Chương 155: Hai Loại Dấu Vết


Dương lão thái gia lệnh cho Bàng quản gia: "Mau đi gọi lang trung trị thương cho Dương thiếu gia." Bàng quản gia vâng lời định chạy đi.

Dương Thu Trì khoát tay ngăn lại, thưa: "Bá phụ, vết thương của cháu không sao đâu, không cần nhờ thầy lang xem."

Dương Thu Trì vốn hơi hiếu kỳ với chuyện Quách thị phát rồ, nhưng kinh qua chuyện đêm qua ở ngôi lầu quỷ, hắn có một dự cảm, một dự cảm bất tường rằng có người không muốn hắn biết cái gì đó, không tiếc dùng thủ đoạn để làm hắn sợ mà bỏ đi, do đó có khả năng là có gì mờ ám trong cái chết của Quách thị.

Hiện giờ chuyện khai quan nghiệm thi đối với Dương Thu Trì không chỉ đơn thuần là kiểm nghiệm coi Sơn nhi có phải là con ruột của Dương lão thái gia hay không, mà thông qua đó hắn còn muốn kiểm chứng dự cảm của mình.

Dương Thu Trì nói với Dương lão thái gia, "Bá phụ, chuyện chúng ta nói tối qua giờ làm liền đi thôi."

Đối với chuyện Dương Thu Trì té ngã bị thương hôn mê trên lầu, Dương lão thái gia có phần áy náy, giờ thấy Dương Thu Trì không để ý gì, ngược lại lại quan tâm đến sự tình mà lão tâm sự tối qua, nên vô cùng cảm kích, đáp: "Nếu như là vậy thì chúng ta ăn sáng xong rồi khai quan nghiệm thi thôi."

Dương Thanh Thủy - con trai của Dương lão thái gia hỏi: "Cha, khai quan nghiệm thi? Nghiệm thây ai?"

"Quách di nương của con."

"A?" Dương Thanh Thủy hô lên cả kinh, "Dì.. dì ấy chẳng phải treo cổ chết rồi sao? Chết những hai năm rồi, còn nghiệm cái gì nữa?"

Dương lão thái gia đương nhiên không thể nói nghiệm thây là để kiểm tra xem con trai Sơn nhi của tam di thái rốt cuộc có phải là con ruột của lão hay không. Tuy lão muốn khai quan nghiệm thây, người khác không dám nói hai lời, nhưng không ngăn được người ta nghị luận sau lưng, do đó cần phải tìm cớ nào đó che lắp đi, nhưng trong nhất thời lão không tìm được lý do thích hợp nào.

Dương Thu Trì chen lời: "Đường huynh, tối hôm qua đệ và bá phụ có bàn đến chuyện ngôi lầu này cứ có quỷ phá hoài, chúng tôi đoán là có liên quan đến việc an táng Quách di nương đã mất, nên quyết định khai quan xem coi có vấn đề gì hay không."

Dương Thanh Thủy hỏi: "Còn có vấn đề gì nữa? Năm xưa Trương di nương có nói, Quách di nương treo cổ chết là điềm bất lợi, nhất định có ác quỷ nhập vào người, nên đã thỉnh pháp sư về làm phép, rồi chọn một khối âm địa để an táng, chẳng lẽ như vậy vẫn còn không trấn nổi ác quỷ trên người của dì ấy hay sao?"

Dương Thu Trì nhìn lên xà nhà phòng khách, hỏi với ý tứ thâm trầm: "Đường huynh nhận thấy đã trấn trụ rồi sao?"

"Cho dù là chưa trấn được, nhưng đường đệ chẳng lẽ có thể nhìn ra âm trạch phong thủy hay sao?"

"Không thể, nhưng trước đây đệ đã từng làm ngỗ tác học đồ, do đó đệ có thể kiểm tra người chết, xem coi người chết chết vì cớ gì." Nói xong lời này, Dương Thu Trì nhìn Dương Thanh Thủy chằm chằm, khiến y rợn tóc gáy.

Bàng quản gia nói với Dương lão thái gia: "Lão gia, khai quan nghiệm thi không phải là chuyện thường, có cần phải mời pháp sư coi ngày hay không rồi quyết định lại?"

