Chương 413: Hai Loại Người


Kỷ Cương trước kia đích xác đã từng bố trí thủ hạ theo dõi Dương Thu Trì đến Hiền phi lăng, sau đó cho chúng thủy thi vu khống hãm hại hắn. Thật không ngờ những tên này sau đó nổi ý tham, không ngờ trộm hết những châu báu trong lăng mộ, hiện giờ còn bị bắt cả người lẫn vật chứng.

Kỷ Cương kinh khủng vạn phần, quỳ sụp xuống đất dập đầu lia lịa: "Những tên súc sanh này không ngờ lại gây ra chuyện đại nghịch bất đạo như vậy, đều là do vi thần quản thuộc hạ không nghiêm, không ngờ bị đám súc sanh này lừa dối, thật là tội đáng muôn chết, thỉnh hoàng thượng thứ tội!"

Minh Thành Tổ lạnh lùng nói: "Ngươi chỉ có tội quản thuộc hạ không nghiêm thôi sao?"

Kỷ Cương dập đầu thưa: "Vi thần đối với sự làm càn làm bậy của chúng quả tình là không biết a, hoang thượng, vi thần chỉ yêu cầu chúng theo dõi quan sát Dương Thu..., không, Dương đại nhân, không ngờ chúng lại gây ra chuyện tổn hủy di thể của nương nương, trộm cắp châu báo cùng vật bồi táng, tạo nên tội đại nghịch bất đạo này. Vi thần đối với chuyện này đích xác là không biết chút gì, hoàng thượng..."

Thái tử Chu Cao Sí nói: "Bọn chúng đều khai rằng mọi chuyện này là do ngươi chỉ sử..."

Minh Thành Tổ nhìn thái tử một cái, xua tay, xong quay sang trừng mắt hỏi Kỷ Cương: "Ngươi không phải là chuyện hủy tổn di thể của Hiền phi là do Dương ái khanh làm sao?"

Kỷ Cương nghe thế, đã đoán được ý của Minh Thành Tổ. Thái tử tra chứng cứ đã ra sự thật rõ ràng, y còn lý nào dám cãi bướng, dập đầu lia lịa: "Là... là do vi thần kiểm tra không thận trọng, trách lầm Dương đại nhân, vi thần đáng chết, cầu hoàng thượng thứ tội!"

Minh Thành Tổ đập bàn quát: "Hay cho câu kiểm tra không kỹ, không những khiến cho trẫm giết lầm Thuận phi, Cố nội các học sĩ cùng những người khác, còn suýt giết lầm Dương ái khanh là thần tử có công chẳng tội lỗi gì này, càng khiến cho di thể của Hiền phi tủi nhục hơn! Người đâu, kéo hắn ra ngoài..."

Vừa nghe lời này, Kỷ Cương sợ đến hồn bay ngoài ngàn dặm, *** đái són ra quần, ngay cầu xin tha tội cũng không nói nỗi.

Minh Thành Tổ dừng lại một chút, rồi mới ra lệnh tiếp: "Kéo hắn ra ngoài, dùng trọng hình đánh 120 trượng!"

Dương Thu Trì suýt chút nữa tức ngất đi, lòng nghĩ sao thể này? Đánh đít là coi như xong hay sao? Tên Kỷ Cương này rõ ràng là cố gắng hãm hại hắn, hoàng thượng lại chỉ vì một câu ngắn ngủi nhận tội đơn giản vậy là xong hay sao? Cái này là chuyện vặt đây sao? Cho dù ông không trị tội hắn vu khống hãm hại lão tử, nhưng Kỷ Cương hắn vì hãm hại lão tử, ngay cả phi tử mà ông sủng ái nhất cũng dám băm vằm thành thịt vụn, thế mà ông không thèm quản hay sao?

Kỳ thật, đây chính là lựa chọn sau khi suy tính quyền hành thiệt hơn của Minh Thành Tổ. Minh Thành Tổ đương nhiên biết những cẩm y vệ đó nếu không có Kỷ Cương ra lệnh thì dù cho cấp cho chúng một trăm lá gan chúng cũng không dám khai quật lăng mộ hủy diệt thi thể rồi thuận tiện đánh cắp luôn đồ châu báu bồi táng theo Hiền phi. Nhưng mà, Kỷ Cương có thể trèo lên chiếc ghế cẩm y vệ chỉ huy sứ này, chẳng phải là dựa vào bản lãnh hiểu ý nịnh hót Minh Thành Tổ, mà còn có bản lãnh thực sự của chính y.

Kỷ Cương có bản lĩnh thực sự chính là chỉnh trị và hại người. Minh Thành Tổ đương nhiên cần chuyên gia phá án như Dương Thu Trì để điều tra ra những người có lòng mưu phản chân chính. Nhưng mà, vẫn còn có những người mà Minh Thành Tổ biết bọn họ căn bản không có lòng phản, nhưng hình thế cần hoặc là sự đòi hỏi trong đấu tranh quyền lực cần phải diệt trừ họ, cho nên mới cần tiến hành vu khống hãm hại rồi dùng biện pháp tra tấn bức nhận tội. Và những sự tình tán tận lương tâm đen như phân chó này hiển nhiên Dương Thu Trì không thể làm hoặc không chịu làm. Ngược lại, tên thuộc hạ ác nhân thất đất âm tổn thiên địa Kỷ Cương của ông ta lại làm rất được việc.

Vì thế, Minh Thành Tổ cần người có thể làm việc chân chánh như Dương Thu Trì, cũng cần người không thèm để ý đến nguyên tắc và còn hoàn toàn tuân theo ý ông ta để làm chuyện thất đức như Kỷ Cương. Hai loại người này đều cần cho chính quyền của Minh Thành Tổ. Huống chi, trong chiến dịch Tĩnh Nạn, Kỷ Cương đã nhất mực theo hầu ông ta, chinh chiến sa trường, tác chiến dũng mạnh... Kỷ Cương đã nhận được sự tín nhiệm sâu sắc của Minh Thành Tổ, được hoàng thượng thưởng thức. Loại hữu nghị quân thần tạo lập từ trong chiến đấu này là thứ khiến người ta khó quên và khó chối bỏ. Hơn nữa, sau này Kỷ Cương do rất giỏi vuốt ve tâng bốc, nên càng gây sự vui vẻ cho Minh Thành Tổ. Do đó, từ những điểm này mà khiến cho Minh Thành Tổ không quyết tâm chém đầu Kỷ Cương.

Kỷ Cương hủy tổn di thể của Hiền phi nương nương đó là sự thật, nếu như vì thế mà đem chém đầu y thì cũng chẳng cứu vớt được gì, chi bằng đem đánh 120 hèo trên pháp đình để cảnh cáo, chẳng những lập uy đối với y, mà còn làm nguội cái tức cho Dương Thu Trì, từ đó giữ được cả hai người tài hữu dụng này.

