Chiến Tranh Tới Gần.


Người đăng: Berren

Thu hoạch liên tục đến hạ tuần tháng 3 mới xong, cánh đồng vàng ươm ngày nào
giờ chỉ toàn gốc dạ nham nhở, thi thoảng vẫn có đàn vịt trời từ đâu đến vét
lại những hạt thóc cuối cùng còn sót lại trên đồng. Gặt lúa xong nhưng còn
chưa hết việc, nông dân còn tiếp tục phải đập, tách hạt ra, rồi mang đi phơi.
Không như thời hiện đại có các loại máy gặt đập liên hoàn, thời này, nông dân
vẫn hoàn toàn làm thủ công bằng tay.

Những năm đầu thế kỉ 21, đất nước mới mở cửa còn nhiều khó khăn, nông dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ cũng chỉ có máy tuốt lúa đơn giản, một số nơi còn sử dụng máy
tuốt lúa chạy bằng sức người, vất vả vô cùng, nói chi thời phong kiến, máy
tuốt lúa chạy bằng sức người cũng không có.

Lại nói tiếp, Việt Nam mang tiếng cải cách mở cửa từ năm 1986 nhưng thực sự
phải đến những năm 90 của thế kỉ 20, đặc biệt sau năm 1995 thì ta mới mở cửa
hội nhập thực sự. Trước đó, vừa kết thức chiến tranh giải phóng miền Nam năm
1975, ta lại phải tiến hành chiến tranh Biên giới Tây Nam chống quân xâm lược
Pôn Pốt, rồi gửi quân tình nguyện sang giải phóng nước bạn, chính vì điều này
mà Việt Nam bị gọi là tiểu bá ở Đông Nam Á. Thực sự, vừa đánh nhau xong, mặc
dù không ngán ai nhưng ta cũng cần thời gian hồi sức rồi mới đánh tiếp chứ,
Cam lúc đấy cũng không giàu có gì, một nghèo hai trắng, lại thêm Pôn Pốt thảm
sát, sót lại chả được mấy người. Nhưng Pôn Pốt có chống lưng lại hung hăng tấn
công nước ta, thế nên ta đành phải mang quân tiêu diệt luôn Pôn Pốt, chứ ta có
muốn đâu, Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hoà bình.

Rồi sau lại đến chiến tranh biên giới phía Bắc, hơn 60 vạn quân Trung Quốc
đồng loạt tiến công toàn tuyến biên giới, lúc đó quân chính quy ta đang ở Cam
hết rồi, biên giới còn lực lượng quân địa phương cùng công an vũ trang, nguy
hiểm vô cùng, nhưng quân ta anh dũng mà cản được giặc, không cho chúng thực
hiện được âm mưu tiến sâu, đánh chiếm Hà Nội. Sau đó ta thực hiện Tổng động
viên, chuyển quân bằng đường không từ Cam qua, quân Trung Quốc lập tức rút lui
nhưng chúng không quên phá hoại cơ sở vật chất cùng khủng bố dân chúng biên
giới. Nhưng chuyện đâu có xong, liên tục từ 1979 đến đầu những năm 90, biên
giới phía Bắc không lúc nào yên, liên tục có xung đột cỡ vừa và nhỏ giữa ta và
Trung Quốc, chỉ là không bùng nổ chiến tranh như năm 79.

Một lúc chiến đấu ở 2 chiến tuyến, phía Tây, phía Bắc, quân thường trực luôn
duy trì trên 1 triệu người, một gánh nặng kinh tế vô cùng to lớn đối với nước
ta, khi vừa kết thúc chiến tranh chống Mỹ. Có ý kiến cho rằng, Trung Quốc liên
tục xung đột ở biên giới sau năm 79 hòng uy hiếp, khiến nước ta luôn duy trì
số lượng lớn quân chính quy, từ đó kéo sụp nền kinh tế Việt Nam, nhân tiện
Trung Quốc có thể luyện quân đội của chúng và hướng dư luận Trung Quốc tới
chiến tranh, xem nhẹ các mâu thuẫn trong nước khi đang tiến hành cải cách mở
cửa…..
Bởi vậy, đất nước ta thực sự được yên bình để phát triển kinh tế chỉ từ những
năm 90 của thế kỉ 20, lại còn hậu quả nặng nề chiến tranh để lại. Vậy nên
những năm đầu thế kỉ, cuộc sống nhân dân còn nhiều khó khăn, bọn phản động
trong nước rục rịch phá hoại chính quyền nhưng nhanh chóng bị trấn áp, tiêu
diệt. Chỉ với gần 30 năm hoà bình phát triển kinh tế mà nước ta đã giành được
những thành tựu như hiện nay đã là rất đáng quý, còn muốn phát triển mạnh như
Tây như Tàu thì còn cần sự cố gắng của thế hệ trẻ. Cha ông hy sinh biết bao
xương máu để đổi lấy hoà bình mà giờ cứ hở ra thì chửi chính quyền, so sánh
này nọ rồi chê bai đất nước, thử vắt tay lên trán mà nghĩ xem, cứ chỉ biết
chửi đổng như thế thì bao giờ Việt Nam mới sánh vai được với các cường quốc
năm châu được. Đành rằng đất nước còn nhiều hạn chế nhưng việc gì cũng cần có
thời gian, Tây Tàu người ta có hoà bình để phát triển kinh tế mấy chục năm,
trăm năm rồi, chưa kể người ta có cơ sở công nghiệp, khoa học giáo dục các thứ
từ lúc ta vẫn còn là thuộc địa ấy. Đừng so sánh linh tinh khập khiễng rồi chửi
bới, tự thay đổi mình đi thôi, tự cố gắng, một người chưa chắc thay đổi được
thế giới, nhưng bạn thay đổi, rồi những người xung quay thanh đổi, rồi hàng
trăm hàng triệu người thay đổi, sống tốt hơn, ý nghĩa hơn thì lúc đấy đất nước
sẽ tốt đẹp hơn, rồi thế giới sẽ tốt đẹp hơn.

Bác nói đất nước ta “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, đúng, rất đúng,
nhưng mà ta đổ vào chiến tranh hết rồi, đổ vào kiến thiếtt hậu chiến tranh hết
rồi. Giờ còn mỗi con người thôi, thế nên hãy cố gắng đừng phụ lòng cha ông đi
trước,không cả đến lúc gặp các cụ lại nhục không ngẩng mặt lên được.

Lan man quá nhiều…... Đại Hải vốn là người con vùng quê Bắc Bộ, sinh ra và lớn
lên lúc đất nước còn nhiều khó khăn, chính vì vậy hắn cũng biết cái máy tuốt
lúa chạy bằng sức người (dùng bàn đạp) thứ này không phức tạp, dễ chế tạo,
hiệu xuất cao nên nhanh chóng được thợ thủ công chế tạo ra và phổ biến khắp
Thuận Hoá, giúp sức nông dân rất nhiều. Tiếc nỗi, hắn biết máy sát gạo nhưng
chưa thấy cái máy sát gạo nào dùng sức người hay súc vật nên không biết chế,
đành để nông dân thực hiện kiểu truyền thống, giã gạo thôi. Tương lai hắn sẽ
cổ động việc sáng tạo ra thứ máy đó nhưng hiện giờ thì đành bất lực.

Lúc này Phú béo cũng vừa đi buôn trở lại, bán đi được hết số da lông sừng thú
tích trữ, lại mua thêm được một chiến thuyền cùng 2 toạ thuyền của nhà Minh,
còn gần chục lượng bạc, phần nào làm bớt cơn khát tiền của Đại Hải.

Thuyền Minh không tốt đi biển nhưng tại sao Đại Hải vẫn mua ư? Vì hắn còn chưa
có điều kiện đóng thuyền, thợ không có, gỗ cũng không, bên Tân đảo chặt được
món đấy nhưng là gỗ tươi, đóng thuyền cũng được nhưng tuổi thọ chỉ có 1 2 năm,
không đáng. Hắn cũng không có việc gì gấp hay hải chiến cần đánh, nên cứ mua
tạm thuyền nhà Minh đã, dù gì thuyền nhà Minh đều rất to, phù hợp với mục đích
chuyên chở của hắn lúc này. Không hơn. Còn đóng các loại thuyền buồm chiến
kiểu phương Tây, thuận tiện cho việc đi biển thì để sau tính.

Quay lại đại sảnh, Phú béo đang hội báo cho Đại Hải thu hoạch của chuyến này,
lần này hắn đi gần nên nhanh, chỉ một tháng đã về.

“Phú béo, lần này ngươi không cần ra biển nữa. Ở nhà nghỉ ngơi dăm bữa nửa
tháng, lo việc buôn bán ở Đại Việt là được. Mà chuyện ta nói ngươi cho người
đi làm chưa?” Đại Hải hỏi.
“Rồi, đại nhân. Thương hội Lạc Hồng giờ là điểm đến ưa chuộng của dân người
Thượng, cũng như người Mông cùng các dân khác vùng này. Họ trực tiếp mang da
lông, sừng thú, gỗ quý đến đổi muối, gạo, vải vóc từ chỗ chúng ta. Lại rất
xông xênh hào phóng, không mặc cả nhiều.” Phú béo đáp.

