Hiện Thân, Bài Tán Ca Của Vị Nữ Thần Cổ Xưa Nhất!


Người đăng: Thánh Lăng

Ngay cả bóng đêm dường như cũng không thể che giấu nổi sự huy hoàng từ chủ
nhân của nó biến hoá vào lúc này. Và mặc dù cho phép màu quyền năng của Athena
và Nguyễn Trọng Lăng vẫn còn đang tồn tại, Perseus như cũ không thể nhìn thấy
bất kì thứ gì khác cảnh vật đang diễn ra trong màn đêm. Thật giống như vô số
ẩn chứa ác ý ánh mắt tồn tại ở xung quanh bao phủ trong màn đêm đen kia, dù
cho nam dị thần bản thân có cảm nhận được sự tồn tại của chúng, cũng không thể
nào nhìn rõ hiểu thấu được bọn chúng chân thật dáng vẻ tồn tại.

Duy chỉ có vị trí của Athena và Lăng lúc này là khác biệt. Đó là một sự hiển
hiện huy hoàng của một loại nghi thức nào đó mà chỉ là bóng đêm quyền năng là
không thể nào ngăn cản được nó biểu hiện huy hoàng. Bởi vì đó là sự ra đời của
vị nữ hoàng thống ngự màn đêm của buổi ban sơ. Và đương nhiên dù cho có là
ngay cả màn đêm dày đặc được tạo ra bởi sự hợp sức giữa nữ dị thần cùng trẻ
tuổi nhà vua trước đó cũng không thể ngăn cản được thuần phục bên dưới chân
nàng.

……

Perseus đối với biến hoá ở xung quanh bản thân đương nhiên hiểu rõ tại tâm,
đối với vị trí mà Athena cùng trẻ tuổi sát thần giả Nguyễn Trọng Lăng hiện tại
để lộ ra cũng vậy rõ rõ ràng ràng. Thế nhưng như đã nói ở trước đó đấy! Nắm
giữ tự cho là thắng lợi chắc chắn nam dị thần, đối với sức mạnh mà hai kẻ đối
thủ trước mắt này liên thủ có thể đem lại quả thật hiếu kì vô cùng. Đồng thời
cũng chỉ coi nó là một trò chơi có phần thú vị không thôi. Bởi vậy mà khi
Athena cùng Lăng để lộ ra vị trí chân thực hoặc hư ảo của mình trong màn đêm
đen, nam dị thần cũng không có tiến hành bất kì hành động ngăn trở gì hay phá
đám mà chỉ là bình tĩnh ngắm nhìn chờ đợi. Hy vọng cặp đôi đối thủ lần này có
thể mang lại cho mình một chút gì đó biến hoá hay ho, đại loại vậy.

Nghi thức cùng hành động của trẻ tuổi nhà vua cùng nữ dị thần Athena, bởi vậy
mà từ đầu đến cuối diễn ra tiến hành một cách cực kì an toàn cùng thuận lợi,
hơn hẳn cả những gì mà hai người trước đó từng mong đợi nhất.

……….

Có thể mượn được sức mạnh từ nữ dị thần nổi danh khôn khéo như Athena nào có
dễ dàng giống như tưởng tượng. Nhất là trong khi bản thân thực tế tình huống
thật ra chẳng khác nào một người bình thường, khi mà quyền năng không thể sử
dụng, bản thân lại đối với cái khác ma thuật cùng phép màu vân vân mù tịt.

Ấy thế mà Nguyễn Trọng Lăng, vị vua trẻ tuổi, tự nhận là cũng không giỏi trong
việc ngoại giao giao tiếp như thế ấy của chúng ta, vẫn thành công làm được
điều mà dường như không tưởng ấy một cách dễ dàng. Bởi vậy không cần nói rõ
cũng biết, dù cho cả hai giờ đều đang phải cùng chung đối mặt với đối thủ như
dị thần Perseus, nếu không có gì đó mang lại hữu ích, một kẻ mà ngay cả quyền
năng đều không thể sử dụng như Nguyễn Trọng Lăng tồn tại ở đây lại có tác dụng
vẹo gì. Chẳng lẽ chỉ là để mà tiêu tốn lãng phí ma lực của Athena giúp sử dụng
ra những thứ quyền năng vốn dĩ liền bị Perseus khắc chế của anh? Nếu thật sự
mọi chuyện chỉ đơn giản là như vậy, thực tế rất có thể sẽ giống như những gì
Lăng trước đó từng suy nghĩ, sau khi biết được anh thật ra thì giờ chỉ là một
kẻ vô dụng, Athena rất có thể sẽ bởi vì thẹn quá thành giận, tiện tay cho anh
một nhát tử vong lưỡi hái kết thúc cuộc đời.

May mắn chính là, tình huống bết bát nhất đó cũng không có từng xuất hiện, bởi
lẽ một kẻ nhìn qua khi đó vô dụng giống như anh, còn thật sự nắm giữ thứ mà
Athena mong muốn đạt được vào lúc này.

Đó chính là bản thân anh sở hữu thần rồng quyền năng.

Một thứ cần thiếu nhất cho nghi thức trở về của một vị cổ xưa nữ thần!

…………

Rắn—là biểu tượng thường thấy cho sức mạnh của các vị nữ thần tượng trưng cho
đất mẹ như Athena, hay hoặc nói đúng hơn người ta nên nói là bản chất của
những vị thần đất mẹ giống như cô ta chính là rắn.

Đồng thời với đó, một vị thần đất mẹ như Athena cũng không chỉ đơn thuần là
một vị nữ thần của đất, mà còn là thần bóng tối của địa ngục, cũng như nữ thần
của trí tuệ thánh thiện.

Song hành tồn tại với bộ ba thần tính— đây chính là đặc điểm của Athena. Cho
tới đặc điểm thần chiến tranh vân vân chỉ là một phần mở rộng được thêm vào
qua các thời đại, do nguồn gốc cai quản từ cõi chết của địa ngục cho đến những
thảm họa khủng khiếp liên quan đến chiến tranh trong quá khứ, và vì vậy cô
cuối cùng mới bị thêm tính chất để trở thành một vị thần xung đột tượng trưng
mới cho chiến tranh.

Nhưng truy tìm về nguồn gốc, cô chỉ là một vị nữ thần tượng trưng bởi rắn!

Mặc dù Bò, Cừu, và Heo đều tượng trưng cho những mảnh đất canh tác. Thế nhưng
nữ thần của đất, người không chỉ nắm giữ ơn huệ nuôi dưỡng muôn loài của đất
mẹ, mà còn là sự bắt đầu của cuộc sống, phát triển, trưởng thành, già đi, cuối
cùng đi đến cái chết, sau đó lại bắt đầu của cuộc sống, phát triển, trưởng
thành,… vân vân, một quá trình lặp lại vô tận giống như bốn mùa luân chuyển
không ngừng. Đó là vị thần tượng trưng cho sự chịu đựng sinh nở và phát triển
trong mùa xuân, tỏa hương thơm thơm ngát trong mùa hè, thu hoạch vụ mùa vào
mùa thu, và rồi tàn lụi bởi tử vong trong mùa đông.

Nữ thần của đất mẹ biểu tượng vì vậy yêu cầu nhất định cần phải có sự tồn tại
của một loại luân hồi đặc tính, giống như loài rắn không ngừng biết lột da,
sinh trưởng và không ngừng lớn lên.

Và rồi do thiên tai và các hiện tượng bất thường khác, hơn một nửa số mùa màng
bị mất đi sẽ mang đến đói rét cùng tử vong—và thế là các nữ thần đất mẹ như
Athena đã không chỉ còn là những vị thần đơn độc chỉ biết ban phước lành, mà
còn là những vị thần biết cướp đi vô số mạng sống vào mùa đông, vị thần có
hại, sẽ mang đến tai họa nếu tâm trạng của các nàng không vui. Điều đó cũng là
nguyên do vì sao mà các vị thần đất mẹ thường có những thân phận khác tượng
trưng cho vị thần của tử vong địa ngục hay chủ nhân của thế giới bên kia. Đó
cũng là lý do tại sao giống như Athena vừa là nữ thần của đất, lại cũng là vị
thần đại diện cho tử vong hay minh phủ chủ nhân, giống như loài rắn sẽ mang
lại tử vong cho con người bởi thứ nọc độc chết người của mình.

Và dù sao thì, địa ngục hay minh phủ trong tưởng tượng bởi người cổ đại cũng
luôn nằm dưới mặt đất tối tăm.

Một thế giới của mùa đông được bao phủ bởi bóng tối. Giống như vậy, suốt cả
một thời gian dài bị thống trị bởi bóng tối giá lạnh—Ban đêm, được khiếp sợ
như là một phần khác của địa ngục, do đó kết hợp lại Athena liền mới trở thành
một vị nữ thần của màn đêm bóng tối tử vong bên cạnh tính chất của vị thần đất
mẹ như tượng trưng ban đầu.

Giống như rắn! Sinh vật ẩn chứa đầy huyền bí cùng trí tuệ trong con mắt của
người cổ đại.

Đó là rắn, trải qua nhiều lần đổi da, chu kì không ngừng nghỉ của ngủ đông rồi
thức tỉnh và mùa xuân. Trở thành con vật tượng trưng cho vòng xoáy của cái
chết và sự tái sinh, đại diện cho sự xoay vòng giữa các mùa, nhiều nơi thậm
chí còn được đại diện cho biểu tượng của sự vô tận. So với Bò của mùa thu
hoạch và lòng trắc ẩn, nó là con rắn, với cả ơn huệ của cuộc sống và tai họa
của chết chóc.

Bỏ đi vẻ bề ngoài qua nhiều lần lột da, ngủ đông trong thời gian dài vào mùa
đông. Mùa đông—vị thần mang đến cái chết, và cũng là vị thần hoang dã của tử
vong địa ngục.

Tiếp sau đó là sự thức tỉnh vào mùa xuân như sinh mệnh sống dậy từ cõi chết.
Mùa xuân—vị thần mang đến sinh cơ sự sống cùng phát triển, và cũng là vị thần
bao dung của đất mẹ.

Dễ dàng vượt qua sự khác biệt lớn nhất giữa mùa đông và mùa xuân, nó thực sự
là tượng trưng của một vị thần bất tử. Một vị thần của trí tuệ tượng trưng. Đó
cũng là khởi nguồn cho tính chất cơ bản thứ ba của Athena. Một vị trí tuệ nữ
thần!

Không chỉ như vậy, làm một vị nữ thần đã luôn có mối liên quan đến loài rắn.
Cùng với cú, Athena cũng có một mối quan hệ sâu sắc với loài chim.

Cô là một vị thần thống trị của cả hai thế giới sống và chết. Đồng thời trong
khi các loài chim được người cổ đại hiểu với biểu tượng của những sinh vật có
sở hữu sức mạnh ma thuật bay được giữa thế giới hiện tại và cõi đất chết phía
ngoài. Một mối liên kết đã được tạo ra giữa cô và các loài chim như thể một
mối liên hệ giữa thế giới của người sống và thế giới của người chết ở phía bên
kia.

Cổ xưa người dân đã tin vào điều này từ rất lâu vào thời cổ đại. Tin rằng
những linh hồn của người chết sẽ trở thành chim bay lên bầu trời, hoặc được
dẫn đường bởi những con chim này đi vào địa ngục.

Và bởi vì mối liên quan kết hợp giữa rắn và loài chim, thế cho nên thủa ban
đầu cô mới sẽ là một con rắn có cánh, hay sau này còn được gọi là rồng. Trước
khi trở thành một thành viên của đền Pantheon, cô là nữ thần của sự sống và
cái chết được người cổ đại tôn thờ. Sau khi con rắn bị báng bổ và giáng chức
qua các thời đại, quan điểm bị thay đổi mới sẽ trở thành giống như ngày nay Dị
thần Athena.

Trong quá khứ, cô đã từng là một người phụ nữ nắm giữ sự thống trị của cả thời
cổ đại, chỉ huy con người với danh nghĩa của các vị thần. Do đó kẻ lãnh đạo
của các vị thần lúc bấy giờ cũng là một nữ thần—nữ thần của con rắn có cánh,
hay nữ thần rồng. Nhưng cô đã bị lật đổ khỏi ngôi vị cao nhất bởi các lực
lượng của những người đàn ông nổi loạn, kết thúc xã hội theo chế độ mẫu hệ
chuyển sang chế độ phụ hệ. Con rồng, mãng xà có cánh, nay đã bị giết chết và
trở thành tồn tại chuyên bị đánh giết trong những câu chuyện của những người
anh hùng ngày sau. Con rồng mà cái chết của nó sẽ đem lại cho bọn họ tài bảo,
phi phàm năng lực, cùng trẻ đẹp phụ nữ. Giống như thành công tượng trưng trong
quá khứ, những người đàn ông chiến thắng sẽ thu được vô số chiến lợi phẩm
trong cuộc lật đổ ách thống trị của xã hội mẫu hệ sang xã hội phụ hệ.

Thời đại của các Nữ hoàng đã kết thúc, và thời đại của các vị Vua cũng từ đó
bắt đầu. Quyền lực tối cao và trí tuệ của bà chúa đất mẹ ngày xưa giờ chuyển
thành của gia trưởng nghiêm ngặt. Từ Zeus, là vua của các vị thần được sinh
ra.

Một vị nữ hoàng bị lật đổ và bị buộc phải tuân theo trào lưu luật lệ mới của
thời đại.

Athena cổ xưa nhất được chia cắt, bị giáng xuống làm vợ, chị em, hay con gái
của thần vương, mất đi tất cả vinh quang trước đây, thần thoại đã bị sửa đổi
như vậy đấy.

