Quân Chia Ba Ngả


Người đăng: KennyNguyen

May mắn đến bất ngờ của quân Đại Việt đó chính là bắt gặp 40 thuyền chiến
của Đông Ngô đang neo đậu tại bến cảnh tạm thời lưu vực Vạn Kiếp… Quan trọng
là nhóm thuyền này có đến 3000 nô lệ người Hán chèo thuyền và chỉ có 500 binh
Đông Ngô canh giữ. Đám nô lệ này có tù nhân phạm tội Đông Ngô, nông dân bị ép
đến cảnh phải bán mình, tù binh Ngụy Thục… và cả tù binh của các bộ lạc Bách
Việt không tuân theo Đông Ngô nữa. Nhưng nói chung lại là có 3000 người không
phục tùng Đông Ngô là điều chắc chắn… mà 3 ngàn người này lại là tráng niên
khỏe mạnh. Trong đó có đến hơn một ngàn là thủy binh Ngụy Thục bị bắt làm tù
binh…

500 quân phân tán trên các thuyền chỉ để canh giữ các tù binh đang bị trói
chân tay vào khoang chèo thuyền mà thôi. Thủy Binh Đại Việt xuất hiện quá
mức bất ngờ mà mạnh mẽ khiến lũ này từng đám riêng lẻ bị đánh tan. Kẻ bị giết
người bị bắt hết cả….

Trận chiến diễn biến khá đơn giản. Thủy Quân Đại Việt trực tiếp cho chiến
thuyền lao vào đối phương sau đó bắc thang mà nhảy qua… mỗi chiến thuyền của
đối phương chỉ có tầm 10- 20 binh sĩ Đông Ngô mà thôi. Việc không tập trung
binh lực vào một chỗ thì 500 lính Đông Ngô chả khác nào một bãi cát rời rạc để
cho Đại Việt thủy binh như một bàn tay muốn nhào muốn nặn ra sao cũng được.
Kết cục đến khi một số chiến thuyền đậu tại phía trong của quân Đông Ngô tụ
tập đủ tầm 200 binh sĩ thì lúc này quân Đại Việt đã đổ bộ đến gần ngàn người
bủa vây xung quanh rồi. Chỉ cần gần ngàn mũi tên này buông xuống thì đảm bảo
200 binh sĩ Đông Ngô chắc chả còn lại bao nhiêu vậy nên chuyện đầu hàng là tất
yếu.

Ngay lập tức Lý Nguyên Bảo tìm ra hơn 1000 nô lệ đã từng là thủy binh Thục-
Ngụy mà tiến hành binh vận. Quả thật những đối tượng này là dễ thuyết phục
nhất. Bản thân họ là quân nhân của Thục-Ngụy không có đường để lui, khả năng
về lại gia hương là không có. Nay lại có cơ hội được tự do, lại nghe những
điều kiện đối đãi rất cao của quân Đại Việt vậy nên họ bằng lòng ra nhập nay
lập tức. Săm mình nghi lễ thì không có thời gian nhưng cắt tóc thì dễ rồi. Mà
kiểu đầu lão Hà chọn đa phàn là cắt tóc ngắn cào hai bên mai. Kiểu này theo
chủ công nói thì rất thuận tiện cho binh sĩ… thứ nhất khi đánh nhau vật lộn
thì đối phương khó túm tóc, thứ hai đó là đỡ… hôi.

Lý Nguyên Bảo và Hà Tùng nhất trí là mang theo cả đội thuyền 48 chiếc cùng tấn
công Bắc Đái… đơn giản vì nếu chiếm được thành thì phải vận chuyển dân và cả
vật tư về Hữu Lũng. Xem ra 48 chiếc thuyền chưa chắc đã đủ đấy…

Quân số của Trung đoàn Giao Long bành trước chóng mặt từ một ngàn thành hai
ngàn ba trăm người… việc trang bị không mấy kho khăn vì có binh khí của 500
tên binh sĩ Đông Ngô bại trận lại then đây là chiến thuyền Đông Ngô nên không
thiếu các trang bị tiêu hao bổ xung. Quan trọng nhất là 40 chiến thuyền này
không thiếu lương thực một chút nào, tính sơ qua thì mỗi thuyền cũng có đến 15
tấn lương thực không ít.

Binh lực dày cộng thêm trang bị đầy đủ Hà Tùng rất hưng phấn mà tiến công Bắc
Đái… nhưng pha tấn công này như đấm vào bị bông mà thôi. Cả tòa thành Bắc Đái
rộng lớn mỗi cạnh tầm 1,5km chỉ có lưa thưa 300 lính Dương Việt. Không còn
nghi ngờ gì nữa đám này nhanh chóng đầu hàng và biến thành nô lệ chèo thuyền
giống như 400 lính Đông Ngô vừa bị bắt ngày hôm trước. Dân số trong thành Bắc
Đái là 5 ngàn người cùng một kho lương có 200 tấn lương thực đều bị quân Đại
Việt nguyên vẹn chiếm hữu…

