Xuất Phát Từ Nhu Cầu


- Quốc vương nhân từ, mong ngài giúp cho, thượng đế sẽ vì ngài mà phù hộ.

Quang Toản chỉ cười nhẹ lắc đầu mấy cái từ chối cho câu trả lời. Hai lão thấy
vậy liền biết chiếc chìa khóa để mởi cánh cửa này phải được tìm ra ở nơi hắn,
nên càng ra sức này nỉ.

Đừng bao giờ nghi ngờ sự cuồng tín đối với giáo lý của các linh mục dám vượt
muôn trùng hải lý để đến một nơi xa xôi như thế này truyền đạo. Đó giống như
nghi ngờ sự quyết tâm của Huyền Trang đi thỉnh kinh tây thiên vậy.

- Cách không phải là không có, nếu như vương quốc của ta và chỗ các vị có sự
giao lưu nhiều với nhau. Cho con dân của ta hiểu biết nền văn hóa ở đó. Lúc
này mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều.

Hai lão nghe vậy cũng không coi đó là điều bất ngờ gì, chứng tỏ hai người chưa
phải là chưa nghĩ đến.

- Đúng vậy ! thưa quốc vương Bệ Hạ đây là giải pháp không gì tốt bằng, nhưng
tôi nghĩ trở ngại đến từ quý quốc không cho phép nó diễn ra.

Đối với người phương tây việc mở rộng quan hệ ra bên ngoài với nước khác là
chuyện phải làm, là điều đương nhiên và dễ hiểu. Khác với họ, các nước phương
Đông cho rằng làm như vậy là không được. điều đó chẳng khác nào cho ngoại bang
cơ hội xâm nhập, làm tạo nên những mối uy hiếp từ bên ngoài. Bởi vậy họ tự bảo
vệ mình bằng cách bế quan tỏa cảng, coi đó là điều đương nhiên.

Đây chính là sự khác nhau hoàn toàn về ý thức và lối tư duy lâu đời dẫn đến
việc bài ngoại rất lớn ở phương đông.

- Ta đặc biệt mời hai vị đến đây nhờ hai vị làm cầu nối cho vương quốc của ta
và quý quốc được thành lập mối bang giao. Mời hai vị làm cố vấn ngoại giao cho
vương quốc của ta. Mong hai vị vì tương lai, vì truyền bá giáo lý của chúa
thêm rộng khắp mà nhận lời mời đường đột của ta.

- Rất vui khi được giúp sức cho bệ hạ.

- Rất sẵn lòng giúp một phần sức cho Bệ Hạ !

Hai người tất nhiên sẽ không bỏ qua cơ hội này liền đồng ý làm việc cho Quang
Toản .

Hắn thấy không ngoài dự liệu của mình nên rất vui mừng tiện tay lấy hai tấm
lệnh bài đưa cho hai người. để ca hai tự do đi lại truyền giáo trên Đại Việt.
Luôn tiện viết một tờ chiếu chỉ bằng chữ quốc ngữ nói về việc phong hai người
làm cố vấn ngoại giao.

Khi nhìn các chữ viết trên tờ chiếu chỉ hai lão liền giật mình. Đây chẳng phải
là các kí tự mà khi họ vào đại việt thường truyền tay nhau, chú thích từ ngữ
của người Đại Việt qua chữ la tinh sao. Không ngờ vị quốc vương này tìm hiểu
về những người truyền giáo sâu như vậy. đây là hai lão đang hiểu lầm hắn, hắn
lại càng không muốn giải thích.

- Ha ha. Hai vị nhìn ra các chữ này chứ? Truyền giáo vào vương quốc của ta
ngoài chuyện khó khăn về văn hóa. Chữ viết cũng là một trở ngại đấy! để thể
hiện thành ý ta dự định sẽ cho mở trường dạy người dân biết về loại chữ này.

Thật ra đây chỉ là cái cớ thu mua lòng người nhằm đạt được sự giúp đỡ tận tình
từ phía những nhà truyền giáo này thôi. Còn chuyện đưa chữ quốc ngữ vào đại
việt chi là chuyện sớm hay muộn lý do đơn giản chỉ vì những ưu điểm của nó.
Chỉ là đang thiếu kế hoạch cụ thể và thiết nhân lực trầm trọng.