Hình phạt đánh roi thời nhà Minh bắt đầu từ Minh Thái tổ, đến thời Vĩnh Lạc của Minh Thành Tổ cơ bản không dùng nữa, sau đó đến thời Minh Anh Tông mới chính thức khôi phục.

Minh Thành Tổ hạ lệnh đánh phạt Kỷ Cương ở pháp đình, chẳng qua là chuyện bất đắc dĩ mà thôi. Kỷ Cương vu khống hãm hại Dương Thu Trì suýt nhà phá thân vong, nếu như không cấp cho Kỷ Cương này chút hình phạt, nhìn dáng vẻ hai mắt đổ hào quang của Dương Thu Trì như thế, khẳng định khó có thể bình ổn nộ khí trong lòng hắn (Minh Thành Tổ không hề biết lúc này Dương Thu Trì đã coi Kỷ Cương là kẻ thù bất cộng đái thiên rồi), cũng khó có thể phục chúng. Như vậy, không thể không cấp cho Kỷ Cương một bài học, cho nên ông ta quyết định tiến hành đình trượng (đánh roi ở pháp đình) Kỷ Cương ngay tức thì.

Chấp hành đình trượng là giáo úy chuyên môn của cẩm y vệ. Bọn chúng đã thông qua huấn luyện nghiêm cách, kỹ nghệ thuần thục, có thể chuẩn xác căn cứ vào ám hiệu của cẩm y vệ chỉ huy sứ Kỷ Cương mà dùng hình phạt quyết định sinh tử của người chịu phạt. Chỉ không ngờ lần này bất đồng, người chịu hình phạt không ngờ chính là chỉ huy sứ Kỷ Cương của chúng.

Những giáo úy này hơi có chút khẩn trương, nhưng dù sao thì hoàng thượng hạ lệnh, bọn chúng không dám sơ xuất chút nào. Giáo úy giám quản đình trượng quát to một tiếng, mấy đại hán to lớn đã kéo Kỷ Cương ra bên ngoài, lột sạch quan bào quần áo cho trần truồng như nhộng, rồi án xuống đất. Giáo úy giám quản bước đến phòng khách, quỳ trước mặt Minh Thành Tổ hô: "Vạn tuế, đình trượng đối với Kỷ Cương đã chuẩn bị hoàn tất!"

Y cúi đầu nhìn hai chân của hoàng thượng. Theo quy củ, nếu như hai chân trương ra theo hình chữ bát (八), thì biểu kỳ có thể lưu cho người dưới trượng còn một mạng; ngược lại, nếu hai mũi chân hướng vào nhau, thì phải đánh chết kẻ chịu hình.

Minh Thành Tổ hơi do dự, mũi chân hướng ra ngoài, nhưng lại vỗ bàn quát: "Đánh thật mạnh vào!"

Như vầy thì mâu thuẫn rồi, mũi chân hướng ra ngoài, có nghĩa là lưu lại mạng sống cho người chịu phạt, nhưng lại bảo "đánh như thật" thì ý tứ là đánh cho chết. Vị giáo úy này có sự linh mẫn và nhanh nhẹn về chính trị vô cùng, ánh mắt xoay tròn, lập tức hiểu ý muốn chân thực của Minh Thành Tổ, dập đầu đáp ứng, đứng dậy lùi ra cửa, bấy giờ mới chuyển thân đi ra, quát: "Hoàng thượng thánh dụ, đình trượng đánh thật!"

Kỷ Cương nằm ở ngoài, không nhìn thấy được chân của Minh Thành Tổ, nghe lời này lập tức hồn phi phách tán, luôn miệng xin tha.

Giáo úy hành hình nghe nói "đánh thật", nhìn chân của giáo úy giám quản, thấy hai đầu bàn chân hướng ra ngoài thành hình chữ bát - "tha cho một mạng", đó là quyết định cuối cùng, liền hiểu ngay, lớn tiếng hò hét: "Tuân chỉ! Đánh thật mạnh...!"

Tiếng lốp bốp tức thời vang lên, Kỷ Cương bị đánh máu văng tứ tán chỉ sau hơn mười côn, khóc cha khóc mẹ ỏm tỏi.

Thủ hạ của vị giáo úy hành hình này quả thật là có công phu, nghệ thuật dùng lực đã đến mức tuyệt đỉnh, tuy đánh cho Kỷ Cương máu huyết bầy nhầy, đau đớn cùng cực, nhưng không thương đến gân cốt.

Mặc dù như thế, khi đánh đến bảy tám chục côn, Kỷ Cương đã đau đớn ngất đi tỉnh lại mấy lần. Đau ngất đi, rồi tỉnh lại vì đau, mông và đùi đều máu huyết bầy nhầy, đã chẳng còn chỗ nào lành lặn, đau đến nỗi y cắn toạt cả môi, ngay cả sức để khóc cha gọi mẹ cũng không còn nữa.

Nghe tiếng lốp bốp của trượng đánh vào thân người, Minh Thành Tổ cười ha ha quay đầu nhìn Dương Thu Trì, thấy hắn chỉ hừ lạnh một tiếng ngước mắt nhìn trời, hiển nhiên không hề động lòng.

Thần tình của Minh Thành Tổ tựa hồ hơi bối rối, cảm thấy bị người ta hại đến nỗi suýt nhà phá thân vong, khẩu khí này chẳng thể như thế mà thuận ngay. Ông ta hơi trầm ngâm, vỗ bàn một cái, nói với bên ngoài: "Các ngươi chưa ăn cơm hả? Trẫm bảo các ngươi đánh mạnh vào!"

Giáo úy quản giám đình trượng giật mình sợ hãi, quỳ xuống dập đầu, nhìn lên hai chân của Minh Thành Tổ, thấy mũi chân vẫn hướng ra ngoài, tức thời minh bạch, đứng dậy ra ngoài quát: "Hoàng thượng thánh dụ, tăng thêm sức, đánh thật mạnh hết sức vào...!"

Giáo úy hành hình nghe thế, giơ côn thật cao, tiếng gió vùn vụt, lần này thì đánh thật, chứ không phải đánh chơi chơi, đương nhiên là vẫn nhìn chân lưu mạng. Ba bốn chục côn cuối cùng đánh rất mạnh, Kỷ Cương đã như con heo chết nằm ở đó, hai mắt trợn ngược, ngay cả ư cũng không ư được tiếng nào, ngất hẳn đi.

Một trăm hai chục trượng chấp hành hoàn tất, bốn vị đình trượng giáo úy túm bốn góc tấm bố nhấc lên, nhìn lên trời hất mạnh, khiến y bay lên rớt mạnh xuống. Cú động chạm mạnh này khiến cho Kỷ Cương hôn mê tỉnh lại rên hừ hừ, mũi ứa máu, rồi lại hôn mê tiếp.

Bọn giáo úy khiêng Kỷ Cương vào phòng khách, cho nằm xuống nền gạch xanh trở lại.

Dương Thu Trì cúi đầu nhìn, thấy bốn chục trượng sau này là đánh thật, cái mạng Kỷ Cương đã bị lấy đi chín phần, lửa giận trong người từ từ giảm bớt. Nhưng mà, Dương Thu Trì biết nếu như hoàng thượng còn lưu lại mạng cho Kỷ Cương, thì chỉ cần Kỷ Cương còn sống, thù bất cộng đái thiên của hai người đã kết, không phải người chết thì là ta chết!

Minh Thành Tổ nhìn Kỷ Cương, rồi quay sang nhìn Lý công công.

Lý công công hiểu ý, ra lệnh cho bọn thái y sớm đã chờ sẵn sau cửa nhanh chóng trị liệu thương thế cho Kỷ Cương.

Mấy thái y nhanh nhẹn đấp thuốc bó thương cho Kỷ Cương. Minh Thành Tổ hỏi: "Thương thế của Kỷ ái khanh thế nào?"

Thái y dẫn đầu bẩm báo: "Tính mệnh không ngại gì, chỉ thương đến gân cốt, chỉ sợ trời lạnh hay mưa gió sẽ chịu chút khổ sở."

Đây chính là lời thật, sau loạt đình trượng này, gân ở hai chân của Kỷ Cương bị tổn hại, nên mỗi khi trời âm lãnh hay có mưa, đều đau đớn cùng cực, ăn không biết ngon, đêm không ngủ được, vì điều này mà khiến Kỷ Cương càng cừu hận Dương Thu Trì hơn. Mối thù giữa hai người từ đó càng kết càng sâu.

Trị liệu xong, Kỷ Cương tỉnh dậy, Minh Thành Tổ thở dài, nói với y: "Kỷ ái khanh, người làm sai án này, khiến cho Dương ái khanh chịu ủy khuất, tuy chịu chút khổ sở, nhưng chẳng qua là cái đau ngoài da mà thôi ha?"

Kỷ Cương cố gượng ngồi dậy, run rẫy nói: "Dương... đại nhân..., không, Dương... huynh đệ...., đây.... đều là.... lão ca .... sai, thỉnh... tha cho..., lão ca .... ở đây... xin bồi tội... với đệ!" Y định thi lễ, nhưng không còn lực khí nữa.

Dương Thu Trì khoanh hai tay, lạnh lùng nói: "Không dám nhận, Kỷ đại nhân. Ngài cũng không nên cùng ta xưng huynh gọi đệ nữa, để khỏi sau này bị tên cẩu tặc nào đó vu cáo hãm hại, khi bị diệt mười tộc thì liên lụy đến ngài."

Kỷ Cương lộ ra nụ cười nhếch mép, miệng thì lại bảo: 'Dương... huynh đệ.... lão ca... không phải với... đệ..."

Minh Thành Tổ cười ha ha nói với Dương Thu Trì: "Dương ái khanh, thái tử đã tra án này rõ ràng, ngươi, Thuận phi và Cố nội các học sĩ đều bị oan uổng. Từ hôm nay trở đi, ngươi khôi phục nguyên chức, còn hai người chúng... trẫm sẽ hạ chỉ cấp cho chúng rửa sạch án oan, an táng trọng hậu."

Dương Thu Trì dù hận Kỷ Cương, nhưng hoàng thượng tuy đánh y bán sống bán chết, vẫn còn lưu lại cho y một mạng, Dương Thu Trì không còn cách nào, hiện giờ cũng không tiện biểu lộ ra, cái thù này sau này hẳn báo. Hắn quỳ xuống tạ ơn Minh Thành Tổ xong, đứng dậy vái một lạy thật sâu với thái tử Chu Cao Sí: "Thái tử điện hạ có ân cứu mạng với Thu Trì, Thu Trì vĩnh thế không quên!"

Thái tử mỉm cười trả lễ.

Minh Thành Tổ nói: "Kỷ ái khanh, Dương ái khanh, hai ngươi đều là công thần của trẫm. Kỷ ái khanh năm xưa cùng trẫm chinh chiến sa trường, chiến công hiển hách, sau đó chấp chưởng cẩm y vệ, cũng lập được nhiều kỳ công. Dương ái khanh tập nã Kiến Văn dư đảng, công huân trác tuyệt. Hiện giờ hai ngươi không những là thần tử cùng điện, mà còn cùng quản lý cẩm y vệ, chia cái lo cùng trẫm. Sau này hãy vì trẫm mà tề tâm hợp lức, lập thêm nhiều công mới."

Kỷ Cương nằm dưới đất, thều thào thưa: "Vi thần... kính cẩn tuân lời.... hoàng thượng... giáo huấn..."

Minh Thành Tổ gật đầu, nhìn về phía Dương Thu Trì.

Dương Thu Trì liếc nhìn Kỷ Cương, thầm nghĩ người lời lẽ ngon ngọt giả dối quen rồi, lão tử với người có thù không đội trời chung! Đừng mong lão tử làm thủ hạ của ngươi nữa, chúng ta cứ cười lừa mà coi hát bội, cứ chờ đó mà xem!

Dương Thu Trì khom người thưa với Minh Thành Tổ: "Hoàng thượng, vi thần không thể đảm nhiệm chức trách cẩm y vệ, trong khi đó trị an của kinh thành không cho phép lạc quan. Thần nghĩ cần một lần một dạ lo trọn chức vụ phũ doãn, quản lý kinh thành cho tốt. Chức đồng tri cẩm y vệ này, khẩn thỉnh hoàng thượng miễn trừ."

Minh Thành Tổ đưa mắt nhìn Dương Thu Trì. Ông ta làm sao không biết được ý nghĩ trong lòng của hắn chứ, hơi trầm ngâm một lúc rồi nói: "Như vậy đi, Dương ái khanh, trẫm nhậm mệnh cho ngươi làm cẩm y vệ chỉ huy sứ phó sứ, chánh tam phẩm, chấp chưởng Nam trấn phủ ti, phụ trách pháp kỷ và quân kỷ của cẩm y vệ. Đồng thời, ngươi còn kiêm chức trách kiểm tra bá quan, có chuyện gì trực tiếp báo cáo với trẫm."

Dương Thu Trì nghe lời mừng rỡ, tuy chỉ đeo cái chức chỉ huy phó sứ, nghe có vẻ thấp hợp Kỷ Cương, nhưng phẩm trật bằng với chỉ huy sứ, huống chi hắn lại còn là siêu phẩm hầu tước. Sau này trước khi xử cho Kỷ Cương chết, đi trước mặt hắn có nghênh ngang đi chăng nữa cũng không thành vấn đề.

Nam Trấn phủ ti vốn có chức trách về pháp kỷ nội bộ của cẩm y vệ, tương đương với ủy viên thanh sát trung ương phái trú ở cẩm y vệ, chuyên môn điều tra những hành vi loạn kỷ cương phép nước của cẩm y vệ. Quyền lực này có thể nói là có thể to có thể nhỏ, nếu nói to thì những chuyện gì mà y muốn quản dù là Kỷ Cương chỉ huy sứ cũng không thể mó tay vào. Hà hà, cực kỳ thú vị...!

Hiện giờ Minh Thành Tổ thậm chí còn tăng gia quyền hạn chức vụ cho Nam Trấn phủ ti, đó là củ sát bá quan, là quyền lực trọng yếu phi thường. Minh Thành Tổ thực ra là muốn Dương Thu Trì phát huy tài năng trinh tra của hắn trong chuyện này, tìm ra những loạn thần tặc tử chân chính, duy trì sự ổn định của giang sơn xã tắc.

Minh Thành Tổ còn cho Dương Thu Trì tránh khỏi Kỷ Cương, có chuyện gì trực tiếp báo cáo với ông ta. Như vậy có nghĩa là, Dương Thu Trì tuy là phó sứ của Kỷ Cương chỉ huy sứ, nhưng chức quyền so với vị cẩm y vệ chỉ huy sứ Kỷ Cương này còn lớn hơn, thậm chí có thể trực tiếp giám sát Kỷ Cương.

Dương Thu Trì mừng rỡ vô cùng, quỳ xuống dập đầu tâu: "Vi thần tạ chủ long ân! Thần nhất định sẽ tận tâm kiệt lực để báo hoàng ân!" Hắn liếc mắt nhìn Kỷ Cương, thấy y nhắm mắt, tựa hồ như đau đớn quá ngất đi. Dương Thu Trì hiểu rõ, Kỷ Cương có lẽ là tức quá mà hôn mê đi đó thôi. Ha ha ha..

Dương Thu Trì hết sức phấn khởi trở về Dương phủ, đem sự tình kể hết, chúng nữ tức thời hoan hô vang dội, thật sự có cảm giác giống như chết đi sống lại. Chờ đến khi nghe nói Kỷ Cương bị đánh đến 120 đình trượng, cái mạng mất đi đến chín phần, cảm thấy thỏa cơn tức thập phần, nhưng cũng vô cùng bất bình đối với việc Minh Thành Tổ không xử tử Kỷ Cương.

Liễu Nhược Băng đề xuất ám sát Kỷ Cương, Dương Thu Trì không đồng ý. Nếu như hiện giờ Kỷ Cương chết, ai cũng đoán được là do Dương Thu Trì hắn làm, như vậy sẽ tự rước thêm phiền phức. Hơn nữa, hắn không muốn để Kỷ Cương chết sướng như vậy, hắn muốn đường đường chính chính khiến cho Kỷ Cương thân bại danh liệt.

Đêm đó, Dương Thu Trì cho bày yến tiệc, thỉnh ân nhân cứu mạng của mình là thái tử Chu Cao Sí tới, ngoài ra còn có Mã Độ, Ngưu Đại Hải và một số cẩm y vệ khác, hoan hỉ tụ tập, ăn uống ca hát sướng khoái.

Dương Thu Trì phục hồi nguyên chức, còn được thăng làm cẩm y vệ phó chỉ huy sứ chấp chưởng Nam trấn phủ tri. Tin tức này nhanh chóng truyền khắp kinh thành, quan viên lớn nhỏ trong cẩm y vệ đương nhiên không ngừng đến Dương phủ chúc mừng, yến tiệc càng bày càng đông, chẳng khác gì đêm nạp Hồng Lăng làm thiếp. Họ bày trò đánh cuộc uống rượu, vui vầy đến nửa đêm.

Ngày hôm sau, Dương Thu Trì đến cẩm y vệ Nam trấn phủ ti nhậm chức xong, tiến vào hoàng cung bẩm báo với hoàng thượng Minh Thành Tổ rằng Kỷ Cương bị thương năng, hiện giờ ở kinh thành khí hậu lạnh lẽo, nên đưa Kỷ Cương về phương nam để dưỡng thương.

Minh Thành Tổ đương nhiên biết ý nghĩ chân thật của Dương Thu Trì. Ông ta cũng hi vọng Dương Thu Trì có thể nhanh chóng đứng vững ở trong hàng ngũ cẩm y vệ, tạo lập thế lực cho riêng mình, có thể đạt tới tác dụng khống chế và bình hành với thế lực của Kỷ Cương. Thứ kềm chế về quyền lực lẫn nhau giữa các bộ hạ chính là điều phù hợp với lợi ích tối cao của Minh Thành Tổ, cho nên ông ta lập tức chuẩn tấu, phái người đưa Kỷ Cương về Quảng Châu dưỡng thương.

Kỷ Cương bị bức rời khỏi kinh thành, người bị thương nặng vì 120 trượng, lại thêm dọc đường dằn xóc mệt mỏi, cho nên khi đến Quảng Châu phải nằm liệt giường suốt ba tháng trời mới có thể bước xuống giường.

Kỷ Cương đi rồi, trong ba tháng này, cẩm y vệ ở kinh thành đương nhiên là thiên hạ của Dương Thu Trì.

Hắn muốn lợi dụng đoạn thời gian này nhanh chóng bồi dưỡng xây dựng thế lực cho mình, để có thể chống lại với Kỷ Cương, chuẩn bị tiếp quản cẩm y vệ trong tương lai.

Thứ điều chỉnh nhân sự này hắn thân là phó chỉ huy sứ đương nhiên làm chủ được. Tuy Bắc trấn phủ ti là do Kỷ Cương trực tiếp thông lĩnh, Dương Thu Trì không thể điều động nhân sự, nhưng trong phần Nam trấn phủ ti của mình, hắn hoàn toàn có thể xoắn tay mặc tình điều động.

Ngày đầu thượng nhiệm, Dương Thu Trì đã đem vị trí thủ lĩnh các bộ môn trọng yếu thay bằng người của mình, điều Mã Độ và Ngưu Đại Hải đến Nam Trấn phủ ti, từ phó thiên hộ thăng lên tứ phẩm thiên hộ. Trong đó Mã Độ đảm nhiệm cẩm y vệ tả sở thiên hộ, Ngưu Đại Hải đảm nhiệm cẩm y vệ hữu sở thiên hộ. Sau đó, hắn còn điều Vân Lăng từ phủ Bảo Ninh ở Tứ Xuyên về thăng làm trấn phủ của Nam trấn phủ ti, chánh ngũ phẩm, chuyên môn phụ trách kiểm soát và điều tra hành vi loạn pháp trong cẩm y vệ.

Ngoài ra, hắn còn kéo Chiêm Chánh Chiêm bộ đầu và các bộ khoái đã từng sinh tử với hắn khi đấu tránh với Thuyền bang ở Ba châu - Tứ Xuyên về, cho làm bộ đầu và bộ khoái ở Ứng Thiên phủ.

Đồng thời với việc cải cách Nam Trấn phủ ti, Dương Thu Trì còn tiến hành đàn áp Bắc trấn phủ ti của Kỷ Cương.

Đối tượng đánh đổ trước hết đương nhiên là những kẻ đã phản bội hắn - những bộ hạ hộ vệ đã thừa cơ giậu đổ bìm leo hại hắn khi hắn sa cơ - chính là bọn Bồ Phàm Cốc ba người.

Cẩm y vệ không có ai là sạch sẽ cả, ít nhiều đều có vấn đề, chỉ có điều là ngươi có tra hay không mà thôi. Nếu như Dương Thu Trì quyết định động đến họ, sự thật và chứng cứ để khép tội chẳng phải là tìm ra một cách dễ dàng hay sao?

Dưới sự điều tra của Mã Độ và Ngưu bá hộ, bọn Bồ Phàm Cốc nhanh chóng bị phát hiện dọa dẫm chèn ép bức tử nhân mạng cùng các sự thật khác. Dương Thu Trì hạ lệnh bí mật bắt bọn Bồ Phàm Cốc ba người, cho Nam Cung Hùng cùng bọn thân vệ còn lại tiến hành khốc hình bức cung. Nam Cung Hùng hận thấu xương ba tên phản bội này, nên đã dùng hết 18 khốc hình của cẩm y vệ, chẳng những lấy được khẩu cung cần, mà còn khiến cho ba tên phản bội chết đi sống lại, khiến cho chúng biết thế nào là mùi vị bị người ta chỉnh trị.

Ba người này chẳng qua là tiểu lâu la của cẩm y vệ, án của chúng chỉ là án nội bộ của cẩm y vệ, cẩm y vệ có quyền tự khai đường thẩm tấn, định tội rồi xử phạt, tam pháp ty không thể nào quản được. Loại án của bọn tiểu lâu la này cũng không cần báo lên thỉnh hoàng thượng ngự phê, Dương Thu Trì có thể trực tiếp xử lý.

Thế là, ba người đều bị định thành tội, xử trảm lập quyết, đưa ngay đến hình trường ngoài thiên lao Hình bộ chém đầu, hả cái giận trong tâm Dương Thu Trì.

Tiếp đó, Dương Thu Trì tiến hành kiểm tra giám sát hết bè đảng của Kỷ Cương ở Bắc Trấn phủ, đương nhiên tra cái nào trúng cái đó, đều là ăn hối lộ làm trái pháp luật vu cáo hãm hại bức tử nhân mạng, đều là tử tội chém đầu.

Nhưng mà, muốn xử tử cao quan của cẩm y vệ, cần phải báo thỉnh hoàng thượng chuẩn y. Dương Thu Trì đem tài liệu đưa đến báo cho Minh Thành Tổ, còn tự thân đến tiến hành trình bày giải thích.

Minh Thành Tổ hơi bối rối, Dương Thu Trì điều tra những án này, trong đó có không ít chuyện do Minh Thành Tổ tự thân giao làm, cũng có thể nói người chân chính vu cáo hãm hại chính là Minh Thành Tổ. Kỷ Cương và các cao quan của cẩm y vệ Bắc Trấn phủ ti chẳng qua là căn cứ vào ý Minh Thành Tổ mà làm, chẳng qua là những con chó chạy việc mà thôi. Minh Thành Tổ có lòng bao che, nhưng những án này bị Dương Thu Trì điều tra chứng cứ rõ ràng, không thể nào che đậy, cho nên liền phê xử tử hai người có tội ác lớn nhất, còn những kẻ khác thì tha mạng, triệt quan đày đi ba nghìn dặm.

Tuy không thể khiến bọn chúng bị chém đầu, nhưng cũng đã bị triệt chức đi đày, đạt được mục đích của Dương Thu Trì.

Kinh qua ba tháng kiểm tra đánh dẹp của Dương Thu Trì, nguyên khí của Bắc trấn phủ ti đại thương, còn Kỷ Cương thì xa tít ở Quảng Châu, tin tức không thể lưu thông dễ dàng, hơn nữa hoàng thượng lại có ý nâng đỡ gầy dựng cho Dương Thu Trì, cho nên ba tháng sau khi Kỷ Cương chống gậy trở về kinh thành, thế lực của y đã bị yếu đi rất nhiều, trong khi đó Dương Thu Trì đã cải tạo Nam trấn phủ ti hoàn tất, đã kiến lập được quyền uy khá lớn ở cẩm y vệ trong kinh thành.

Kỷ Cương trở về kinh thành, đã buộc phải chống quài trượng mà thượng triều.

Buổi triều sớm ngày ấy, chúng quan viên đã đến sớm chờ ở phòng dành cho cửu khanh. Dương Thu Trì mặc quan bào cẩm y vệ chỉ huy phó sứ đang cùng mọi người nói chuyện, thì Kỷ Cương dựa vào hai cây nạng với nét mặt âm trầm từ ngoài cửa cà nhắc đi vào.

Ba tháng không thấy, thân hình vốn khôi ngô của Kỷ Cương trước kia đã ốm o lòi cả xương, chỉ có đôi mắt là vẫn âm hiểm và ngoan độc như mắt ưng.

Chúng quan bất quản là to hay nhỏ đều đua nhau nhường đường, cũng có một bộ phận bước tới ra mắt Kỷ Cương, hỏi này hỏi nọ.

Chỉ có Dương Thu Trì là coi như không thấy, vẫn nói cười với các quan khác y như cũ.

Dương Thu Trì và Kỷ Cương có quan hệ như thế nước và lửa đã được các quan viên trong kinh thành biết cả, hiện giờ thấy hai lão hổ gặp nhau, đều biết sắp có trò vui để xem. Còn về chuyện họ đặt đít ngồi qua bên nào, thì cần phải xem hướng gió xong rồi quyết định. Để lỡ khi ngồi sai vị trí, mất chức quan là chuyện nhỏ, mất mạng mất luôn cả chính họ mới là chuyện lớn.

Các quan viên đang chuyện phiếm với Dương Thu Trì thấy Kỷ Cương tiến vào, cảm thấy vô cùng bối rối, họ không dám đắc tội với Kỷ Cương, cũng không dám đắc tội với Dương Thu Trì.

Dương Thu Trì không muốn làm khó họ, nên cũng không nói nữa, chuyển thân lại đưa mắt nhìn trời, dường như là nhìn thấy chuyện gì đó vô cùng ly kỳ vậy.

Kỷ Cương chống quài trượng từ từ đến trước mặt Dương Thu Trì, cười khan hỏi: "Dương đại nhân, ngài đang nhìn gì đó?"

Kỷ Cương hận Dương Thu Trì thấu xương, nhưng ngoài mặt thì vẫn cố tỏ ra hiền hòa thân thiện, bản lĩnh ấy khiến cho Dương Thu Trì vô cùng bội phục. Hắn cười nhẹ đáp: "Bổn quan đang nhìn một con nhện con trên nóc nhà, con oắt này bình thường đi nghênh ngang, không ngờ giờ bị què một chân, chỉ có thể đi cà nhắc lặt lẹo mà tiến."

Dương Thu Trì là cẩm y vệ chỉ huy sứ phó sứ, từ góc độ này mà giảng thì là người phó của Kỷ Cương, nhưng hiện giờ hắn căn bản chẳng nễ mặt gì Kỷ Cương, trước mặt y tự xưng bổn quan, điều này đã đủ khiến cho chúng quan viên kinh ngạc. Hơn nữa câu vừa rồi hắn lại cười nhào trào phúng Kỷ Cương, các quan viên cạnh đó càng cảm thấy tức cười hơn, chỉ có điều muốn cười mà không dám cười, cố nhịn khổ sở vô cùng.

Kỷ Cương quét mắt nhìn các quan, từ từ nói: "Con nhện này thật lý thú, tuy chân đi cà nhắc, vẫn có thể bắt côn trùng để ăn, đặc biệt là những con côn trùng tự cho là vỏ của mình cứng."

"A, vậy sao? Ta ngược lại cảm thấy chưa chắc, nếu như bát được giáp xác nhỏ thì cũng có khả năng, nhưng mà rơi vào lưới nhện lại là một con chim vàng anh, thì kẻ xui xẻo chỉ sợ chính là con nhện này."

Hai ngươi tranh hơi với nhau, các quan ngầm bội phục Dương Thu Trì vô cùng, bỡi vì hắn chính là người đầu tiên dám trực tiếp trào phúng Kỷ Cương như vậy. Biết tính của Kỷ Cương, họ tuy bội phục Dương Thu Trì, nhưng cũng ngầm lo cho hắn.

Thời khắc thượng triều đã đến, từng lớp người từ từ ra khỏi phòng Cửu Khanh, bước lên dãy bậc thang dài bằng ngọc thạch, đi lên Cẩn thân điện.

Kỷ Cương và Dương Thu Trì đi ngang hàng ở phía trước, khi sắp đến nơi, Dương Thu Trì nói: "Kỷ đại nhân, bậc thầm ngọc thạch này hơi trơn, ngài đi cẩn thận chút nghe, một khi bị té coi chừng gãy luôn một chân nữa đó, như vậy thì ăn không được côn trùng, mà chỉ hưởng được gió bắc mà thôi, ha ha ha."

Kỷ Cương có bao giờ chịu quá cái tức như vậy, khóe miệng thoáng nụ cười độc ác, hướng nhìn lên trên, kinh ngạc kêu lên: "Ơ! Thái tử điện hạ!"

Dương Thu Trì có phần kinh ngạc, thái tử không cần thượng triều, sao hôm nay lại đến? Hắn ngước đầu nhìn, trên đó ngoài chấp đình cẩm y vệ, nào có bóng dáng thái tử gì?

Chính vào lúc này, hắn chợt nghe một cổ kình phong đánh đến sau gáy, thầm kêu không xong, vội xoạc chân cúi đầu, cổ kình phong đó đi trượt sát da đầu, thì ra là quài trượng do Kỷ Cương đánh lén!

Quài trượng này mang theo kình phong cực mạnh, nếu đánh trúng hậu não không chết cũng trọng thương. Dương Thu Trì tức giận, nhưng không chờ cho hắn có động tác gì, quài trượng thứ hai của Kỷ Cương đã đánh tới.

Dương Thu Trì chẳng nghĩ ngợi gì, bước tránh sáng bên, đồng thời lắc người tới sau lưng Kỷ Cương, đánh một chưởng vào sau lưng y, móc chân ngáng đường. Kỷ Cương loạng choạng, quài trượng vuột khỏi tay, đầu dưới chân trên té lộn nhào xuống xuống bậc thềm thật cao bằng ngọc thạch giống như một cái hồ lô. Một cái răng của y bị va vào đá gãy vụn, mũi cũng bị dập, máu tươi chảy đầy.

Kỷ Cương xuất thân từ nhà võ, lực khỏe vô cùng, mười tám ban võ nghệ đều tinh thông. Nhưng mà, y giỏi về cưỡi ngựa bắn cung khi hai quân đối địch, còn loại võ công đánh nhau đơn độc này không bằng, trong khi đó lại không tính toán được Dương Thu Trì dám phản kích, cũng như kỹ xảo phản kích khá cao, cho nên đã bị một vố trời giáng.

Trong ba tháng này, Dương Thu Trì không hề ở không, từ khi bị Kỷ Cương vu khốn hãm hại, bị giam lỏng ở nhà gần cả chục ngày, để chuẩn bị chạy trốn, Liễu Nhược Băng đã bắt đầu chỉ điểm võ công cho hắn. Do trước đó Dương Thu Trì đã luyện tập nội công gần một năm với Tống Vân Nhi, đạt được một số thành công nhất định, hiện giờ lại có đệ nhất cao thủ đương thể chỉ điểm võ công, trong khi đó hắn bị giam lỏng ở nhà không có chuyện gì làm, nên suốt ngày khổ luyện, tiến bộ thần tốc.

Sau đó, Dương Thu Trì phục nguyên quan chức, mỗi ngày đều nghĩ tới Kỷ Cương lúc trước vỗ một chưởng lên vai mình, suýt chút nữa là vỗ cho hắn tan xương, nên lòng vô cùng hổ thẹn, trong khi đó Liễu Nhược Băng không thể lúc nào cũng ở bên cạnh hắn, còn súng ngắn thì quá bá đạo, không thích hợp phòng thân, và chỉ còn bốn phát đạn... Cho nên vì bảo mệnh phòng thân, hắn chỉ còn cách cố gắng cắn răng khắc khổ tập luyện võ công.

Tập luyện mấy tháng nay, tuy hắn bắt đầu muộn, căn cơ không ổn, chẳng thể thành cao thủ nhất lưu. Nhưng để đối phó vũ sư tầm thường, thậm chí đối phó với võ tướng giỏi tài cưỡi ngựa bắn cung cầm quân đánh trận này có thể coi là đủ dùng. Vì thế, Dương Thu Trì mới thành công tránh được cú đánh lén của Kỷ Cương, thậm chí phản kích thành công, đánh cho Kỷ Cương lăng xuống thềm như cái hồ lô, mặt mũi trầy sứt thê thảm.

Các quan viên hầu hết đều bị Kỷ Cương chèn ép, có người còn bị Kỷ Cương hại qua, hiện giờ thấy Dương Thu Trì dạy cho y bài học như vậy, đều cảm thấy thống khoái. Có người to gan còn len lén cười, đại bộ phận coi như không thấy, len lén xoay đi cười thầm rồi tiếp tục leo lên bậc thềm nhập triều.

Băng đảng của Kỷ Cương tranh nhau đỡ dìu y lên, có kẻ còn giương mắt trừng nhìn Dương Thu Trì, nhưng khi gặp ánh mắt băng lạnh đáp trả của hắn, đều vội vã cúi đầu.

Kỷ Cương được đỡ dậy, lau máu ở mũi, đưa tay chỉ Dương Thu Trì: "Họ Dương kia! Giỏi! Giỏi lắm! Ngươi chờ đó mà xem!"

Dương Thu Trì khoanh tay, mỉm cười đáp: "Ta không biết chờ, ta sẽ ra tay trước, Kỷ Cương, ngươi hãy rửa sạch cổ mà chờ chết đi! Ha ha ha." Trong tiếng cười lớn, hắn chuyển thân nhập triều.

Trong buổi triều sớm, Kỷ Cương miệng mũi sưng vều, máu mũi còn chưa cầm được, dùng giấy lau loạn, răng bị gãy nên nói lọt hơi gió phều phào. Minh Thành Tổ thấy bộ dạng lang bái của Kỷ Cương như vậy, rất tức cười, hỏi nguyên do, Kỷ Cương chỉ nói vừa rồi mình tự bị té xuống thềm, giấu bén nguyên nhân chính đi. Dương Thu Trì hiểu rõ, y không muốn giống như con nít đánh thua rồi đi méc hoàng thượng, để rước thêm tiếng xấu. Điều này cũng cho thấy bản lãnh kềm chế của Kỷ Cương vô cùng cao thâm, không khỏi khiến Dương Thu Trì cảnh giác hơn.

Bãi triều trở về Dương phủ, Dương Thu Trì đem chuyện này kể ra, chúng nữ đều cảm thấy thống khoái.

Đang nói chuyện, có gác cổng vào báo là có người nhà của Đô đốc Tiết lộc đến thỉnh Dương Thu Trì đến đô đốc phủ.

Dương Thu Trì hơi ngẩn người, vị đô đốc Tiết lộc này tuy hắn biết, nhưng không thân quen gì. Tiết lộc thèo Minh Thành Tổ lập chiến công hiển hách trong chiến dịch tĩnh Nạn, được phong làm chánh nhất phẩm hữu quân đô đốc, kiêm tả quân đô đốc phủ sự, tước là "Phụng thiên Tĩnh nạn thôi thành tuyên lực vũ thần đặc tiến vinh lộc đại phu trụ quốc dương vũ hầu"

Từ phẩm trật mà giảng, thì y và Dương Thu Trì đều là tước Phụng thiên Tĩnh nạn hầu tước, phẩm trật tương đồng, nhưng thực chất, phẩm trật của Tiết Lộc là chính nhất phẩm, so với Dương Thu Trì cao hơn nhiều. Hai người không hề thâm giao, hiện giờ đột nhiên viết thiếp mời hắn đến làm khách ở đô đốc phủ, khiến Dương Thu Trì hơi bất ngờ.

Nhưng mà, Dương Thu Trì đối với những vũ tướng liều mạng đánh giết lập nên công lao thế này bội phục vô cùng. Nếu như người ta đã chủ động mời, Dương Thu Trì đương nhiên muốn làm quen với ông ta, nên vui vẻ đáp ứng. Phùng Tiểu Tuyết chuẩn bị một phần lễ vật trọng hậu, Dương Thu Trì mang theo Nam Cung Hùng cùng các hộ vệ đến hầu tước phủ của Tiết Lộc.

Cửa lớn hầu tước phủ mở toang, Dương vũ hầu Tiếc Lộc đích thân ra cửa đón, ôm quyền thi lệ: "Dương hầu gia đại giá quang lâm, Tiết mỗ vinh hạnh vô cùng, ha ha ha ha."

Dương Thu Trì vội vã đáp lễ, Tiết Lộc bước tới đón, cầm tay Dương Thu Trì sánh vài tiến vào hầu tước phủ.

Hai người ngày thường đã có gặp mặt trên triều, hiện giờ Tiết lộc lại thân thiết đặc biệt như vậy, khiến Dương Thu Trì hơi cảm động và cũng có phần ngạc nhiên.

Đến phòng khách, thấy đã bày sẵn một bàn rượu thịnh soạn, ngoại trừ hai người hầu, bên cạnh không có ai khác.

Dương Thu Trì càng ngạc nhiên hơn, xem ra yến tiệc hôm nay chỉ có một mình hắn, chẳng lẽ vị Tiết lộc này có gì đó cần phải lén nói với hắn hay sao?

Không ngờ vị Tiết Lộc này rất biết giữ lời, sau khi nhường Dương Thu Trì ngồi ở ghế thủ tịch xong, hai người vừa nói lời khách sáo, vừa uống rượu. Tiết Lộc còn lệnh cho vũ cơ và ban nhạc đến ca múa giúp vui.

Khi uống rượu ngà ngà, Tiết Lộc mới cho mọi người hầu lui hết, rót một chung rượu thở dài một tiếng, thần tình buồn bả vô cùng.

Dương Thu Trì biết y khẳng định là có lời muốn nói, vội hỏi: "Đô đốc đại nhân, xin hỏi là vì cớ gì mà bi thương?"

Tiết Lộc lại thở dài tiếp, đáp: "Tiết mỗ thân là nhất phẩm đô đốc, Dương vũ hầu, nhưng lại bị chánh tam phẩm cẩm y vệ chỉ huy sứ khi nhục, không dám như Dương hầu gia dám minh đao minh thương đối địch với tên Kỷ Cương đó, thật là thẹn với liệt tổ liệt tông a."

Dương Thu Trì mỉm cười, xem ra vị đô đốc này cũng là một trong những người bị Kỷ Cương hại, nên hắn chờ nghe tiếp.

Tiết Lộc nói: "Hôm nay thượng triều, thấy Dương hầu gia làm cho tên Kỷ Cương đó té ngã xuống ngọc đài, té đến mặt sưng mũi thủng như vậy, đến răng cũng hãy mấy chiếc, thật là thống khoái trong lòng a!" Nâng chung rượu lên, y nói: "Dương hầu gia vì Tiết mỗ mà tẩy nổi bực tức trong lòng, Tiết mỗ cảm kích vô cùng, nào nào, Tiết mỗ kính hầu gia một chung!"

Dương Thu Trì cười ha ha, nâng ly lên uống cạn, hạ giọng hỏi: "Đô đốc đại nhân xem ra là đã bị tên Kỷ Cương đó khi nhục?"

Tiết Lộ đáp: "Lời này nói ra dài lắm, mấy tháng trước, Tiết mỗ ngẫu nhiên ở Tịnh Thủy quán ngoài kinh thành nhìn thấy một vị đạo cô, tên là Hư linh tử, sắc đẹp tuyệt mỹ. Tiết mỗ yêu tiếc vô cùng, có ý lấy làm thiếp. Hư Linh tử cũng chấp nhận, cho nên ta cưới nàng nhập phủ. Không ngờ, Kỷ Cương không biết vì sao mà biết được tin này, nhờ người tìm đến yêu cầu ta nhượng Hư Linh tử, ta đương nhiên không chịu..."

Dương Thu Trì tức giận nói: "Tên cẩu tặc Kỷ Cương này, từ trước đến giờ cứ không chịu để cho người ta hơn. Hắn lần trước chỉnh ta, một là đố kỵ năng lực của ta, hai là muốn bá chiếm hai mỹ thiếp của ta. Lão tử sớm muốn gì cũng phải thiến hắn!"

Tiết Lộc nghe thế quả thật là đồng bệnh tương liên, cũng hùa mắng Kỷ Cương không ngớt. Hai người mắng một hồi, lòng vô cùng thống khoái, Tiết Lộc mới nói tiếp: "Kỷ Cương đòi tiểu thiếp của ta, bị ta cự tuyệt, không nói gì cả. Ta cũng cho là chuyện này coi như qua rồi. Không ngờ mấy ngày sau khi lên triều, giống như hôm nay hắn đánh lén Dương hầu gia ngài vậy, hắn cũng dùng thiết quài đánh lén ta, đánh cho đầu ta suýt vỡ ra, nằm liệt giường suốt hơn một tháng mới khỏi được."

Dương Thu Trì kinh ngạc, không ngờ chiêu đánh lén ấy của Kỷ Cương là bản lãnh ruột của y, trước đây đã dùng qua với Tiết lộc, sáng này định dùng lại với hắn, nên hắn tức giận hỏi: 'Đô đốc đại nhân sao không đem chuyện này báo lên hoàng thượng?"

Tiết Lộc lắc đầu, nhỏ giọng đáp: "Không được đâu, từ án Qua Mạn sao của Cảnh Thanh trở đi, Kỷ Cương và cẩm y vệ không biết đã hại giết bao nhiêu người. Hắn trước mặt hoàng thượng như mặt trời giữa trưa, ta làm sao chọc vào được. Ta nếu đi tố cáo với hoàng thượng là hắn trọng thương ta, chẳng qua là bồi chút tiền, nhưng ngầm bên trong chỉ sợ là không dễ chịu gì, ngày nào đó không chừng lại trở thành loạn đảng Kiến Văn, bị chém cả chín họ. Do đó... ai! Ta chỉ có thể ráng nhẫn nhịn cái tức này mà thôi..."

Cảnh Thanh vốn là ngự sử đại phu của Kiến Văn đế. Sau khi Minh Thành Tổ đánh vào Nam Kinh, hân thưởng tài năng của ông ta, nên vẫn giữ lại cho làm ngự sử đại phu. Nhưng không ngờ Cảnh Thanh nhất mực muốn báo thù cho Kiến Văn đế, lợi dụng một lần lên triều lén giấu dao bén, chuẩn bị giết Chu Lệ, bị cẩm y vệ của Kỷ Cương tra ra, bị bắt đương trường. Chu Lệ tức giận, lệnh cho người lột da tra khảo Cảnh Thanh, thi thể treo ở cổng thành kỳ chúng, diệt luôn cả tộc, ngay cả lân cư ở cùng phường cũng bị liên lụy, bị giết hết cả thôn cả đường, khiến chỗ ấy biến thành chốn hoang. Đây chính là vụ "Qua mạn sao" (chém sạch nhà hang xóm.

Từ đó trở đi, cẩm y vệ chính thức tạo lập "truyền thống quang vinh" giết những người liên quan nhưng vô tội. Sau này rất nhiều án đều vận dụng thủ pháp Qua mạn sao, nhắc đến là trên dưới trong triều đều cảm thấy tự nguy, trước khi thượng triều đều như sinh ly tử biệt, khi bải triều về đều bày yến tiệc mừng là mình còn sống.

Dương Thu Trì đối với trò này của Kỷ Cương hiểu rất rõ, đương nhiên lý giải cách nghĩ của Tiết Lộc, nhưng cũng thầm nhủ, nếu như ngươi đã quyết định làm con rùa rúc đầu, còn tìm đến ta để làm gì? Thỉnh ta đến chẳng phải chỉ kể khổ, rồi biểu hiện ủng hộ về mặt tinh thần hay sao?

Tiết Lộc lại thở dài: "Chuyện đó xảy ra không lâu, thì mỹ thiếp Hư Linh tử mới nạp của ta đã bị người... ban đêm lén vào trong phủ gian sát luôn rồi...."

Dương Thu Trì giật mình cả kinh, dám tiềm nhập vào đô đốc phủ của Dương vũ hầu, gian sát thiếp thất của đô đốc đại nhân... xem ra chỉ có người của Kỷ Cương mới dám có cái gan này.

"Khẳng định là người của Kỷ Cương làm rồi!" Dương Thu Trì hỏi: "Ngài không báo án sao?"

"Ai! Điểm này dù có mù cũng nhìn ra được, ta cũng đến Ứng Thiên phủ báo rồi, trong nhà xảy ra án mạng, sao không đi báo chứ. Tuy nhiên ta cũng biết, đây khẳng định là người của Kỷ Cương làm, nhưng không hề có bằng chứng xác thực, thì làm gì được hắn đây?"

Điều này cũng phải, Dương Thu Trì hỏi: "Lúc đó phủ doãn của Ứng Thiên phủ là Cố đại nhân phải không? Kỷ Cương khi vu hãm ta, cũng vu hãm luôn ông ấy, bị lăng trì xử tử rồi. Chẳng lẽ đấy có một phần nguyên nhân từ chuyện ông ấy tra án này?"

"Không phải đâu, Cố phủ doãn chỉ khám sát hiện trường xong rồi không có lời gì tiếp theo. Ta cũng từng hỏi riêng ông ấy, nhưng ông ấy ấp úng nói là đang tra, bảo ta kiên nhẫn chờ. Nhưng ta biết, Cố phủ doãn khẳng định là biết không chọc vào Kỷ Cương được, cho nên không thật tình điều tra.

Dương Thu Trì gật gật đầu, mỉm cười hỏi: "Đô đốc đại nhân hôm nay thỉnh ta tới, nhất định là muốn ta tra án này, đúng không?"

Nạp Thiếp Ký - Chương #413