Dương lão thái gia biết Dương Thu Trì sẽ đi nhậm chức ở Hồ Quảng đầu năm sau, thời gian không cho phép chần chờ nữa. Hơn nữa, lão cũng gấp muốn biết coi tiểu hài Sơn nhi có phải là con ruột của lão hay không. Một khi nghĩ đến chuyện mình có khả năng mình là tu hú nuôi con, đeo hai chiếc sừng to tướng mà lại con còng lưng nuôi nghiệt chủng của kẻ khác, lòng lão phiền toái không yên, do đó liền phất tay: "Không cần nữa! Không gì phải kiêng kỵ, ăn sáng xong rồi lập tức khai quan nghiệm thi!"

Thấy Dương lão thái gia bực mình, không còn ai dám lên tiếng nữa.

Ăn cho xong bửa sáng, cho người gọi thêm các ngã tác và người làm công trong thôn, cả nhà lớn nhỏ Dương gia xuất hành đi đến phần mộ của tam di thái Quách thị tiến hành khai quan nghiệm thi.

Phần mộ của Quách thị chôn ở dưới thôn, ở khoảnh đất sát dòng suối. Khi Dương Thu Trì tiến vào thôn, ở cửa thôn có nhìn thấy mấy gò mả, và một trong những cái đó là của Quách thị.

Quách thị là tiểu thiếp của Dương lão thái gia, án chiếu theo quy củ thì tiểu thiếp chết rồi không thể an táng trong khu mộ tổ, hơn nữa Quách thị phát rồ rồi treo cổ, làm mất mặt Dương gia, không cát lợi nên phải chôn ở đây.

Sau khi Quách thị treo cổ chết, người nhà có thỉnh pháp sư làm phép và xem phong thủy. Pháp sư nói Quách thị thuộc mạng hỏa, lại phát rồ treo lê cây, ứng với việc trúng phải tà hỏa, do đó cần phải chọn một khu đất ngập nước ẩm ướt quanh nam để mai táng mới có thể trấn áp tà hỏa này.

Khi đến phần đất chôn Quách thị, chân Dương Thu Trì đạp lên đám cỏ quanh mộ phần, cảm thấy ướt nhẹp, lòng hơi mừng vì phần đất này ẩm ướt như vậy, thi thể mai táng ở bên dưới có thể đã hình thành thi chá (xác không rữa, xác chết còn giữ nguyên hình không bị nát đi), như vậy có thể phát hiện rất nhiều dấu vết có giá trị.

Dương lão thái gia, Tống đồng tri cùng mọi người sợ tà khí ô uế, cho nên đứng xa mấy chục bước để chờ, để mặc Dương Thu Trì chỉ huy các ngỗ tác khai quật phần mộ.

Phùng Tiểu Tuyết muốn đứng cùng một chổ với phu quân, nhưng lại sợ nhìn thấy tử thi. Dương Thu trì uyển chuyển và ôn tồn bảo nàng đứng chờ bên cạnh Dương mẫu.

Tống Vân Nhi thì ngược lại, nàng không thể nào bỏ qua cơ hội sính cường này, nên bám sát sau lưng Dương Thu Trì xem náo nhiệt.

Ngỗ tác đào lớp đất phủ phía trên xong, bắt đầu đào xuống dưới, càng đào sâu thì nước càng tích tụ nhiều, khi đào đến quan tài thì chung quanh đã tích đầy nước.

Các ngỗ tác đều nhíu mày, nhưng Dương Thu Trì lộ vẻ rất vui. Nếu như mùa đông mà tích nhiều nước thế này, thì mùa hè mưa nhiều nhất định sẽ còn nhiều nước hơn. Hoàn cảnh càng ẩm ướt, thì càng dễ phát sinh hiện tượng "thi chá".

Trong hố toàn nước, làm sao bây giờ? Ngỗ tác và các thợ phụ đều e ngại nhìn Dương Thu Trì. Hắn cho đào hai bên quan tài, sau đó dùng dây thừng vòng qua hai đầu rồi kéo quan tài lên.

Tốn thêm khoảng một giờ nữa, quan tài cuối cùng cũng được đưa lên từ cái hố đầy nước ấy, sau đó được ngỗ tác cùng các thợ phụ khiêng đưa đến hai cây gỗ lớn đã bày sẳn.

