Người đăng: Phamtranquangdung
Quân Vệ Binh Hoàng Gia là đội quân tinh nhuệ và trung thành nhất với họ Hoàng,
được tuyển mộ từ ngay Quý Địa ( là để chỉ đất khởi nghiệp hoặc quê của vua)
Hồng Bàng hoặc lấy con em các chi, các nhánh của dòng Vương hệ, Công hệ trở
xuống (ý là chỉ dòng anh em với vua, được phong tước Vương, Công, Hầu, Bá, Tử,
Nam. Sau khi xác nhận được người thừa kế, những người nam không được thừa kế
sẽ phải gia nhập đạo quân này, cốt là để tránh nạn tranh đấu nội bộ.).
Vai trò của lực lượng Vệ Binh là đi theo nhà vua trong các cuộc ngự giá thân
chinh, bảo vệ hoàng thất, củng cố lòng trung thành của các đạo quân địa
phương, họ không được phép tham dự các cuộc bầu bán hay bàn việc chính sự.
Trong trường hợp vua bị phế truất theo đúng Hiến Pháp, họ sẽ không phải tuân
lệnh nhà vua nữa, song vẫn phải giữ tính mạng cho nhà vua cũ tới ngày ông ta
trao xong quyền lực . Lực lượng này đã được thành lập từ những ngày Hoàng Anh
Kiệt chưa khai nguyên lập quốc, nhưng lúc đó nó chỉ đơn giản là trò đánh trận
giả của một đám nhóc mới hơn 3 tuổi..
Hoàng Anh Kiệt được dạy dỗ theo chế độ của cả nhà nội lẫn nhà ngoại.
Vốn xuất thân từ con nhà võ, từng đi lính cho họ Dương để chống quân Đại Hoa,
nên cụ cố của Kiệt rất quan tâm tới việc rèn giũa sức khoẻ, nhất là việc dưỡng
sinh. Hoàng Anh Kiệt từ ngày còn bé đã được ông cho ngâm đủ các thứ dược liệu
mà ông kiếm được, có tác dụng tẩy rửa các tạp chất tiên thiên, khiến cơ thể có
được sức mạnh phi thường. Đợi khi nào Kiệt được 5 đến 7 tuổi thì sẽ cho học võ
để phòng thân.
Hoàng Anh Kiệt được học chữ Nôm- quốc tự chính của Bách Việt, từ các thầy đồ
do ông nội thuê về. Việc học chữ Nôm, nói chung là vất vả, bởi đây là thứ chữ
tượng hình, học một chữ thì biết một chữ. Song có cái hay của loại chữ chính
là việc phân cấp xã hội rất tốt, điều mà nhà nước phong kiến rất cần. “Con vua
thi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” mà lại. Nó phân cấp xã hội
nhanh chóng và sâu sắc, là bởi muốn học nó phải có thời gian lâu, lại phải
chuyên tâm, tức là người muốn học phải có sự ủng hộ lớn về tiền bạc, của cải
để anh ta chuyên tâm mà họ. Nhà nghèo thì phải đồng áng, trăm người mới được
một người vươn lên nổi, những nhà giàu hay những nhà quan lại nhiều đời thì
sẵn tiền nên có thể cho con cháu ăn học, mười đứa thì chín đứa được học hành.
Cứ như vậy thì sao không phân hoá.
Ngôn ngữ Tomania cũng là một trong những thứ Kiệt buộc phải học. T ại các quốc
gia ở Lục Địa Tây, chữ viết là loại tượng thanh- không khác chữ Latin trên
Trái Đất bao nhiêu, có thể giúp họ nhanh chóng truyền tải các thông tin, phổ
cập kiến thức, chủ yếu là do Giáo Hội sử dụng trong việc dạy Thánh Kinh cho
Thầy Tu. Sau này khi nền kinh tế tư bản phát triển, kéo theo đó là sự đi lên
của khoa học, chữ viết tượng thanh càng có giá trị. Hiện tại thì nó được dùng
bởi hơn 90 % dân số Tây Địa, do nơi đây đã công nghiệp hoá và đô thị hoá tới
mức kẻ nào không biết đọc biết viết sẽ là đồ thừa trong xã hội.
Sở dĩ cậu phải học song song hai ngôn ngữ, hai văn tự hoàn toàn khác biệt này,
chính là bởi bất kể là họ nội hay mẹ cậu đều là những người rất cứng rắn trong
niềm tin vào sức mạnh của giáo dục với con người. Song không ai đủ sức chèn ép
phía đối lập.
