Sai Lầm


Để thay đổi nhận thức chung của đám đông thật khó, xem ra việc làm cho họ tự
nguyện ra nước ngoài là chẳng mấy thành công rồi. xem phản ứng của đám thí
sinh hôm nay thì biết. Không phải chuyện ngày một ngày hai là có thể thành
công.

Lời “lăng xê” về sự giàu có ở Tây Dương không đạt được bao nhiêu ảnh hưởng đối
với đám thí sinh nhưng đối với đám quan lại đang ở bên cạnh dự khán lại tạo
nên hiệu quả lớn nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi vậy sau khi buổi tiệc
kết thúc, Trần Văn Kỷ phối hợp với Quang Toản đưa thông tin sẽ cử người đi sứ
qua Châu Âu không vấp phải sự chống đối là mấy, thậm chí có phần thuận lợi.
Nhưng đó là chuyện của mấy ngày sau còn bây giờ hắn đang gặp bế tắc. Bao nhiêu
công sức chỉ một câu “man di” hai điều “thánh hiền” liền tan thành muối bỏ
biển kết quả không như mong đợi kiến hắn chán nản.

Buổi tiệc kết thúc với phần lễ trao mũ áo cho các thí sinh thi đậu trong đợt
này, Quang Toản đích thân ban mũ áo cho từng người. Đây là phần nghi thức được
tất cả mong chờ, bao nhiêu năm phấn đấu bao nhiêu công sức học hành chẳng phải
chỉ để chờ giây phút này thôi sao? Nhiều người kích động đến rơi nước mắt khi
áo mũ được trao tay, đây là thứ đại biểu cho thân phận địa vị của họ trong xã
hội, là mục tiêu phấn đấu của hầu hết đàn ông cả nước, biểu sao không vui mừng
cho được. Chỉ khi là một phần tử sống trong xã hội này mới hiểu được ý nghĩa
lúc nhận áo mũ do vua ban phát là vinh dự đến nhường nào.

Quang Toản phát mũ áo cho từng người, theo thứ tự đầu tiên là trạng nguyên kỳ
này, tiếp sau đó đến lượt bẳng nhãn, thám hoa, các tiến sĩ trong đó có Hoàng
Phúc rồi năm trăm người tiếp theo, khi phát đến một người Quang Toản phát hiện
có điều không đúng, nhìn kĩ lại người đang đứng trước mặt, hắn nhận ra đó là
tên thư sinh nêu ý kiến tiếp lời Hoàng Phúc lúc trước, khi đó Quang Toản nghe
ra có chút không đúng nhưng không có quá chú tâm tìm hiểu. Hắn nhìn người phía
trước một chút, tay trao mũ áo rồi không nói gì đi qua người tiếp theo, trên
miệng còn đọng lại nụ cười bí ẩn. Một bất ngờ khá thú vị, xem ra không có
chuyện gì là không thể ah.

Buổi lễ kết thúc khi mặt trời đã lên cao, Quang Toản thầm thì vào tai lão Phúc
mấy câu rồi hướng về phía cung trường thọ mà đến, đây là nơi ở của mẹ hắn,
thái hậu Bùi Thị Nhạn, chẳng ai ngạc nhiên về chuyện này, thường ngày hắn vẫn
đến đây dùng cơm với bà.

- Toản nhi ra mắt mạ.

- Toản con đến rồi a! Hôm nay có chuyện chi mà đến muộn vậy con, mạ chờ cơm
con mai chừ.

- Không có gì đâu mạ, hôm nay gặp mặt người đậu trong kỳ thi đình vừa rồi.

Quang Toản và mẹ hắn dùng bữa, trước đây bà vẫn dùng cơm theo lối cũ ngày hai
bữa, mấy tháng nay Quang Toản đến đây dùng cơm chung nên bà cũng vì đó mà thay
đổi. Có lẽ có hắn hay đến nên nhiều lúc bà còn tự mình xuống bếp làm vài món,
được hắn cỗ vũ bà cũng ăn được nhiều hơn vì vậy mà sắc mặt không còn xanh xao
gầy gò như trước.

- Nghe cậu con nói lần ni con cho đến mấy trăm người cùng đậu, chuyện chi mà
cần nhiều người vậy con.

“A, tên Bùi Đắc Tuyên kia không biết lại gặp mẹ hắn nói bậy chuyện gì nữa, xem
ra phải tìm cách tống tên này đi chỗ khác thôi, ít nhất phải làm trước khi Bùi
Thị Xuân về đến kinh để tránh hắn lại đi nói bậy bạ cái gì đó…” Quang Toản suy
nghĩ trong lòng.

- Lần này con định tuyển thêm người cho họ đi ra nước ngoài học tập mẹ ah!
con phát hiện chẳng mấy ai trong số họ chịu đi ra ngoài cả, ép buộc không phải
là cách hay…..

Quang Toản có nhiều chuyện chẳng biết tâm sự cùng ai, kể ra người thân thích
nhất với hắn lúc này chính là mẹ, lúc dùng bữa hắn luôn tiện kể cho bà nghe
vài chuyện trên triều. Thường ngày bà cũng ít để ý nhưng vẫn cho một vài lời
khuyên hữu ích. Đối với hắn ngoài chuyện hắn không còn là Quang Toản thật ra
thì chẳng có chuyện gì phải dấu diếm bà.

- Chuyện này đúng là khó, con nên để người dưới quyền đi làm mới đúng, con
không nên trực tiếp nhúng tay vô sẽ hay hơn. Với lại cử người đi ra ngoài đâu
nhất thiết phải là những kẻ đỗ đạt kỳ này, hơn nữa khi họ đỗ đạt rồi tức là đã
thành thần tử phải chịu nghe lời của con, là vua một nước nhiều lúc phải có sự
cứng rắn mới được.

Quang Toản nghe vậy liền rơi vào suy nghĩ “xem ra sách lược mà hắn đang làm
mấy hôm nay chính là đã sai lầm, dẫn đến tình hình đi đến bế tắc như lúc này”

Sai lầm đầu tiên chính là hắn không nên tự mình ra mặt trong chuyện này. Trần
Văn Kỷ tuy có uy tính cao trong triều nhưng một mình ông ta thật quá lẻ loi,
chưa kể trong triều chia làm nhiều hệ phái, còn lòng người đọc sách tất cả vẫn
chưa hướng về triều đình Phú Xuân. Một mảng rối ren như vậy còn chưa thống
nhất thì sao có thể thay đổi cách nhìn nhận.

Một sai lầm nữa chính là hắn muốn một lần bao trọn cả nhiều việc, vừa muốn cải
cách kinh tế lại muốn cải cách tư tưởng. Không phải tự nhiên mà hắn muốn dùng
đám nho sĩ này làm người tiên phong đi ra bên ngoài học tập mà đã có tính toán
cẩn thận, đầu tiên đám nho sĩ đỗ đạt lần này chính là nhưng nhân vật ưu tú đại
diện cho nền nho học Đại Việt, có tiếng nói trong xã hội. Nếu đám người này
sau khi đi ra ngoài trở về sẽ chính là con dao sắc bén đâm vào hệ thống nho
học cổ hủ trong nước, dùng nho gia để cải cách tư tưởng nho gia không còn gì
hay hơn, nhưng sự đời đâu có đơn giản như vậy, làm gì có chuyện tốt đôi đường.
Chuyện của ngày hôm nay đủ nói lên sách lược mà hắn muốn làm đang đến hồi phá
sản.

Thêm một điều nữa chính là hắn đã coi nhẹ sự khốc liệt khi một cuộc cách mạng
nổ ra, phải nói rằng không cuộc cách mạng nào không phải đánh đổi bằng máu, đó
là chuyện không thể tránh. Quang Toản muốn làm cách mạng lại không muốn đổ
máu, muốn thực thi các biện pháp ôn hòa, đây chính là cái sai trầm trọng nhất.
Mẹ hắn nói đúng, đám nho sĩ kia ra ứng thí chính là đã có lòng muốn làm thần
tử của hắn, đã là thần tử vậy không thể cãi mệnh vua, trung quân ái quốc là
chuyện thiên kinh địa nghĩa phải làm. Hắn không việc gì phải ra mặt khuyên nhủ
như vậy.

Khi về đến phòng làm việc của mình Quang Toản liền cho mời Trần Văn Kỷ và Ngô
Thời Nhậm đến chủ yếu là để bàn chuyện về sứ đoàn cùng đem người đi ra ngoài
học tập.

- Chuyện hôm nay hai khanh cũng biết rõ, chẳng hay nhị vị có cao kiến gì?

Hai lão thấy Quang Toản hỏi trực tiếp như vậy cũng chỉ biết ta nhìn người
người nhìn ta lắc đầu, nhất thời chẳng ai nghĩ ra có biện pháp nào. Khiến
Quang Toản trong lòng không khỏi thất vọng.

- Khải bẩm Hoàng Thượng! Xã tắc từ thời Lê- Mạc đến nay luôn trong tình trạng
chia cắt, lòng người không cùng sở hướng là chuyện thường tình, ngài không nên
vì vậy mà thất vọng. Chỉ là chuyện này e có phần hơi vội. – Ngô Thời Nhậm lên
tiếng an ủi.

- Khải bẩm Hoàng Thượng! Lão thần bất chợt nghĩ ra được mấy ý thượng, trung,
hạ kế không biết ngài muốn nghe loại nào.

Ạc, lại có kiểu này nữa, không hổ là quân sư chuyên nghiệp a, khi tự mình
không biết hiến sách lược gì cho chủ thì tốt nhất vấn là để cho chủ tự mình
lựa chọn, dù có làm không được thì cũng không ảnh hưởng đến uy tính của một
quân sư.

- Quân sư trước cứ nói thượng sách trước

- Thượng sách chính là vẫn tiếp tục với cách lôi kéo như hiện giờ của Hoàng
Thượng dù không được bao nhiêu người tự nguyện chịu đi nhưng chắc sẽ có.

Cái này mà thượng sách cái gì, chuyện này không đễ như nói. Đến ngay cả Ngô
thì Nhậm nghe xong cũng vuốt râu lắc đầu.

- Vậy trung sách và hạ sách thì sao?- Quang Toản hỏi lại

- Trung sách là chọn đám người khác, còn hạ sách thần nghĩ bệ hạ không nên
dùng vào lúc này thì tốt hơn.

- Ái khanh cứ nói- Quang Toản thấy lão ngập ngừng như vậy liền lên tiếng

- Cưỡng chế- Trần Văn Kỷ thốt ra hai chữ rồi im lặng không nói thêm gì, Quang
Toản cũng khá bất ngờ với câu trả lời của lão, không hổ là quân sư dưới trướng
Quang Trung ah, ra chiêu không giống suy nghĩ người thường.

Hắn phân vân giữa hai phương án sau hơn, thật ra chuyện thay người không phải
không thể được nhưng như đã nói từ trước, thay người không phải là chuyện có
lợi cho mai sau, không thể nhìn vào cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi thế lâu
dài được. Hắn vẫn muốn kiên trì sách lược dùng người nho gia để cải cách nền
tư tưởng nho học tại Đại Việt. Những người ra đi ngày hôm nay sẽ là hạt giống
cho cuộc cách mạng mai sau, không thể chọn bừa bãi. Còn nếu cưỡng chế lại sinh
ra bất mãn, có khi lại xôi hỏng bổng không.

- Khởi bẩm Hoàng Thượng thần có ý này, nếu cưỡng chế theo cách khác ý thần là
không nhắc gì đến chuyện học tập mà chỉ nói cử bọn họ đi sứ luôn tiện quan sát
tìm hiểu….-Trần Văn Kỷ lên tiếng.

Đúng là chỉ có lão Kỷ mới nghĩ ra được chuyện như vậy, nhưng đây không phải là
không được, thậm chí là một phương án hay nữa là khác, việc cử quan lại đi sứ
hoàn toàn khác với chuyện học tập gì đó ah. Thực tế thì cái gọi là ‘quan sát
tìm hiểu đối phương’ mà lão nói so với học tập trong đây không khác nhau là
mấy. nhưng cách nói của lão lại dễ nghe hơn không biết bao nhiêu lần, cái được
nhất là ở chỗ với cách nói này hắn cũng dễ dàng ra chiếu chỉ hơn. Ví như ra
một chiếu chỉ cho thần tử của mình qua nước khác đi học lại không phải học đạo
thánh hiền, chiếu chỉ này ban ra rất mất mặt cho cả triều đình lẫn người nhận
chỉ a. Còn nếu nhận chỉ theo sứ đoàn đi qua nước khác mang theo mật lệnh xâm
nhập do thám tình hình đối phương. Hai chuyện này đem ra so sánh liền thấy sự
khác nhau về mặt hình thức.

Con khi đã đến nơi rồi thì …..

- Hay! đây đúng là cao kiến, thật không hổ danh quân sư!

- Tạ ơn Hoàng Thượng khen tặng!- Trần Văn Kỷ trả lời

- Khải bẩm Hoàng Thượng! Không biết lần này nên cử ai làm chánh sứ!

Đúng ah, việc cử chánh sứ trong trường hợp này là chuyện phải cần cân nhắc kỹ
lưỡng, đầu tiên là phải nắm chắc ý nghĩa của chuyến đi này, sau đó là có đủ uy
tín lẫn khả năng ứng đối trong mọi trường hợp, sức khỏe cũng là một vấn đề. Kể
ra Phan Viễn có gần đủ các điều kiện trên nhưng lại không được vì không đủ uy
tín.

- Thần xin làm làm chánh sứ đợt này- Trần Văn Kỷ đứng ra xin đi.

Tính ra Trần Văn Kỷ là thích hợp nhất nhưng lão đi rồi coi như hắn mất đi một
cánh tay đắc lực bàn mưu tính kế hắn thật không nỡ. Thấy Quang Toản phân vân
chưa quyết định, Ngô Thì Nhậm liền lên tiếng

- Bệ Hạ! Thần xin làm chánh sứ, bệ hạ cứ giao cho thần!

Thực tế chuyện làm chánh sứ đợt này không phải là chuyện tốt đẹp gì để hai
người tranh giành nhau, cả hai cũng đều biết chuyện đó. Đi sứ chỉ là vỏ bọc
bên ngoài che mắt mọi người, hiểu được mục đích chính bên trong chỉ có hai lão
trước mặt hắn đây, bởi vậy chánh sứ lần này không ai ngoài hai người. Khổ nỗi
Ngô Thì Nhậm cũng chẳng rảnh rang gì, dự án trồng khoai lang, cây dâu, lại
cộng thêm việc khai hoang đất trồng tất cả đang dở dang chưa đâu vào đâu, nay
lão đi sứ biết tìm ai thay thế.

- Nhậm ái khanh còn công việc dang dở, chuyện đó cũng quan trọng không kém đi
rồi trẫm biết tìm đâu ra người thay, xem ra đành phải vất vả cho quân sư rồi.-
Quang Toản đưa ra lựa chọn của mình.

- Hoàng Thượng cứ yên tâm, đây là trách nhiệm của thần- Trần Văn Kỷ lên tiếng
nói

- Trông chờ vào quân sư!

- Tạ ơn bệ hạ tin tưởng, thần xin phép đi chuẩn bị trước

Khi hai người Ngô Thì Nhậm và Trần Văn Kỷ vừa ra khỏi cửa lão Phúc đã chạy vào
báo người mà hắn muốn gặp đã đến.


Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới - Chương #34