Nước trong quan tài thuận theo các lổ nhỏ chảy xì xì ra ngoài. Dương Thu Trì sau đó cho ngỗ tác mở nắp quan tài. Do quan tài đã bắt đầu mục, nên họ tốn không mấy công sức đã mở ra được ngay.

Trong quan tài toàn là nước bùn đục ngầu, nhìn không rõ trong đó là gì. Một khối chăn đệm màu đỏ ướt sủng lộ lên ở một góc.

Dương Thu Trì nhờ Ngỗ tác nghĩ biện pháp làm cho nước trong quan tài rút cạn đi. Một ngỗ tác lấy búa khẽ lách vào vách của quan tài nạy ra một kẻ hở lớn, nước trong quan tài theo đó chảy vọt ra, không bao lâu thì rút cạn.

Xương thây người chết trong quan tài bị bùn và mền gối che kín.

Dương Thu Trì đeo một đôi bao tay bông hai lớp thật dày lên. Nó sẽ ảnh hưởng thao tác, nhưng không còn cách nào khác, vì không có bao tay cao su ở thời này, và hắn cũng không muốn tay của mình dính đầy các dịch thể hay bộ phận cơ thể đã thối rửa. Xem ra sau này chuyện kiểm nghiệm thi thể thối rửa này không thiếu được, khi về rồi hắn nhất định nghĩ cách thiết kê một loại bao tay chuyên dụng mới.

Dương Thu Trì dùng một cây thiết côn khều mền gối che xác chết lên, lộ ra thây cốt ở bên dưới. Đúng như sự dự đoán và hi vọng của Dương Thu Trì, xác của Quách thị chưa bị rửa nát, hơn nữa còn hình thành thi ché màu xám trắng, lại còn là thi chá mang tính toàn thân.

Thi chá là hiện tượng do thi thể bị ngâm trường kỳ trong nước hoặc bị chôn trong chổ đất ẩm ướt không đủ không khí, các a xít béo của các tổ chức cơ thịt dưới da bị xà phòng hóa và hydro hóa làm chúng đông đặc lại mà tạo thành. Cái gọi là thi chá thực ra là vì khi dùng tay tiếp xúc vào thi thể này sẽ gây cảm giác trơn mịn, thậm chí có thể đè vào, so với việc chạm tay vào sáp nến đã chảy ra hoặc mỡ nấu đông không khác là bao.

Hoàn cảnh để hình thành thi chá có thể ức chế các vi khuẩn gây thối rữa sản sinh, do đó ngăn cản thi thể bị hủ bại, có thể bảo lưu những biểu hiện tổng thương ngoài da, thậm chí cả những dấu vết như "nổ da gà sởn gai ốc"... đều có thể nhìn rõ. Hoàn cảnh môi trường này còn ức chế các vi khuẩn gây thối rửa trong đường tiêu hóa, do đó bảo tồn khá tốt các vật trong bao tử hay ruột, có giá trị pháp y rất cao.

Thi chá thường mang tính cục bộ. Thứ thi chá toàn thân như của Quách thị đây rất hiếm. Tuy thi thể hình thành thi chá không bị mục ruỗng, nhưng do bị ngâm trong nước thường trực những hai năm, đã hoàn toàn khác với những thi thể khác, thậm chí có thể nói không nhân rõ mặt mũi nữa. Nếu lúc còn sống mà Quách thị có gương mặt thế này, thì cho dù trên thế gian này không có nữ nhân, Dương lão thái gia có chết cũng không dám cưới nàng.

Quách thị không phải treo cổ tự tử! Từ dấu vết trên cổ có thể nhận ra điều đó.

Quách thị không phải treo cổ tự tử! Từ dấu vết trên cổ có thể nhận ra điều đó.

Dương Thu Trì cúi đầu cẩn thận tra xét dấu vết trên cổ của Quách thị, tuy đã chết hai năm, nhưng do thi thể đã hình thành thi chá nên dấu vết trên cổ vẫn có thể nhận định được.

Dương Thu Trì nhìn một hồi chợt hô lên một tiếng nhỏ, rút cái khăn trong người ra cẩn thận thấm sạch nước trên cổ xác chết.