Mẹ của Kiệt, tên thời con gái là Minerva Karnulf, là con gái của Công Tước
Karnulf xứ Hansel của Đế Quốc Tomania. Khác với đa số các nàng tiểu thư quý
tộc lúc đương thời của Tomania, Minerva được học hành đàng hoàng, nhất là về
các môn toán học, tài chính, khiêu vũ, cưỡi ngựa, đấu kiếm và bắn súng, do bà
là người con gái duy nhất mà Công Tước Karnulf có- trước khi ông bị thương và
mất đi khả năng sinh dục. Khi lớn, bà được gả cho Hoàng Đế Karolinger II, là
Hoàng Hậu đồng thời kiêm nhiệm vai trò Nữ Công Tước xứ Hansel. Thời gian làm
Hoàng Hậu của bà tuy không kéo dài, chỉ có 7 năm, vì chồng bà đã có những sai
lầm khiến cho giới quý tộc quay lưng lại và phản loạn, song những gì bà học
được thật sự rất quý giá, nhất là với Kiệt.
Trên con tàu chạy trốn khổi quân phản loạn, Minerva không hề quên những cuốn
sách và người thầy. Học giả Hoàng Gia Schult Stefanberg đã được mời lên tàu
bằng gươm, cốt là để chuẩn bị cho hai người con của bà sự giáo dục tốt nhất
trong hành trình lánh nạn. Sau khi mất đi hai đứa con, bà quyết tâm có một đứa
con trai để nó có thể kế thừa di sản- những kinh nghiệm bà tích luỹ cùng những
thứ bà mang tới Đông Địa xa xôi, và Hoàng Anh Kiệt ra đời chính bởi tham vọng
đó.
Thời gian biểu của Kiệt khá chặt chẽ: Sáng dậy tắm nước thuốc, tập võ dưỡng
sinh, ăn sáng rồi học chữ Nôm, nghe thơ văn đời trước. Sau bữa trưa, cậu được
Schult dạy học chữ, học tiếng Tomania, đồng thời dạy cậu các ngữ pháp đơn giản
và nghe chuyện cổ Tomania để nâng cao vốn từ. Buối tối là thời gian cậu được
thoải mái cùng bạn bè ra đồng vui chơi, không bị kiểm soát.
Học tập nghiêm ngặt như thế, nhưng đấy còn là vì cậu mới 3 tuổi, nghe mẹ cậu
nói rằng khi cậu đủ lớn, bà sẽ cho cậu học bắn súng, cưỡi ngữa, đấu kiếm...
như một quý tộc Tomania thực thụ. Còn nhà nội, thì muốn hướng cậu theo nghề Y
truyền từ đời ông cố, nên việc hái thuốc, phân loại thuốc, bắt mạch, khám
bệnh... sẽ là chương trình học chủ yếu.
Anh Kiệt! Chú không mang cầu mây ra đây chơi nữa à?- Một thằng nhóc cùng
tuổi với Kiệt, song lại là hàng cháu hỏi. Nó tên là Hoàng Thanh Tùng, con của
em họ cậu. Mấy tuần trước, trong lúc buồn chán, Kiệt đã thử làm quả cầu mây
rồi đem ra để làm trận bóng đá. Cũng vui ra phết, nhưng mà mệt. Cứ thử tưởng
tượng bạn phải làm một lũ nhóc có hơn 3 tuổi hiểu một đống luật thì khó tới
mức nào, nhưng mà mất 2 tuần thì đứa nào cũng thuộc luật. Mà bóng đá đúng là
môn thể thao vua, hiện nay cả làng có tới mấy đội, đủ mọi lứa tuổi bắt đầu
chơi trò này rồi.
Không, hôm nay bọn mình chơi trò khác!- Kiệt tặc lưỡi nói vậy, chứ thực ra
hôm nay quên không làm quả cầu mây mới, quả cũ bị hỏng mất rồi.
Vâng!- Lũ trẻ reo hò.
Lần này, tụi mình chơi đánh trận giả.- Kiệt nói, rồi bắt đầu dạy cả bọn
cách làm súng ống thụt, với ống tre và đũa, lại có thêm hạt ở mấy cái cây dại
để làm đạn.
