Chương 193: Tịch Mịch Sa Châu Lãnh (2)


Giữa rừng chỉ có tiếng thì thầm như đang trò chuyện, nào có nét trầm
bống du dương như người đang xướng ngâm, dường như bởi vì đối phương nói với mình mà thuận miệng nói ra, thi thoảng còn cười đùa mấy tiếng,
thành ra tưởng như đang chuyện trò vậy thôi. Nếu không có hai câu "Trăng sơ treo đỉnh ngô đồng, giọt khuya tí tách người lần lần thưa" không
giống như cách thức trò chuyện thông thường, nhất thời Chu Bang Ngạn và
Lý Sư Sư cũng khó xác định đây chính là những câu thơ từ được.

Hai
người dừng lại đằng kia, nhìn nhau một chốc. Hiểu được câu này mới thấy
nét đối nhau thật là đẹp, vừa nghe đã biết đó là câu hay khó tìm, chỉ có điều không biết là thơ hay là từ đấy. Chi thấy dưới ánh nắng chiều bên
ấy, Vân Trúc tựa vào người Ninh Nghị, lẳng lặng lắng nghe.

Những năm kia nàng còn ở trong Kim Phong lâu, từng tiếp xúc với không ít văn nhân

tài từ, những lúc cô độc nơi ấy, ngẫu nhiên cũng có người ngâm một hai khúc tình thi, mong đả động được lòng giai nhân. Chi có điều nàng không mặn
nồng với chuyện bản thân, nên chưa bao giờ vì thế mà cảm động. Từ khi
qua lại với Ninh Nghị, lúc hai người bên nhau đều không ràng không buộc
chi, Ninh Nghị lúc thường cũng không tỏ ra bộ dáng đại tài từ, ngẫu
nhiên chi tụng mấy câu thơ méo mó, viết mấy ca từ chẳng giống ngô khoai, nhưng trong lòng nàng lại chấp nhận hắn, cũng chi vì thấy thú vị. Thực
ra nàng biết tài học Ninh Nghị khá cao, chỉ có điều chuyện tài tử giai
nhân nghiêm túc đối thơ từ thì hai người mới chi lần đầu trải nghiệm.

Đến khi Ninh Nghị ngẫm ngẫm, rồi nói ra câu "Thùy kiến u nhân độc vãng lai, phiêu miểu cô hồng ảnh" nàng mới gật đầu, biết đây là một bài từ Bặc
Toán Tử.

Dịch thơ: u nhân đi lại ngẩn ngơ, dáng như hồng hạc thẫn thờ lẻ loi.

Cách đó không xa, Lý Sư Sư nhìn Chu Bang Ngạn, rồi nhẹ giọng:

- Bặc Toán Tử...

Bài từ này quả thật trước đó chưa từng nghe qua, lúc này nghe có phần khó
nhận định, nhưng thoáng qua đoạn đầu đã cảm thấy hay. Ý cảnh tình mịch,
nhưng thông qua giọng điệu vui vẻ của Ninh Nghị, nó đượm một nét ung
dung, tựa như hắn đang kể chuyện vậy.

- Ha, kinh khởi khước hồi đầu, hữu hận vô nhân tỉnh. Giản tận hàn chi bất khẳng tê... Tịch mịch sa châu lãnh.

Dịch thơ: Người đi đầu ngoảnh u hoài, thế gian tịch mịch biết ai bạn cùng.
Cành đơn lần lựa loanh quanh... Thôi làm dáng nhỏ bên cồn quạnh hiu.

Giữa lúc hai người còn đang ti mi nhớ lại và thướng thức, Ninh Nghị lại thốt lên hai đoạn cuối một cách tự nhiên lưu loát, chi đến câu "Giản tận hàn chi bất khẳng tê" hắn mới

dừng lại một thoáng rồi mới đọc đến câu
sau. Vân Trúc suy tư một chốc, rồi hốc mắt hơi hơi đỏ, lại nâng bàn tay
mình úp lên bàn tay Ninh Nghị, xoa nhẹ hai bên má mình, một lát sau mới
nhẹ giọng:

- Giản tận hàn chi bất khẳng tê... Tịch mịch sa châu lãnh. Lập Hằng, bài từ này, dành cho muội sao?

- Thích?

- Thích.

- Ta thì không thích cho lắm.

- Hi...

