Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Vua Kasen đã chết, rất nhiều văn võ bá quan của phe chủ chiến cũng đã mạng
vong, tình hình trong kinh thành chỉ có thể nói bằng một từ: loạn. Mất đi
người lãnh đạo trực tiếp cũng là người đỡ đòn cho họ, các văn quan võ tướng
Laja không dám quyết đánh hay hàng nữa bởi đánh mà thắng thì không sao, nhỡ
thua ai phải đứng ra chịu trách nhiệm, mà hàng cũng không dám, sợ nay mai Trui
Heola dẫn quân về đánh đuổi được Liên quân Chân Lạp thì mình sẽ mang danh phản
bội. Họ ngồi trong phòng họp chiến thuật đến nửa đêm thì chợt có người lính đi
vào báo cáo tình hình sức khỏe những người bị thương trong vụ ám sát, trong đó
có nhắc tới Quahajava.
Không nghĩ tới thì thôi, nghĩ tới thì mới thấy tên hoàng thân bình thường vốn
phế vật này nay lại có ích lạ thường: Quahajava có dòng máu hoàng tộc, lại có
quan hệ máu mủ thân thiết với vua Kasen, lập hắn lên làm vua tính ra cũng danh
chính ngôn thuận. Quahajva là tên nhát gan tham tài có tiếng, nếu bọn họ đầu
hàng mà giả là chiếu chỉ của gã thì cũng xuôi tai. Như thế là nếu liên quân
Chân Lạp thắng, họ đã sớm đầu hàng mà nếu chẳng may quân Laja thắng, thì họ có
con dê tế thần quá thích hợp. Thế là ngay trong đêm, họ đi tới gặp vị hoàng
thân mà họ từng coi như không có trên đời.
Hoàng thân vẫn khỏe chứ!
Cảm ơn các vị, ta vẫn khỏe, chỉ có điều hoàng huynh …!- Nói chưa dứt câu,
Quahajva đã ầng ậc những nước mắt nước mũi.
Xin hoàng thân bớt đau lòng! Hiện nay tình hình rối ren, quân địch áp sát
mà thành thượng không may có chuyện, nếu hoàng thân không phấn chấn tinh thần
thì nước nhà nguy mất.
Các vị nói thực là lạ quá, chuyện quốc gia đại sự ta có biết gì đâu!-
Quahajva nói, lắc đầu quầy quậy dù lòng như mở hội. Y biết điều gì sắp xảy ra,
nhưng nhớ lời dặn của Laphu, y phải cố mà khóc lóc để che đi cái sự hào hứng.
Thánh thượng đột ngột qua đời, con cái còn nhỏ, chỉ có hoàng thân là người
từng trải, nếu hoàng thân không đứng ra lo lắng việc nước việc nhà thì thực
không hợp lẽ.
Ta cũng biết là như thế, xong việc nhà việc nước đều là việc lớn, ta chưa
từng nhúng tay, các quan nói thế nào thì ta biết thế ấy thôi, vậy sao các quan
không rước đông cung thái tử lên ngôi mà duy trì đại thống.
Thái tử tuy có thiên tư mà tuổi thì nhỏ quá, việc nước nhà lúc này không
khác gì việc cứu hỏa, không gấp không xong, vậy chúng tôi xin hoàng thân hãy
đứng ra mà lo việc đại sự. Xin hoàng thân theo chúng tôi vào cung đi thôi!
Các vị nói vậy là sao, giả như anh ta vô hậu thì thôi, đằng này thái tử đã
lập, ta là chú sao có thể cướp ngôi cháu.
Hoàng thân ơi, việc tình riêng chỉ là chuyện nhỏ, cái nạn quốc gia mới là
cái nạn to, xin ngài hãy gạt tình riêng mà lo cho việc chung.- Nói rồi các
quan văn võ đồng loạt quỳ gối.
Các vị…- Quahajva hai tay run run, ngồi phịch xuống chiếc giường bệnh nhìn
các quan văn võ, nhưng sâu thẳm trong mắt ông ta lại có sự hưng phấn dị
thường.
Hoàng thân có chịu chúng tôi mới đứng lên.- Các quan có người thấy thế,
càng thêm vững tâm, họ đồng thanh hô to khẩu hiệu tỏ rõ lòng thành.
Được, các quan đã tin yêu, ta xin đứng lên gánh chút công việc.- Quahajava
đứng thẳng dậy đáp lời.
Chỉ chờ có thế, các quan liền thét người mang các loại sắc phục của vua vào
cho Quahajava mặc, rồi đưa ông ta vào cung vua, lên ngôi trong đêm. Tới rạng
sáng thì lễ xong, bấy giờ họ bắt đầu bàn về việc quan trọng tiếp theo: hàng
hay đánh.
Quân địch bao vây kinh thành rất ngặt, nếu không có phương án đúng đắn thì
dân ta e rằng gặp đại nạn mất.
Tôi đề nghị nên vừa đánh vừa đàm, kéo dài thời gian chờ tướng Trui Heola
quay về rồi trong ngoài giáp công, tiêu diệt địch.
Quân giặc tuy bị tướng quân Trui Heola phá kho lương, nhưng chúng chưa vì
thế mà chết đói ngay, tôi chỉ e chúng đói quá làm liều, quyết tâm phá thành
giết dân để lấy lương thực.
Chúng có khí giới công thành rất mạnh, chứng tỏ là chúng đã chuẩn bị từ
lâu, nếu giờ ta tỏ ý lui thì chỉ sợ chúng vẫn quyết lấn tới.
Nước xa khố cứu lửa gần, nay giặc đã chuẩn bị đầy đủ, ắt hẳn nay mai là
chúng phá được thành, nếu ta không sớm lo liệu thì dân chúng sẽ rơi cảnh lầm
than.
Chiến tranh xưa nay là đại họa cho muôn dân, nhưng nếu hàng thì liệu chúng
có chịu lui hay lại nhân cơ đó mà xông vào tới cùng. Giả như thế thì chẳng hóa
ra chúng ta tự hại mình hay sao!
Các vị, trời đã gần sáng, đánh hay hàng, ta phải quyết nhanh, nếu không
lòng người bất định, lúc đó địch một hơi phá thành, ta sẽ bất lợi vô cùng.
Ý kiến các quan đưa ra thì nhiều vô số kể, nhưng tựu chung lại thì chỉ có một
ý tưởng: hàng. Những lời đưa ra mà có chữ đánh, thì nhanh chóng bị phủ quyết
bởi biết bao lý lẽ: quân ta ít quân địch đông, sợ địch phá thành thì hại đến
dân( hay hại đến thân mình), địch có chuẩn bị sợ không cự nổi,...
Quahajava ngồi trên ngai vàng chưa vội nói gì từ đầu buổi thiết triều, vì nếu
tỏ ý hàng quá sớm thì dở, sự phản đối với ông ta sẽ bùng lên ngay và thực gay
gắt. Nhưng khi thấy bầu không khí đã hơi chùng xuống trước lý lẽ của phe chủ
hàng, Quahajva biết cơ hội đã tới:
Hàng!
Bệ hạ!
Bao giờ thì tướng Trui Heola có thể dẫn quân về tiếp cứu?
Ít nhất cũng phải một tuần, nếu thuận lợi mọi bề, mà quan trọng là họ phải
đảm bảo trinh sát, không cho địch có cơ hội vây thành diệt viện binh.
Vậy thành có thể trụ được một tuần?
Không thể!
Vậy thì hàng, trước sau cũng phải hàng, chi bằng hàng trước. Nhưng ta sẽ
chỉ hàng trong danh dự: quân đội sẽ giải tán nhưng cấm quân trong cung và tư
binh của các quan lại phải được giữ nguyên, quân của chúng có thể giữ vai trò
canh giữ kinh thành, lương thực sẽ được chia sẻ.
Toàn bộ lời nói của Quahajava thực sự làm các vị quan sốc, nhưng họ nhanh
chóng thông qua nó, đơn giản thôi: Quahajava đã đưa ra lựa chọn, và hắn sẽ
phải chịu trách nhiệm, hơn nữa quyết định đó cũng khá có lợi cho họ, tội gì
không làm.
Thế là người Laja quyết định nghị hóa, thả Laphu về làm sứ giả. Sau khi biết
chuyện, liên quân hầu như đều vui vẻ, trừ phe Bồn Man- tên sứ giả bị giết là
người của họ. Thế nhưng biết làm sao được khi mà bằng cách đó mà cuộc chiến
mới có thể kết thúc sớm như thế này. Dẫu là thế, trong liên minh đã có sự xung
khắc nhỏ, và theo thười gian nó sẽ thành thứ phá tan liên minh.
Giải quyết xong vấn đề lương thực và tránh mối họa bị kép giữa quân của Trui
Heola và lính trong kinh đô, liên quân tieensh ành trù bị cho trận đánh với
quân cảu Trui Heola. Theo tin tức họ nhận được thì Trui Heola đã tập hợp được
thêm một lượng quân nữa, đưa tổng quân số lên khoảng 15 000 người, trong khi
liên quân thì cố vớt vát lên được 8000.
Tuy quân số bị áp đảo hoàn toàn, nhưng các chỉ huy liên quân đều tỏ ra tự tin
khi biết rằng quân địch hầu hết là dân binh, lượng quân tinh nhuệ không đông
hơn 3000 người. Nếu họ có được đối sách hợp lý thì hoàn toàn có thể dùng chất
đánh lượng. Thế nhưng muốn làm thế, họ phải loại bỏ khả năng chi viện của đạo
quân tại cảng Larati. Sau một thời gian bao vây quân Hồng Bàng và quân Ai Lao,
đạo quân này đã sớm quen mùi chiến trận và Trui Ven cũng tỏ ra có đủ khả năng
lãnh đạo, nên nếu đạo quân này nhập bọn thì sự áp đảo về chất lượng sẽ không
còn.
Để đảm bảo mình hoàn toàn áp đảo về chất, liên quân liên tục cho người đến yêu
cầu Hoàng Anh Kiệt và Dương Thế Thiện phải tìm cách không cho quân địch hội
binh, cho dù phải hy sinh nhiều hơn nữa. Dẫu biết rằng điều này là hết sức
nguy hiểm, có thể khiến Kiệt và Thiện có tâm làm phản, nhưng nếu để quân địch
có thể hội binh, khiến những tên lính có chất lượng được nhập bọn thì mọi việc
sẽ thêm hỏng bét.