Công việc di rời những người này rất nhức đầu vì phải tính toán trên nhiều
phương diện để tránh sảy ra những tai nạn đáng tiếc sẽ sảy ra trên đường di
chuyển. Chiến thuyền lưỡng phúc 3 tầng này cảu Đông Ngô cũng kiêm luôn là
thuyền vận chuyển, bởi vì di chuyển từ Quảng Lăng đi Giao Châu chiến đấu là
một chặng đường dài đên 2000 km, nếu không phải là loại thuyền có thể vận cả
lương cả lính thì đảm bảo không thực hiện được mục tiêu này. Vậy nên Hạm Đội
của Đông Ngô thường khá đơn điệu mà gồm hai loại thuyền là lưỡng phúc và lâu
hạm với khả năng vận tải, và viễn trình tương đối tốt. Loại thuyền lưỡng phúc
mà quân Đại Việt chiếm được có trọng tải rơi vào tầm 50 tấn mà thôi… ở thời
đại naỳ mà có thể đóng được trọng tải như vậy đã nói là rất khá rồi. Tính ra
thì mỗi thuyền có thể trở được gần 200 người và gần 30 tấn hàng hóa… tất nhiên
tổng cộng chỗ này chỉ lên tới 40 tấn mà thôi. Nhưng không ai lại đi chất đầy
hết trọng tải như vậy sẽ rất dễ gặp tai nạn trên đường đi.

Công việc vận chuyển hàng hóa cùng các đồ dùng từ Thành Bắc Đái lên thuyền dù
diễn ra khẩn chương thì cũng phải mất đến 2 ngày mới có thể hoàn thành. Đến
lúc này thì quân đội của Nguyên Quốc gồm gần 2 ngàn người đã tới nơi, bao gồm
một ngàn quân thuộc trung đoàn thủy binh Cự Kình vì đánh thành Ninh Hải mà
chia nhau ra giờ đây mới có cơ hội gặp lại sau tận 3 tháng chia ly. Số còn lại
chính là trung đoàn thủy binh Lục Hải do Lê Loi làm đô đốc nhưng vì sự kiện hi
sinh thuyền chiến ở cuộc chiến bảo bệ phòng tuyến Lục Hải nên giờ đây đi ké
thuyền của Cự Kình. Họ dự định sẽ tiến hành tái thiết thủy binh khi đánh cướp
40 thuyền Đông Ngô. Nhưng có lẽ dự định này của Lê Loi phải rời lại khá lâu vì
40 thuyền này đã trật cứng người rồi. Họ đang chuẩn bị nhổ neo ngược dòng đi
về Hữu Lũng. Nhưng kế hoạch di rời dân đã lên đến bước cuối cùng này lại bị
chủ công Nguyên Quốc dừng lại.

- Hà Tùng, Lê Loi, Lý Nguyên Bảo… với chiến công lần này phải nói là chúng ta
có thêm rất nhiều nhân khẩu, nếu tính ra lúc này thì nhân khẩu đã trên dưới 3
vạn người. Quân đội có thể mở rộng đến 7 ngàn người cả chính quy lẫn dân quân…
nhưng các ngươi biết chiến lược của chúng ta là rời lên phía Tây Bắc với hai
thung lũng cực kì màu mỡ… từ nơi đây chúng ta mới có thể làm bàn đạp hậu
phương vững chắc mà đánh xuống đồng bằng.. Nói cho cùng chiến lược của chúng
ta vẫn là đánh lấn, tập kích từng vùng đất một rồi cướp dân đưa về hậu phương.
Đến khi chúng ta đủ mạnh mới có thể tổng tiến công cứng đối với quân giặc Bắc
quét sạch chúng khỏi Giao Châu. Nhưng vấn đề đặt ra đó là Tây Bắc tài nguyên
gì cũng rồi rào chỉ có muối là không có. Chỉ cần địch nhân chặn được nguồn
cung cấp muối thì chúng ta coi như thất bại hoàn toàn. Do vậy chúng ta cần
phải lo trước tình hình này…..

Thì ra Nguyên Quốc vẫn đang lo lắng về mục tiêu xa hơn, cho dù Nguyên Quốc có
chiến thắng vái trận chiếm được vài thành trì ở Đồng bằng Bắc Bộ thì thế nào.
Chỉ cần 3 vạn quân của Lữ Đại dẹp yên Cửu Chân mà quay ra thì Nguyên Quốc sẽ
không thể là đối thủ của cả hai cánh quân tiền hậu giáp kích. Vậy nên Nguyên
Quốc vẫn quyết tâm rút về Lông Uyên và Hữu Lũng để cố thủ mài mòn với địch
nhân. Nhưng ngươi này không hề có một nguồn muối tự nhiên nào cả… nếu không
tìm cách duy trì được nguồn muối thì coi như có phòng thủ được vững chắc Long
Uyên Hữu Lũng thì người Việt cũng chết mòn trong đó mà thôi.

Nguyên Quốc quyết định binh chia ba lộ… Một lộ do Hà Tùng Lý Nguyên Bảo với 7
chiến thuyền tiếp tục tấn công các thành trì khác… Một lộ là hắn dẫn theo thủy
binh Cự Kình và Lục Hải hộ tống 10 chiến thuyền khác đưa 1000 dân ra đảo Long
Châu tiến hành sản xuất muối… Nguyên Quốc chọn nơi này làm nơi sản xuất muối
vì nó khá xa với lục địa nhưng cũng chỉ cách cửa Nam Triệu 45km thôi. Nó vừa
có thể đảm bảo bí mật lại không quá xa khu vực mà thủy quân Đại Việt có thể
với tới.


Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến - Chương #115