Công Nghệ Sản Xuất Dây Chuyền


Đương nhiên là hắn không thèm trả lời theo kiểu để lão chủ quán thỏa mãn hư
vinh trong lòng rồi.

- Hai cái này giá bao nhiêu! Ta mua!

Nói xong hắn cũng không thèm để ý đến vẻ mặt của lão mà chọn thêm sáu chiếc
vòng tay khác khá đẹp, hắn muốn tặng hai chiếc nhẫn này cho hai vị hoàng thái
Hậu, còn sáu chiếc vòng tay để cho Băng Tuyết Xuân Hạ Thu Đông sáu nàng mang.

- Vị khách quan này thật biết nhìn hàng, vật này rất quý, ở Đại Việt đặc biệt
không có, vì may mắn nên chỗ tôi mới được hai chiếc này. Tuyệt đối không tìm
được cái thứ ba ở khinh thành. Nói cho cậu biết! Đến cả trong cung cũng không
hề có đấy…

Lão bắt đầu thao thao bất tuyệt theo kiểu nếu ta không nói ra chắc chẳng ai
biết. Nhưng không phải những điều lão nói tất cả đều sai

- Tôi thấy cậu biết nhìn hàng như vậy chắc cũng biết loại hàng này có tiền
cũng chưa chắc mua được, nhưng tôi chỉ lấy hai chiếc nhẫn mỗi một ngàn lượng
mà thôi. Còn sáu lắc tay kia là quà gặp mặt vậy.

Ạc! Hai chiếc nhẫn đòi giá hai ngàn lượng bạc mà còn biểu là chỉ lấy. Sáu
chiếc lắc tay kia cộng lại cũng chỉ vài chục lượng thôi. Nếu đem so với tiền
lời từ việc bán chiếc nhẫn liền chẳng bỏ vào đâu. Đúng là chém người mà, biết
là quá đắt nhưng hắn cũng phải cắn răng ra tiền, thầm hứa với lòng sau này ta
không kiếm được vài tạ kim cương về chơi thề không làm người.

Quang Toản ấm ức bước ra khỏi cửa hàng trang sức trong tiếng cười hoan hỉ của
lão chủ quán cứng rắn một hai không chịu bớt giá kia.

- lão Phúc ! đi đến phố buôn bán tơ lụa.

Hắn thật không quên mục đích hôm nay đi vi hành là để xem xét việc buôn bán tơ
lụa ở Đại Việt. Quang Toản nhanh chóng hòa vào đoàn người ngược xuôi đi chợ
tết.

0o0o0o0o0

Tại một con đường khác trong kinh thành Phú Xuân. Xuất hiện bốn người trước
sau đi chậm rãi trên đường. Trong đó một kẻ nhỏ tuổi nhất, nhưng ai tinh mắt
lại nhìn ra hắn có địa vị nhất trong đám. Nếu không phải vì cách ăn vận của
tên này khá sang, chắc hắn đã bị chủ quầy ở khu này đuổi đi rồi. Bộ mặt ngơ
ngác, lại lấm la lấm lét, có khi trên tay chỉ cầm chiếc đĩa men thôi, mà miệng
cười chảy cả nước dãi như trẻ con cầm bánh. Ước gì ăn ngay cho giòn. Đúng là
không thể nào hiểu được nhà ai lại có một đứa trẻ như vậy. Có người đồng tình
nghĩ ‘Ai! Thật giàu có nhưng lại sinh ra đứa con bị bệnh nan y a. Bất hạnh
quá!’

Đương nhiên đương sự là nhân vật chính của chúng ta lại chẳng hay biết gì.
Thật ra mấy thứ này giờ đây còn không phải là đồ cổ gì sất. Phải mấy trăm năm
sau nữa mới được coi là đồ cổ cơ. Lúc này chỉ là đồ dùng vật dụng hằng ngày
thôi. Quang Toản là do chi phối thói quen từ kiếp trước, mà sinh ra hiệu ứng
như vậy. Cứ gặp vật dụng là y như rằng.

Đây chẳng phải là hắn để ý đến cái gọi là văn vật văn hóa, minh chứng cho thời
gian gì. Cái mà hắn để ý chẳng qua là giá trị tiền bạc mà những cổ vật sau này
mang lại. lão Phúc và hai tay hộ vệ thật xấu hổ vì hành động của hắn rồi.

