Chương 388: Vị Ương (2)


Trên đường từ Giang Ninh đến Kinh Thành, kế hoạch ban đầu là ra sức
ngăn cản sự biến Tịnh Khang. Nhưng kế hoạch chưa kịp thay đổi, đại khái là sau khi hiểu được tình hình của Mật Trinh ti, kế hoạch ban đầu vốn
dĩ đã chuẩn bị xong nhưng không có cách nào làm được. Chuyện còn lại
cũng là những râu ria phụ, có làm hay không cũng không sao cả.

Vũ triều thời kỳ đầu đối với Vật Lý, hóa học của hậu thế, có thể tạo
nên tác gì thực ra cũng không có gì mong đợi quá nhiều, hắn còn lấy đá ở núi đánh ngọc, nhưng thời đại này thiếu một căn cơ ngành công nghiệp,
lúc cải cách khó mà nhìn thấy hiệu quả quyết định, nếu khiến cho người
ta sinh ra tâm lý ỷ lại, thì sẽ càng bào mòm ý chí chiến đấu. Thứ hai,
hệ thống Nho gia rất kiêng kị cách mạng cải cách và kĩ thuật. Sự kiêng
kị này không phải chỉ nói mồm, mà là một khi cải cách làm tổn hại đến
lợi ích thì sẽ có các cách khác nhau để loại bỏ. Sau khi chuyện kết
thúc ở Hàng Châu, lúc mà Ninh Nghị suy nghĩ có thể làm những gì, lựa
chọn đầu tiên là dựa vào kĩ thuật, chứ không phải là phương pháp luyện
sắt thô sơ.

Trung quốc văn hóa năm nghìn năm bác đại tinh
thâm. Nói thì nói vậy nhưng còn về kỹ thuật, ví dụ như kĩ thuật luyện
kim, khi phát triển đến một trình độ nhất định cũng là lúc làm cho nhân dân cảm thấy "đủ dùng". Một ngàn năm sau thậm chí hai nghìn năm sau,
chỉ có kĩ thuật rèn sắt hoặc có cải cách ở quy mô nhỏ chứ chưa hề có
một cuộc cách mạng thực sự lớn nào. Còn thay đổi kĩ thuật ở quy mô nhỏ
là bởi vì còn coi trọng các thợ rèn, nếu như kĩ thuật thật sự hiệu quả, thì tất nhiêu sẽ không lưu truyền rộng rãi ra ngoài, cuối cùng theo
thời gian chỉ chôn vùi trong lũ. Thợ thủ công mới đành phải đi nghiên
cứu những kĩ thuật mới.

Nói đến những cả tiến kỹ thuật mới,
với nền kinh tế nặng về tự cung tự cấp họ cũng không dễ bỏ cái cũ mà
theo cái mới. Phần nhiều vẫn là quy định phạm vi và sự bảo thủ. Xét cho cùng cũng vì đất đai dồi dào, cho khi sau cuộc cách mạng ở phương tây
chúng ta mới bị ăn một cái tát đau điếng. Nếu sau đó nhìn về trước,
lịch sử nói không ít đến cải cách kỹ thuật của triều Minh. Đã có cuộc
cách mạng công nghiệp nảy sinh, trên thực tế chẳng qua là cảm giác của
mình tốt đẹp như trong mơ. Ở đây sau khi hình thành sơ bộ sự thống trị
đất đai và văn hóa, lại từ đầu phát triển một nghìn lần, khó khăn lắm
mới xuất hiện cách mạng công nghiệp ở những thế kỉ 18, 19. Nếu không
phải có giặc ngoại xâm thì tất nhiên bên trong vẫn còn chia rẽ. Không
có cảm giác về nguy cơ của dân tộc, sẽ không cần thay đổi, chỉ biết sợ
hãi thay đổi. Vì thế mà thế kỉ 18 mới không có cải cách, thế kỉ 18 có
lẽ là không thể.

Đương nhiên, đối với Ninh Nghị mà nói, đây
cũng là suy nghĩ tiện thì nói ra mà thôi. Nhưng vì những cái này, hắn
đã suy nghĩ mất quá nhiều thời gian để cải tiến kĩ thuật mới. Đầu tiên
nghĩ đến vẫn là phương pháp luyện kim thô sơ vào những năm 50 của thế
kỉ 20. Những năm đó các lò rèn không cần yêu cầu kĩ thuật quá cao mà
hoạt động sản xuất vẫn phát triền. Trải qua sự lãng phí đến hơn 100
triệu tấn thép mới có thể đạt đến trình độ công nghiệp. Nhưng tương
đương với lượng sắt thép đó, trong đó hơn 3 trăm vạn tấn sắt phế chưa
thể đạt đến trình độ công nghiệp, rất nhiều tiêu chuẩn của Vũ triều lúc đó là viễn tưởng.

