Chiến Tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (17)


Người đăng: PTQDung

.
.
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội


  • Cha, kinh thành đã thất thủ!- Trui Tavat hớt hải chạy tới báo tin cho Trui
    Heola.


  • Nhà vua có sao không? Địch sao có thể phá thành nhanh thế được? Người đưa
    tin đâu?- Trui Heola nghe thế thì há hốc mồm trong giây lát, nhưng lão tướng
    quân hồi tỉnh cũng nhanh không kém, và liên tục đặt câu hỏi. Thậm chí ông cũng
    hơi nghi ngờ tính xác thực của thông tin này.


  • Người đến báo tin là người trong phủ mình?- Tavat đáp lại ngay.


  • Cho hắn vào!- Trui Heola hít sâu để lấy lại sự tĩnh tâm trước khi gặp kẻ
    mang tin tức.


  • Lão gia! Con là Lari đây.


  • Lair! Sao mi lại được cử tới đưa tin! Mi chỉ là thằng coi ngựa cơ mà.


  • Lão gia ơi, kinh thành đã rơi vào tay giặc, rất nhiều gia đình là người phe
    chủ chiến đã bị chúng bắt giam, tất cả mọi người trong phủ ta cũng bị chúng
    bắt rồi. Sớm hôm nghe tin rằng triều đình quyết định hàng, đại nhân Cuala đã
    cho toàn bộ những ai có thể mang tin tản ra, tìm cách mang tin tới cho lão
    gia. Con có lẽ tới đây sớm nhất thôi.


  • Thế tin tức là gì?


  • Vua Kasen giá băng, Quahajava lên ngôi, triều đình hàng giặc.


  • Khốn nạn, tại sao lại có thể như thế được !- Tavat đấm mạnh tay xuống bàn,
    không thể tin nổi rằng hóa ra triều đình lại đầu hàng trong khi quân đội của
    cha cậu vừa giành được một thắng lợi vô cùng quan trọng có thể xoay chuyển
    toàn bộ cục diện trận chiến. Hơn nữa chiến thắng ấy đã phải trả giá bằng mạng
    sống của người anh lớn Trui Phama.


  • Tình hình bây giờ trong kinh thế nào ?


  • Con không rõ nữa, nhận được lệnh con liền đi ngay, không dám lơ là mà mang
    tin tới cho ông ?


  • Vậy mi đi được bao ngày rồi ?


  • Dạ được khoảng 1 tuần ạ.


  • Cha, nếu quân địch có được một tuần thì chúng có đủ khả năng gia cố cho tốt
    công sự rồi, hành quân gấp đến đó cũng vô ích.- Rah- người con trái thứ ba của
    Trui Heola phân tích


  • Vùng đất xung quanh kinh thành là chỗ màu mỡ vô cùng, khả năng khôi phục
    sản xuất lớn, nếu chúng ở lại đó đủ lâu để nhận ra rằng có thể dùng chỗ đó là
    hậu phương thì ta sẽ càng khó đuổi chúng đi.- Tavat phản bác lại


  • Nhưng quân ta bây giờ đông thì có đông hơn thật, mà lính thì phần nhiều là
    tân binh, khó đánh công kiên hay công thành. Đã thế quân đông còn làm khả năng
    hậu cần của ta trở nên khó khăn gấp bội.


  • Hẫy bắt thêm phu đi, nói cho người dân biết là nếu họ không căng sức ra mà
    làm thì sẽ mất nước.


  • Chuyện hậu cần có thể làm thế được, nhưng việc tân binh thì sao ? Tân binh
    không thể trở nên mạnh và kinh nghiệm như quân chính quy nếu không thử lửa,
    không trải qua chiến trận.


  • Cứ đánh thôi, đánh trận thứ nhất là tân binh, trận thứ hai sẽ là lão binh.


  • Kẻ địch để em luyện binh sao ? Một khi kẻ địch thấy được tân binh ra trận
    là chúng biết ngay : lúng túng, sợ hãi, thiếu kinh nghiệm,… Chúng biết thì
    chúng sẽ tập trung quân lại đánh vào điểm đó. Mà tân binh chỉ cần thế thôi là
    vỡ trận.


  • Kẻ nào trái lệnh cho chém để răn đe.