- Hoàng.. Hoàng thiếu gia. Chúng ta đã đi gần hết phố này. Các cửa tiệm lớn
bán tơ lụa ngài cũng đã xem qua. Hay là về được rồi.

- Ồ!.. gần hết phố rồi sao? Nãy giờ chỉ mới đi hơn chục tiệm thôi mà?

Ọc, thời này một dãy phố buôn bán có khoảng chục tiệm đã là lớn lắm rồi đấy.
lão Phúc nghe Quang Toản hỏi vậy cũng chẳng biết trả lời thế nào. Còn Quang
Toản cũng không để ý đến câu trả lời, đơn giản hắn chỉ hỏi theo quán tính
thôi.

‘Đúng là gần hết phố này rồi’. Quang Toản vừa đi vừa quan sát thấy phiá cuối
phố đã ở gần ngay phiá trước. Chỉ là ở chỗ đó có một cửa hàng tơ lụa quy mô có
chút nhỏ. Nhưng đã mất công đi đến đây hắn cũng muốn vào xem thử.

Mấy người đi về phía cửa tiệm nhỏ kia. Một trung niên từ tiệm đi ra với vẻ mặt
hớn hở đón khách làm người ta rất dễ có ấn tượng tốt. Quang Toản đoán chắc đây
là ông chủ của cửa tiệm.

- Vị tiểu hunh đệ này, chỗ tôi toàn là lụa tốt cả. Cậu cứ thải mái lựa chọn.
Không ưng ý cũng không sao. Nhưng đảm bảo cậu sẽ ưng ý.

Ồ cách quảng cáo khá bất ngờ đấy. Hắn nhìn lão cũng thấy khá thiện cảm với lại
dù sao cũng là cửa hàng cuối cùng rồi. Hắn cẩn thận xem thấy đúng như lời lão
chủ quán nói. Vải lụa ở đây khá tốt,các thớ đều nhau chứ không lúc dày lúc
thưa như lụa ở những nơi khác. Hắn cầm một vài xấp lụa khác lên xem đầu thấy
như vậy. Dệt thật rất đều tay nha. Đúng là hiếm có. Hắn giơ xấp lụa trong tay
lên mà khen.

- Mấy tấm lụa này được dệt rất kỹ lưỡng. Người dệt được như vậy phải là thợ
giỏi đây

- Ánh mắt của vị tiểu huynh đệ này thật tốt. Những tấm lụa này đều là do
người trong tiệm của tôi hoàn thành cả, bởi vậy cậu cứ yên tâm. Chỗ tôi tấm
nào cũng giống như vậy.

Hắn nghe lão chủ quán giới thiệu như vậy liền khá bất ngờ. Thường các cửa hàng
sẽ mua lụa từ các nơi sau đó bán lại để kiếm lời, lụa do dệt ở những nơi khác
nhau bởi những người có tay nghề không đồng đều nên chất lượng cũng khác nhau.
Kể cả trong cùng một tấm lụa cũng sẽ dày thưa không đều, đây là do sức tay của
người dệt trong quá trình dệt tạo ra. Giống như một người chạy bộ vậy, vận tốc
lúc đầu khi còn sung sức sẽ hoàn toàn khác với vận tốc lúc sau khi đã đuối
sức. Hắn chỉ không hiểu làm sao người thợ có thể giữ được lực tay liên tục như
vậy. Đúng là làm người khác quá tò mò rồi.

- Thật bất ngờ ! không tưởng rằng ông chủ lại tự dệt vải để bán. Không biết
tôi có thể mạo muội vào thăm nơi dệt vải của ông chủ đây được không?

Đúng là quá mạo muội rồi. Không biết lúc này người ta ý thức như thế nào chứ ở
sau này bí mật kinh doanh như vậy tuyệt không thể để lộ ra ngoài.

Lão chủ quán nghe hắn nói đến đây đầu tiên là tức giận rồi, phải biết lão vì
dệt ra được những tấm lụa tốt như vậy là một bí mật mà nhiều người muốn biết
đấy. Mấy của hàng khác cũng cho người dò hỏi đủ mọi biện pháp nhưng lão giữ
được bí mật này rất kĩ. Cuối cùng để trả thù chuyện này bọn chúng liên hợp lại
với nhau để chèn ép cửa hàng của lão. Chúng hạ giá cắt đứt các mối làm ăn của
lão khiến hàng ế ẩm.

Bầy giờ chỉ biết mở một cửa hàng nhỏ tại đây bán lẻ tơ lụa cho khách hàng qua
đường nhưng lại chẳng được bao nhiêu vì lụa mà lão dệt ra tuy tốt nhưng giá cả
cao hơn chỗ khác, với lại dân chúng đa số còn nghèo lấy đâu ra tiền mua lụa
tốt nhà lão chứ.

Thấy lão còn thừ người đứng đó, Quang Toản biết là mình quá đường đột rồi đành
tìm cách chữa lời nhưng chẳng tìm ra được lời nào thích hợp.

- Ông chủ yên tâm, tôi sẽ không tiết lộ điều gì ra ngoài… chỉ là hơi tò mò
xíu mà thôi ông chủ thông cảm. Tôi tuyệt đối không có ý khác , không có ý
khác.

Hắn đúng là chẳng biết nói gì cho phải nên giải thích khá lộn xộn, câu nọ xọ
câu kia.

- Tôi sẽ bao mua lâu dài vải lụa của cửa hàng ông được chứ, nếu ông chủ muốn
chúng ta có thể bàn bạc thêm về chuyện này.

Lão chủ quán nghe đến đây cảm thấy khá ngạc nhiên và khó tin. Trong nội tâm
liền cho đây là lừa gạt. Nhưng trong lòng lại nuôi hi vọng mở ra một con đường
sáng lạng cho cửa hàng, lỡ may biết đâu lời này là thật. Lão bắt đầu có chút
do dự.

Quang Toản đương nhiên nhìn ra được sự do dự này của lão chủ quán. Thật là khó
tin lời nói xuất ra từ đứa bé 14 tuổi đấy. Đưa ánh mắt về phái lão Phúc ra
hiệu cho lão giải quyết việc này đi.

lão Phúc thấy vậy mặc dù không hiểu lắm dụng ý của Quang Toản nhưng cũng bước
lên lôi lão chủ quán ra một bên, thầm to nhỏ vào tai ông ta. Quang Toản chẳng
biết lão Phúc nói gì với chủ quán, chỉ thấy lão gật gật đầu liên tục, lâu lâu
còn liếc trộm hắn mấy cái. Hắn nghĩ “ không phải lão Phúc đang làm lộ thân
phận của hắn đấy chứ, có cho tiền lão cũng không dám nha”.

Một hồi sau lão chủ quán quay lại với vẻ mặt khách khí hơn xưa. Quang Toản
chẳng có thời gian đi hỏi lão Phúc đã nói những gì. Nên cũng đành gác chuyện
này qua một bên đi theo sự dẫn đường của chủ quán đến nơi đặt các khung dệt.

Quang Toản đúng là bất ngờ rồi. Không ngờ ở đây vào lúc này lại nhìn được cảnh
tượng sản xuất như vậy. Số lượng nhân công làm ở đây tương đối ít, chỉ khoảng
hai chục người thôi, điều này không có gì lạ, lạ là ở chỗ này hắn nhìn thấy
được cái mà sau này người ta nói là sản xuất theo công nghệ dây chuyền.

Ở đây có người chuyên xử lý tơ nhộng, có đám chuyên kéo sợi, lại có đám chuyên
dệt vải.. mọi người ai ngồi chỗ nấy làm đúng công việc của mình. Đây chẳng
phải sơ khai của công nghệ sản xuất theo dây chuyền hay sao.

Tuy là vào những ngày cuối năm rồi nhưng đám thợ ở đây vẫn làm luôn tay. Hắn
tò mò nhìn lại chỗ khung dệt liền á người ra. Không ngờ chuyện như vậy mà ông
chủ này lại nghĩ ra được. Chẳng là khung dệt thời này chỉ một người dệt thôi
nhưng lão ta cho thêm hai người đứng hai bên điều khiển thanh nạp, còn người
ngồi dệt chính chỉ việc điều khiền con thoi qua lại mà thôi. Đúng là rất sáng
tạo đấy. Hai người đứng hai bên chỉ làm một công việc là gạt lên xuống thanh
nạp mà thôi, việc này sẽ làm cho lực tác động nhẹ đi và đều tay giúp cho các
thớ vải đều đẹp là đúng rồi. Nếu nhìn kĩ lại có thể thấy được hoạt động khung
dệt theo kiểu này nhanh hơn không chỉ ba lần thôi đâu.