Sau khi cẩn thận phân biệt một hồi, Dương Thu Trì phát hiện trên cổ của thi thể có hai dấu thừng xiết cổ:

Dấu vết thứ nhất là ở xương sụn dưới tuyến giáp kéo dài xuống, bắt đầu từ dưới mép tai trái vòng qua cổ tới phía phải cổ, gáy, rồi quay về mép tai trái, hình thành một cái vòng thắt. Dưới da chỗ dấu xiết có dấu hiệu xuất huyết tím xanh. Dùng tay chạm vào có thể cảm giác được sương sụn trong tuyến giáp bị gãy vỡ. Điều kỳ quái là ở phía gáy bên phải có một côỗ trống, không hề có da xanh tím do bị xuất huyết.

Dấu vết thứ hai là ở phía trên tuyến giáp, từ trước cổ vòng qua hai bên đên gáy cho đến xương chẩm, không có chỗ nào gián đoạn.

Hai dấu xiết giao nhau ở bên gáy phải, cái sau đè lên cái trước.

Như vậy có thể nói Quách thị bị xiết cổ hai lần!

Lần thứ nhất chính là dấu xiết hình tròn còn trống một lổ, hai dấu xiết có độ đậm gần đều nhau, không hề có hiện tượng bị xiết nhẹ chút xíu để lại dấu ấn rồi thít chặt hẳn trong khi treo chổ. Từ sự giới thiệu của Dương lão thái gia, Quách thị năm xưa tự treo cổ lên xà nhà tự tử, nhưng vết thắt ở cổ không phù hợp với điều này.

Treo cổ tự tử thường để lại vết khớp chéo, trong khí vết xiết này lại bình bình. Vết xiết trên cổ người chết này thường rất sâu và đậm ở dưới cổ, nhạt dần về hai bên cho tới nút thắt ở trên, còn vết thắt này thì ngược lại. Vết xiết cổ của người chết treo khi lê đến chỗ thắt ở trên sẽ không còn nữa, hình thành một vệt giống hình móng ngựa, hay còn gọi là hiện trượng"chữ bát (八) không giao nhau", trong khi đó dấu vết trên cổ Quách thị có hình tròn, không có dấu gì là có khoảng hở lớn.

Như vậy là rất rõ, vết thắt thứ hai không phải là do treo cổ mà hình thành, mà là do bị xiết mà hình thành.

Hoa văn của hai dấu xiết cổ không tương đồng, vết thứ nhất là do dây tạo ra, nhỏ và sâu, bên rìa có hoa văn, có thể là do dây thừng bằng gai tạo ra. Vòng xiết thứ hai rộng mà cạn, không có loại hoa văn như cái trước, rất có khả năng là dây dài bằng vải hay lụa gì đó.

Từ đặc trưng của hai vết trên cổ, có thể nhân thấy trước sau Quách thị bị hai loại dây thít cổ. Lần thứ nhất bị thít bằng loại dây hơi cứng , dấu vết cho thấy là dấu xiết. Lần thứ hai bị thít bằng loại dây mềm, dấu vết cho thấy là dấu treo.

Từ chỗ giao nhau của hai vết thít, cho thấy vết thứ hai đè lên vết thứ nhất, như vậy là bị xiết cổ chết trước rồi bị treo lên sau.

Dấu xiết cổ này cho thấy rõ ràng là bị người khác giết, có thể từ những điểm sau mà đưa ra kết luận:

- Từ những phân tích tổng quát ở trên mà xét, do dấu xiết cổ gây ra hiện tượng vỡ xương sụn, để lại dấu xiết rất sâu, chứng tỏ dụng lực rất mạnh, hơn nữa thời gian diễn tiến kéo dài.

- Khi cổ người bị chèn ép, máu huyết bị ngăn trở tuần hoàn, não vừa thiếu huyết mang oxi vừa ứ huyết chứa CO2, nên trong vòng một phút có thể gây mất ý thức, năm phút có thể gây tử vong. Từ dấu xiết này phán đoán, thời gian xiết có thể kéo dài hơn mười phút mới có thể hình thành dấu vết như thế này. Do đó nếu như Quách thị tự sát, vết xiết này đủ để nàng ta tử vong, nàng ta không còn biện pháp nào thực hiện hành vu tự treo cổ.