  • Em chém được 10 người hay 100 người, sức ép chiến trận có thể làm hơn ngàn
    tân binh bỏ chạy.


  • Vậy thì sao ta không chiếm lại cảng Larati trước?- Trong khi hai người anh
    em của mình liên tục tranh luận về việc nên hay không nên dẫn quân tới chiếm
    lại kinh thành, Phanam lại suy nghĩ và đưa ra một đề nghị khiến mọi người ngạc
    nhiên.


  • Tại sao lại đến đó ?- Tavat và Rah đồng thanh hỏi


Phanam cười cười không nói mà chỉ nhìn tất cả mọi người.


  • Tuyệt!- Rah và Tavat nghĩ hồi lâu rồi khen hay, có thể nói đánh Larati là
    một chiêu cực kỳ tuyệt vời.

Thứ nhất, cảng Larati ở gần hơn, áp lực lên hậu cần sẽ giảm hẳn so với việc
tiến quân về kinh thành. Thứ hai, đạo quân đang vây quanh cảng Larati có thể
coi là quân đã qua chiến tranh, là lão binh, nếu diệt được địch tại Larati,
những người lính đã có phần nào kinh nghiệm ấy có thể nhập bọn cùng họ, vậy
thì vấn đề tân binh sẽ được giải quyết phần nào. Thứ ba, đánh cảng Larati chắc
chắn dễ hơn đánh kinh thành, mà đánh được nó thì tất nhiên thanh thế quân của
tướng Trui Heola sẽ lên cao, địch sẽ thêm khiếp sợ, dân chúng sẽ ủng hộ, những
kẻ ngả nghiêng sẽ biết đường mà về nẻo chính. Thứ tư, đánh cảng Larati như một
trận tập luyện, tân binh trải qua trận này sẽ trưởng thành. Thứ năm, cảng
Larati địa thế thuận lợi, thông thương nam bắc, có thể dùng nó để làm nơi vận
chuyển thu mua lương thảo từ những nước xung quanh, giải quyết nhu cầu cấp
bách. Thứ sáu, diệt được địch tất có tù binh, dùng chúng làm phu phen tốt hơn
dùng dân, vừa không mang tiếng ác, mà bọn tù thì chết không đáng tiếc.

…………………………….

Quân của Trui Heola đột ngột đổi hướng, đã làm cho toàn bộ liên quân bất ngờ,
nhất là với đạo quân của Hoàng Anh Kiệt và Dương Thế Thiện. Nếu như liên quân
ít nhất còn có thám báo chạy khắp nơi nghe ngóng tin tức, dù là độ sai số
không phải không có, nhưng ít ra còn có ít tin tức, còn hai người họ bị quân
địch vây quanh, tin tức không chút thông suốt, nếu không phải quân địch vừa
hành quân đến không vội công ngay mà phải cho lính nghỉ ngơi lấy sức, rồi thời
này nấu cơm luôn để lộ khói bếp, giúp bên Kiệt biết đối phương đã tăng lên quá
nhiều, nếu không e rằng sẽ mơ mơ hồ hồ bị đánh bất ngờ bởi một lực lượng áp
đảo toàn diện.


  • Hồng Bàng Vương, chuyện này ngài tính thế nào?- Dương Thế Thiện dè dặt hỏi.
    Sau khi biết việc đối phương đã có thêm một lượng quân cực lớn tăng viện, dù
    vẫn còn hồ nghi vì tin này chỉ suy ra từ việc quan sát khói bếp, thì Dương Thế
    Thiện cũng không thể không cẩn thận đề phòng.


  • Tôi tính thế nào thì không quan trọng, vì tôi đang có trong tay gần 15 000
    quân đã qua đào tạo, đủ để tự giữ mình, nhưng là cho thân quen, tôi mong hai
    ta cùng hợp tác tiến thoái.


  • Tôi thấy tình hình hiện nay chưa rõ ràng, tin ngài đưa ra vẫn còn hơi mơ
    hồ. Nếu cố tình điều động toàn quân vào trạng thái chiến đấu chỉ e…


  • Dương đại nhân, tôi hiểu ngài cần thời gian để suy nghĩ thiệt hơn, nhưng kẻ
    thù thì không đâu, chúng đã quyết diệt ta rồi, nội trong nay mai chúng sẽ
    đánh, mà đánh rất mạnh, rất cấp tập, không cho ta chút thời gian nghỉ ngơi nào
    cả đâu.


