Du Khích Chiến


Người đăng: KennyNguyen

Trong khi thủy binh Đại Việt binh chia ba ngả thì bộ binh Đại Việt đang
tiến hành một cuộc chiến tranh du kích thần thánh. Số là tên Lục Y không hổ là
chiến tướng nhà lục gia, ngay khi đuổi đến Ải Chi Lăng nhìn thấy nơi này địa
thế thì không nói một câu hắn cho binh sĩ quay đầu về Khúc Dương thành ngay
lập tức… Phải nói là lừa người vào bẫy không phải dễ chút nào… đọc trên chuyện
thấy các vị quân sư cứ ngồi nhà chỉ tay vạch vạch là địch nhân rơi vào bẫy
chết ráo… Khiểu như địch nhân toàn là một lũ ngu vậy. Thật ra trận chiến nào
cũng phải là đao thật thương thật mà gặp nhau mới giải quyết được. Các tình
tiết đưa ra tại Tam quốc Diễn Nghĩa là để đề cao trí tuệ của một số người, và
cố ý hạ thấp một số người mà thôi. Nếu như theo cái kiểu suy luận cứ bày ra
mưu kế phục kích này nọ là thắng trận thì Khổng Minh đã thống nhất Tam Quốc
rồi. Bằng chứng là 7 làn ra Kỳ Sơn của Khổng Minh đều thất bại ráo. Và những
lần đó đều là cứng đối cứng mà Thục Ngụy phang nhau, mấy ai dễ ngu mà bị lừa
dễ đến vậy.

Chỉ huy lần hành động này là Bạch Công Ngưu tặc lưỡi tiếc rẻ không thôi. Nhưng
hắn cũng không bỏ qua cho Quân Đông Ngô một cách dễ dàng như vậy. Hai ngàn dân
quân dóng giả rút lui để dụ địch lập tức quay đầu đổi theo… Bạch Công Ngưu
không hề sợ đòn hồi mã thương của quân Đông Ngô vì nơi đây hắn nắm ưu thế
tuyệt đối về thám báo. Nếu quân Đông Ngô có mai phục hay dị động quay lai thì
Bạch Công Ngưu hắn sẽ là người đầu tiên biết chuyện. Nhưng hai ngàn dân quân
quay đầu chỉ mang tính chất tạo áp lực mà thôi. Chủ lực chiến lại là hai ngàn
quân chính quy đánh du kích trong rừng..

Chỉ thấy đoàn bộ binh của Đông Ngô hành quân kéo dài đến 3 km trên con đường
nhỏ từ Khúc Dương dẫn đến Long Uyên. Đây là một điểm đại khị trong binh gia,
nhưng Lục Y tạo sao lại mắc phải sai lầm chết người này, đáng lẽ ra một vị
chiến tướng giàu kinh nghiệm như hắn không thể nào phạm phải một sai lầm sơ
đẳng như vậy chứ. Nhưng sự thật hắn đã phạm sai lầm chết người khi không nhận
được tin tình báo thua trận từ Lăng Phúc và Lục Kiên. Với giả tượng 2 ngàn dân
quân Đại Việt rút lui phía trước thì đó hoàn toàn trùng hợp với quân số Đại
Việt đã từng giao chiến với Lục Y tại bờ sông Lục Hải. Chính vì vậy khi cho
thám báo theo chặt nhóm quân này của Đại Việt và không thấy họ chia quân thì
Lục Y đinh ninh rằng sẽ không thể có mai phục. Thông tin tình báo về địch thủ
quân khởi nghĩa tại Giao Chỉ thì Lục Y chỉ có một nguồn duy nhất từ Lục Kiên
mà thôi. Mà Lục Kiên cũng chỉ dựa vào hiểu biết của minh trong thời gian đóng
quân tại Giao Chỉ mà cho ra một con số tương đối về số lượng quân của Đại
Việt . Rất không may là số lượng này lại khớp với quân số chính thức giao
chiến cùng Đông Ngô bên sông Lục Hải. Chính những hiểu lầm đáng yêu này đã tạo
thành một trong những sai lầm chiến thuật của Đông Ngô và giờ đây họ đang phải
trả giá một cách thảm hại cho việc này.

Sự thật chứng minh một điều, đó chính là đối phó cùng Hán tộc đông đảo thì du
kích chiến vẫn là chính xác nhất. Nhất là Du kích chiến được trang bị đầy đủ
như quân Đại Việt thì càng nguy hiểm. Giáp của quân Đại Việt cực nhẹ không
hề nặng nền như giáp ga khảm đồng hay sắt của quân Đông Ngô khiến họ rất linh
hoạt trong rừng núi và có một sức phòng ngự đáng nể. Thứ hai đó chính là kiếm
ngắn Gladius chính là thứ vũ khí sinh ra để chiến đấu trong phạm vị không gian
hẹp. Tiếp theo là cung tên Đại Việt có hệ thống trợ lực nên tầm cực xa đến
tầm 160m sát thương, lực kéo lại nhẹ, cộng thêm ngắn và linh loạt. Thêm vèo đó
các chiến sĩ du kích này đều được trang bị ba lô nhỏ với lương khô đủ ăn 10
ngày và một ít thuốc cầm máu cùng sát trùng. Nếu so sánh trang bị thì lính
Đông Ngô chả khác nào ăn màu so với Đại Việt cả. Tất nhiên mọi thứ đều là
khập khiễng vì Đông Ngô có một lực lượng hậu cần đông đảo với thuốc men lượng
thực khí giới đi sau. Nhưng chính điều đó lại là mộ trở ngại về sự linh hoạt
của họ.

Ngay khi Lục Kiên bắt đầu cho quân lui lại thì cũng là lúc cá nhóm du kích của
Đại Việt xuất hiện. Họ có khi là từng nhóm nhỏ tầm chục người, khi lại là
nhóm lớn vài chục đến cả trăm người như u linh mà xuất hiện từ trong rừng.
Nhưng cách tác chiến của họa đã thoát khỏi phạm trù xung phong liều chết vào
giữa đội hình quân Đông Ngô như trước đây. Du kích Đại Việt chiến đấu cực kì
bài bản với chiến thuật quấy nhiễu và tiêu hao. Những nhóm nhỏ này chỉ xuất
hiện cực kì bất ngờ rồi bắn một lượt tên vào quân Đông Ngô đang xếp hàng dài
trên đường. Không cần biết thương vong của kẻ địch họ liền rút lui ngay lập
tức. Ngay khi quân Đông Ngô có ý đồ tụ tập truy đuổi thì tiếng la hét lại nháo
loạn tại một khu vực khác cách vài chục đến cả trăm mét. Cứ như vậy các nhóm
thi nhau mà xông ra tỉa dần rồi chạy trốn. Mà nếu xét về luồn lách trong rừng
rậm thì người Hán phải bái người Việt làm tổ tiên…

Cuối cùng nếu quân Đông Ngô thực sự tổ chức càn quét thì những nhóm du kích
này sẽ tụ tán rất linh hoạt. Nếu số lượng người truy kích nhiều thì họ sẽ tán
thành cách đội nhỏ tầm 5 người chia đường mà biến mất trong rừng rậm. Nhưng
nếu quân truy kích số lượng ít thì những tiếng ám hiệu sẽ vang lên, mộ lát sau
sẽ có vài nhóm du kích khác gom lại thành một đoàn lớn mà tiến hành vây giết
ngược quân Đông Ngô.

Mâu dài, trường kiếm của quân Đông Ngô hoàn toàn không thích hợp chiến đấu
trong rừng. Ngay cả cung thủ của họ cũng gặp cực nhiều khó khăn với cánh cung
dài. Cung Đông Ngô đa phần là dùng để bắn nhau trên thuyền với không gian
thoáng đãng, đem vào trong rừng mà sử dụng thì vướng víu vô cùng. Trong khi đó
Việt tộc là chuyên gia săn thú vừa chạy luồn lách giữa các khóm cây vừa bắn
tên. Vậy nên sự truy quét của quân Đông Ngô thuần túy là ném sinh mạng quân
lính cho thú dữ mà thôi. Sau Khi thiệt hại đến cả ngàn người vì lối đánh không
chính quy này thì Lục Y cũng nhận ra một điều hắn đã vướng vào một rắc rối vô
cùng lớn. Hắn đã cách thành Khúc Dương tầm 80km nếu bình thường hành quân sẽ
mất tầm 3 ngày đi liên tục. Nhưng với sự quấy nhiễu này thì kể cả mười ngày
cũng chưa chắc đã rút ra khỏi con đường xuyên rừng đáng nguyền rủa này. Mà mỗi
ngày chậm trễ là cá cả trăm người chết ngàn người bị thương.

Giờ đây tình hình quân Đông Ngô trở nên khốn khổ vô cùng . Không tiến hành
truy kích thì chỉ biết giơ đầu chịu tên bắn từ tứ phía. Nếu tiến hành truy
kích thì số lượng người thiệt mạng còn nhiều hơn. Giải pháp cuối cùng của họ
là dừng lại tại chỗ chặt cây tạo thành những lá chắn khổng lồ vừa đi vừa vác
để đỡ cung tên của quân Đại Việt . Quả thật phương án này rất có hiệu quả
đối với cung tên của Du kích Đại Việt. Nhưng yếu điểm cua nó là nặng nề, tốc
độ di chuyển cực chậm và quan trọng là kém linh loạt đến vô cùng. Che thì cũng
không thê che kín hết được. Nên nhớ Việt tộc còn một món đó là trèo cây, từ
trên cao bắn xuống đảm bào che chắn không được. Nếu có dấu hiệu quân Đông Ngô
bỏ xuống lá chắn gỗ mà tiến hành bao vây thì họ đã đu qua cây khác rồi tụt
xuống chạy mất tăm rồi.

Sự quấy rối không ngừng nghỉ cũng như uy hiếp tính mạng thường trực khiến cho
quân Đông Ngô tinh thần suy xụp rất nhanh. Chỉ trong hai đêm số lượng doanh
khiếu ( tình trạng mất tự chủ mà chém giết lẫn nhau khi tinh thần quá căng
thẳng) là gần 8 lần diễn ra tại các vị trí khác nhau trong quân doanh kéo đài
dằng dặc của Đông Ngô . Bởi vì ban đêm mới là nỗi sợ hãi khủng bố nhất của họ,
bất kì lúc nào chỉ cần lơ là chợp mắt sẽ bị tên bắn trúng ngay lập tức. Đốt
lửa thì sẽ bị tên bắn, tắt lửa tối om thì bị người ta bò đến tận nơi chọc cho
một đao. Cuộc sống như vậy mà không doanh khiếu thì mới là chuyện lạ đời. Chỉ
trong vòng 3 ngày đêm thì quân Đông Ngô thiệt hại đến gần 2500 mạng người
trong đó có đến hơn một ngàn người là do doanh khiếu tự chém giết nhau mà
chết.

Tình thế trở nên vô cùng có lợi cho Đại Việt thậm chí Bạch Công Ngưu còn
đang mơ tưởng đến chuyện có thể giết chết hơn vạn quân Đông Ngô trên con đường
di chuyển trong rừng như thế này.


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #116