Người đăng: KennyNguyen
Thành Cổ Loa có chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km,
diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến
đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc
thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao
trung bình từ 4 m-5 m, có chỗ cao đến 8 m-12 m. Chân lũy rộng 20 m-30 m, mặt
lũy rộng 6 m-12 m. Dân số trong thành lên tới con số 5 ngàn người sinh sống
chủ yếu tâp trung ở thành ngoài và thành trung… nhưng con số những người dân
Âu Lạc sống tại vùng lân cận Cổ Loa thành mới thực sự ấn tượng, gần 12 ngàn
người sống tại vùng Phong Khê này, đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm
làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công
nghiệp. Đây là trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế cũng như giáo dục của
người Việt cổ… bất kì ngành nghề nào cũng có thể tìm thấy ở nơi đây. Từ đúc
đồng đến, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa… và cả làm giấy cũng có nữa… ( một bản
khảo cổ về hình khắc trên gốm có niên đại gần 3000 năm tức là 1000 năm trước
CN đã cho thấy người Việt cổ đã có công tác làm những mảnh chất liệu mỏng bằng
sợi thực vật… có nhiều bằng chứng cho rằng đây là công nghệ làm giấy chứ không
phải dệt vải vì họ xếp các lớp sợi thực vật lên nhau rồi ép lại chứ không phải
là đan chúng lại như dệt vải).
Con Sông Hoàng Giang Rộng lớn chảy qua phía Nam của thành Cổ Loa và cũng chỉ
cách tòa thành này tầm 2 km mà thôi. Việc này quá thuận tiện cho việc giao
thông của tòa Kinh đô của người Việt cổ. Khi thủy quân Giao Long của Đại
Việt tiếp nhập tòa thành thì họ phát hiện quân Đông Ngô đang lục đục đổ bộ
lên bờ từ bến cảng cạnh Thành Cổ Loa. Vì bến cảng này là cảng thương nghiệp
nên rất nhỏ bé vậy nên có hai thuyền chiến của Đông Ngô không thể cập cảng thì
họ quyết định lao thẳng vào bãi cạn để lên bờ. Quân Đại Việt dí rất sát chỉ
cách họ tầm 6, 7 km mà thôi. Ngay cả thời gian vận chuyển các đồ vật quan
trọng trên chiến thuyền thì Lã Khải cũng không thể làm được. Họ chỉ biết cắm
đầu lên bờ và chạy về hướng thành Nội của Cổ Loa. May mắn nơi đây vẫn còn tới
500 quân Bách Việt đang trú đóng, vậy là tổng số binh lực của Đông Ngô vào
khoảng 1300 người, Lã Khải hi vọng với số người này thì đủ cầm cự đến khi quân
Lã Đại phụ thân hắn quay về kịp thời.
Quân Đại Việt ập đến nơi ngay khi người cuối cùng của lính Đông Ngô rút khỏi
thuyền. Trước khi rút Lã Khải có ra lệnh đốt thuyền không cho quân Đại Việt
chiếm được, thế nhưng quân Đại Việt đuổi quá gần khiến cho mấy tên được giao
nhiệm vụ chỉ làm qua loa là ném mấy bó đuốc vào cánh buồm rồi chạy biến. Dầu
trẩu thì quân Đông Ngô đã dùng hết trong cuộc chiến tranh tại Cửu Chân rồi,
nếu không có dầu thì việc đốt một chiến thuyền không phải là chuyện dễ dàng
cho cam gì. Buồm là nơi dễ bắt hỏa nhất của chiến thuyền nhưng nó cũng cần
thời gian mới có thể cháy được. Quân Đại Việt úp sọt kịp thời và tiến hành cứu
hỏa ngay lập tức.... Họ không những thu được thêm bảy chiến thuyền nguyên vẹn
mà còn có thêm gần 600 tay chèo chuyên nghiệp cùng lương thực hàng hóa, khí
giới trên thuyền. Việc hai đoàn thuyền truy đuổi nhau trên sông Hoàng Giang đã
gây nên sự chú ý tuyệt đối của các người dân sống tại các làng mạc ven hai bờ
sông. Đến khi họ nhìn thấy đoàn thuyền chiến thắng có mang cờ Đại Việt thì tất
cả như vỡ òa vì sung sướng, có rất nhiều dân chúng dọc theo hai bên sông ào ào
đổ về bến tàu để được chứng kiến “ đội quân anh hùng của họ”. Mà nhiều hơn là
các thuyền nhỏ của dân chài lưới ven sông cũng nô nức mà khởi hành “bám đuôi”
thủy quân Đại Việt.
Đến khi quân Đại Việt tiếp quản bến tàu và lần lượt đổ bộ thì Hà Tùng quá dễ
dàng khi biết được thông tin toàn bộ bố trí của quân Đông Ngô bên trong thành
Cổ Loa. Thì ra lúc này người Hán mới nhận ra họ thân cô thế cô giữa một rừng
người Việt, trước đây họ không cảm nhận thấy điều này khi hùng hùng hổ hổ vác
4 vạn người qua đánh chiếm Giao Châu. Người Hán Đông Ngô dễ dàng chiến được
Giao Chỉ tại miền Bắc Giao Châu nên họ quên rằng nơi này với họ chính là đất
khách quê người. Sở dĩ những người Việt còn lại tại phương Bắc không dám phản
kháng số lượng 1 vạn quân Đông Ngô ít ỏi ở lại Giao chỉ vì họ không có người
lãnh đạo nhất quán, không có vũ khí trang bị, và quan trọng hơn đa phần họ đều
thuộc bộ sản xuất mà không phải bộ chiến. Bộ chiến thì đa phần đều theo Sĩ Huy
tiến về Cửu Chân dằng co với Lã Đại rồi.
Người dân Việt ở lại Giao Chỉ lúc này chỉ biết cúi đầu chịu sự đàn áp của 1vạn
lính Đông Ngô trong khi số lượng của họ lên tới 30 vạn người tất cả... Tuy nói
trong đó có phụ nữ, trẻ nhỏ người già. Nhưng ít nhất trong 30 vạn này cũng
phải có đến 4-6 vạn người có thể chiến đấu đấy, nhưng chế độ hà khắc của Sĩ
Nhiếp mang lại đã có hiệu quả cực lớn, nói một cách đơn giản đó là một bộ phận
người dân Việt cổ đã sống quen với cản bóc lột rồi thế nên đổi đối tượng bóc
lột thì họ cũng không có phản kháng quá nhiều trừ khi sự bóc lột mới quá tàn
bạo.
Nhưng đúng là sự bóc lột mới của lính Đông Ngô có phần tàn bạo và mang tính
triệt để hơn Sĩ Nhiếp rất nhiều. Nói cho cũng sĩ Nhiếp là một quan văn, cách
cai trị và bóc lột của hắn mang tính hệ thống và bền vững cũng như mang tính
nguy hiểm cao. Vì cách bóc lột này đi kèm với sự phá hủy nền tư tưởng độc lập
của người Việt cổ. Nên nhớ dưới sự cai trị bóc lột tàn nhẫn không kém gì các
đời thổ quan trước đó của mình nhưng Sĩ Nhiếp rất được dân Việt ủng hộ, ví dụ
đơn giản nhất đó là Sĩ Huy có thể hiệu triệu hàng vạn người Việt chiến đấu cho
hắn. Sự bóc lột của Sĩ Nhiếp tại sao lại thành công đến như vậy.... đó là bởi
vì tên này kết hợp giữa xâm lược văn hóa một cách từ từ và bóc lột, hắn rất ít
khi dùng đến quân đội đang áp. Mà nếu bắt buộc phải dùng đến quân đội thì hắn
sẽ gây chia rẽ giữa các bộ lạc rồi để các từ trưởng thanh trừng lẫn nhau để
loại bỏ những kẻ có ý kiến trái chiều với mình. Đồng thời Sĩ nhiếp còn chịu bỏ
thời gian để đào tạo ra một thế hệ quý tộc mới của Đại Việt với cái mĩ danh là
mở trường dạy học khai hóa man di. Thật ra nếu để dạy nhau thì có lẽ người
Việt lúc này cũng có thể làm thày người Hán... thật không biết Sĩ Nhiếp lấy
cái gì để khai hóa. Nhưng chính sự kiên trì không mệt mỏi của Sĩ Nhiếp đã
khiến cho hắn phần nào thành công với việc đào tạo ra một nhóm tù trưởng nghe
theo lời hắn mà tiến hành bóc lột chính đồng bào của họ rồi cung phụng cho Sĩ
Nhiếp... tất nhiên những tù trưởng này giữ lại một phần để mình hưởng dụng áp
dụng theo cơ chế Kim Tự Tháp vậy. Nhưng cũng may mới chỉ có gần 60 năm cai trị
của Sĩ Nhiếp nên sức ảnh hưởng của hắn tới các tù trưởng và bộ lạc Việt tộc
không quá vươn xa vào phía Nam vậy nên trong lịch sử Bắc thuộc lần I thì số
lượng các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ tại Cửu Chân, Nhật Nam là nhiều hơn cả.