Trò này với những đứa trẻ ở nơi đây thật sự rất mới mẻ, kể cả bọn con gái hay
lũ con trai. Tuy nhiên sau giờ phút hào hứng ban đầu, bọn con gái bắt đầu
chán. Nói cũng phải, tụi nó không có máu bạo lực như lũ kia. Thế là Kiệt lại
mất công bày mấy trò của bọn con gái mà cậu còn nhớ, trong khi cánh con trai
đang đi kiếm đạn dược, làm súng ống.
Trận đánh đầu tiên này, Kiệt rất quan tâm tới mặt mũi, nên lệnh cho hai phe
chuẩn bị kĩ càng khí giới: súng thụt, lựu đạn là bùn gói trong lá chuối, kiếm
là những cây cỏ tết lại. Tất nhiên là ở trò này, khó mà phân định ai sống ai
chết, vì thể nào cũng có thằng sẽ nghĩ tới việc né đạn. Nên tốt nhất là cố
gắng đánh cận chiến cho chúng nó khỏi cãi.
Xung phong!
Lên!
Do Hoàng Anh Kiệt là người nghĩ ra trò chơi, cộng thêm việc ở cả cái làng này
chưa có đứa nhóc nào dám làm trái ý cậu, nên thật sự việc tìm ra đối thủ trong
cuộc đánh trận giả trở nên khó khăn. Sau rốt, Kiệt đành làm tổng chỉ huy cả
hai cánh quân, nhìn cảnh hai đạo quân đều do mình chỉ huy xông vào đánh nhau
chí tử. Tất nhiên, để tránh việc quân cơ bị tiết lộ, sẽ có đội truyền tin liên
tục chạy trạm để đem chiến thuật Kiệt đưa ra cho các chỉ huy áp dụng.
Cách cậu chỉ huy đánh trận, là bắt chước mấy bộ phim về chiến tranh thời
Napoleon, binh sĩ xếp hàng cầm súng, bắt đầu vừa đi, vừa bắn vừa nạp đạn.
Thỉnh thoảng, bọn nó lại cãi nhau ỏm tỏi về việc thằng nào chết, thắng nào né
được đạn, đạn thằng nào bắn cao, đạn thằng nào bắn thấp. Còn cách nhau chừng
mười bước chân, Kiệt lệnh cho hai bên phải bỏ súng mà dùng kiếm đánh nhau, lúc
này dùng súng hơi nguy hiểm, vì rất có thể mảnh vụn của quả dại sẽ bay vào mắt
nhau.
Khi hai bên xông vào đánh giáp lá cà là ai bị quật trúng vào ngực, mặt hoặc cổ
thì chỉ một nhát là ra ngoài ngay, nếu bị quật kiếm cỏ vào các chỗ như tay
chân thì phải giả như bị thương, còn nêu vào bụng, lưng, mông thì ba nhát kiếm
là chết, phải chạy giả chết. Hai bên xông vào loạn chiến, thỉnh thoảng lại có
đứa hoi sao mày chưa chết, đứa khác cố cãi là tao giơ tay lên đỡ thay đâu rồi.
Trận chiến đánh khoảng nửa tiếng là kết thúc, ai về nhà nầy, hẹn ngày khác sẽ
tái chiến.
Những âm thanh của trò trận giả vang khắp cánh đồng, đặc biệt là tiếng đạn
thụt nổ vang khiến cánh thanh niên và cả người lớn cũng phải trông ra, ngay
khi nhìn thấy cảnh những khẩu súng thụt mà Kiệt dùng để bắn chơi, mọi người
mới hơi hơi an tâm. Chỉ có những người già từng trải thời loạn như cụ cố của
Kiệt, thì lại hơi tỏ vẻ lo lắng. Với cụ, đây chỉ e là điềm cho thấy thằng chắt
đích tôn của cụ mai này lại dính vào nghiệp binh và cái làng Hồng Bàng này
không còn được bình yên bao lâu nữa rồi.
Cùng chung suy nghĩ đấy, nhưng thái độ của mẹ Kiệt lại là sự tự hào. Con trai
bà không phải đứa yếu đuối, điều ấy thì bà đã rõ. Nhưng khi thấy nó bày binh
bố trận, chỉ huy quân sĩ hai bên tự tàn sát lẫn nhau, đồng thời liên tục nghĩ
ra các biện pháp đánh trận tinh quái, bà càng thêm tự hào. Con bà sẽ là một
nhà quân sự, một người lãnh đạo vĩ đại.