Sơ Học Luyện Đan


Người đăng: Túy Vân Tử

Lý Tiểu Nguyệt sau khi cùng Trần Dương tiến vào một cái khách sạn sang trọng
thì liền bị Trần Dương không chút khách khí mời đi.

Trần Dương lại trải qua một đêm bên trong khách sạn rồi sáng hôm sau mới bắt
xe trở về nhà.

Hơn mấy tháng không xuất hiện, Trần Dương sau khi trở về chỗ ở cũ thì phát
hiện nơi này đã bị bà chủ cho người khác thuê, còn đồ đạc của hắn thì được bà
chủ dọn dẹp rồi giữ lại đó chờ hắn quay lại lấy.

Trần Dương thấy vậy cũng tự biết không thể trách người ta, bèn nói mấy câu
khách sáo cảm tạ rồi nhanh chóng chọn một ít đồ vật quan trọng giữ lại, còn
lại toàn bộ nhờ bà chủ đem đi tặng cho tổ chức từ thiện.

Dù sao, hiện giờ Trần Dương cũng không tiện mang theo mấy đồ lặt vặt như
giường ghế này nọ, cho những người cần dùng thì vẫn tốt hơn.

Trần Dương tạm thời đến khách sạn gần đó thuê một căn phòng rồi lặng lẽ đi lên
phòng. Đề đề phòng trường hợp ra ngoài lâu, Trần Dương đặc biệt trả trước một
năm tiền thuê khách sạn. Dù sao, hiện tại tiền đối với hắn chỉ là một con số
có ý nghĩa tượng trưng mà thôi/

- Tạm thời chỉ có thể ở lại đây, chờ khi nào bên chỗ Lý Tiểu Nguyệt chuẩn bị
thì ta sẽ đến đó bế quan sẵn tiện nghiên cứu Thiên Đan Thủ, thử nghiệm luyện
chế Tôi Thể Đan. Về phần dược liệu, nếu Lý Tiểu Nguyệt không chuẩn bị đủ thì
đành phải đổi trong Thương Khố vậy.

Trần Dương lẩm nhẩm tính, hiện giờ hắn còn gần mười một nghìn điểm công đức.
Số điểm này cũng dư sức đổi một viên Bồi Nguyên Đan.

Còn về chữa trị thần hồn, tạm thời Trần Dương chưa có ý định tới việc này.

Dù sao, Lý Thanh kia từ đầu đến cuối mặc dù thái độ khách khí nhưng Trần Dương
phát hiện ánh mắt nàng thuỷ chung vẫn có một điều gì đó giấu giếm. Mà theo
Trần Dương quan sát, thần hồn của nàng mặc dù bị tổn thương không phải giả,
nhưng còn chưa tới mức suy nhược như biểu hiện ra bên ngoài.

Sự tình ẩn giấu phía sau đó, có đến tám chín phần là còn một lý do nào đó. Bởi
vậy cho nên Trần Dương sẽ không tuỳ tiện biểu hiện quá mức kinh người.

Đạo lý ‘người chết vì tiền – chim chết vì mồi’, Trần Dương vẫn luôn tự dặn dò
bản thân. Nhất là tài vật thì càng nên cẩn thận.

Đối với Lý Thanh, một người chưa có giao tình gì đáng nói, thậm chí Lý Tiểu
Nguyệt kia Trần Dương cũng chưa có quan hệ gì thân cận đến mức phải xem như
chí giao bằng hữu mà tuỳ tiện biểu hiện mọi thứ.

Suy xét đâu đó, Trần Dương bắt đầu nhắm mắt dưỡng thần.

Cũng may sáng nay Trần Dương đã tranh thủ ăn một chút cho nên hiện giờ cũng
không quá đói.

Nghĩ đến chuyện đói bụng, Trần Dương dần dà theo tu vi tăng lên, cảm thấy sự
tình ăn uống này quả thật có chút phiền phức. Nhiều lúc đang đả toạ cũng bị
cơn đói làm phiền, không thể tập trung tinh thần.

Trần Dương cũng có tìm hiểu qua, phàm là tu sĩ khi đạt tới Trúc Cơ Kỳ liền có
thể thông qua hấp thu linh khí trong thiên địa, hình thành một vòng tuần hoàn
vừa đủ cân bằng giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và lượng linh khí hấp thu,
cho nên bình thường có thể đạt tới trạng thái Ích Cốc, tức là không cần thiết
ăn cơm uống nước gì cả, hết sức kỳ diệu.

Tuy nhiên, trước khi đạt đến cấp độ đó thì ai cũng phải lấp đầy cái bụng trước
rồi mới có sức mà làm chuyện khác.