- Bệ Hạ thật cảm ơn vì sự chân thành giúp đỡ của ngài. Chuyện về cố vấn ngoại
giao ta sẽ làm hết sức mình để đưa sự giao lưu giũa hai bên thành công.

Hắn gật đầu tỏ ý ghi nhận.

- Chỗ ta thật không nhiều người biết chữ này, các vị có phải chăng giúp ta
một ít nhân lực.

Đâu phải là ít. Thực tế chẳng có ai mới đúng.

- Thật là chúa phù hộ rồi! chỗ giáo xứ chúng tôi có mấy vị học sinh biết loại
chữ này. Tôi sẽ đưa họ đến cho bệ hạ.

Linh mục người Ý lên tiếng trước

- Đúng là nhờ ơn chúa.

Linh mục người Tây Ban Nha cũng không đề mình bị bỏ rơi qua một bên.

- Chỗ tôi cũng có người biết chữ này, họ học hiểu loại chữ này rất nhanh, làm
tôi hết sức ngạc nhiên. Họ rất vui lòng được ra sức cho quốc vương.

Việc mấy lão truyền đạo, tất phải lập ra một nhóm người bản địa giúp sức cho
mình, để dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ của nhau. Mấy người bên cạnh họ biết chữ
quốc ngữ là điều không có gì ngạc nhiên cả.

- Hai vị! ta thật còn một chuyện muốn nhờ. Không biết hai vị có thể gới thiệu
cho ta vài thương đoàn lớn không. Ta muồn bàn một số chyện làm ăn với họ.

- Điều này không thành vấn đề, được hợp tác với Bệ Hạ là điều họ luôn mong
chờ. Ta sẽ giới thiệu với ngài thương đoàn nhà Smith. Họ làm ăn rất lớn, trải
dài qua các châu lục và đại dương.

Mục sư người Tây Ban Nha giới thiệu cho hắn xong. Mục sư Sâm người Ý cũng giới
thiệu với hắn hai đoàn thương nhân khác người Ý và người Hà Lan.. cả hai đều
tỏ vẻ rất lạc quan đối với chuyện này.

Thật hay quá rồi! tốt hơn cả trong dự định của hắn. Lúc này đây các thương
đoàn Châu Âu rất muốn hợp tác buôn bán với các nước bản xứ ở phương đông. Miễn
làm sao càng có lời càng tốt. Quang Toản muốn thông qua hai vị linh mục này
nhằm đem tín hiệu. ‘Ở đây bạn được chào đón’. Hắn hi vọng điều này sẽ thúc đẩy
mạnh mẽ sự giao thương. Ngày càng có nhiều thương đoàn cập bến buôn bán ở Đại
Việt. đó chính là cách nhanh nhất để đưa Đại Việt phát triển và hội nhập.

Quang Toản đang nghỉ đến việc đưa học sinh đi du học ở phương tây. Đây là việc
phải làm gấp không có gì để bàn cãi. Việc cử học sinh đi số lượng chỉ vài
người chắc chắn không đủ. Ở đây hắn muốn dùng đến số lượng lớn. Bởi vậy đòi
hỏi phải đặt quan hệ ngoại giao.

Trong lúc quan lại Đại Việt lạ lẫm với thế giới bên ngoài. Hắn lại không thể
dứt thân đi. Muốn cử đoàn ngoại giao đi ra cần phải có cầu nối dẫn đường Quang
Toản nghĩ nghĩ chẳng có ai làm việc này tốt hơn các linh mục truyền đạo.

Việc trò chuyện với hai linh mục Sâm và Sơn kéo dài đến chiều mới kết thúc câu
chuyện được mở rộng chủ yếu xoay quanh phương diện chữ quốc ngữ. mặc dù nó
xuất phát từ những nhà truyền giáo. Nhưng hoàn thiện nó lại là người việt, lúc
này đây chữ quốc ngữ chỉ là những kí tự kí hiệu phiên âm mà thôi, chưa hoàn
chỉnh như trăm năm sau đó.

Quang Toản luôn tiện đem một tấm bản đồ hằng hải ra, chỉ vào vị trí kênh đào
Xiu ê mà hỏi,nghe giải thích xong hắn mới biết, đây chẳng phải là kênh đào gì
mà là một kênh thiên nhiên có sẵn, hiện tại đang bị người Thổ quản lý, thuyền
bè qua lại trên kênh này phải nộp phí rất nặng nề, nhưng vì nước nông , chỉ có
những tàu nhỏ dưới 600 tấn mới di chuyển qua lại đây được. những tàu lớn trên
600 tấn cứ phải đi vòng qua Nam Phi.

