Người đăng: KennyNguyen
Nếu nói về Bạch Công Ngưu thì tên này đang nắm giữ hai chiến công thuộc vào
hạng nhất cảu Đại Việt kể cho đến lúc này. Thứ nhất đó là hỏa thiêu 7000
quân bách việt tại thành nhỏ Đồng Khe, thứ 2 đó là đánh tan quân Đông Ngô chủ
lực trong cuộc chiến tranh du kích với chiến tích tiêu diệt 5000 quân Hán tộc
Đông Ngô . Nhưng dù Đại Việt có những trận chiến khá mở mày mở mặt như vậy
nhưng họ đã đánh mất cứ điểm Khúc Dương khá quan trọng. Kê từ lúc này bộ binh
Bách Việt thuộc sự quản lý của Đông Ngô sẽ không có một trở ngại nào đáng kể
để thâm nhập phía Nam. Thành Khúc Dương lại là tâm huyết của Nguyên Quốc với
tường thành cao và chắc chắn, giờ đây nó lại trở thành thách thức của quân
Đại Việt . Với 17 ngàn lính hỗn hợp Đông Ngô và Bách Việt tại nơi này thì
khả năng công chiếm lại Khúc Dương là khá xa vời với Đại Việt lúc này. Nhưng
khoan hãy nói đến tình hình Khúc Dương vì mọt trận chiến khác cũng khá kịch
liệt đang xảy ra cách Khúc dương 170km về phía Tây. Đó chính là trận thủy
chiến dữ dội trên sông Hoàng.
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và
là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát
được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm
ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỷ bị phù sa bồi đắp và nay
đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh
lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn
nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường
thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi hơn bất kỳ ở đâu tại đồng bằng
Bắc Bộ vào thời ấy. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng
cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này
chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam. Qua con sông Hoàng,
thuyền bè có thể tỏa đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng là có thể thâm nhập
vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông Hồng, thuyền có thể ra đến
biển cả, còn nếu muốn đến vùng phía Đông Bắc bộ thì dùng sông Cầu để thâm nhập
vào hệ thống sông Thái Bình đến tận sông Thương và sông Lục Nam.
Chính vì lý do này Nguyên Quốc quyết định cho thủy quân Giao Long với quân số
đã tăng đến 2000 người với 17 chiến thuyền tấn công thẳng vào Cổ Loa và Liên
Lâu ( Quận Long biên Hà Nội ngày nay). Tính toán cặn kẽ binh lực của Đông Ngô
tại miền Bắc Giao Châu lúc này thì họ chẳng còn được bao nhiêu do một vạn quân
phân ra các thành trì của chúng đã bị thiệt hại nặng nề sau các cuộc va chạm
tạo Khúc Dương mà đỉnh điểm là lần thiêu đốt 7000 quân Bách Việt tại Đông Khe…
nếu tính toán kĩ lưỡng thì toàn bộ mười thành trì chủ chốt tại Giao Chỉ chỉ
còn lại 3 ngàn lính Đông Ngô gốc Bách Việt mà thôi… nếu phân ra thì mỗi thành
chỉ có vài trăm người… nói thật chả cần đánh nhau mà chỉ cần đứng ngoài thành
kêu gọi thì vai ngàn người dân trong thành đủ tự tin có thể nhấn chím số quân
ít ỏi của Đông Ngô rồi. Sở dĩ dân chúng đông đảo trong các thành trì không dám
phản kháng vì họ sợ sự trả thù của 3 vạn quân Đông Ngô đang ở Cửu Chân có thể
trở về bất kì lúc nào. Nếu không chỉ cần với gậy gộc thôi cũng đủ dìm chết mất
trăm lính lèo tèo phân ra các nơi canh gác của Đông Ngô quân.
Vì đường thủy từ Vạn Kiếp đi Cổ Loa, Liên Lâu cực kì thuận tiện nên Nguyên
Quốc quyết định tấn công nơi này. Vì thời gian này con sông Hoàng Giang chảy
qua Cổ Loa nối liền cả Sông Cầu lẫn Sông Hồng do đó từ Vạn Kiếp đi đến Cổ Loa
có thể bằng hai con đường một là theo Sông Cầu trực tiếp vào Sông Hoàng giang
chặng đường khá vòn vèo nên dài tới 80km đường thủy. Nhưng đi đường Sông Đuống
hòa vào Sông Hồng rồi rẽ vào sông Hoàng Giang đến Cổ Loa thì chỉ hết 50 km mà
thôi. Ngoài ra sông Đuống rộng rãi hơn sông Cầu khá nhiều cực kì thuận tiện
cho thuyền lớn tầm gần 30m dài như thuyền chiến Đông Ngô tiến quân. Vô hình
chung tư tưởng này cực kì trùng hợp với một nhóm quân khác cũng dùng thuyền
chiến Đông Ngô. Đó là 13 chiếc thuyền chiến của quân Lữ Đại tại Cửu Chân.