Nhưng bên cạnh đó, từ xa xưa, các tu sĩ đại năng đối với vấn đề lương thực này
cũng cảm thấy khó chịu, nhất là khi nhìn một đám môn nhân đệ tử hàng ngày vì
vấn đề cơm áo gạo tiền mà xoay tới xoay lui. Cuối cùng thông qua đặc chế, liền
có một loại đan dược tên gọi là ‘Ích Cốc Đan’ được bào chế ra.

Cái đan dược Ích Cốc Đan này cũng không phải tiên đan diệu dược gì, ở trong
Thiên Đan Thủ, trong một đoạn giới thiệu về tu tiên giới có nhắc đến loại đan
dược này, chỉ đánh giá nó là một loại đan dược cấp thấp, thậm chí còn không
nhập lưu, không được xếp phẩm cấp gì cả.

Tu sĩ cần tới nó trong mắt các đại năng đều là những tu sĩ thấp kém, tu vi non
nớt chưa dứt bỏ được phàm thực nên mới phải dùng đến loại Ích Cốc Đan này mà
thôi.

Ích Cốc Đan có đan phương rất đơn giản, bao hàm một ích dược liệu thông thường
tổng hợp thành. Quan trọng là khi luyện chế, dung nhập vào đó một ít linh lực
tinh thuần tạo thành nguồn năng lượng cung cấp cho tu sĩ khi sử dụng.

Ích Cốc Đan mặc dù trong mắt các tu sĩ đại năng chỉ là loại thấp kém, nhưng
trong mắt các tu sĩ chưa đạt tới Trúc Cơ Kỳ thì lại là trân bảo.

Ích Cốc Đan cũng phân ra ba loại thượng phẩm – trung phẩm – hạ phẩm ba loại.

Dĩ nhiên, phẩm cấp càng thấp thì thời gian nhịn ăn cũng càng ngắn, và cũng còn
tuỳ thuộc vào tu vi của tu sĩ khi sử dụng nó nữa.

Trong ngọc giản có ghi lại công pháp Thiên Đan Thủ có giới thiệu mấy loại đan
phương cơ bản và phổ biến trong giới tu sĩ dùng để làm thực nghiệm luyện tập.
Mà Ích Cốc Đan lại là một trong số mấy loại này, vô tình làm cho Trần Dương
được lợi không nhỏ.

Trần Dương im lặng lật tay lấy ra ngọc giản có ghi chép thông tin về Thiên Đan
Thủ.

Tìm tới mục dẫn nhập, Trần Dương ngay lập tức chăm chú bắt đầu đọc:

‘Thiên Đan Thủ, chữ Thiên không có nghĩa là trời mà là chỉ số lượng. Khi tiến
hành luyện đan có thể thiên biến vạn hoá, tuỳ theo từng loại đan được, từng
chất lượng dược liệu, biến đổi của quá trình luyện mà thủ pháp tương ứng cũng
thay đổi theo tương ứng.

Thiên Đan Thủ chỉ có ở trình độ sơ cấp mới phải dùng đan lô để tế luyện. Một
khi tu sĩ luyện đan sử dụng Thiên Đan Thủ có thể tự thân lĩnh hội tới thiên
địa đại đạo, thì lập tức có thể dùng thiên địa linh khí dung luyện đan. Khi đó
chẳng những không sợ đan lô bị nổ mà quá trình khống chế thành đan càng trở
nên tinh thuần, linh lực cũng tuỳ thời bổ sung thêm bớt theo những biến cố của
quá trình dung luyện.

Lại nói, tinh hoa của Thiên Đan Thủ này nằm ở hai điểm, một là tránh được phải
tiêu hao đan lô, hoặc tránh được tình trạng vì đan lô phẩm chất thấp kém mà
ảnh hướng đến chất lượng đan dược. Thứ hai nữa, đó chính là người luyện tập
Thiên Đan Thủ cần phải có trình độ khống chế hoả diễm cực cao.

Theo đó, Thiên Đan Thủ cũng có giới thiệu sơ lược một số loại dị hoả thường
được các Luyện Đan Sư sưu tầm và xem như chí bảo.

Thông thường, luyện đan chia làm ba quá trình.

Quá trình đầu tiên là tinh luyện dược liệu.

Bởi vì dược liệu dù có tinh khiết hay là quý hiếm đến mức nào đi nữa thì cũng
còn có tạp chất bên trong. Từng có một đan sư tuyệt đỉnh nói ra một câu nói
kinh điển, đó chính là không có dược thảo tinh khiết, chỉ có Luyện Đan Sư
không đủ trình độ tinh lọc hết tạp chất bên trong nó ra mà thôi.

Bước tinh luyện dược liệu này cực kỳ quan trọng, nếu tinh luyện không kỹ, có
thể để lại tạp chất, ảnh hưởng đến chất lượng đan dược hay thậm chí là không
thể thành đan mà biến thành độc đan.

Bước thứ hai chính là dung hợp linh dược tạo thành dược thuỷ.

