 5 ngàn người với 5 ngàn cây tre vót nhọn hoắt đang lố nhố
nơi đó thì hắn không còn đảm lược chiến đấu rồi. Nếu như bình thường chỉ với 5
nàng người vác giáo tre hay kể cả 8 ngàn người như vậy Lã Khải hắn cũng dám
đánh một trận. Vì đó chỉ là nông dân binh thôi, đông thì đông thật nhưng chỉ
cần xung phong đánh mạnh một kích giết chết vài trăm người thì đám này tan
ngay. Khinh nghiệm đàn áp khởi nghĩa nông dân hắn có thừa vì đã theo phụ thân
chinh chiến nhiều năm chuyên di đàn áp khởi nghĩa cảu những người Bách Việt
tại Giang Đông vùng Trường Sa và Động Đình Hồ nên hắn biết thừa cách đối phó
những người này. Nhưng có đám 2ngàn quân chính quy "Bách Việt" khác người kia
thì hắn không có hi vọng đó… lũ "Bách Việt" này còn to cao hơn cả người Đông
Ngô bọn hắn, cơ bắp thì cuồng cuộn, quân trang chỉnh tề, đến bắn tên động tác
cũng đều tăm tắm… đây chính là quân đội chuyên nghiệp trong chuyên nghiệp..
nhìn qua là thấy… Tác chiến với Âu Việt tại Cửu Chân mấy tháng thì Lã Khải
cũng nắm rõ được sức chiến đấu du kích của người bản địa rất mạnh, nhưng hắn
chưa từng thấy người bản địa dàn trận quy củ như vậy… không hiểu đội quân này
từ đâu mọc ra..
Kể ra cũng phải thôi, tuy đạo quân Giao Long cũng cạo đầu, cắt tóc xăm mình
nhưng đến 90% họ là người gốc Hán xuất thân từ Ngụy Quốc- Thục Quốc.. Mà dân
Hán phía Bắc và Phía Tây to con hơn dân Hán phía Đông nhiều. Nhìn đạo quân 2
ngàn người này chính quy và lừng lững là đúng rồi. Họ vốn dĩ là binh sĩ chuyên
nghiệp chuyên đánh theo kiểu dàn trận mà.
Lã Khải nghĩ đến chuyện va chạm chính diện sẽ bị 2000 quân chính quy quấn lấy
rồi bị vài ngàn người từ hai bên cánh mà chọc lấy chọc để thì đảm bảo hắn chết
không toàn thây. Với cách tấn công này của quân bản địa thì 3 lớp tường thành
của Cổ Loa cũng chả chịu nổi một ngày… Cũng may quân định còn quá non mà không
bao vây tứ phía thế nên hắn quyết định … chạy… Toàn quân Đông Ngô không nói
một lời vừa va chạm một hiệp đã quay đầu chạy thẳng bỏ lại hơn trăm xác chết
và vài chục người bị thương không có khả năng di chuyển mà chạy thẳng… Chiến
thắng đến quá bất ngờ khiến mọi sự chuẩn bị của quân Đại Việt đi vào hư
không … thành Cổ Loa đã được Hà Tùng Tiếp quản….