Nếu bạn tưởng tượng người Hán là độc dược đối với người Việt thì Sĩ Nhiếp là
độc mãn tính, âm thầm yên lặng và rất kiên trì từ từ mai mòn đấu trí của người
Việt. Mà với chất độc mãn tính thì nó nguy hiểm ở chỗ người Việt sẽ yếu đi một
cách từ từ mà họ không cảm giác được để tìm cách phản kháng hay tìm "thuốc" để
chữa trị. Cho đến khi người Việt cổ muốn phản kháng thì họ sẽ bệnh quá nặng mà
không còn sức lực nữa rồi. Có thể nói phương pháp xâm lược về mặt tư tưởng,
văn hóa của Sĩ Nhiếp mới quả thật là nguy hiểm nhất đối với người Việt lúc
này. Nhưng bản chất của Lã Đại Đông Ngô lại khác hoàn toàn, xuất thân của Lã
Đại là quan võ sau này hắn còn được thăng lên đến Đại tư mã trong lịch sử. Mà
sự bóc lột, trà đạp thống trị của võ quan bao giờ cũng thiếu hàm lượng chất
xám và mang tính chất máu tanh với nghĩa đen. Đi đến đâu là cướp, là giết là
hãm hiếp đến đó… nhưng nếu nói về mặt tích cực thì có lẽ Việt tộc lại phải cảm
ơn tên này vì nó như một liều độc dược Cấp tính mang lại cơn đau khôn cùng cho
người Việt, và chính nó lại là tiền đề cho sự phản kháng của người Việt ngày
nay… Một ví dụ dễ minh họa là nếu người Hán mang quân qua đánh chiếm Việt Nam
như những năm 1979 thì nó giống như minh họa của Lã Đại lúc này. Một cuộc
chiến tranh kiểu đó sẽ đánh thức hoàn toàn ý trí dân tộc của người Việt, kể cả
những kẻ có xu hướng lung lay thân Hán cũng không thể nào trường mặt ra mà nói
tốt cho Hán tộc được cả. Khi ấy Việt tộc lại là một khối đại đoàn kết mà tiến
lên đấm tan cái mõm máu me tham lam khát máu của giặc Bắc. Nhưng những cuộc
xâm lược bằng những tác phẩm điện ảnh, tiểu thuyết v. v…. nhằm truyền bá tư
tưởng Đại Trung Hoa thì lại nguy hại hơn nhiều… không dám nói nó sẽ ảnh hưởng
đến tất cả nhưng nó sẽ có ảnh hưởng sai lệch cho một số lượng bạn trẻ nhất
định của người Việt . Nói một cách nôm na là thuộc sử Tàu hơn sử Việt và đôi
lúc hành sử theo lối mà những câu truyện, những bộ phim người Hán truyền tai
thông điệp của họ vào đó. Chính vì vậy phương diện chiến tranh văn hóa chưa
bao giờ chấm dứt và có lẽ thời hiện đại chúng ta hơi lép vế…