Thì ra năm vạn quân của Sĩ Huy với trang bị nghèo nàn cộng thêm không có chiến
thuyền hỗ trợ đã yếu thế đến không thể chống lại 3 vạn quân Đông Ngô. Nói
chính xác hơn là cách bày binh bố trận của Sĩ Huy hoang toàn không phù hợp với
tình hình thực tế của người Việt. Tên này có lẽ cũng là một chỉ huy có năng
lực nhất định nếu không thì đã không thể cầm cự với Lữ Đại ( có nơi viết là Lã
Đại… giống nay ta dùng Lã Đại vì tên này có nhiều hơn trong các văn kiện). Lúc
này tình thế Sĩ Huy không thể cầm cự nổi mà buộc lòng phải nghĩ đến chuyện đầu
hàng… Đúng lúc này Lã Đại sai em họ Sĩ Huy là Sĩ Khuông khuyên Sĩ Huy đầu hàng
thì sẽ bảo toàn tính mạng. Nhưng điều kiện đổi lại là Sĩ Huy phải tìm cách lừa
gạt nhóm Sĩ tộc Đại Việt vào bẫy mà Lã Đại bày ra rồi một lượt chém tuyệt.
Lã Đại không muốn nơi minh cai trị sẽ có một nhóm Quý Tộc bản địa cứng đầu
chống đối hắn…
Sĩ Huy tin tưởng Sĩ Khuông mà ra hàng với lời hứa hẹn sẽ giữ lại chức thái thú
Cửu Chân cho nhà họ Sĩ. Một buổi hồng môn yến được tổ chức với tập hợp các hào
trưởng- thủ lĩnh các bộ cảu Việt tộc Âu- Lạc. những người này dân số rất đông
đến gần 100 từ trưởng- thủ lãnh đến từ các nơi khác nhau. Giữa buổi tiệc thì
Sĩ Huy làm ám hiệu cho Cam Lễ, Hoàn Trị ( là bộ hạ người Hán của Sĩ Huy) dẫn
giáp Sĩ xông vào mà chém giết tất cả nhóm tù trưởng các bộ lạc Âu Lạc hai tộc.
Một trận đồ sát máu tanh sau đó còn diễn ra với gia đình trực hệ của các từ
trưởng… trong đó có một gia đình khá đặc biệt đó là gia đình của Triệu Quốc
Dân một Hào trưởng xứ Cửu Chân, ông là một hào trưởng lãnh đạo 5 bộ lạc cực kì
cường đại tại vùng tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên). Vì các nhân vật xuyên
vào thế giới nay nên lịch sử thay đổi rất nhiều. Đáng lẽ ra Triệu Quốc Dân sẽ
được Lữ Đại giao cho chức huyện quan Quân Yên cai trị nơi này sau đó sẽ truyền
lại chức vị cho con trai ông là Triệu Quốc Đạt. Nhưng sự việc lại diễn biến
thành một cuộc thanh trừng thảm khốc tang lớp quý tộc Giao Châu do sức ép từ
cuộc khởi nghĩa của Nguyên Quốc . Lã Đại sợ rằng nếu để các quý tộc này tồn
tại sẽ gây nên phản ứng dây truyền từ cuộc khởi nghĩa chưa dập tắt được tại
Khúc Dương. Chính vì lẽ đó Người Hán cai trị nơi Giao Châu này không ngần ngại
gì maf ra tay sát hại toàn bộ những nhân tố mà chúng coi là bất ổn. Đến lúc
này thì bộ mặt thật của gia đình nhà họ Sĩ lộ ra hết rồi. Kẻ ngoại tộc thống
trị, đô hộ thì có tốt bụng đến bao nhiêu thì bản chất bóc lột, đàn áp, cướp
bóc vẫn không thể thay đổi.
Các bộ lạc thuộc Âu Lạc hai tộc nhìn ra vấn đề thì đã quá muộn, không có sự
lãnh đạo nhất quán họ bị đánh tan trong phút chốc, gần hai vạn chiến sĩ bị đồ
sát không thương tiếc… Thật đáng buồn thay lịch sử dù có thay đổi nhưng cuối
cùng sự kiện Đông Ngô đồ sát người Việt tại cửu Chân vẫn không có thay đổi..
Vẫn là hàng vạn người Việt thiệt mạng dưới đồ đao của người Hán.