Ở đây không cần tiêu chuẩn kĩ thuật cao,
cũng không sợ hao phí, chỉ cần nghĩ ra một con đường phù hợp, tìm được
hàm lượng than thích hợp, những thợ rèn ít nhất mất mấy tháng rèn lửa
sắt mới chế được một thanh đao hoàn chỉnh, dùng để trang bị cho quân
đội cũng không có vấn đề gì, nhưng trước mắt quân đội của Võ triều
thiếu không phải là đao tốt mà là quân đội có tố chất huấn luyện. Thí
nghiệm bước đầu Ninh nghị vẫn giao cho Lục Hồng Đề.

Mà về
phương diện khác, tuy không giống như vết xe đổ thảm trọng trước kia
của Đông Hán, Tây Hán. Nhưng lúc này, tầng lớp trên vẫn duy trì thái độ thận trọng với việc thành lập Mật Trinh ti, từ Mật Trinh ti cũng có
thể thấy được tình hình trong nước. Nếu không có chuyện quá khẩn cấp,
lại liên quan đến hoàng thân quốc thích thì e rằng Mật Trinh ti sẽ
không có quyền hoạt động. Cũng vì như thế, mà sự phát triển của Trúc Kí dựa vào kế hoạch định hướng phát triển công luận, ngay từ khi mới bắt
đầu đã không thể tiếp nhận được sự ủng hộ.

Đầu tiên là tầng
lớp thống trị không thể lý giải được ý nghĩa của việc phát triển tầng
lớp nhân dân, ngoài ra nó lại càng giống với mánh khóe của tà giáo, một khi thể chế này mở rộng Mật Trinh ti sẽ không thể khống chế được. Vì
những lý do này mà Ninh Nghị quyết định làm một mình. Lần này đến đây,
có liên quan đến chuyện về buôn vải và một số chuyện khác, cho dù hắn
có không nhúng tay vào, thì sau khi Đàn Nhi đến đây, cũng đủ khả năng
để thúc đẩy mọi việc. Chuyện mà Ninh Nghị thực sự phải làm đó là trước
khi rời đi phải khảo sát chuyện của Trúc Ký.

Lần này lên
Bắc, Vân Trúc và Cẩm Nhi cũng không mang theo người bên cạnh. Bởi vì
những người được huấn luyện buôn bán ở tốp đầu bây giờ đang vào Giang
Ninh. Sau khi từ Hàng Châu quay về Giang Ninh, chuyện Ning nghị đang
chuẩn bị chính là việc huấn luyện nhân viên như thế hệ sau. Thời gian
huấn luyện đủ hai ba tháng là đã có thể dùng một cách chuyên nghiệp
được. Đợi cho Vân Trúc và Cẩm Nhi quyết định ở bên này, tốp thợ thủ công đầu tiên sẽ đến Kinh Thành, bắt đầu chuẩn bị và tham gia vào công việc ở cửa hàng mới.

Còn sau khi ở đây, có liên quan đến biết
chữ, kỹ thuật công việc, việc bồi dưỡng văn hóa của nhà xưởng cũng
không chấm dứt. Quy định cũng đủ để kiểm tra, đánh giá việc thăng chức, dò xét bằng máy làm cho việc này dù không có chủ là Vân Trúc và Cẩm
Nhi giám sát thì công việc vẫn cứ diễn ra bình thường. Liên quan đến
khung cơ bản của những thứ này, bây giờ phải bắt đầu xây dựng mô hình.
Mặt khác, muốn làm tốt những thứ này thì phải chuẩn bị từ bên trong, dĩ nhiên là bắt đầu tham khảo sẽ là các loại quán trà, kĩ viện ở Kinh
Thành.

Nhét những thứ này vào trong đầu, tuy ban ngày nhìn
Ninh Nghị có vẻ nhàn nhã, có thể nói chuyện phiếm với đám Thành Chu Hải cả ngày, còn đưa ra kế hoạch mỗi ngày đi tham quan một nhà cửa khách
điếm với Thần Thiệu Du. Đối với đám người Nghiêu Tổ Niên và Thành Chu
Hải là thuận miệng thì hẹn cùng đi. Trên thực tế rất nhiều thứ trong
đầu hắn còn phải thay đổi. Đám Nghiêu Tổ Niên và Thành Chu Hải hiểu
nhiều biết rộng suy nghĩ chu đáo. Buổi tối trở về còn phải phân nhau ra viết những chương trình của các công ty hiện đại, phân tích xem cái gì có thể dùng được, cái gì cần thay đổi, cái nào cần cắt bỏ. quả đúng là trở về có cảm giác bước đầu của việc xây dựng sự nghiệp, đương nhiên,
nếu nặng một lần… thì chuyện rườm rà sẽ không ít. Tất cả cuối cùng trăm hay không bằng tay quen sẽ thuần thục hơn nhiều.