Dược thuỷ này tuỳ theo đan phương mà có thao tác cũng như thủ pháp khác nhau.
Nếu làm tốt quá trình này, có thể xem như dược thuỷ này đã đạt đến bán thành
phẩm.

Quá trình cuối cùng là Hợp đan.

Quá trình hợp đan này tất nhiên là cần sử dụng đến thủ pháp của người luyện
đan, cũng cần sự hiểu biết cũng như thần thức khống chế hoả hầu của Luyện Đan
Sư rất cao.

Mà trong cả ba quá trình này, thứ quan trọng không hề kém thành phần dược liệu
chính là Hoả diễm.

Hoả diễm càng mạnh, càng thuần chất nhất thì sẽ có hiệu quả luyện đan càng
cao.

Thông thường, tu sĩ bình thường mặc dù không học tập Luyện đan chi đạo, nhưng
vẫn có thể tự tay luyện một số loại đan dược cơ bản nhất phục vụ bản thân. Đa
phần những tu sĩ luyện đan dạng này đều là sử dụng hoả diễm bản thân.

Tu sĩ một khi bước vào Trúc Cơ Kỳ thì trong cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoả
diễm tương đương với Tam muội chân hoả mà truyền thuyết hay có nhắc đến. Trong
một bộ truyện của danh tác Ngô Thừa Ân từng mô tả qua Hồng Hài Nhi sử dụng Tam
Muội Chân Hoả đốt Tôn Ngộ Không đến cháy cả lông, thậm chí còn nhém chút nữa
lấy mạng luôn vị cao thủ này. Thế mới thấy sức mạnh ghê gớm của loại Chân hoả
này. Dùng loại hoả diễm mạnh mẽ như vậy đi luyện đan, tất có thể tạo nên hiệu
quả cực kỳ tốt.

Mà tu sĩ bước vào Kết Đan Kỳ thì sẽ sinh ra trong đan điền một loại Đan hoả.
Sức mạnh loại Đan hoả này thì không cần nói tới.

Nhưng mà, thông thường tu sĩ chỉ khi luyện một vài loại đan dược bình thường
mới sử dụng hoả diễm của bản thân đi luyện, vì việc làm này rất hao tổn linh
lực duy trì.

Quá trình luyện đan không phải ngắn, thậm chí có một số loại đan dược phức tạp
yêu cầu thời gian lâu một chút, trong suốt quá trình này hoả hầu của hoả diễm
phải giữ cho thật ổn định thì mới không ảnh hưởng đến quá trình luyện đan. Vì
vậy sự tiêu hao thần thức để ‘canh lửa’ cũng cần hao tổn thật nhiều.

Đối với những lý do như vậy, nếu tu sĩ Luyện Đan Sư nào cũng dùng hoả diễm bản
thân đi luyện đan thì không sớm thì muộn cũng bị hút thành xác khô mà chết.

Khi ấy, những tu sĩ thái cổ đã nghĩ đến chuyện lợi dụng lửa tự nhiên để sử
dụng cho quá trình luyện đan.

Tất nhiên không thể nào sử dụng củi đốt đến luyện đan, mà cần một loại lửa
khác có uy lực mạnh hơn và có thể sử dụng lâu dài.

Một trong các loại hoả diễm như vậy được khai thác chính là sử dụng Địa Hoả.

Địa Hoả chính là hoả diễm trong lòng đất, sinh ra do quá trình áp suất cực cao
bên trong lòng đất mà sinh ra, thông thường dễ thấy xuất hiện nhất là trong
các ngọn núi lửa.

Loại Địa Hoả này là loại hoả diễm rất được các Luyện Đan Sư ưa thích và sử
dụng nhiều nhất.

Thế nhưng, về lâu dài, loại Địa Hoả không thể nào đáp ứng được nhu cầu những
loại đan dược đặc thù hoặc có phẩm chất mạnh, hoả hầu của Địa Hoả không đủ để
tinh luyện.

Vậy cho nên những Luyện Đan Sư lần nữa đau khổ tìm kiếm, cuối cùng phát hiện
trong thiên địa có tồn tại một số loại hoả diễm kỳ lạ có tính chất khác biệt
nhưng sức mạnh hoả diễm vượt trội hơn Địa Hoả rất nhiều.

Mọi người cuối cùng thống nhất gọi loại hoả diễm kỳ lạ kia là Dị Hoả. Mà cũng
không biết từ bao giờ, trong giới Luyện Đan Sư truyền tai nhau về một bảng xếp
hạng Dị Hoả. Trên đó có các loại Dị hoả được xếp theo hạng từ một đến hai
mươi. Được mệnh danh là Dị Hoả Bảng.

Dĩ nhiên, loại xếp hạng kia cũng chỉ là tương đối mà thôi, còn thật sự trên
đời có tồn tại những loại hoả diễm như vậy không, thì cũng không ai có thể
kiểm chứng được.


Phán Thần Hệ Thống - Chương #36