“Hừm, là do chúng ta ra tay xa hoa thôi, thương nhân Chiêm, Việt làm sao bằng
được. Ở đâu mua được muối rẻ thế.”

“Đại nhân nói phải, muối của ta vừa trắng, vừa rẻ, rất được ưa dùng. Nhưng sao
đại nhân không chuyển lên mạn sông Hồng bán, thế được giá hơn, lại đỡ vất vả.
Người miền núi da lông tuy tốt, nhưng không thật bằng vàng bạc.” Phú thắc mắc

“Mạn Thăng Long nhìn như béo bở đấy nhưng bánh ngọt chia cắt hết rồi, không
nói đến hoàng thân quốc thích công hầu quý tộc, mấy thương hội lớn trên đó đều
có đại quan chống lưng. Ta người lạ nhảy vào muốn chia phần, phần chưa được
còn bị phanh thây ấy.” Đại Hải cười mỉa nói. Mấy tên quan lại quý tộc, dạo gần
đây ưa Nho giáo, mở miệng ra là sách thánh hiền, ra đều ghét bỏ thương buôn,
cả người đều là mùi tiền, tục khí. Ấy vậy mà mấy thương hội lớn, tên nào cũng
có chân ở trong...

“Ngươi cứ chịu khó bán muối cho người miền núi với đi buôn lậu là ổn rồi.
Phong hiểm là có nhưng lời cao.”

“Vâng, chính là bên Tàu, bên Chiêm cũng cần muối. Ta có nhúng tay vào không
đại nhân?” Phú béo hỏi.

“Nếu ngươi tìm được trung gian thì làm, còn đâu không cần trực tiếp buôn bán,
dễ bị quan phủ các nước sờ gáy. Tốt nhất kiếm mấy tên như Vương Luân, tham
tiền, có trống lưng, thế dễ làm việc hơn.”

“Cái này thì dễ, trước còn làm cho Thủy Quỷ thuộc hạ cũng bắt mối được với mấy
tên thương buôn, chuyên buôn lậu của Tàu với Chiêm, Chà Và, Đại Việt cũng có.”
Phú béo hớn hở.

“Đại Việt thì đừng nhúng tay vào kẻo lộ đuôi, trước cứ buông tay buôn bán với
thương nhân Tàu, Chiêm,...là được. Cứ rộng tay mà làm, muối ta không thiếu.
Nếu ngươi bắt mối được với bên thảo nguyên hay Đông Doanh thì tốt.” Đại Hải
nói.

“Việc này hơi khó, thảo nguyên ở mãi quan ngoại, bọn Vương Luân không làm ăn
gì cùng, nếu cần thuộc hạ phải lân la lên tận phía bắc, may ra mới bắt được
mối. Đông Doanh thì càng khó, bọn họ là Oa khấu, thích cướp hơn là buôn bán,
bắt mối không được có khi lại đi tong mạng nhỏ.” Phú béo nhăn nhó nói.

“Không vội, ngươi cứ từ từ mà làm. Còn về phần Đại Việt, chủ yếu vẫn cứ làm
quen đi, mời mọc họ tham gia thương hội, có thể nhả một chút buôn bán da lông
cho họ tham gia, muối buôn với Ai Lao và Chiêm cũng có thể nhả một bộ phận.
Cốt yếu không chế là được, như hình thức liên doanh trước ta nói. Quan trọng
nhất, chính người của Lạc Hồng đi buôn được khắp cả nước, chủ yếu mạn Thăng
Long.”

“Vâng. Còn về lương thực, thuộc hạ cũng cho người đi cùng quan thu thuế đi thu
mua lương thực rồi, bao lương thừa ta đều thu hết. Thương nhân các khu khác cơ
bản là không thèm thu mua ở Thuận Hoá, họ khinh đất ta nhỏ, dân nghèo không có
lương.”

“Thế là tốt nhất, béo ngươi.” Đại Hải cười trêu.

“Cố gắng phát triển mạnh Lạc Hồng, ta chắc chắn không bạc đãi ngươi. Chuyến
sau cho người dò hỏi việc mua nô lệ ở các nước, nạn dân nữa, âu này ta có việc
cần.”

“Vâng.”

Đúng lúc này tên lính hầu từ ngoài chạy vào.

“Tướng quân, có tin từ Thăng Long đến.”

Đại Hải nhận tin, mặt trầm ngâm, lịch sử vẫn là không thay đổi, cái gì đến vẫn
đến.

“Được rồi, ngươi lui xuống trước đi, gọi Nguyễn Trí đến gặp ta. Phú béo, ngươi
cũng lui xuống làm việc của mình đi.” Đại Hải khoát tay đuổi người.


Phục Hưng - Chương #46