Chiều nay Tần Tự Nguyên và Giác Minh Hòa thượng đã quay về phủ, lại là hỏi Ninh
Nghị về chuyện của Chu Bội. Mấy ngày gần đây, vị tiểu quân chúa này đi
thăm hỏi khắp nơi, nghe nói là còn chuẩn bị yết kiến Thái Hậu, không có thời gian rỗi đến tìm Ninh Nghị. Nhưng gặp Tần Tự Nguyên hai lần. Lần
trước có hỏi chỗ ở của Ninh Nghị, lần này lại nhờ Tần Tự Nguyên hỏi
giúp. Hai này sau, tại phủ Huyện chủ huyện Thanh Dương có tiệc lại hỏi
xem Ninh Nghị có đi xem không?

- Huyện chủ Thanh Dương? Đó là ai?

Ninh Nghị không biết cái tên này.

- Một tài nữ nổi tiếng nhất trên đất Biện Lương, con gái của Đàm quận Vương, nàng đã thành thân, vị hôn thê Lưu Khinh Thuyền cũng giỏi thơ
văn, hai vợ chồng tôn trọng nhau như khách, nhà của cô đã trở thành một trong những hội thơ nổi tiếng nhất. Trước kia đều có những nhân tài
đến, nếu Lập Hằng không ngại, có hứng thú có thể đến thăm.

Tần Tự Nguyên cười giải thích, Giác Minh Hòa thượng đi theo sau cũng
cười bổ sung thêm mấy câu. Huyện chủ Thanh Dương đó là đường muội của
ông ta, Lưu Khinh Thuyền và ông ta cũng quen biết.

- Nếu có hứng thú. Ngày kia có thể cùng bần tăng đến đó một chuyến.

- Sợ là không có thời gian…

Ninh Nghị suy nghĩ, đối với thể loại hội thơ văn này hắn cũng không
hứng thú lắm. Đặc biệt gần đây, hắn chuẩn bị xong những bài thơ cho Trúc Ký, hắn cũng không lãng phí thời gian mà bận tâm cho những chuyện
khác:

- Nhưng mà, gần đây Tiểu Bội thế nào rồi?

- Hai, ba ngày nay nhiều người thuyết phục rồi.

Tần Tự Nguyên cười:

- Nghe nói xế chiều hôm qua, trong phủ Sùng Vương Đại học sĩ đã nghiêm lệnh kiểm tra học vấn, Chu Bội đối đáp trôi chảy. Kinh Diễm Tứ Tọa,
thi từ cũng khá nhưng cũng được mọi người thích nhất. Tuy là vị Vương
gia kia cố tình sắp xếp nhưng nghĩ đến hai ngày này, chắc là có người
nhắc đến chuyện cầu hôn rồi, ha ha…

Nói đến chuyện này, Tần
Tự Nguyên vui vẻ cười. Chu Bội hình thức dễ ưa, dùng từ mỹ nữ để hình
dung không ai có thể phủ nhận, học vấn hơn người lại là tài nữ, hơn nữa nhà lại có địa vị. Ai mà không muốn trèo cao, thi văn tượng khí, ngược lại chứng minh cô gái này có tính cách khác người, đúng là một đối
tượng tốt để lấy làm vợ. Lần này Chu Bội lên Kinh Thành, Khang Hiền để
cho nàng tìm đối tượng tài tử vừa ý. Chuyện này chắc chắn là có đánh
tiếng qua với Tần Tự Nguyên và Sùng Vương Chu. Để bọn họ giúp để mắt
đến, tránh cho Chu Bội mải vui mà không bị gấp gáp.

- Nói như thế, hội thơ của huyện chủ Thanh Chương, cũng là muốn để cho nàng có nhiều sự lựa chọn?

Ninh Nghị cười nói ra suy nghĩ của mình, Tần Tự Nguyên gật đầu:

- Tiểu nha đầu này gần đây không từ chối, ngoài huyện chủ Thanh Chương bên này ra, chỉ e còn một đống thi hội thi văn khác nữa. Lập Hàng coi như là huynh trưởng của nó rồi, vì nó mà giữ cửa, cũng là công việc nội bộ mà.

- Nếu nói đến Quân Võ thì ta còn biết, Tần Công ông nói Chu Bội, nha đầu kia tính tình tinh quái, hôm đó chỉ là nhân tiện
thì dạy cậu ta về số học, cô ta đã đấu võ mồm cả ngày với ta, còn cảm
thấy ta làm hư đệ đệ của cô ta rồi. Ta và cô ấy tuổi xấp xỉ nhau, tránh để sau này ta phải hận cả đời… Việc này vẫn phải để lão gia đến trị mới được.

- Một ngày làm thầy, cả đời làm thầy, Chu Bội vẫn luôn tôn sùng Lập Hằng ngươi đó.

Tần Tự Nguyên cười phất tay nói:

- Huống hồ, bổn tướng ngày ngày bận rộn, ha ha, lấy đâu ra thời gian
để tham dự vào những việc vụn vặt. Đến lúc đó, nếu hòa thượng rảnh, xin hãy giúp trông coi một chút.

Ở Rể (Chuế Tế) - Chương #388