Hy Sinh Vì Con


Người đăng: Tuyetmenhnamphong

Diệp Khang giọng nghẹn lại khi kể về vợ mình, dù chỉ là một phần nhỏ nhưng
khái quát, đủ để 1 đứa nhóc hiểu, vì dù nó có chín chắn thì cũng chưa thể hiểu
những chuyện đấu đá chính trị kia.
“ Năm Lan Ngọc được 2 tuổi, đã xảy ra biến cố, các đối tác làm ăn đột nhiên
quay lưng với công ty chú, và khi đấu tranh gần thắng và bên kia đã bị dồn
đến bước đường cùng, họ đã không ngại dùng mọi thủ đoạn bỉ ổi để hãm hại gia
đình chú.
Hôm đấy chú phải đi giải quyết chuyện ở công ty, Lan Ngọc ở nhà cùng bà giúp
việc bị bọn xã hội đen đến, chúng được thuê để bắt cóc Lan Ngọc đòi tiền chuộc
và tiêu huỷ mọi bằng chứng phạm tội mà chú và vợ đã vất vả tìm ra. Bích Lan
biết nếu để tất cả những thứ đó bị tiêu huỷ thì mọi chuyện sẽ tồi tệ, cả nhà
sẽ thua kiện và thậm trí tài sản sẽ mất sạch. Bích Lan mới không bàn bạc với
chú và quyết định đưa cho chúng bằng chứng giả và chuộc lại con gái. Vì chúng
chỉ liên hệ với vợ chú và vợ chú lại âm thầm đi chuộc lại con và báo cảnh sát.
Sợ chú biết chú sẽ thay cô ấy đi gặp bọn người kia. Và biết rằng súng không có
mắt nên có thể chú sẽ bị bắn nên cô ấy giấu chú đến đó một mình. Khi ôm con
trong tay, bọn khốn đấy đã bắn cô ấy cùng con gái chú. Cô ấy bị đạn bắn vào
bụng, và che cho Lan Ngọc rồi ôm con chạy đi. Thấy tiếng súng cảnh sát ập vào
ngay nhưng không kịp. Bọn khốn kia bị bắt nhưng chúng không khai gì mà cắt
lưỡi tự tử. Còn vợ chú đến được bệnh viện nhưng vết thương nặng đã không qua
khỏi. Trước khi cô ấy mất, cô ấy nói cô ấy sẽ đi trước, dặn chú phải chăm sóc
thật tốt cho Lan Ngọc, đừng để con bé sau này thiệt thòi. Cô ấy hôn lên má Lan
Ngọc rồi ra đi. Lan Ngọc tuy còn bé nhưng dường như hiểu mẹ bị thương nên nó
khóc suốt không thôi, mọi người không ai dỗ được. Chỉ khi Bích Lan hôn lên má
con bé thì lúc đấy nó mới đỡ khóc, rồi mệt mà ngủ thiếp đi. Lúc đấy chú rất
suy sụp nhưng vì con, chú đã thưa kiện đến cùng và giành phần thắng. Nhưng sau
đó chú biết tay chân bọn người kia không phải qua 1 vụ kiện mà hết. Nên vì an
toàn của con gái, chú quyết định từ bỏ tất cả. Vì biết đâu ngày mai chúng k
đòi tiền chuộc nữa mà sát hại con chú, để cho thân này mãi sống trong đau
khổ.” Diệp Khang nghẹn lại. Nước mắt chảy dài, nhưng không khóc thành tiếng.
Vừa thấy Lan Ngọc ở ngoài có tiếng bước chân lại gần, ông lau nước mắt. Và
dừng lại câu chuyện.
Nam Phong nghe Diệp Khang kể lòng cũng thấy đau buồn. Hắn cũng biết người có
chức quyền thì bạn bè ít, đối thủ hiểm ác thì nhiều. Xung quanh lúc nào cũng
có người chỉ được mình sẩy chân là hãm hại. Mà không sẩy chân thì chúng cũng
dùng mọi thủ đoạn, và xưa nay luôn thế, gia đình luôn là điểm yếu của mỗi
người. Đến phụ nữ và trẻ em chúng cũng đem ra uy hiếp được thì bọn này đúng là
không bằng cầm thú. Chỉ thương cô bé 2 tuổi, dù có thể chưa hiểu chuyện nhưng
chứng kiến mẹ mình chết, máu me đầm đìa cũng đủ hiểu cô bé hoảng loạn thế nào.
Nhiều đứa còn bị hoảng loạn quá hoá trầm cảm cũng nên. Chưa kể hình ảnh đấy cứ
ám ảnh họ suốt quãng đời sau này, để rồi mỗi khi nhắm mắt lại thì sẽ có lúc ác
mộng lại hiện về.
“Thật khổ cho Lan Ngọc, nhưng cũng may là có một người cha tốt như chú nên em
ý bây giờ cũng ổn định tâm lý nhiều.
Cháu rất xin lỗi, không ngờ vì một bức ảnh đẹp mà cháu vẽ lại làm cho chú và
em nghĩ lại chuyện đau buồn”
“ Không phải lỗi của cháu đâu, không phải cháu vẽ lại thì cũng có lúc chú và
em cũng nghĩ về Bích Lan mà đâm phiền muội thôi. Mà cháu vẽ đẹp thật đấy. Ai
dạy cháu vẽ như vậy? Chú không biết là cháu còn có cái tài này nữa đây”
Diệp Khang muốn chuyển hướng câu chuyện để cho không khí bớt buồn phiền và cậu
nhóc cũng đỡ áy náy hơn về chuyện này.
Nam Phong cũng tự nhiên đáp lại: Từ khi biết cầm bút cháu đã thích vẽ nghệch
ngoạc rồi, sau này cháu cứ nghĩ về cái gì là ngồi vẽ lại, mới đầu thì chẳng ra
hình thù gì, sau đó mỗi ngày khi nào rảnh cháu lại kiếm cái gì đó để vẽ. Vẽ
bao giờ xong cái hình đó trong đầu thì thôi. Cứ thế nên cháu mới vẽ được như
bây giờ. Mà đôi khi cháu thấy không phải cháu đang vẽ mà là hình ảnh trong đầu
tự hiện lên, chân thực hoá và như nói ra được tâm tư của chúng.” Nói đến đây
Nam Phong cũng không muốn người ta nghĩ cậu nói linh tinh mà cười nên thôi.
Ngược lại Diệp Khang lại càng bất ngờ. Không phải ai cứ ngồi vẽ đi vẽ lại là
sẽ ra tranh. Mà hơn nữa kể cả có ngồi cả giờ vẽ từng nét của 1 vật thì cũng
không thể chính xác hay tỉ mỉ từng nét như thế được. Người ta khi vẽ chân dung
cũng phải dựng khung bố cục, sau đó từng nét vẽ lại rồi tẩy xoá, rồi vẽ, vừa
nhìn vừa vẽ. Có ai như thằng nhóc này mới nhìn bức tranh vợ mình được 1 lúc mà
nó đã ra đây ngồi vẽ như thật. Bức tranh tuy là ghép của những thứ nhỏ nhặt
nhưng nhìn rất mịn, hài hoà, đường nét rất tốt. Chứ không đơn giản chỉ là rắc
lá với hoa lên để làm màu. Như thế sẽ không tránh khỏi cánh hoa này đè lên
cánh khác. Hắn lại đi cắt nhỏ li ti mịn màng, đâu ra đấy rồi mới rắc lên. Nhìn
cũng thấy rất kì công. Đây ắt hẳn không phải sở thích nhất thời. Thằng bé này
nhất định có tài. Nó nên được đi học để đất nước này có thêm 1 người thành
công. Hắn cũng mong rằng có người thay hắn thoả cái trí làm trai, thoả cái
giấc mơ giúp đỡ những người lao động nghèo khổ. Đứng về phía kẻ mạnh để đàn áp
kẻ yếu không khó, nhưng đứng về phía kẻ yếu chống lại kẻ mạnh thì rất khó.
Đang nghĩ mung lung thì Lan Ngọc vào để thay họ kết thúc cuộc nói chuyện. Cô
cầm trên tay 1 cái túi và nói về phía 2 người: “Cha và anh Phong không đi chợ
mua đồ dùng sao? Còn ngồi đấy là trưa nhịn đói meo đây này. Mọi người nhìn chứ
con không chịu đâu. “
2 người chỉ biết cười cười rồi đứng dậy đi chợ. Trong lòng họ như hiểu hơn về
người kia không ít.


Phế Nhân Cũng Đổi Được Mệnh - Chương #6