  • Chỉ dựa vào khói bếp mà ngài đoán được điều ấy?


  • Không phải! Ngài vẫn nhớ tin báo mà đại tướng quân Mahat cho người truyền
    đến chứ?


  • Nhớ, quân ta đã chiếm được kinh đô của giặc, yêu cầu chúng ta phải giữ chặt
    quân địch tại Larati, không cho chúng hội binh.


  • Tin đó đã truyền tới đây được 15 ngày, mà nơi đây bị ngăn cách lắm đấy nhé.
    Thế địch thì sao, chúng liệu đã biết!


  • Chắc là đã biết!


  • Chúng ta đều biết đại tướng quân Mahat Trasin rất cẩn thận, chắc chắn có
    được kinh thành rồi ông ấy sẽ tìm cách tạo thế trận thuận lợi để đón đánh quân
    Laja. Sau chiến công này, toàn bộ quân lính hầu như đều lên tinh thần, sức
    mạnh chắc chắn sẽ tăng vọt. Như thế là quyền chủ động sẽ về tay đại tướng quân
    Mahat. Nếu là ngài, ngài có chịu đi đánh một kẻ địch đã có địa lợi nhân hòa.


  • Chúng không đánh kinh thành mà diệt ta trước? Liệu suy nghĩ này có quá táo
    bạo?


  • Không hề táo bạo đâu, ngài thử nghĩ xem, nếu chúng đánh hạ được ta, không
    những có thể hội binh hoàn toàn, mà còn có thể bắt quân ta làm tù binh để phục
    dịch chiến tranh.


  • Rất có lý, nhưng ngài Hoàng Anh Kiệt, ta cần chuẩn bị gì nữa chưa. Quân
    chúng có thể lên tới hơn 25 000 quân, nhưng quân ta cũng có khoảng 18 000, dù
    không có kỵ binh, tượng binh gì, phòng thủ đợi viện binh cũng đủ sức.


  • Ngài nên nhớ địch đã hội binh, quân chúng sẽ có thêm rất nhiều quân tinh
    nhuệ nữa, đủ để tạo nên một sự đột biến. Một khi như thế, tân binh của ta sẽ
    dễ bị phá trận. MÀ với địch trận này là nhất định phải đánh, nếu không chúng
    sẽ rơi thế bất lợi vô cùng, nên ý chí chiến đấu sẽ cực cao.


  • Vậy ý ngài là ta phải có một đạo quân sẵn sàng xung trận đánh chặn lực
    lượng tinh nhuệ kia.


  • Không chỉ đánh chặn không thôi đâu, nếu có thể tiến hành chủ động tấn công,
    thì ta mới chịu được.


  • Địch đông ta ít, nhất là nếu như ngài phân tích thì địch nhất định phải
    thắng, ý chí sẽ mạnh lắm. Bỏ bớt một phần lực lượng để chuẩn bị một trận tấn
    công có nên chăng. Nếu không phòng thủ được thì tấn công cũng là đòn giẫy
    chết.


  • Ngài phòng thủ tốt một ngày hai ngày còn được, chứ liên tục ba ngày thì
    sao. Chúng có thể làm nhiều trò: nghi binh, giả binh, đánh liều chết,… Bị động
    phòng ngự là bất lợi, và nó có thể làm mất tinh thần. Các binh sĩ của ngài thế
    nào tôi chả rõ, nhưng đám tân binh bên tôi thì chưa chắc đã trụ được 4 ngày
    công phòng chiến thực sự. MÀ để có sự chi viện, thì ta phải đợi được ít nhất 2
    tuần.


  • 2 tuần!


  • Ngài đừng quên, ta bị tiêu hao nhiều, địch cũng thế. Ngao cò đánh nhau ngư
    ông đắc lợi.


  • Khốn nạn!


  • Vậy ngài Dương Thế Thiện, ý ngài thế nào?


  • Tôi đồng ý đặt mình dưới sự chỉ huy của ngài, Hồng Bàng Vương Hoàng Anh
    Kiệt.


  • Tôi có thể hứa tôi sẽ làm hết khả năng.



Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương #90