Người đăng: PTQDung
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 9: Tạo lập danh tiếng (3)- Cờ ca rô xuất trận
Do lần này cả nhà cùng tham dự, nên việc dựng trại nuôi giun có quy mô lớn
hơn. Cũng vì thế, các vấn đề phát sinh cũng ngày một nhiều hơn.
Trước tiên, đó là việc chọn nơi nuôi giun. Ban đầu thì Kiệt định tiếp tục nuôi
ở khu chuồng trại, chỉ có điều mở rộng thêm thôi, thế nhưng các cô các chủ đều
không đồng ý. Nơi đó gần núi, xa làng, đi lại khó khan, sau này mở rộng ra rồi
cần nhiều người làm việc, nếu lúc đó bắt mọi người bỏ việc nhà mà đi ra làm
thì cũng không được, bắt mọi người cứ đi đi về về thì quá tội. Điều này thì
Kiệt đồng ý, các cô các chú trong nhà bắt đầu đề nghị nuôi ở những phần ruộng
xấu của nhà họ, vì nó đủ rộng, lại gần. Và nhìn mọi người tranh nhau, Kiệt
chợt hiểu liền. Vì thời này không có chuồng trại đổ bê tông, tất nhiên bọn
giun sẽ không chỉ ở yên trọng bãi nuôi, mà còn có thể đi xuống phần đất của
họ, giúp họ cải tạo đất đai. Ngoài ra lúc thu dọn thể nào họ chẳng bớt lại
được ít đất cặn làm phân bón, được lợi chán. Thấy mọi người cứ tranh cãi, Kiệt
đề nghị bốc thăm, cứ theo số thứ tự mà làm ở phần ruộng của mọi người. Mọi
người nghe thấy thế cũng phần nào chấp nhận.
Bằng cách chấp nhận chia sẻ một nguồn tài nguyên không quá quan trọng, Hoàng
Anh Kiệt nhanh chóng kiếm về rất nhiều sự giúp đỡ. Có sự trợ giúp của người
lớn, việc dựng lên một khu nuôi giun mới to và hoành tràng được hoàn thành
trong 2 ngày.
Có chỗ nuôi rồi, giờ thì phải chuẩn bị đất nền và giun để thả. Trước hết là
đất nền, Kiệt giờ mới thấy các thứ phân và rác quý tới mức nào, và cũng hiểu
tại sao lại có chuyện mấy anh bộ đội tranh đám phân bò để tăng gia là không
phải không có lý. Tăng hết khả năng gom góp cũng chưa thể nào tạo nên một phần
đất nền nuôi giun đủ dày, Kiệt bắt đầu lâm vào thế bị. Dự án phải tạm dừng lại
mấy ngày để tích cho đủ phân, vì để làm cho tốt thì lớp đất nền ít nhất phải
dày nửa gang tay trở lên.
Không có việc gì, Hoàng Anh Kiệt bèn rủ đám đàn em đi chơi bóng cho khuây khỏa
đầu óc, thoải mái tinh thần. Chơi một hồi, cả bọn đều mệt lả, liền đi uống
nước chanh mà Kiệt đã chuẩn bị sẵn. Vì bọn gà Kiệt nuôi đặc ăn giun béo, đẻ
nhiều thành ra cậu cùng ông ánh cũng lén đem trứng đi trao đổi nhiều thứ với
dân trong làng, lần này thì là mấy quả chanh để pha nước. Tất nhiên là uống
nước chanh pha muối, bù khoáng, giải khát, và quan trọng nhất là do hai đứa
không đủ khả năng mua đường về pha nước chanh để cả lũ uống.
Dạo này công việc của anh sao rồi!- Đào Văn Bắc hỏi dò trước. Vì trừ Hoàng
Văn Tâm là em họ, giờ đã biết phần nào kết quả của cái VAC, thì cả đám này hầu
như biệt tăm vì việc nhà, nên giờ cũng hơi không rõ thành quả của trang trại.
Cũng không có gì quá khó khan, nói cho bọn mày biết, bây giờ anh mày nuôi
thêm cả giun.
Nuôi giun, nuôi giun làm gì?- Đào Văn Bắc tò mò
Ghê chết đi được?- Đào Thùy Linh hơi rung mình, con gái nông thôn tuy quen
với giun, sau bọ, nhưng thấy nhiều là một chuyện, không sợ lại là chuyện khác.
Thế là chúng mày không biết rồi, …- Kiệt nghe bọn này nói, liền bắt đầu
thao thao bất tuyệt kể về việc nuôi giun của mình. Càng nghe đại ca kể, đám
nhóc càng tiếc hùi hụi, trứng gà ư, gà béo ư, rau củ được mùa ư?
Giờ bọn em làm theo có được không?- La Khang vội vàng hỏi
Giờ mấy đứa làm cũng được, nhưng chắc chắn hiệu quả không cao chút nào,
thậm chí còn kém, vì mấy đứa có kinh nghiệm hay không thì không nói, mà gia
đình mấy đứa có ủng hộ không mới là vấn đề quan trọng. Chứ mấy đứa nghĩ việc
dựng chuồng, ngày ngày trông coi, tưới nước, giữ ẩm cho đất, tìm phân mà dễ à.
Thế hóa ra chỉ được dùng phân chuồng, phân bắc hoặc rác rưởi để nuôi giun
thôi hả đại ca?- NGuyễn Quảng gãi đầu gãi tai. Nếu quả thực như vậy thì nó có
muốn làm cũng khó, nhà nghèo toàn đi làm mướn, có nuôi con gì đâu mà đòi phân
gio, phân bắc thì còn phải dành cho đám vườn nhỏ.
Nghe Nguyễn Quảng hỏi thế, Kiệt cười và toan trả lời, thì một suy nghĩ chợt
lóe lên trong đầu cậu ta.
Sao thế hả anh?
Này cái Linh, nhà mày có phải đang mướn người nạo ao không?- Đột nhiên Kiệt
quay sang hỏi chuyện Đào Thùy Linh là nó ngớ người luôn.
Dạ vâng, nhà em đang tìm người!- Đạo Văn Lộc thì không suy nghĩ nhiều mà
thành thực trả lời.
Vậy thì nhà anh sang giúp nhà mày, không lấy tiền công, chỉ lấy số bùn ao
nạo lên, được không?
Dạ cái này,…- Lộc nghệt mặt hồi lâu, không trả lời kịp, nhưng Linh thì cẩn
thận nói đỡ cho em luôn
Để em về bàn với bố.
Cô bé đã kịp thời hiểu được điều Kiệt định làm. Giống như là phân, bùn ao cũng
là thứ thường được dùng để bón vườn, và Kiệt định dùng bùn ao nhà cô làm chất
nuôi giun. Nếu là bình thường thì chuyện này quá lời, nhưng khi đã nghe về
trại nuôi giun và lợi ích của nó, cô thấy nên khuyên cha mình làm theo.
Cuộc nói chuyện của bọn nhóc sớm kết thúc vì trời đã chiều muộn, Kiệt, Minh và
Tâm về nhà, đồng thời báo chuyện này cho bố mẹ. Suy nghĩ của Kiệt được đồng
thuận, và ngày mai mẹ cậu sẽ sang nhà họ Đòa bàn việc, xem có thể thương lượng
được hay không.
Em kể nhiều quá rồi đấy!- Khi hai đứa chuẩn bị đi ngủ, Hoàng Anh Minh chợt
nói.
Em biết, nhưng nếu em không nói ra, làm sao cái gợi ý của Nguyễn Quảng có
thể xuất hiện được cơ chứ!
Cũng đúng! Tiếc là việc ta xin trắng số bùn ao kia e là sẽ khó rồi.
Lão bá hộ họ Đào tất nhiên sẽ thừa cơ lên giá một chút, nhưng so với những
gì ta có thể kiếm được, chuyện đó không quá đắt giá. Em chỉ mong cái ngày nhà
mình bội thu xem lão có ngẩn tò te không!- Kiệt cười khì khì
Thế nhỡ lão không chịu nhượng thì sao?