Hai lão inh mục ra về mang theo thu hoạch không nhỏ. Cả về kiến thức lẫn tiền
tài. Đương nhiên đối với họ cái được lớn nhất chính là nhận được sự ủng hộ về
truyền giáo từ phía Quang Toản.

Tin tức việc Quang Toản trọng dụng các pháp sư Tây dương nhanh chóng được
truyền ra ngoài. Việc chứng thực nó lại càng không khó khăn gì. Chỉ sau vài
tháng cả nước dường như oanh động rồi. Các từ khóa như “ pháp sư tây dương”
“Hoàng Thượng trọng dụng” “ lệnh bài” “ phong quan”….. là những từ ngữ tìm
thấy nhiều trong các cuộc nói chuyện đàm luận.

Đối với đa số nhiều người, đây chỉ là chuyện bên lề, có phần lạ một chút nên
đem ra bàn luận với nhau lúc rãnh rỗi. Còn đối với một số, đây chính là việc
động trời rồi, chẳng phải là cái họ mong muốn.

Hai nhà phật đạo, chính là những người như vậy. ‘ Siêu thoát hồng trần, không
màng thế gian’ . Bộ siêu thoát được sao, bộ không màng là không màng sao. Ai
mà không muốn địa vị của mình được đề cao, ai không muốn giáo lý của mình được
truyền bá rộng rãi. Và nhà nào cũng muốn có hương khói nhang đèn lâu bền hoài
không dứt.

Hoàng Đế làm vậy chẳng phải là đang xa lánh hai nhà sao. Chuyện này họ không
cho phép để xảy ra đâu đấy. phật , đạo ngấm ngầm đấu đá đã mấy trăm năm nay,
liền cảm nhận được nguy cơ mới đến từ những người truyền đạo tây dương. Một
cuộc đấu đá mới sắp sửa xảy ra. Cuộc đua tranh ba nhà lan đến cả vào hoàng
cung. Ai cũng nghĩ, chỉ cần được hoàng đế coi trọng , chính là chiếm được lợi
thế cao nhất.

Quang Toản rất bất ngờ và thấy thú vị về điều này, hắn được một phen cười lớn.
cuối cùng đưa ra quyết định cho mỗi nhà tự cạnh tranh nhau bằng việc chữa bệnh
cho dân chúng. Các bên ở các địa phương tự mở cơ sở khám chữa bệnh. Chính nhờ
vậy sau này kiền xuất hiện rất nhiều các cơ sở Đông y, Tây y, Thuốc Tây ,
Thuốc Nam, Thuốc Bắc. Dẫn đến trong thời gian ngắn khả năng y tế ở Đại Việt
được nâng cao hơn xưa rất nhiều.

Nhưng đó là chuyện sau này còn bây giờ Quang Toản vẫn là đang suy nghĩ làm sao
để phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

Lúc này trên thế giới máy hơi nước đã ra đời, được ứng dụng vào công nghiệp
dệt may (máy kéo sợi) là chính, ngoài ra các ngành khác lại chẳng đáng kể.
Quang Toản định nhập về máy hơi nước xây dựng vài công ti dệt may nhưng cuối
cùng chợt ớ người ra.

Ở Đại Việt và các nước lân cận không có chú trọng cây bông đấy. không lẽ nhập
sợi bông từ Châu Âu về đây đan vải để bán lại cho dân mình sao? Cơm chẳng có
đủ ăn lấy đâu ra tiền mua vải. với lại như vậy chẳng khác gì ‘ mình mua hàng
về bán lại cho anh em trong nhà để kiếm lời”. Muốn kinh tế Đại Việt phát triển
phải tăng cường xuất khẩu đây là kiến thức cơ bản ở hiện đại ai cũng biết.

Hắn chợt nghĩ, có khi nào vì nguyên nhân này mà dẫn đến việc Phương Đông không
có động lực phát triển nên phải đi sau phương tây. Nên nhớ máy hơi nước ra đời
vì mục đích đầu tiên là để kéo sợi đấy. Rồi từ đó người ta mới nghĩ ra các ứng
dụng khác của máy hơi nước. tạo nên các hiệu ứng đi kèm làm cho khoảng cách
đông Tây ngày càng xa như sau này. Chứ người phương Đông thông minh đâu thua
kém gì người Phương Tây.

Quang Toản nghĩ ngay đến việc dùng tơ tằm thay vì bông, nhưng lấy đâu ra nhiều
tơ tằm như vậy. các vườn dâu ở Đại Việt hiện tại đâu cung ứng được bao nhiêu.

Quang Toản trong đầu đã có chuẩn bị cho việc phát triển trồng dâu nuôi tằm,
nhưng ít nhất cũng phải chờ hai ba năm mới có những thu hoạch đầu tiên đấy.
chưa kể đến việc để mở rộng rãi trong người dân cũng phải mất từ năm đến mười
năm. Kể cả đám quan lại địa phương cũng chưa chắc đã chú trọng nó.

Lúc này đây, việc khiến quan lại và người dân trong nước quan tâm chính là sao
để có nhiều lương thực chứ không phải là có nhiều áo để mặc. vì theo suy nghĩ
của những người này trồng dâu nuôi tằm là để lấy vải chứ họ chẳng có khái niệm
nào về hai từ tài chính thương mại. bởi vậy việc đã khó nay lại càng khó thêm.
Không lẽ kêu hắn chậm rãi mười năm sau rồi hãy làm.

Mấy ngày hôm nay Quang Toản luôn đăm chiêu về chuyện phát triển công nghiệp
dệt may trong nước. Càng nghĩ hắn càng cảm thấy chuyện này phải thực hiện. Cứ
tính xem, một đống diện tích đất vì thiếu nước mà bỏ hoang. Người dân ngoài
việc làm ruộng vào những tháng nhất định, còn lại thời gian lại rảnh rỗi quá
nhiều mà không có việc làm nào để tăng thêm thu nhập. nếu đưa việc trồng dâu
tằm trồng cây bông vào liền giải quyết được chuyện đất đai. Tạo thu nhập cho
chính người dân làm cho họ giàu lên dẫn đến nhu cầu cũng tăng. Dẫn đến sức mua
tăng việc thương mại cũng nhờ đó phát triển. Công nghiệp tiếp bước theo sau
tạo động lực cho khoa học kĩ thuật khai mở và được chú trọng.

Hắn tạm thời chưa nghĩ ra phải làm gì để quá trình biến các cánh đồng hoang
nhanh chóng thành ruộng dâu, bông trong một hai năm. Liền đi dạo vài vòng
trong cung cho thư giãn đầu óc. Lão phúc thấy hắn mạc áo khá ít nên nhắc.

- Hoàng Thượng! ngài nên mặc thêm áo kẻo lạnh.

Thời tiết vào tháng này ở Phú Xuân khá lạnh.

Hắn cầm chiếc áo lông làm bằng lông thú cảm thán nói.

- Áo lông này không biết đã phải giết bao nhiêu con thú mới làm thành được
nó.

Hắn là đang nghĩ đến việc săn bắt động vật hoang dã, là do thói quen về ý thức
được giáo dục bảo vệ môi trường ở kiếp trước mà thôi. Nhưng người xung quanh
lại nghe ra đây chính là do hắn nhân từ.

Lão phúc sao lại bỏ qua cơ hội tốt để ninh nọt này chứ.

- Hoàng Thượng thật nhân từ! nhưng người dân cung xuất phát từ nhu cầu. nếu
không thật chẳng biết lấy gì để nuôi sống gia đình.

Hắn nghe vậy liền giật mình trong đầu có một từ khóa liền lóe lên. Không kiềm
được sự gấp gáp hắn túm lấy lão phúc mà hỏi.

- Ông lúc nãy vừa nói cái gì xong.

Lão Phúc thấy mình bị túm liền hoảng rồi. không biết mình nói sai đúng chỗ
nào. Nhưng không giám không nhắc lại.

- Con ..con .. nói .. nói. Nếu không thật chẳng biết lấy gì nuôi sống gia
đình.

- Không phải câu này câu trước đó!

Quang Toản mún lấy lão mà lay. Gặm hỏi.

- Hoàng thượng thật nhân từ!

- Không phải, không phải câu này. Sau câu này. Nhanh nhanh nói.

Hắn hối thúc. Còn lão phúc lại càng lắp bắp hơn. Chờ mãi lão mới phun ra được
một câu.

- Người dân!.. người dân cũng xuất phát từ nhu cầu!


Nước Lạc Việt Ở Thế Giới Mới - Chương #15