- Ông chủ đúng là làm người khác phải ngạc nhiên rồi. Thật không ngờ đến a.
Không biết ông có thể cho biết ai đã nghĩ ra điều này không.

Quang Toản vừa tán dương vừa có ý dò hỏi người đưa ra ý kiến này cho ông ta.
Người như vậy cần phải trọng dụng đấy.

- Chúng ta ra phòng khách nói chuyện được chứ. Chủ nhà cũng phải có ly nước
mời khách mà. – ông chủ nghe vậy tươi cười nói.

- Tôi thật đúng là quá gấp gáp rồi, ông chủ mời nước sao lại không uống.
Chúng ta vừa đi vừa bàn chuyện vậy.- Quang Toản đáp lại

- Mời! Mời! Thật hân hạnh! Hân hạnh!

Trong phòng khách không tính là lớn khi ai nấy ngồi vào chỗ. Để phá vỡ không
khí khách sáo của đôi bên. Lão chủ quán cũng không dài dòng đi vào chuyện
chính

- Nói ra xin đừng cười, việc sắp xếp như vậy là đều do ngu kiến của tôi đưa
ra cả đấy.

Hắn đúng là bất ngờ nha. Đây chẳng phải quá thông minh so với bình thường rồi
sao?. Dường như thấy Quang Toản có chút ngạc nhiên ông ta cười nhẹ chút rồi
như mơ màng về chuyện gì đó nơi xa xăm.

- Tôi vốn là người vùng Hà Tĩnh, trong một lần đi ra biển đánh cá liền bị gió
bão cuốn đi. Lênh đênh trên biển hai ngày tưởng rằng khó qua khỏi đại nạn ai
dè may mắn được một tàu buôn tây dương đi qua cứu giúp. Sau đó tôi cũng đành
theo họ ngược xuôi lênh đênh trên biển hơn mười năm trời. Trong một lần họ cập
vào một bến đậu tôi nhận ra ở đây toàn người việt. Sau này tôi mới biết đó là
Hội An. Tìm được quê hương sau mấy năm dài, tôi ly khai đoàn người mang theo
số tài sản tích góp được về quê nhưng chỉ là cảnh còn người mất. Sau này lấy
vợ sinh con rồi chuyển đến kinh sống cho thuận đường buôn bán.

Nói đến đây lão dừng lại vì có một cô bé dễ thương bước vào. Trên đôi bàn tay
nhỏ nhắn là bộ tách trà mời khách. Như để minh chứng cho lời kể của mình lão
đưa tay ra giới thiệu.

- Đây là cô con gái duy nhất của tôi. Năm nay được mười ba tuổi rồi.

- Cô bé rất khả ái, lại còn biết giúp cha làm việc nhà nữa- lão Phúc thuận
miệng khen xong quay sang thâm ý nhìn Quang Toản theo kiểu ‘mỹ nữ tương lai
đấy anh bạn’ Lão ta đây là chỉ muốn dùng ánh mắt chọc hắn xíu thôi cho hắn đỏ
mặt nhưng đâu biết hắn có phải thật mang tâm lý trẻ con trong lòng đâu mà đỏ
mặt vì chuyện này.

Mà phải công nhận rất có dáng vóc của một mỹ nữ khuynh quốc khuynh thành đấy,
khuôn mặt dài hợp với chiều cao và dáng người, cặp mắt long lanh như muốn hút
hồn ngời khác, khuôn mặt như một thiên thần vậy. Con gái 13 tuổi đang trong
giai đoạn lớn từng ngày. Thiệt khiến người khác nhìn là yêu thích không nỡ dời
mắt. Vài bữa lớn lên lại càng khỏi nói.

- Các vị cứ dùng tự nhiên đi. – ông chủ quán chỉ tay vào chén trà mời mời.

Quang Toản cũng vội đỡ lấy chén trà từ tay cô gái con của chủ quán, ngón tay
không tự chủ được chạm vào tay làm cả hai giật mình một thoáng như có luồng
điện nháy mắt xẹt qua hai người. Rất mát, mềm mại nõn nà là tất cả những gì mà
Quang Toản cảm nhận được. Còn cô gái nhanh chóng lui xuống dưới. Trong phòng
khách dường như chẳng có ai để ý đến cử động nhỏ vừa rồi.


Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới - Chương #17