Lão sẽ không vội mạo hiểm đâu!- Kiệt nói- mà phải đợi xem nhà mình làm có
được hay không. Lão già này giàu có, vốn trường, với lão đi chậm vài tháng
chưa có vấn đề gì. Nếu nhà mình thực là cái này tốt, lão cũng sẽ làm theo. Nhà
lão trâu bò lợn gà rất nhiều, muốn bao nhiêu phân mà chẳng được.
Vậy là cốc mò cò xơi rồi!
Chưa chắc đâu nha, việc nuôi giun yêu cầu về kỹ thuật, tuy không cao nhưng
nếu làm không tốt thì hiệu quả sẽ không như mong muốn đâu. Nếu không có em
đích thân chỉ đạo, e rằng đợt giun đầu tiên của lão già kia cũng phải chết
phân nửa.
Đến thế cơ á.
Lại chả! Chỉ cần lạ đất, xót đất, úng nước,…, không điều chỉnh độ ẩm tốt, …
đều có khả năng làm chết bọn giun này,… Mà giun mà chết thì coi như xong …
…………………………..
Buổi sáng hôm sau, Kiệt, Minh và mẹ cùng đi tới nhà lão bá hộ họ Đào, cha của
Đào Thùy Linh. Bá hộ họ Đào tên đầy đủ là Đào Văn Cư, hơn 40 tuổi. Nhà ông ta
có hơn chục mẫu ruộng (một mẫu ruộng là 3600 m2), 20 con trâu, lợn hàng chục
con, gà cả trăm, vườn tược trăm cây ăn quả,… Khi 3 mẹ con đến, thì bá hộ Đào
đang đi dạo trong sân nhà để tiêu cơm.
Chào ông bá hộ!- Mẹ con Kiệt lên tiếng trước.
Chào nhà chị!- Đào Văn Cư chắp tay sau lưng, hơi liếc mắt nhìn 3 mẹ con
Kiệt. Tuy rằng hôm qua ông đã nghe con gái nói qua chuyện nuôi giun, nhưng
cũng chưa thực để ý. Với ông, bọn bần nông như nhà họ Hoàng chỉ là cái lũ
chiếu dưới, không đáng ngang hàng. Thấy cái sự coi khinh ngấm ngầm của bá hộ
Đào, Văn Nguyệt Nga vẫn tươi cười, dù sao vẫn phải nhờ cậy.
Thưa ông bá hộ, nhà tôi có chuyện muốn thưa! Chẳng là nhà tôi nghe tin nhà
ông cần phải vét ao, nên nhà tôi đến bàn chuyện. Việc vét ao nhà tôi xin nhận,
không nhận tiền công, chỉ xin hết số bùn ao về làm công thôi.
Ôi cha, chuyện này thực khó nghĩ. Chuyện nhà cô nuôi giun, tôi cũng có biết
qua. Nói đùng ra, nhà cô đang cần số bùn ao này hơn, nên chuyện này không có
tính như thế này được.
Thưa ông bá hộ, chuyện này thực khó quá, vì số bùn này mà để ở nhà ông bá
hộ cũng phiền, mà nhà chúng tôi cũng đâu lấy tiền công, vậy là lợi cho ông bá
hộ quá rồi.
Nhà cô nói hay nhỉ, bùn ao nhà tôi bón ruộng còn tốt chán, đâu thể cho
không người ta.
Dạ nếu ông muốn bán, vậy nhà con cũng xin mua thôi. Ông cho giá cả thế nào
để nhà con còn liệu.
Hoàng Anh Kiệt và Hoang Anh Minh, sau một hồi nghe việc ngã giá, quyết định
đứng dậy và đi nơi khác. Mẹ của các cậu thừa sức làm tốt vụ ngã giá này. Và nó
quả thực nhàm chán với hai đứa trẻ con- dù rằng Kiệt thực sự đã lớn nhưng cậu
ta cũng không phải kiểu người thích kỳ kèo, trả giá hay xem một cuộc ngã giá,
quá tốn thời gian.
Tất nhiên hai đứa không dám đi đâu xa khỏi sân nhà bá hộ Đào, cũng chả dám vào
vườn cây của lão, vào đó mà bị lão vu cho tội ăn trộm thì bỏ mẹ. Thế nhưng sân
nhà lão thì rộng mà cũng chả có trò gì chơi cả, nhìn ngắm trời đất mãi cũng
chán, lại không thể chơi các trò nghịch phá gì, thế nên Kiệt bèn rủ anh trai
mình đi chơi cờ ca rô.
Dụng cụ chơi cũng đơn giản, hai mẩu đá, chỉ một nền phẳng có thể vạch các vạch
vuông là được. Minh cũng là lần đầu tiên được chơi, nhưng nó cũng thông minh,
nên nhanh chóng hiểu rõ cách chơi. Thế là hai anh em say mê chơi, đến nỗi
không rõ từ lúc nào mà mấy đứa con của bá hộ Đào là Thùy Linh và Văn Lộc đã
đứng xem. Trận cờ chẳng mấy đã làm bọn nhóc này thích thú, làm kinh động đến
cả hai người lớn đang bàn việc bên trong.
Bá hộ Đào thấy huyên náo bèn ra xem một chút, rồi cũng bị thu hút bởi trò chơi
lạ. Nói thực thì thời này những trò giải trí khá là ít, muốn có những trò hay
thì phải nhiều người tham dự, mà nông dân thì lấy đâu thời gian và sức lực để
ngày ngày làm chuyện đó, thành ra mà những ngày hội dân gian lại trở nên náo
nhiệt. Bá hộ Đào cũng là người ưa mấy trò giải trí, nhưng lão nhà giàu đến mấy
cũng không thể thỉnh thoảng lại tổ chức hội hề để xem cho vui được, mà những
trò cờ tướng, cờ vây thì học thức lão chưa tới, cờ bạc xóc đĩa, tổ tôm, tam
cúc thì muốn cũng chả có vì làm bộ bài bằng giấy thời này còn quý hơn cả bộ cờ
gỗ tốt.
Thấy lão bá hộ tò mò, Kiệt nhanh chóng hỏi lão chuyện đàm phán và đề nghị bày
lão một trò chơi đơn giản như trò này mà rất thú vị, lại hợp với thân phận một
người như lão, đổi lại lão phải cho không số bùn ao kia mà vẫn phải trả tiền
công vét ao như thường. Bá hộ Đào cũng có chút bối rối, nhưng người như lão
thì kiếm tiền nhiều ít cũng là để hưởng thụ, và nếu hưởng thụ tốt thì coi như
bỏ khoản tiền mua vui.
Kiệt chỉ đợi có thế, liền mời lão lấy bàn cờ vây ra, và cậu thay hai dấu X và
O trong bàn cờ ca rô trên nền đất bằng hai quan đen trắng trên bàn cờ. Và Kiệt
còn đích thân hướng dẫn lão chơi cờ ca rô, để cho anh mình chơi với lão mấy
trận, hướng dẫn cả bọn con lão cách chơi để tiếp lão mấy hiệp. Trò chơi học
nhanh, chơi đơn giản những cũng không kém phần cân não đã làm bá hộ Đào khoái
trí, lão bèn đáp ứng cho không số bùn ao cộng thêm tiền công vét ao.
Khi ra về rồi, mẹ Kiệt khen cậu hết mực, vì công bà ngồi bàn cả buổi chả bằng
việc Kiệt lấy ra một trò chơi. Minh thì thán phục ông em tài giỏi, cũng chả
ghen tỵ vì Kiệt là em trai của cậu. Khi về đến nhà, cả nhà biết chuyện đàm
phán thành công và cả việc Kiệt dạy trò chơi cho bá hộ Đào, ai cũng lấy làm
thán phục lắm. Đồng thười, trò cờ ca rô chả mấy mà được cả làng biết đến. Từ
lúc đó, người người nhà nhà, cả già cả trẻ cứ rảnh là lôi nhau ra chơi cờ ca
rô. Có tiền thì chơi bằng cờ vây, không thì vẽ ra nền đất cũng chơi vui vẻ.
Danh tiếng đứa nhóc nhà họ Hoàng lại vang thêm.