Hai người ti tê rúc rích, mà bên kia, cũng có hai người giờ này mới hiểu
được hoàn toàn cả bài từ ấy. Bặc Toán Tử, trên dưới hai đoạn tồng mới
chi bốn mươi bốn chữ, nhưng dùng nơi đây cũng hoàn toàn phác thảo được
một ý cảnh vắng lặng cùng nhung nhớ. Với thông thường, làm bài tự không
phải phân thắng bại bằng dài ngắn, song nếu câu dài hơn một chút, lại
càng phác họa được nhiều ý hơn. Nhưng ở đây chỉ được bốn mươi bốn chữ,
từ "Khuyết nguyệt quải sơ đồng" cho đến "Tịch mịch sa châu lãnh", cơ hồ
mỗi câu đều chứa đựng ý cảnh phong phú vô cùng, hai đoạn trên dưới đối
nhau một cách tinh tế, mà kết hợp nhau cũng thật là chặt chẽ.

Vừa rồi Ninh Nghị cơ hồ thuận miệng đã thốt ra bài từ như thế, bất kể từ sự
tinh tế nơi bản thân từ ngữ, cho đến sự thăng hoa ý cảnh đương thì, nơi
đâu cũng chứng minh cho công lực thơ từ gần như đạt mức đỉnh điểm của
tác giả. Chu Bang Ngạn vừa mới cảm thấy bài ứng Thiên Trường kia đã là
tác phấm mà người đời trong lúc nhất thời khó thể với tới, ông ta hữu
cảm mà phát ra, trong lòng vẫn đắc ý, nhưng bây giờ lại nghiềm ngẫm được bài

Bặc Toán Tử kia của Ninh Nghị, thật không biết nên có tâm tình
ra sao, chỉ đành dời mắt nhìn qua Lý Sư Sư, có điều lúc này Sư Sư cô
nương cũng đang thầm niệm trong lòng bài từ ấy, không có tâm trạng để
bận tâm tới chuyện gì cả.

Bên kia, Ninh Nghị và Vân Trúc lại nhỏ
giọng thầm thì một hồi, mà bên này, hai người Chu Bang Ngạn và Lý Sư Sư
lường lự, không biết nên ở hay đi, nhưng chưa quyết đnh được thì bên tai lại vang lên một tiếng ca nhẹ nhàng. Tuy Lý Sư Sư với Chu Bang Ngạn
không quen thuộc với Vân Trúc, nhưng tất nhiên vẫn biết nàng là nữ, lúc
này nghe giai điệu vang lên, Lý Sư Sư mới biết cô gái này cũng có hiểu
biết về âm luật, vốn dĩ Vân Trúc muốn xướng lên bài từ Bặc Toán Tử mà
Ninh Nghị mới làm kia, nhưng mới ngâm nga được vài tiếng, giọng ca mềm
mại ấy lại thốt câu Nỗi sầu nghìn vạn khó vơi...

Hát câu đầu tiên, Lý Sư Sư đã hiểu ý của Vân Trúc.

Thiên vạn hận, hận cực tại thiên nhai.

Sơn nguyệt bất tri tâm lý sự,

Thủy phong không lạc nhãn tiền hoa.

Dao duệ bích vân tà.

Sơ tẩy bãi, độc ỷ vọng giang lâu.

Quá tẫn thiên phàm giai bất thị,

Tà huy mạch mạch thủy du du,

Tràng đoạn bạch bình châu!"

Dịch thơ:

"Ngàn vạn hận, hận vì xa cách nơi chân trời. Núi trăng không hiểu chuyện lòng người, Phong thủy không lưu hoa trước mắt.

Chậm chạp áng mây nghiêng.

Rửa mặt xong, tựa lầu nhìn mặt sông bên dưới.

Ngàn cánh buồm qua đều phải đâu, Tà dương lấp lánh rọi làn nước, Đứt một ngóng Bằng Châu!"

Đây là bài Vọng Giang Nam của Ôn Đình Quân thời Vãn Đường, tả cảnh người
thiếu phụ tựa lầu mong ngóng phu quân. Câu "Ngàn cánh buồm qua đều phải
đâu, tà dương lấp lánh rọi làn nước, đứt một ngóng Bằng Châu" kia hàm
chứa ý cảnh nhung nhớ rất đẹp, là một trong những khúc ca mà nữ tử thanh lâu phải học, Lý Sư Sư cũng quen thuộc. Nhưng điều nàng không ngờ là
chất giọng của cô gái trước mắt này mềm mại uyển chuyển không kém nàng
nửa phân, thậm chí trong đó bộc lộ ra tình cảm ấm áp cùng ca nghệ tươi
đẹp càng hấp dẫn hơn nhiều. Tuy không có đàn sáo phụ theo, nhưng bù lại, dường như cả đất trời đều đã dung nhập vào trong ấy.

Nếu bàn về tình cảm, hai người ấy vốn là tinh lữ ở bên nhau, nàng không so bì được.