Athena đã trở thành con gái của vua Zeus. Metis đã bị ruồng bỏ và bị cướp đi
trí tuệ của mình. Medusa thậm chí còn bị giáng xuống thành một con quái vật
sau đó bị giết, cuối cùng còn bị chặt bỏ đầu. Hơn nữa, Hera và Aphrodite, hay
Persephone (minh hậu) trong thần thoại Hy Lạp, những vị nữ thần đất mẹ bị đánh
bại. Những nữ thần, người đã từng điều khiển cả sự sống và cái chết cuối cùng
đều trở thành sự phụ thuộc của các nam thần, của các vị vua như Zeus cùng
Hades, hay các chiến thần như Ares trong thần thoại.

Những nữ thần đất mẹ bị đánh bại, bị miêu tả trong thần thoại như những con
rắn có cánh—cũng có nghĩa là rồng. Những con rồng ác độc ở trong vô số truyền
thuyết và huyền thoại, bị đánh bại bởi những người anh hùng và những kẻ giống
thần, là hình thức cuối cùng của những nữ thần đất mẹ bại trận và bị chà đạp!

Họ không bị săn đuổi vì bọn họ là những con quái vật hay ác thú.

Mà là vì người chiến thắng yêu cầu sự chính thống. Họ hạ bệ những kẻ bị đánh
bại, các nữ thần, như những con quái vật xấu xa, sau đó lây truyền những câu
chuyện về sự tích anh hùng chế ngự cái ác của bản thân.

Do đó, con rắn có cánh, loài rồng, đã rơi xuống từ một thánh thú thiêng liêng
giờ trở thành một con quái vật tràn đầy tà ác, những đặc điểm của một nữ thần
đất mẹ giờ cơ bản đều đã bị phủ định.

Tuy nhiên, kể trên gần chỉ là sự tồn tại phổ biến trong đa phần thần thoại ở
nhiều nơi dân tộc trên thế giới.

Thế nhưng bởi vì lịch sử tồn tại tính chất đặc thù của mình, có một sự khác
biệt căn bản nhất trong bản chất của thần thoại Việt Nam những thời kì đầu khi
so sánh với thần thoại của các dân tộc khác, dù cho là cùng ở của phương đông
châu Á.

Trong đó điểm khác nhau lớn nhất chính là thay vì bị nhắc đến mối mâu thuẫn
giữa nam nữ chế độ xã hội thay đổi thường thường bị ánh xạ đến trong thần
thoại cổ xưa nhất của các dân tộc khác, hoạ ngoại xâm cùng chiến tranh văn hoá
tồn tại mâu thuẫn trong thần thoại Việt cổ càng thêm nổi bật cùng rõ ràng.

Và thay vì giống như thần thoại trung quốc, các vị cổ xưa nữ thần bị yêu ma xà
hoá như Nữ oa mình người thân rắn. Thần thoại cổ xưa Nhật bản, Bát kì đại xà,
một sự tượng trưng cho tám hòn đảo lớn chủ yếu nhất trên đất Nhật, vị thần của
đất mẹ lại bị miêu tả giống như con quái vật khổng lồ khởi nguồn cho tận cùng
của tà ác cùng sự huỷ diệt. Rồng thần hình tượng trong cổ xưa thần thoại Việt
Nam trực tiếp được trao cho nam giới thần linh đồng thời bị thần hoá sự tồn
tại ấy, trở thành vị thần sáng thế tối cao khởi nguồn của dân tộc Việt.

Và giờ, nắm giữ quyền năng cùng bản chất của vị thần rồng cổ xưa quyền năng
nhất ấy, thứ mà vị vua trẻ tuổi có thể làm, chính là cho mượn loại sức mạnh cổ
xưa bản chất cùng nguồn gốc ấy của thần rồng ban sơ Lạc Long Quân cho bên cạnh
đã từng một vị linh xà nữ hoàng. Một nghi thức cho sự hồi sinh trở về của vị
nữ thần cổ xưa nhất.

Để Athena có thể quay trở về với bản chất Athena của ngày xưa.

Linh xà nữ hoàng nắm trong tay mặt đất cùng bầu trời, sự sống cùng cái chết cả
hai bên thế giới, sức mạnh cùng trí tuệ tối thượng trong hình hài mạnh mẽ
nhất!

Cùng hát vang lên bài tán ca của bộ ba nữ thần đất mẹ, minh phủ bóng đêm cùng
trí tuệ nay đã trở về…

…….

Kết thúc chương 237.


Nhật Kí Thần Linh - Chương #237