Thập Đại Môn Phái


Người đăng: TrumSSS

“Em có thể ngồi.” - Người thầy dùng giọng nhẹ nhàng.

Khi cô gái học sinh đã ngồi xuống, người thầy nhìn cả lớp, nhếch miệng: “Hôm
nay là tháng hai.” - Người thầy nhấn giọng ở hai chữ cuối, rồi khẽ dừng một
chút tạo tâm lý hồi hộp cho học sinh, tiếp theo lại đưa ra kết quả bất ngờ:
“Mười lăm cộng hai bằng mười bảy, mười lăm nhân hai bằng ba mươi. Em học sinh
có số thứ tự thứ mười bảy lên bảng trả bài, em học sinh có số thứ tự thứ ba
mươi chuẩn bị sẵn sàng tiếp theo.”

Phía dưới lớp, khi người thầy vừa dứt lời, có một học sinh nam ở bàn thứ hai
từ dưới tính lên, dãy giữa, khẽ thở phào. Cũng ngay vào lúc này, một học sinh
nữ hơi mũm mĩm - ngồi ở bàn trên bàn người nam sinh thở phào kia - đứng dậy,
thưa rằng: “Thưa thầy, em là Lạc Mộc Vận, là học sinh có số thứ tự thứ mười
bảy.”

Cô nữ sinh có tên Lạc Mộc Vận nói xong liền nhấc chân đi ra hành lang giữa dãy
giữa và dãy bên phải, đi lên gần bàn giáo viên.

Đến khi Lạc Mộc Vận đã đến vị trí trả bài, người thầy nhìn cô, hỏi một câu hỏi
cơ bản: “Em hãy cho thầy biết vạn vật trên thế giới này có bao nhiêu loại
thuộc tính?”

“Thưa thầy, vạn vật trên thế giới này có hai loại thuộc tính cơ bản là Không
thuộc tính và Thuộc tính. Thuộc tính có năm loại là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.”
- Lạc Mộc Vận đáp. Nói tới đây, Lạc Mộc Vận dừng lại khoảng mười giây, về sau
giống như cảm câu trả lời của mình còn chưa phải chính xác nhất, Lạc Mộc Vận
bổ cứu: “Nói chính xác thì vạn vật trên thế giới này có sáu loại thuộc tính là
Không, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.”

Nhận ra cô gái có chút hồi hộp, người thầy không hề bắt bẻ, ông gật đầu chấp
nhận câu trả lời của người nữ sinh, rồi khoảng vài giây sau lại hỏi tiếp câu
thứ hai: “Chúng ta đều biết thế giới này là hài hòa và công bằng, có được thì
có mất, có cho đi mới có nhận lại, có trả giá mới có lợi ích.” - Nói tới đây,
người thầy dừng lại khoảng năm giây để nữ sinh Lạc Mộc Vận có thời gian tiếp
thu, tiếp theo mới đặt câu hỏi: “Em hãy áp dụng cái quy luật công bằng cho sáu
loại thuộc tính của vạn vật.”

Lạc Mộc Vận cúi đầu trầm ngâm chừng bốn mươi giây, cân nhắc và sắp xếp ý
tưởng, cuối cùng mới ngẩng đầu lên, trả lời:

“Thưa thầy, em xin trả lời như sau:

Trước tiên chúng ta xét về hai nhóm thuộc tính cơ bản nhất là Không thuộc tính
và Thuộc tính. Những người mang trong mình một trong năm loại thuộc tính ngũ
hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều luyện ra được thứ nội lực đặc thù của riêng
mỗi loại, nhưng chúng giống nhau một điểm là thứ nội lực đặc thù này đều có uy
lực, sức sát thương, độ phá hoại cao hơn thứ nội lực do những người Không
thuộc tính tu luyện ra. Theo nghiên cứu của các thế hệ đi trước, của nhiều nhà
khoa học: “Khi cùng đánh vào một vật, nếu nội lực của người Không thuộc tính
có sức phá hoại khoảng 1, thì nội lực của người có thuộc tính ngũ hành là từ
10 đến 15.” Bởi vậy, chúng ta dễ dàng nhận ra người có thuộc tính ngũ hành có
ưu thế về uy lực, sức sát thương và độ phá hoại của đòn võ công so với người
có thuộc tính Không.

Ở chiều hướng khác, nội lực của người có thuộc tính Không mang tính bao dung
hơn so với nội lực của người có thuộc tính ngũ hành. Lấy ví dụ như người có
thuộc tính Không dùng nội lực trồng ra Lúa mì, tất cả vạn vật đều có thể sử
dụng loại Lúa mì này. Thế nhưng nếu người có thuộc tính Hỏa dùng nội lực trồng
ra Lúa mì, loại Lúa mì này chỉ có người có thuộc tính Hỏa và người có thuộc
tính Thổ là có thể sử dụng.