Nhưng về chất giọng, ca nghệ, không hiểu sao nàng cũng sinh ra cảm giác khó
bề địch nổi, điều này lại khiến nàng có phần kinh ngạc. Tất nhiên nàng
đâu biết, từ bấy nay Vân Trúc đã nghiên cứu xướng pháp hiện đại mà Ninh
Nghị thích, rồi đem nó dung nhập vào trong làn điệu của mình, không
những còn giữ lại được ý cảnh vốn có, mà giai điệu còn uyển chuyển, tươi đẹp, dễ nghe hơn những khúc ca bên ngoài nhiều. Nếu người bên ngoài
dùng giai điệu ấy mà biểu diễn, có khi sẽ bị mắng là tà âm, quá tục tằn
thấp kém, nhưng trình độ của Vân Trúc đã đến cảnh giới đại gia, nàng hát rất tự nhiên không hề có chút sơ sẩy.

Bài từ Bặc Toán Tử vừa rồi của Ninh Nghị hiển nhiên là vì cảm thương cho sự chấp nhất của Vân Trúc mà
dùng câu "Cành đơn lần lựa loanh quanh", nhưng nàng biết Ninh Nghị nghĩ
thấy có chút bạc đãi mình, nên trong ngữ khí có vài phần thương cảm.
Nàng dùng khúc Vọng Giang Nam này đối lại, dùng làn điệu thoải mái tươi
tắn, không chứa chút ai oán, dùng câu "Ngàn cánh buồm qua đều phải đâu"
để đối với "Cành đơn lần lựa loanh quanh", trong đó ký thác cả hy vọng
hắn sớm ngày quay về bộc lộ hết cảm tình với mình.

Hát xong, nàng hơi hơi có chút xấu hổ, bèn tựa vào người Ninh Nghị mà mặc cho hắn ôm ấp.

Xưa đó nơi Kim Phong lâu, một ít tài tử cũng dùng những ca từ hay những vần thơ để biểu đạt sự ái mộ với nàng, nàng tuy thông minh sắc sảo, lại tài hoa hơn người, nhưng không có lòng đối đáp với những người ấy, đến bây
giờ mới nếm trải mùi vị lãng mạn của văn chương trong cảm tinh, trong
lòng như cũng có chút say mê.

Không xa kia, hai người giữa rừng cây
nghe xong ca từ mà cảm thấy trong lòng hơi chút cảm nhiễm, có lẽ hình
ảnh tài tử giai nhân, sông nước Giang Nam trong những tiểu thuyết truyền kỳ kia cũng như thế này vậy.

Một chốc sau, Ninh Nghị cười:

- Đối đáp với ta đó sao, ha ha.

- Chẳng qua muốn hát mà thôi...

- Ô, dễ nghe lắm.

Ninh Nghị ngẩng đầu nhìn ánh dương quang đang chiếu xuống:

- Có điều... Ý cảnh trong hai khúc này đều có phần ảm đạm, thế này không hay lắm.

- Đến khi Lập Hằng quay lại, muội sẽ hát khúc vui.

- ừm, để ta nghĩ nào...

Hắn suy nghĩ một lúc, rừng cây liền yên tình lại, lúc này đã tới giữa trưa, ánh dương

quang xuyên qua kẽ lá cây chiếu trên mặt cỏ, từng đóa từng đóa hoa xuân nở rộ trong tầm mắt, thoáng chốc ấy, một ý cảnh khác lại vang lên.

Tiêm
vân lộng xảo, phi tình truyện hận, ngân hán điều điều ám độ, kim phong
ngọc lộ nhất tướng phùng, tiện thắng khước, nhân gian vô số... Nhu tình
tự thủy, giai kỳ như mộng...

Dịch: Âm thầm quá bước Ngân hà, sao bay
gửi hận mây hoa khoe màu. Gió vàng sương ngọc tìm nhau, đường trần muôn
kiếp có đâu sánh cùng... Nhu tình mộng đẹp tương phùng...

Lý Sư Sư và Chu Bang Ngạn đã sững sờ nơi kia. Tình tự đã thấy nhiều, những tài tử
giai nhân miệng đầy thơ văn khi tinh tự cũng đã gặp không ít, nhưng chưa từng thấy qua người xuất khẩu thành thơ như đùa bờn như vậy. Lúc này
tâm tình Ninh Nghị đang vui sướng, thơ xuất ra lại càng trôi chảy hơn:

- ... Nhẫn chú ý cầu hi thước đường về, hai tinh nếu ở lâu dài thì lại khởi tại sớm sớm chiều chiều.

