‘Bế quan tỏa cảng’ là một trong những chính sách được cho là nguyên nhân dẫn
đến việc đất nước ‘ngủ say trong giấc mơ hồng, đóng cửa để tự bảo vệ mình’.
Trong lúc các nước phương Tây phát triển thương mại như vũ bão càng ngày càng
cần nhiều thị trường hơn, vì vậy, Phương Đông trở thành đối tượng để các nước
Tư bản phương Tây dòm ngó. Trước sự ‘gõmcửa’ của tư bản phương Tây thay vì mở
toang cánh cửa đón mời, các quốc gia phương Đông lại “đóng sầm” cánh cửa lại.
Vì không thông thương được với phương Đông nên các nước tư bản phương Tây lên
kế hoạch xâm lược. theo con đường riêng lâu dài ‘Thương nhân và giáo sĩ vào
trước dọn đường sau đó quân đội mới vào chính thức xâm chiếm’.
Nhận ra mục đích thâm hiểm của Phương Tây, Triều đình không mở cửa để phát
triển nội lực đất nước mà lại ban hành hai chính sách “Bế quan toả cảng” ngăn
chặn thương nhân và “cấm đạo và sát đạo”, ngăn chặn các giáo sĩ đạo Ki tô
giáo, nhằm bảo vệ độc lập dân tộc. Nhưng họ không thấy rằng chính cái chính
sách ‘Bế quản toả cảng’ sau này như vòng kinh cô cột chặt đất nước vào thế
xấu, hết đường xoay sở, nền kinh tế lâm vào sự kém phát triển và trì trệ làm
cho nội lực quốc gia bị hổng, Phương Tây dễ dàng xâm chiếm. (lấy từ luận văn
bàn về bế quan tỏa cảng, trích đoạn có chỉnh sửa)
Quang Toản đương nhiên không thể nào đi theo con đường sai lầm như vậy, hắn
chính là muốn mở toang cánh cửa thương mại, đón nhận sự xâm nhập của tư bản
phương tây, từ đó hấp thu những cái được của họ để phát triển đất nước, để cho
người dân, nhất là tầng lớp sỹ phu thấy được nguy cơ mà tự mình thay đổi.
- Các khanh đã vào ngồi đến đây, tất cả đều trải qua kỳ thi vừa rồi, trong đề
thi đó có câu luận về thành ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Các
khanh đã làm nên chắc chắn phải biết, bây giờ các khanh muốn trẫm “bế quan tỏa
cảng” làm như vậy chẳng khác nào tự muốn đóng cửa, nấp khư khư trong nhà không
chịu ra ngoài gặp người. Vậy sao bắt kịp với thiên hạ, vậy khác nào ếch ngồi
đáy giếng. Làm sao đúng với lời tổ tiên dạy bảo. Khi chấm bài trẫm thấy không
ít người còn viết nào là “muốn đi đến tận cùng thế gian” nào “chân in dấu khắp
thiên hạ”… Nay mới đó mà đã đổi ý mau như vậy
Đúng vậy, nhắc đến đây họ mới ớ người ra, chính tay họ chỉ mấy hôm trước còn
tự mình viết luận về câu thành ngữ của ông cha, khi đó không ít người dùng lời
văn tuôn trào muốn đi khắp tận cùng thế gian, muốn dấu chân in dấu khắp thiên
hạ, vậy mà lúc này đây lại muốn đóng cửa giữ nhà. Không ít người trước đó thầm
đắc ý với bài văn của mình nay phải cúi đầu tự thẹn, tuy Hoàng Thượng không
nhắc đến tên ai, nhưng hầu như ai trong số họ cũng đang tự lấy làm thẹn.
Tuy là vậy nhưng trong lúc nhất thời chẳng ai có thể đưa ra biện pháp nào hiệu
quả, cả đám trầm tư suy nghĩ, đây là đang đàm luận với Hoàng Thượng, nếu mình
có thể ở đây thể hiện chút bản lãnh vậy chẳng phải được lọt vào mắt xanh của
ngài hay sao. Không ít người vì lẽ đó mà ra sức động não, chỉ hận sao hôm nay
đầu óc lại không đủ minh mẫn như mọi hôm. Không ít người bán tín bán nghi muốn
hỏi rõ.
- Khải bẩm Hoàng Thượng không biết năm châu này là ở chỗ nào?
- Ah! Vấn đề này trẫm cũng được người khác chỉ dạy mà thôi, lão thần tiên mà
trẫm gặp, khi trẫm hỏi về đại thế thiên hạ hiện tại như thế nào, vị ấy đã nói
cho trẫm nghe. Còn cho trẫm xem một tấm họa đồ vẽ vị trí của năm châu, có lẽ
là lão thần tiên dùng tiên phép gì đó khiến trẫm chỉ xem qua một lần liền vẽ
nhớ ngay. Đến lúc này trẫm vẫn còn nhớ, trẫm đã tự mình vẽ lại nó, các khanh
xem thử đi.
Nói đến đây có mấy tay thái giám mang ra một tấm bảng lớn trên đó có treo tấm
họa đồ thế giới mà Quang Toản cố gắng thể hiện mấy hôm nay, hắn dựa theo họa
đồ do Bùi Đắc Tuyên đem đến lần trước mà sửa chữa lại, nếu so sánh với bản đồ
thế giới trong sách giáo khoa ở kiếp trước thì tấm bản đồ này chỉ xứng đáng ăn
điểm 0. Chỉ có điều so với các tấm bản đồ hiện tại thì chẳng mấy thua kém.
- Trẫm sợ mình nhớ sai nên đã cho người ra bến Hội An sao lại một tấm họa đồ
của người Tây Dương đem về so sánh, thấy không khác nhau là mấy. Chứng tỏ ọ đã
biết về năm châu từ lâu ah
Một tấm bản đồ hàng hải nữa được mang ra, đây là do hắn cho người vẽ lại tấm
bản đồ hàng hải của Smith Amine. Mặc dù vẫn có nhiều chỗ thiếu sót và không
đúng hình dạng nhưng cũng có nhiều điểm giống với bản sao bản đồ thế giới mà
Quang Toản tự vẽ.
- Khải bẩm Hoàng Thượng không biết Đại Việt ta ở chỗ nào? Á Châu ở đâu?- có
nhiều người, không nhìn ra gì trên địa đồ liền bạo gan lên tiếng hỏi, cũng
chẳng ai đứng ra cười chê, đơn giản vì chẳng ai trong số họ biết nhìn. Và ai
cũng tò mò muốn biết chuyện này.
Quang Toản lần lượt lấy cây “viết than” của mình theo trí nhớ nhanh chóng kí
hiệu và đọc tên một số nước trên họa đồ. Cả đám bên dưới im lặng nhìn chăm chú
theo từng cái đánh dấu của Quang Toản chỉ hận tai không đủ thính mắt không đủ
tỏ, trí nhớ không đủ siêu phàm đển nhớ hết, cái mà họ ấn tượng chính là Đại
Viêt quá nhỏ đi, Xiêm la không ngờ lại gần ta như vậy, mà phía tây Xiêm La….
Châu Mỹ rất lớn cách châu Âu bởi biển rộng như vậy mà cũng bị chúng xâm chiếm
hết, đông hải bao la mà trong sách vở ghi lại như truyền thuyết không ngờ khi
so sánh với cái Đại Tây Dương, Thái Bình Dương gì đó chỉ bé tẹo không đáng
nhắc đến, không ngờ trên đời còn có những nơi như vậy, quá nhiều quốc gia. Một
số người am hiểu chút về phật giáo bất ngờ khi Tây Thiên trong giáo lý nơi
Phật Tổ sinh ra lại không phải quá xa như vậy, lại còn đã bị người Châu Âu xâm
chiếm rồi, thật thất vọng chẳng biết phải nói gì.
Lúc này bên dưới trở nên sôi trào xôn xao nghị luận, không chỉ các thí sinh mà
cả đám quan đại thần đang dự khán cũng sôi trào, những tưởng chỉ bàn luận một
chút về kinh thi gì đó ai ngờ lại lôi ra một đống vấn đề lớn như vậy. Khiến
trong lúc này nhất thời khó tiếp thu. Song không muốn mất mặt trước đám sĩ tử,
họ kìm nén trí tò mò mà không đưa ra câu hỏi, ít nhất không thể biểu hiện mình
không biết gì về điều này trước mặt đám người mới được. Mất mặt lắm đấy!
Một số thí sinh có nhiệt huyết lên tiếng.
- Khởi bẩm Hoàng Thượng! Có cách nào để tránh được mối nguy này chăng, không
biết vị thần tiên kia có chỉ dạy gì chăng?
Khi chưa có cách gì để xoay sở trong lúc này, không ít ngươi muốn đặt niềm hi
vọng vào đấng siêu nhiên. Đây cũng là chuyện bình thường trong tính cách của
con người, không có gì đáng trách cả, có vậy mới có tôn giáo tín ngưỡng tồn
tại chứ.
- Trẫm không phải không hỏi, chỉ là vị ấy không muốn tiết lộ, dù sao đó cũng
là chuyện thiên cơ, vì tương lai của Đại Việt mà vị ấy đã vi phạm thiên điều
để nhắc nhở cho trẫm biết nguy cơ, nay không thể lại vì chút sự ấy lại phải
kinh động đến ông. Không lẽ biết bao nhiêu người ở đây lại không thể nghĩ ra
cách vẹn toàn, các khanh lại nổi tiếng học rộng biết nhiều, tài có thể so với
bậc khai quốc, trí có thể định thiên hạ, trẫm tin không chuyện gì không thể
giải quyết.
Nhiều người nghe vậy mặt có chút đỏ, đúng vậy a, khi chưa đỗ đạt lúc nào trong
đầu cũng suy nghĩ, ‘ta là bậc có tài trí, tài có thể khai quốc, trí có thể
định thiên hạ, chẳng chút thua kém tiền nhân, chỉ hận không có cơ hội thể hiện
mà thôi! Sau đó ngửa cổ than ông trời bất công’. Nay cơ hội thể hiện đứng chờ
trước mắt lại chẳng thể hiện được gì. Đúng chẳng biết dùng từ ngữ nào để nói
tâm trạng lúc này.
Có một vài người coi bộ mất kiên nhẫn, nghĩ tới nghĩ lui đâu đâu cũng thấy khó
khăn. Mạnh dạn cất tiếng hỏi.
- Khởi bẩm Hoàng Thượng, không lẽ chúng ta chịu để mặc cho số phận, liệu có
cách chống lại người Tây Dương hùng mạnh, mong Hoàng Thượng chỉ cho con đường
sáng.
Bên dưới không phải ai cũng ngu, Hoàng Thượng đã đưa ra vấn đề như vậy, lại
được thần tiên trong mộng giúp đỡ, chắc chắn phải biết chút ít gì đó. Bằng
chứng là hôm nay khi ngài nói chuyện,tất cả đều có dẫn chứng đủ cả, ắt hẳn
phương cách chống lại người Tây không phải không có.
- Đúng là trẫm có nghĩ ra một chuyện, chẳng phải mấy trăm năm trước người
Châu Mỹ cũng bị xâm lược sao? Đến lúc này có không ít nước đã đánh lui được
đám cường quốc Châu Âu. Chứng tỏ họ không phải là không thể bị đánh bại. Thiết
nghĩ họ vì sao lại có thể làm được, nếu ta cũng dựa theo con đường đó chẳng
phải cũng có cơ may thành công sao?
Đang lúc đám người phía dưới nghe đến đây còn chưa hiểu chuyện gì, Quang Toản
liền nói tiếp.
- Có ai biết trước thời kỳ bắc thuộc, dân ta sống như thế nào?
- Dạ bẩm, lúc đó dân ta chưa được như bây giờ, người ta lao động bằng tay
chân là chính không có công cụ sắc bén, không ai biết đọc chữ, dệt vải. Sống
phụ thuộc vào săn bắt, làm ruộng vườn không như bây giờ, người nhiều nơi vẫn
sống theo lối du mục…
- Đúng như vậy, sau cả ngàn năm bị giặc phương bắc đô hộ, dân ta bởi vậy mà
học tập được rất nhiều, biết đắp đê khai ruộng, biết dùng gia súc làm sức kéo,
biết rèn sắt dệt vải, xây dựng những đội quân mạnh mẽ, đến thời Ngô Vương
chúng ta liền đánh đuổi hoàn toàn bọn chúng. Cả đến khi giặc Thát ‘Mông cổ’
mạnh như vậy mà cũng không làm gì nổi ta, vậy mới nói. Dân ta làm sao đánh
đuổi đám giặc phương bắc, thì dân Châu Mỹ cũng làm như vậy để đánh đuổi đám
giặc Tây Dương. Cho thấy trước đây ông cha đã biết học hỏi sức mạnh của địch
mà tự làm tăng sức mạnh của mình, nay sao ta không biết bắt chước mà học theo.
A! Mọi người nghe vậy liền rất bất ngờ, chuyện này, đạo lý này ai trong số họ
mà không biết, thậm chí còn rành rọt hơn Quang Toản nữa, dùi mài kinh sử là
chuyện thường ngày, biết sử là chuyện dễ nhưng vận dụng sử sách vào thực tại
lại không dễ chút nào, mình đọc bao nhiêu kinh thi, dùi mài bao nhiêu sách sử
nhưng đạo lý đơn giản như vậy lại không biết, đến đây không ít người tự đem
mình ra so sánh, càng so sánh lại thấy càng thua kém với lối tư duy của thánh
thượng. Ngài chỉ mới mười mấy tuổi thôi a! Tự nhận dù cho mình có tự suy nghĩ
vài năm đi nữa cũng không nghĩ ra vấn đề này.
Ông cha lúc buổi bị giặc phương bắc đô hộ, đã biết học hỏi tinh hoa của người
phương bắc để tự làm mạnh chính mình, rồi vận dụng sức mạnh đó đánh lại giặc
phương bắc, đạo lý đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng có thể nghĩ ra,
mấy trăm năm thoát khỏi sự đô hộ, đã làm cho nhiều người lãng quên vấn đề này,
thêm trăm năm nội chiến, cái suy nghĩ thường trực trong đầu là làm sao vận
dụng được sức mạnh của người này để chống người kia, làm sao để kết giao với
người này kẻ nọ, làm sao để đè bẹp tên kia xuống bùn, mà quên đi khái niệm làm
sao để học hỏi, làm sao để mạnh mẽ, làm sao để tăng giá trị của mình bằng cách
phấn đấu cao hơn người khác mà không phải bằng con đường đạp người khác xuống
bùn. Chính những lối suy nghĩ như vậy đã giết chết không biết bao nhiêu tài
năng, kìm hãm sự phát triển tư duy.
- Hoàng Thượng không biết cụ thể nên phải làm gì?
Hắn nghe vậy liền hướng mặt ra ngoài lên tiếng.
- “Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời !
Trong cuộc trăm năm đành có tớ,
Rồi sau muôn thuở há không ai ?
Non sông sắp mất, mình khôn sống,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
Ðông hải xông pha nương cánh gió.
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi.”
(Phan Bội Châu, dịch Đào Trinh Nhất có sửa chữa, xuất dương lưu biệt)
Nhiều người nghe được bài thơ Quang Toản đọc xong liền tự mình nhẩm lại “khác
thường bay nhảy mới là trai, chăng chịu vần xoay mặc ý trời” hào khí trong
lòng không ít người vì hay câu thơ này mà dâng lên, ta muốn làm một đấng nam
nhi đầu đội trời chân đạp đất, muốn xoay vần càn khôn, sao lại chịu sự ước
thúc của số mệnh cơ chứ. “trong cuộc trăm năm đành có tớ, rồi sau muôn thuở há
không ai” đúng vậy, ta không xông pha đi đầu chẳng phải lại để trách nhiệm này
cho hậu nhân mai sau hay sao? không thể uổng phí, uổng phí trăm năm đời người,
ta muốn làm kẻ đi trước mở đường, như năm xưa các bậc hiền nhân dày công mở
cõi, dựng phúc cho thiên hạ, nay đến lượt ta, sao ta còn chần chừ?.
Từng câu từng chữ của bài thơ đánh sâu vào nội tâm phóng khoáng, hào hiệp đang
ẩn chứa trong mỗi người, làm trai ai không có một thời mơ ước, ai không có chí
khí ương cường cao ngạo xông pha thiên hạ, nhưng cuộc sống thường này khiến
cho họ phải thực tế hơn, phải cất sang một bên để đối mặt với công danh sự
nghiệp, cơm áo gạo tiền. Song cất thì vẫn còn đó chứ không phải hoàn toàn mất
đi, chỉ cần khơi đậy một chút, lại hiện về như cũ trong tâm từng người. Quang
Toản thành công khêu gợi nhiệt huyết của họ
Đó là những người trẻ tuổi, còn một số quan lại có tuổi hơn lại lẩm bẩm chú ý
hơn về nội dung của bài thơ
“Non sông sắp mất, mình khôn sống,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
Ðông hải xông pha nương cánh gió.
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi”
Không ngờ chí hướng của Hoàng Thượng là vậy, ngài đúng vì xã tắc giang sơn mà
suy nghĩ từng ngày, thánh thượng tuổi còn nhỏ như vậy đã biết lo trước cho cái
của người thiên hạ, thật đáng khâm phục, tương lai ắt hẳn là minh quân. Ta
thân là thần tử trong lòng ôm mấy bồ chữ, đạo lý thánh hiền ngày nào cũng đọc
vậy mà khi ngài hỏi đến biện pháp chống giặc lại không góp được chút sức nào.
Haiz ‘hiền thánh còn đây học cũng hoài a”.
Đương nhiên sau đó không ít những lời chúc tụng rất đa dạng như kiểu ‘thơ
hay’, chí khí khiến người khác sôi sục’.. người dẫn đầu không ai khác chính là
lão Phúc, hắn điềm nhiên chấp nhận nhưng trong lòng luôn thầm cầu mong cho các
thánh có thể chuyển lời thú tội của mình khi ăn cắp bản quyền bài thơ đến cụ
Phan ở kiếp trước.