Người đăng: HoaTrungLu
Theo lệnh của Lý Đông, bốn người đều vào vị trí của mình. Lý Đông ngồi tại ghế
chủ tịch, chính giữa bàn hội nghị, Vũ Nhung ngồi một bên, phía kia lần lượt là
Trần Hàng và Bùi Lợi.
Lý Đông chủ động lên tiếng:
Được rồi, giới thiệu cũng đã xong, có lẽ chúng ta vào luôn vấn đề chính
nhỉ! Anh Trần Hàng, anh thông tin lại về dự án nhà máy ô tô cho chú Bùi Lợi
được biết!
Được.
Trần Hàng gật đầu đáp ứng sau đó nói:
Nói tới đây, Trần Hàng quay sang Bùi Lợi hỏi:
Anh Bùi Lợi, anh thấy sao?
Bùi Lợi gật đầu nói:
Lý Đông lúc này lên tiếng:
Nghe Lý Đông nói như vậy, Trần Hàng là người sâu sát từ đầu với dự án này nên
hắn lập tức lên tiếng:
Lý Đông hài lòng gật đầu:
Bùi Lợi nghe Lý Đông nhắc tới vấn đề mình quan tâm thì vội vàng đề cập:
Bùi Lợi nói xong, Trần Hàng lập tức hỏi lại:
Bùi Lợi mỉm cười trả lời:
Trần Hàng chống cằm suy tư một chút rồi nói:
Thấy hai vị chiến tướng đã đi tới thống nhất ý kiến với nhau, Lý Đông cũng
không có đề xuất gì thêm bởi điều kiện này cũng tương đối trùng khớp với quan
điểm của hắn.
Trầm tư một lát Lý Đông bắt đầu nêu lên một vấn đề mấu chốt:
Các vị, tôi còn có một bận tâm lớn về vấn đề đưa sản phẩm ra thị trường.
Chúng ta sẽ cần phải có một kế hoạch hết sức cụ thể. Như các vị biết, thị
trường ô tô và dầu mỏ khổng lồ hơn rất nhiều so với thị trường pin. Sản phẩm ô
tô điện ra thị trường có thể đe dọa rất lớn tới việc phát triển của các ngành
này. Tôi cho rằng chúng ta sẽ gặp sự phản kháng mạnh mẽ của các đối thủ, thậm
chí là từ phía chính phủ nơi các tập đoàn này đặt trụ sở. Vì để bảo hộ cho các
công ty trong nước, chính phủ bọn họ có thể thông qua các hàng rào thuế quan
và chính sách quota nhập khẩu để giới hạn sự phát triển sản phẩm chúng ta,
tranh thủ thời gian cho doanh nghiệp trong nước nghiên cứu đuổi kịp công nghệ.
Do vậy, tôi đề nghị các vị chỉ đạo cho cấp dưới ngay lập tức nghiên cứu và lựa
chọn ra các thị trường tiềm năng có thể dễ dàng xâm nhập. Theo tôi, nên tập
trung vào các nước có kinh tế phát triển nhưng không có tiềm năng mạnh về
ngành dầu mỏ và ô tô hoặc là tiềm năng phát triển thấp; các nước có chính sách
phát triển hài hòa, coi trọng môi trường. Mục tiêu bước đầu của chúng ta là
đưa sản phẩm ra thị trường một cách thuận lợi nhất. Một khi đánh ra được danh
tiếng, cho người tiêu dùng thấy được lợi ích vượt trội từ sản phẩm của chúng
ta thì tiếp theo việc mở rộng sẽ càng dễ dàng.
Vậy chúng ta sẽ bỏ qua thị phần ở các nước công nghiệp lớn như Mỹ, Nhật,
Đức, Trung Quốc sao?
Trần Hàng lập tức hỏi lại.
Đúng vậy, nếu gặp phải sự bảo hộ từ chính phủ bọn họ thì tạm thời chúng ta
có thể chưa cần đẩy mạnh.
Nhưng đây có thể là các miếng bánh rất lớn đấy.
Trần Hàng lại đặt ra một vấn đề.
Lý Đông cau mày một chút rồi nói:
Thứ nhất là trục trặc phát sinh trong thị trường nhà ở Mỹ. Giá nhà thực bắt
đầu tăng mạnh vào cuối thập niên 1990, một phần tiếp sức từ lãi suất thấp. Cơ
quan Dự trữ Liên bang (Fed) lại giữ lãi suất quá thấp trong thời gian quá dài
sau suy thoái 2001, điều này chắc chắn góp phần vào bong bóng giá nhà, có điều
giá nhà đã tăng mạnh trước khi Fed cắt lãi suất năm 2001.
Thứ hai chính là sự dồi dào tín dụng. Theo truyền thống, các ngân hàng giới
hạn vốn vay mua nhà theo hệ số nhân khá nhỏ của thu nhập sau thuế: ví dụ, nếu
người mua nhà có thu nhập $50.000 một năm thì ngân hàng sẽ cho vay $150.000,
nhưng sẽ yêu cầu bằng chứng chi tiết về thu nhập, tính ổn định công ăn việc
làm, lịch sử tín dụng và nợ hiện hành, cùng những thông tin liên quan khác.
Ngân hàng thực thi các nguyên tắc này vì họ muốn đảm bảo lấy lại tiền.Các ngân
hàng cho khách hàng trung thành vay sau đó giữ khoản vay cho đến khi được hoàn
trả Tỉ lệ giá nhà trung vị so với thu nhập trung vị nằm dưới 3,5:1 cho đến
2001. Đây là mô hình cho vay cầm cố “khởi phát và duy trì” (“originate and
hold” model of mortgage lending) Tuy nhiên, mô hình này đã bị bỏ đi trong thập
niên 2000. Các ngân hàng và công ty cầm cố (các công ty tài chính cho vay tiền
hay hình thành các khoản vay cầm cố cho ngân hàng) không còn giữ khoản vay cầm
cố theo kỳ hạn. Họ bán chúng cho các ngân hàng đầu tư, các tổ chức này sau đó
đóng gói lại thành chứng khoán. Bất cứ thứ gì tạo ra dòng thu nhập đều có thể
được “chứng khoán hóa”, nghĩa là tổ chức hay cá nhân nhận dòng tiền đó sẽ chấp
nhận một số tiền tổng gộp nhất đinh trước và chuyển giao quyền đối với dòng
tiền đó cho người mua loại chứng khoán này.
Thứ ba là các khoản vay cầm cố đã được chứng khoán hóa trong thời gian dài.
Hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac do nhà nước bảo trợ đã mua nợ cầm cố từ
các ngân hàng để tăng lượng vốn sẵn có cho người mua nhà vay.
Với những tín hiệu nêu trên, tôi cho rằng sẽ không bao lâu tình trạng bong
bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ sẽ dẫn tới
một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống
ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá
tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu.
Đây chính là thời điểm để chúng ta giải quyết bài toán khó của mình. Cơ hội
của chúng ta sẽ tới. Chính phủ dưới sức ép thắt chặt chi tiêu công và yêu cầu
tiết giảm chi phí sinh hoạt của dân chúng sẽ phải mở cửa cho các dòng xe ít
tiêu hao nhiên liệu của chúng ta vào thị trường của bọn họ như một giải pháp
tiết kiệm cực kỳ hiệu quả. Đi cùng với những phản ứng tích cực đối với sản
phẩm tại những nơi khác tôi cho rằng bọn họ sẽ phải cân nhắc để thỏa hiệp. Mọi
người hiểu ý tôi muốn nói chứ?
Trần Hàng khi này đang dùng một ánh mắt cực kỳ sùng bái nhìn Lý Đông. Là một
người được đào tạo bài bản về kinh tế học và quản lý kinh tế hắn hiểu rất rõ
những điều Lý Đông vừa nói, có điều những thứ này đến hiện tại trên thế giới
vẫn chưa thấy có ai dám đứng ra khẳng định hùng hồn như vậy. Thậm chí ngay cả
các chuyên gia kinh tế hàng đầu cũng không phân tích được cặn kẽ như Lý Đông.
Trần Hàng biết Lý Đông rất thần kỳ nhưng lại không thể nghĩ hắn trác tuyệt và
siêu việt tới như vậy, quả là thiên tài trong thiên tài. Bùi Lợi thì không
hiểu lắm những kiến thức kinh tế cao siêu này nhưng nhìn nét mặt của Trần Hàng
hắn cũng biết hẳn điều Lý Đông vừa nói là rất lợi hại. Còn đối với Vũ Nhung,
một người tốt nghiệp chuyên ngành hành chính nhân sự thì những lời vừa rồi
thật không khác gì thiên thư vậy, nghe đến đầu váng mắt hoa.
Trước ánh mắt nhìn mình như thần minh của ba người, Lý Đông có chút cười khổ.
Là người hai đời hắn đương nhiên biết tình hình kinh tế những năm tiếp theo.
Nếu như hắn nhớ không lầm, bong bóng nhà ở tại Mỹ bắt đầu rạn nứt năm 2005 sau
đó bùng nổ vào năm 2008 dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Việc suy luận ra nguyên nhân khủng hoảng như trên cũng là hậu thế trải qua đau
thương mới tổng kết ra được chứ mấy ai biết trước đâu. Lý Đông cũng chỉ là
thừa hưởng rồi truyền đạt lại trong đời này mà thôi.
Thấy hai vị lãnh đạo cao cấp vẫn ngồi im không có ý kiến gì, Lý Đông đành hỏi
lại:
Trần Hàng lúc này đã tỉnh táo lại, vội dùng giọng điệu tôn kính nói:
Khi nhìn biểu hiện khiếp sợ và khuất phục của Trần Hàng, người mà khi xưa mình
từng rất ngưỡng mộ, Vũ Nhung mới ý thức được trí tuệ của Lý Đông là cao siêu
bậc nào. Phải là cực kỳ tài giỏi mới khiến một bậc anh tài như Trần Hàng thốt
lên những lời tâm phục khẩu phục như vậy. Theo đó, anh mắt nàng nhìn Lý Đông
bất chợt lại thêm một chút si mê cùng sùng bái.