Dịch: ... Ngậm ngùi chẳng nờ ngoảnh trông thước kiều. Tình xưa nếu mãi còn yêu, cần chi sớm sớm chiều chiều bên nhau.

Bài từ này càng dễ hiểu hơn bài từ Bặc Toán Tử khi nãy, mà cũng dễ dàng
nhận định cao thấp hơn, Chu Bang Ngạn lặng yên đánh ực một tiếng. So với ông ta, thân nữ tò càng dễ bị những thi từ này cảm nhiễm hơn, Lý Sư Sư
hơi siết nhẹ tà áo, mà Chu Bang Ngạn vốn là một tác gia sở trường tả
cảnh trữ tinh, ông ta càng hiểu sự tốt xấu trong đó. Ông ta đã từng điền thêm từ cho thơ, bài Minh Nguyệt Kỷ Thì Hữu kia của Ninh Nghị đã không
cần phải điền thêm, thì bây giờ nếu bài Thước Kiều Tiên này được truyền
đi ra... Sợ rằng mình không thể hành nghề điền từ được nữa.

Lúc ấy
nghe xong bài từ Bặc Toán Tử của Ninh Nghị, ông ta vẫn chỉ có chút cảm
xúc chưa sâu với thanh danh Ninh Lập Hằng, có điều hiện giờ lại thêm một bài từ như thế, trong lòng ông đã chi còn quanh quẩn được mỗi năm bài
từ của Ninh Nghị rồi.

Bên kia lại vang lên tiếng cười của Ninh Nghị:

- Nào nào, bài này có thích không? Muội hát tiếp, ta cũng thêm một bài... À, bài này thật sự là tặng cho muội đấy.

Hắn vẫn còn muốn thêm...

Chu Bang Ngạn với Lý Sư Sư không còn biết phải nói gì. Mà bên kia, Vân Trúc lại lấm nhấm nhớ kỹ bài từ đó, rồi cảm động một lúc lâu:

- Thiếp thân chịu thua còn không được sao, thực ra bài từ Bặc Toán Tử khi nãy của Lập Hằng, muội cũng thích lắm...

- Đều tặng cho muội hết đấy.

Ninh Nghị ngẫm ngẫm, rồi lại hơi chút do dự mà cảm thán:

- Thực ra, ta cảm thấy câu "Tình xưa nếu mãi còn yêu, cần chi sớm sớm
chiều chiều bên nhau" này có phần đê tiện, có muốn sửa lại hay không...

- Không sửa!

Vân Trúc bắt lấy tay hắn, một lát sau mới đỏ mặt mà nói:

- Muội... Muội rất thích.

- Thích thì sao trước kia không nói...

- Vì muốn Lập Hằng phải có cảm mà phát đó...

- Muội thích thì được rồi.

Ninh Nghị nói rồi, suy nghĩ một lúc nữa, lại ôm nàng:

- Ấy, vấn thế gian tinh vi hà vật, trực giáo nhân sinh tử tương hứa, thiên nam địa bắc song phi khách, lão sí kỷ hồi hàn thừ

Dịch: Hỏi thế gian tinh là vật chi, mà khiến người nguyện thề sống chết, đất Bắc trời

Nam chia hai bóng khách, đôi cánh già đã mấy bận pha sương...

Vân Trúc lũn dim đôi mắt, trong lòng như được rót mật, nhưng lại vùng ra:

- Đừng làm đừng làm nữa... Nếu một lần mà huynh làm nhiều bài như thế,
sau này huynh không ở đây muội biết làm sao, muội không nghe nữa đâu...

- Ấy, không nghe cho hết sao...

Hai người lại đùa vui một hồi nữa, tiếng cười hi hi ha ha vọng ra từ giữa rừng cây.

Mà bên kia, Chu Bang Ngạn cùng với Lý Sư Sư đã ra khỏi rừng cây, trông
thấy mọi người thì sắc mặt vẫn còn chút trắng bệch, Lý Sư Sư nắm một tay nơi vạt áo, cánh tay đã run nhè nhẹ rồi. Nếu bài từ Bặc Toán Tử đầu
tiên mới chi khiến nàng kinh hãi, thì bài thứ

hai, Thước Kiều Tiên
được thuận miệng ngâm ra đã khiến nàng phải run sợ, làm sao lại có thể
như vậy cơ chứ... Mà đến bài thứ ba...

- Đất Bắc trời Nam chia hai bóng khách, đôi cánh già đã mấy bận pha sương... Sau đó sẽ là gì nữa nhỉ...

Trong lòng nàng thật sự rung động, hai đôi lông mày hơi nhướng lên...

Ở Rể (Chuế Tế) - Chương #193