Thứ hai, xét riêng ở trong năm thuộc tính ngũ hành. Ngũ hành tương sinh tương
khắc. Trong tương khắc: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc
Hỏa, Hỏa khắc Kim. Kim khắc Mộc có nghĩa là đòn võ công của người có nội lực
thuộc tính Kim tạo ra uy lực, sức sát thương và độ phá hoại rất lớn đối với
người có nội lực thuộc tính Mộc. Kim khắc Mộc, nhưng Kim cũng bị Hỏa khắc, vì
thế đòn võ công của người có nội lực thuộc tính Hỏa sẽ mang theo uy lực, sức
sát thương và độ phá hoại rất lớn cho người có nội lực thuộc tính Kim. Các
trường hợp khác tương tự.

Vì những lý do ấy, vạn vật trên thế gian này đều tuân theo quy luật công
bằng.”

“Dẫn chứng rất tốt.” - Người thầy khen, rồi đặt tiếp câu hỏi: “Hiện nay, trong
Nhân loại có mười môn phái lớn được mọi người công nhận. Thứ nhất, em hãy phân
loại và kể tên mười môn phái lớn ấy theo cách phân loại thuộc tính. Thứ hai,
theo em thì tại sao trong Nhân loại chỉ có mười môn phái lớn, mà không phải
tám, chín, mười một, mười ba?”

Lần này, Lạc Mộc Vận trầm tư dài hơn ở câu hỏi thứ hai. Cô gái tốn thời gian
suy nghĩ cho vế thứ hai trong câu hỏi thứ ba, bởi nó khó hơn hẳn so với vế đầu
tiên là chỉ phân loại và kể tên mười môn phái lớn. Mất khoảng ba phút, Lạc Mộc
Vận mới dám đưa ra câu trả lời:

“Dạ thưa thầy, vấn đề thứ nhất, trong Nhân loại có mười môn phái lớn là: Thiên
Quân Phái, Truy Thiên Phái, Thiên Thủ Các, U Minh Môn, Hoa Tiên Môn, Phổ Độ
Phái, Phi Long Môn, Tác Mãn Lâu, Chân Nhân Đạo Phái và Tiên Phù Môn. Nếu phân
chia theo thuộc tính: Thiên Quân Phái và Truy Thiên Phái là hai môn phái tu
luyện nội lực thuộc tính Kim, Thiên Thủ Các và U Minh Môn là thuộc tính Mộc,
Hoa Tiên Môn và Phổ Độ Phái là thuộc tính Thủy, Phi Long Môn và Tác Mãn Lâu là
thuộc tính Hỏa, Chân Nhân Đạo Phái và Tiên Phù Môn là thuộc tính Thổ.

Về vấn đề thứ hai, muốn trả lời cho câu hỏi vì sao trong Nhân loại chỉ có mười
môn phái lớn mà không phải là con số khác, chúng ta cần phải hiểu lý do mọi
người cho rằng một môn phái là môn phái lớn, chứ không phải là môn phái vừa,
hay là môn phái nhỏ. Muốn hiểu lý do này, chúng ta cần phải quay ngược về lúc
con người bắt đầu tu luyện, rồi xét dần lên theo thời gian để tìm câu trả lời.

Từ khi Nhân loại bước lên con đường tu luyện, Nhân loại bắt đầu làm quen mới
những loại thuộc tính cơ bản trong cơ thể, xây dựng thành lý luận. Sau khi xây
dựng thành lý luận, con người bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu các loại thuộc
tính. Khi đã tìm hiểu và nghiên cứu rõ ràng, con người bắt đầu vận dụng và
khai phá các thuộc tính. Không lâu sau, bắt đầu xuất hiện các môn phái, nơi mà
có nhiều người tụ tập với mục đích để trao đổi cách vận dụng và cùng nhau
chung sức khai phá thuộc tính chung của mỗi cá nhân. Họ cùng nhau chia sẻ và
cố gắng, từ từ xây dựng ra kỹ năng võ công riêng lẻ, rồi hình thành một hệ
thống võ công đặc thù của môn phái mình.

Thuở ban đầu ấy, Nhân loại không có sự phân biệt rõ ràng về môn phái nhỏ, vừa,
hay lớn. Thời gian cứ dần qua, sự nghiên cứu, khai phá và xây dựng hệ thống võ
công của mỗi môn phải bắt đầu xuất hiện sự chênh lệch. Trải qua nhiều cuộc va
chạm, tranh đấu, rồi từ đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng và khai phá, sự
chênh lệch bộc lộ mỗi lúc một rõ ràng, và theo thời gian cứ trở nên to lớn
hơn. Mãi cho đến năm mươi bảy năm trước, trong lúc trải qua cuộc chiến Anto,
sự chênh lệch giữa các môn phái trở thành cách biệt khó vượt qua. Và rồi sau
cuộc chiến Anto, sự chênh lệch đã được mọi người công nhận. Từ đó mười môn
phái lớn mới xuất hiện trong mắt mọi người, được mọi người tôn sùng và hoàn
toàn nhất trí, họ được gọi chung là: Thập Đại Môn Phái.

Đến đây, chúng ta dễ dàng biết được lý do cho sự phân loại ấy là do sự vận
dụng cách sử dụng nội lực mang thuộc tính, sự khai phá thuộc tính đặc trưng
của mỗi môn phái, và hệ thống võ công của các môn phái. Mười môn phái kể trên
được xem là lớn, bởi vì họ đang là những người giỏi nhất ở cả ba yếu tố đó.

Để có thể là nhóm người giỏi nhất ở cả ba yếu tố đó, chắc chắn họ đã phải dày
công nghiên cứu, bỏ nhiều công sức kiểm nghiệm và phát triển. Họ không thể nào
chỉ ngồi không, ăn chơi là có thể làm tốt hơn người khác. Nói thật chính xác,
Thập Đại Môn Phái là những người cố gắng nhất, chấp nhận trả cái giá lớn nhất,
cho nên họ là những người giỏi nhất, mạnh nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với
quy luật công bằng.”

“Suy luận rất tốt, dòng suy luận chính xác, có lô-gic vững vàng. Rất tốt.” -
Người thầy rất hài lòng với câu trả lời của Lạc Mộc Vận.

Hài lòng với ba câu trả lời của cô gái, song ông thầy không dừng lại theo quy
định, mà suy tư để chọn câu hỏi phù hợp, sau đó hỏi Lạc Mộc Vận thêm một câu
hỏi nữa: “Trong sáu loại thuộc tính là Không, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trừ
thuộc tính Không ra, một loại bất kỳ trong năm loại thuộc tính ngũ hành có sự
phân chia về độ mạnh yếu của thuộc tính theo thứ tự là: Phàm, Nhân, Thượng. Ví
dụ như Phàm Mộc, Nhân Mộc, Thượng Mộc, Phàm Hỏa, Nhân Hỏa, Thượng Hỏa, vân
vân... Phàm là chỉ thuộc tính ấy chỉ ở độ yếu ớt, mỏng manh. Nhân là chỉ thuộc
tính ấy ở độ tầm vừa, đã có độ mạnh nhất định. Và Thượng là chỉ loại thuộc
tính ấy ở mức độ lớn, đã đủ độ mạnh mẽ quy định. Tốc độ tu luyện giảm dần theo
thứ tự là Phàm, Nhân, Thượng. Nhưng sức sát thương, độ phá hoại của cùng một
kỹ năng tấn công, cùng số lượng nội lực tối đa đưa vào kỹ năng tấn công ấy lại
giảm dần theo thứ tự ngược lại là Thượng, Nhân, Phàm. Đây là vì sao?”

Có lẽ Lạc Mộc Vận từng tìm hiểu về vấn đề này, cô gái không suy nghĩ nhiều,
nhanh chóng đưa ra câu trả lời:

“Thưa thầy, chúng ta hấp thu Linh khí của đất trời để tu luyện. Đầu tiên,
chúng ta dựa theo cách thức vận công, hấp thụ Linh khí vào cơ thể. Sau đó
chúng ta dùng Linh khí hoà tan thuộc tính trời sinh trong các huyệt đạo trong
cơ thể, tạo thành nội lực. Theo quy luật đó, hiển nhiên người có thuộc tính
trời sinh càng mỏng manh thì việc dùng Linh khí hòa tan thuộc tính trời sinh
trong huyệt đạo sẽ nhanh nhất, tốc độ tạo ra nội lực cũng là nhanh nhất. Nên
thứ tự tu luyện giảm dần sẽ là Phàm, Nhân, Thượng.

Sức sát thương, độ phá hoại của kỹ năng tấn công được quyết định bởi số lượng
nội lực đưa vào kỹ năng tấn công,và mật độ bao trùm của thuộc tính lên đòn tấn
công. Khi cùng là một kỹ năng tấn công, cùng là số lượng nội lực tối đa đưa
vào kỹ năng tấn công, thì sức sát thương, độ phá hoại của kỹ năng tấn công
được quyết định bởi mật độ bao trùm của thuộc tính lên đòn tấn công. Rất dễ
dàng thấy được Phàm có thuộc tính thuộc loại mật độ mỏng manh nhất, vì thế mà
sức sát thương, độ phá hoại của kỹ năng tấn công của Phàm là yếu nhất. Từ đó
suy ra, thứ tự giảm dần trong trường hợp này lần lượt là: Thượng, Nhân, Phàm.”

“Rất tốt, em có thể về chỗ.” - Người thầy nở nụ cười, rất hài lòng với câu trả
lời của Lạc Mộc Vận.


Kiếm Hiệp Tình - Chương #2