- Từ chứng cứ pháp y mà xét, ở rìa dấu xiết thứ nhất có hiện tượng xuất huyết dưới da, còn ở dấu treo cổ lại không có hiện tượng này, cho thấy vết xiết cổ thứ nhất là "sinh tiền thương", còn dấu treo cổ là "tử hậu thương. (Tuy lý luận gần đây nhất cho rằng người chết rồi máu huyết chạy xuống dưới hình thành tĩnh áp thể lưu (không định hình), khiến cho người chết rồi nhưng khi bị quấn dây xiết chạt vẫn gây hiện tượng xuất huyết dưới da và vết rộp, do đó chỉ bằng điểm này không đủ phán đoán đâu là sinh tiền thương (tổn thương lúc còn sống) hay tử hậu thương (chết rồi mới bị tổn thương), nhưng trong án này còn những tham khảo có giá trị trọng yếu khác.)

- Từ phân tích theo thường lý, nếu như người ta muốn tự sát, ý thức sẽ tự tuyển chọn phương pháp ít đau đớn hơn. Như vậy nếu người đó chọn treo cổ, thì họ sẽ dùng dây treo mềm mịn dễ có hơn như là vải lụa chẳng hạn, chứ không chọn dây gai. Điều này càng đặc biệt đúng với nữ nhân. Nếu như chỉ có dây thừng cứng hay dây cước sắt, người tự tử vẫn thường dùng khăn tay hay tấm lót gì đó bao lại để giảm nhẹ thống khổ. Dấu xiết trên cổ Quách thị cho thấy được gây ra từ một loại thừng cứng, không phù hợp chút nào với lý lẽ thường tình.

- Ngoài ra, nếu như nàng ta chọn treo cổ tự tử với dây mềm như vải chẳng hạn, thì nếu xiết cổ cũng là hành vi tự sát, nàng ta sẽ dùng cùng một thứ để xiết cổ, chứ không thể nào dùng dây gai cứng để xiết. Điều này cũng không hợp với lẽ thường.

- Từ góc độ phủ định mà xét, dấu xiết cổ phản ánh một dấu giao kết ở dưới tai trái, sau đó hai tay kéo hai đầu dây thừng qua hai bên để khiến nạn nhân tử vong. Dấu vết thít chéo nằm ở vị trí dưới tay trái, phương hướng hai tay dùng lực xem ra là hai phía trước sau của thân thể, động tác này nếu là tự sát thì rất không phù hợp và rất khó hoàn thành.

Từ đó phán đoán, Quách thị có khả năng là bị người ta xiết cổ chết, sau đó ngụy trang đưa lên treo cổ tự sát!

Dương Thu Trì gạt tay áo trên cánh tay trái của Quách thị ra, đưa lên quan sát, không hề phát hiện dấu vết đề kháng. Nhưng không có vết thương do đề kháng không có nghĩa là nạn nhân không đề kháng, nếu như trong hoàn cảnh mền gối đầy trên giường hoặc trong nước mà xiết cổ Quách thị chết, sẽ không hình thành dấu vết trầy tụa do đề kháng.

Kiểm tra tay phải của Quách thị, hắn phát hiện phía trong ngón trỏ có dấu sây sát và xuất huyết dưới da.

Dương Thu Trì hơi cảm thấy kỳ quái, nhưng lập tức nhớ ra dấu thít ở vách cổ bên phải Quách thị có chỗ hỡ bằng lóng tay không có dấu xanh do xuất huyết. Kết hợp hai điểm này có thể suy ra khi hung thủ xiết cổ Quách thị, Quách thị có tiến hành đề kháng bằng cách nỗ lực đưa ngón tay kéo dây thừng ra, từ đó ngón tay bị lưu lại vết xước này.

Vết thương do đề kháng này đã chứng tỏ chắc nịt rằng Quách thị bị người ta xiết cổ chết, là bị người khác giết!

Như vậy thì ai là người xiết cổ chết Quách thị? Dương Thu Trì đứng cạnh quan tài trầm tư. Sợi dây xiết chết Quách thị nhất định là do hung thủ mang đến, gây án xong rồi xử lý luôn, nhất định không để lại hiện trường tránh bị hoài nghi. Còn sợi dây vải kia nhất định vẫn còn, có thể từ đó còn phát hiện thêm điều gì nữa.

Tống Vân Nhi nhất mực đứng cạnh quan sát Dương Thu Trì bận rộn, không dám tùy ý chen lời, thấy hắn bân bịu xong rồi đứng đó phát ngây, liền lên tiếng hỏi: "Ca, sao rồi? Huynh sao lại làm lâu dữ vậy a?"

"Muội đi gọi họ đến đây, ta có chuyện cần nói." Thần sắc của Dương Thu Trì vô cùng nghiêm trọng.

Tống Vân Nhi từ thần sắc đó đoán ra nhất định là có vấn đề, liền hứng phấn gật đầu lia lịa, chuyển thân chạy đi nói với Dương lão thái gia cùng mọi người vài câu, sau đó ai cũng kéo đến bên cạnh Dương Thu Trì.

Dương lão thái gia nghi hoặc hỏi Dương Thu Trì: "Hiền điệt, có chuyện gì vậy, có vấn đề gì sao?"

Dương Thu Trì hỏi: "Sợi dây Quách di nương dùng treo cổ ở đâu ạ?"

Nguyên phối Phan thị đáp: "Đốt rồi, đốt cùng mọi vật dụng của con hồ ly thối đó hết rồi, thứ yêu tinh gây hại cho người này còn để lại những thứ nó dùng lại làm gì!"

Dương lão thái gia hỏi: "Hiền điệt, cháu hỏi đến sợi vải đó làm gì?"

Dương Thu Trì quét mắt nhìn mọi người, đáp: "Dùng để tra án tử."

"Tra án tử?" Dương lão thái gia dường như cảm thấy có gì không đúng, vội hỏi, "Tra án tử gì?"

"Án Quách di nương bị người ta xiết cổ chết, dì ấy không phải treo cổ tự sát, mà bị người dùng dây xiết cổ chết!"

Mọi người ở đó đều sửng sờ, Dương lão thái gia cả kinh hỏi: "Cháu nói cái gì? Nàng ấy bị người ta hại chết sao?"

"Đúng, Quách di nương trước tiên bị người ta tròng dây xiết cổ chết, sau đó nguy trang treo lên trên xà ngang, chứ không phải tự sát."

Tống Vân Nhi và Tống đồng tri cha nằng đương nhiên biết lời này có ý gì, liền hỏi: "Hiền điệt, cháu, cháu không nhận định lầm chứ?"

Đại thiếu gia Dương Thanh Thủy cũng lộ thần tình rất kích động, hỏi: "Đường đệ, Quách di nương có thật là bị người ta sát hại không? Hung thủ là ai?"

Nguyên phối Phan thị và nhị di thái Trương thị cùng các nữ quyến trong nhà cùng sợ hãi không dám tiến lên, đứng ở xa nghe nói Quách thị không phải tự sát mà bị người ta hại chết, đều bắt đầu kinh ngạc tranh luận loạn cả lên.

Dương lão thái gia hỏi Dương Thu Trì: "Hiền điệt, làm sao cháu biết được dì Quách của cháu bị người ta giết vậy?"

Dương Thu Trì chỉ hai dấu thít cổ trên thi thể nạn nhân, đem những phát hiện và phân tích vừa rồi trình bày lại một lượt, còn vạch ra chỉ vết thương do đề kháng trên ngón trỏ nơi tay phải của Trương thị.

Đối với treo cổ chết và xiết cổ chết, "Tẩy oan lục" có lý giải rất rõ ràng. Người thời cổ thường dùng hai phương pháp này để giết người hoặc tự sát, nên có sự nhận thức khá sâu sắc. Do đó khi nghe Dương Thu Trì phân tích, lại tự thân quan sát thêm một chút, Dương lão thái gia và Tống đồng tri cùng mọi người đều đồng ý với phán đoán của Dương Thu Trì.

Bọn họ khá bất ngờ về chuyện thi thể của Quách thị không bị rửa nát. Bàng quản gia thậm chí còn hỏi có phải thi thể bị trúng tà không, có cần thỉnh pháp sư về khu tà cản quỷ hay không. Dương Thu Trì dùng hết khả năng sử dụng từ ngữ thông tục để giải thích với họ, rốt cuộc cũng khiến mọi người hiểu ra.

Vấn đề tiếp sau đó khiến người ta rất nghi hoặc, án theo lý mà nói, thì hai laọi dấu vết này không khó phát hiện cũng như lý giải manh mối ẩn giấu bên trong đó, nhưng tại sao không có ai phát hiện hết vậy?

Nạp Thiếp Ký - Chương #155