Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Số lương thảo cướp được, phần thì được dùng tại chỗ, phần được đưa về kho
lương để bảo đảm, tránh bị hỏng hóc, mốc meo,… bởi lương thảo cực kỳ quan
trọng trong một cuộc chiến lâu dài, chỉ sợ ít chứ không chê nhiều. Trong
trường hợp vua tôi Laja có thể chịu đựng đủ lâu để quân cả nước kéo tới cần
vương, số lương thảo này là thứ để liên quân dùng trong việc cầm cự, tìm thời
cơ.
Lần này có bao nhiêu xe?- Viên tiểu tướng chỉ huy lính canh gác và người
coi giữ kho lương nhanh chóng đi ra kiểm kê, hướng dẫn đưa lương thảo vào nơi
tập kết.
15 xe!- Người dẫn đầu đoàn hộ tống lương báo cáo
Lần này sao ít vậy?- Viên tiểu tướng hỏi.- Những lần trước nếu không phải
100 thì cũng là 50 xe cơ.
Đúng vậy, ít hơn hẳn mọi lần, là vì dân chúng Laja đã bị các ngươi ép khô
rồi!- Đột nhiên tên quan vận lương gầm lên đầy phẫn uất rồi rút gươm đâm chết
gã tướng kia. Biến cố này làm tất cả mọi người sửng sốt vô cùng, tên quan giữ
kho mãi sau mới ú ớ định hét lên thì bị xiên nốt. Tuy nhiên, dù rằng hai kẻ
cầm đầu đã bị giết, thì những tên lâu la cũng kíp thời báo động, khiến quân
lính khắp đại doanh dần đổ vào cổng.
Lập hàng rào phòng thủ, đợi đại quân tới.- Người thanh niên vừa ra tay giết
gã tướng chỉ đội tuần tra và gã quan giữ kho bình tĩnh ra lệnh. Người này
chính là Trui Tavat, người con trai thứ tư của Trui Heola, một trong những
người con được độc lập cầm quân đi mai phục. Sau khi cậu ta cùng các anh trai
hợp binh với cha, họ xác định phải sớm đánh được kho lương mới có thể nghịch
chuyển tình thế khó khăn hiện tại của Laja.
Muốn đánh được một nơi canh phòng cẩn mật như thế kia, tất nhiên phải có một
kế hoạch cực kỳ cẩn mật. Để chuẩn bị kế hoạch đánh lén sao cho hiệu quả, Trui
Heola thường xuyên cho thám báo dạo quanh doanh trại quân Ai Lao, thậm chí tìm
cách cho mật thám trà trộn vào. Điều này cũng khá dễ khi mà gần đây vì yêu cầu
sắp xếp quân lương nên bên quân lương phải tuyển thêm người dân thường hoặc tù
binh đến làm việc. Dựa theo tin tức mà mật thám và thám báo đưa về, những kẻ
giữ kho quân lương càng ngày càng bất mãn, bất mãn không chỉ bởi vì họ phải ở
đây trong coi lương thảo- một công việc rất mệt mỏi và căng thẳng khi thường
xuyên phải tuần tra, phòng lửa, kiểm kê lương thảo và nặng nhọc nhất là khi
vận lương tới cho liên quân, mà còn bởi việc ghen ghét mỗi khi nhìn thấy những
người lính khác trong liên quân khoe khoang chiến lợi phẩm khi mang thêm lương
thực tới. Cùng với việc thu thêm lương thực mới thì quân lính cũng không từ bỏ
những chiến lợi phẩm khác có được từ các cuộc cướp bóc: tiền bạc, đồ trang sức
hay thậm chí đàn bà,…
Đây chính là cánh cửa tốt để quân Laja có thể xâm nhập. Rõ ràng việc chặn đánh
một đám kiêu binh mang theo đủ loại chiến lợi phẩm vẫn tốt hơn việc đánh thẳng
vào một doanh trại được canh phòng cẩn mật. Bằng cách phục kích tiêu diệt đội
vận lương, quân Laja đã có một vỏ bọc hoàn hảo để xâm nhập. Chịu trách nhiệm
chỉ huy nhiệm vụ này là Trui Tavat. Biết được sự khó khăn và nguy hiểm của
nhiệm vụ, nhưng Trui Heola vẫn để Tavat đi sau khi nhìn thấy sự quyết tâm của
người con trai. Kế hoạch được đề ra rất đơn giản: Tavat phải chiếm được một
cổng trại và giữ được nó tới khi đại quân của Trui Heola đi vào được.
Sau khi bại lộ, Tavat lập tức ra lệnh đốt lửa báo hiệu, đồng thời lấy những xe
vật làm chiến lũy tạm thời để chống lại số đông quân đội đang ùa vào. Vì để
không bị thám báo của quân địch phát hiện, đại quân phải ở khá xa, nên quân
của Tavat sẽ phải trụ hơi lâu trước sức tấn công như vũ bão của kẻ địch.
Quả thực đúng như những gì Trui Heola lo lắng, ngay sau khi biết việc bị tâp
doanh, quân canh phòng liền tập trung quân đội lại để đánh bật cánh quân của
Tavat ra ngoài. Dù Tavat đã giết chết tướng chỉ huy, nhưng đội hình quân canh
phòng không rối loạn, phó tướng của quân canh phòng lập tức cho người đi báo
động, rồi tập trung quân lại đánh ngay vào hàng phòng ngự được lập ra vội vàng
của Tavat, không cho họ củng cố nó. Tavat lập tức nhảy lên, tuốt gươm đánh
nhau với tên phó tướng xong không chiếm được quá nhiều lợi thế, nên đành phải
lui về phòng ngự, chờ đại quân lên phá trại. Hóa ra đối phương không hề yếu
chút nào, lý do khiến Tavat giết được tên tướng chỉ huy là vì hắn không hề
phòng bị chút gì mà thôi.
Hai quân giao tranh, quân của Tavat tuy ban đầu chiếm giữ được ưu thế bất ngờ,
song quân phòng vệ lại đông hơn, lại liên tục kéo tới, mà đám này thì đã biết
là có kẻ địch tới đánh, trang bị lại đầy đủ, số lương thì áp đảo, nhanh chóng
đẩy quân của Tavat vào cảnh khổ chiến.
Thiếu tướng quân, ngài hãy tạm lùi, quân ta sắp tới rồi, bọn tôi có thể thủ
ở đây được. Nếu thiếu tướng quân có mệnh hệ gì thì chúng tôi có tội to lắm.
Các người nói gì vậy, sinh tử tồn vong ở ngay lúc này, nếu ta lùi lại thì
chả phải là ham sống sợ chết ư!- Tavat giận giữ quát to, đồng thời múa đao
chém liền hai tên lính Ai Lao định xông tới.
Sau khi nhìn thấy lửa hiệu của Tavat, Trui Heola đốc quân tiến lên, quân Laja
chạy hết tốc lực tới chỗ có lửa hiệu, song đội kỵ binh nhanh chóng vượt lên.
Kỵ binh Laja được chỉ huy bởi Phama Heola- con trải cả của Trui Heola, tuy chỉ
có chừng 100 người, nhưng dũng cảm xông tới trước tiên để tiếp ứng cho quân
của em trai là Tavat, không cho quân Ai Lao đẩy lùi quân mình, tạo lại thế
phòng thủ như cũ. Tavat nghe tiếng vó ngựa càng lúc càng gần, biết rằng tiếp
viện đang tới, lập tức cho quân tản nhanh ra ngay, vừa lúc đó thì 100 kỵ sĩ
lao tới, đụng những kẻ đang chắn đường ngã rạp xuống như cỏ bị người giẫm lên.
Sau khi phá tan đội quân canh phòng và rất nhiều chướng ngại vật ở cửa trại,
kỵ binh Laja lao tới đốt phá, khuấy động khắp doanh trại. Sở dĩ kỵ binh Laja
làm thế là vì quân số của họ chỉ có 100 người, địch thì có hơn 3000 người, nếu
chỉ chăm chăm giữ cửa đợi đại quân tiếp viện chắc chắn không giữ nổi, mà như
thế lại lãng phí toàn bộ ưu thế của kỵ binh: sự cơ động. Bằng việc cơ động tấn
công, quấy nhiều, đốt phá khắp nơi, họ khiến quân địch rối loạn, không thể tập
trung toàn lực đánh chiếm lại cổng trại, hay thiết lập đội hình phòng ngự, bố
trí các cung thủ xung quanh khu vực chuẩn bị phải nghênh địch nên khi quân
Laja tới nơi thì họ dễ dàng tiến vào với thương vong không đáng kể.
Thế nhưng giờ phút họ đi vào được doanh trại thì cuộc chiến thực thụ mới bắt
đầu. Lúc này, sau rất nhiều giây phút bỡ ngỡ, quân Ai Lao và chỉ huy cao nhất
của họ là Hoàng Thân Chohan Xihan đã lấy lại tinh thần. Biết rằng hậu quả sẽ
cực kỳ nghiêm trọng nếu bị phá trại và mất kho lương, Chohan Xihan liền lên
bành voi đốc chiến. Quân Ai Lao tuy đã khống có tường rào phòng thủ, nhưng một
vài chướng ngại vật thì vẫn còn, bèn dựa vào đó mà che chắn, phóng tên vào
đoàn quân Laja đang xung phong.
Quân Laja một mặt giơ khiên lên đỡ, mặt kháp dũng cảm xông tới đánh giáp lá cà
với quân Ai Lao, toan đánh vào đội cung thủ để buộc quân địch phải dừng bắn
tên. Dẫu vậy quân Ai Lao giữ chặt đội hình, giúp cung thủ phía sau được an ổn
mà phóng tên. Những trận mưa tên liên tục giáng xuống đầu quân Laja khiến
thương vong tăng lên rất nhanh.
Đột nhiên, những tiếng vó ngựa phi ầm ầm tới, hóa ra quân kỵ binh của Phama
thấy quân mình bị thương vong thế liền tới trợ trận. Kỵ binh vốn có tốc độ
nhanh, lại lao thẳng vào đội hình địch, tạo nên những lỗ hổng lớn trong trận
địa phòng ngự của kẻ địch, bộ binh Laja thuận theo đó mà xông vào. Thấy quân
địch đã rất nao nùng, anh em Phama và Tavat liền đốc quân tiền trận đánh hăng
thêm. Hai anh em phối hợp quân bộ- kỵ nhịp nhàng, quân Laja càng chiếm thêm ưu
thế.
Thấy cảnh quân mình bị lép vế, Hoàng thân Chohan Xihan liền cho đội tượng binh
xung trận, cả voi chở ông ta cũng xông lên. Những con voi chiến to lớn, mạnh
mẽ không khác gì những cỗ xe tăng thời hậu thế nhanh chóng ủi nát đội hình
địch, xé nhỏ chúng ra, đồng thời che chắn cho bộ binh Ai Lao xông lên bào vây
tiêu diệt địch.
Thấy quân mình bất lợi, Phama liền thúc ngựa vọt tới, cùng các kỵ binh đánh
quấy nhiễu đội tượng binh, hòng khiến cho lực lượng này không thể phát huy
được chiến lực. Với ưu thế tốc độ, kỵ binh Laja và Phama đã khiến đội tượng
binh hơi chững lại, họ cũng bắn hạ rất nhiều người lính ngồi trên voi cùng
quản tượng.
Đột nhiên, từ trên bành voi, Hoàng thân Chohan Xin hẳn vớ lấy một cây giáo,
nhắm thật chuẩn rồi ném mạnh, cây giáo xuyên thủng người Phama, khiến y chết
gục tại chỗ. Bất ngờ mất chỉ huy, cánh kỵ binh của Laja cũng hơi cuống, quân
Ai Lao nhờ thế càng đẩy mạnh thế công.
Thấy địch áp sát, quân Laja hoảng hốt, có người phó tướng định rút lui nhưng
Tavat lập tức chém chết người đó, Tavat lệnh cho quân đội chỉ được tiến không
được lùi, ai lùi thì chém chết ngay. Với Tavat lúc này, cậu ta giết quân Ai
Lao không chỉ vì đây là lũ xâm lược mà còn vì mối hận giết anh trai, thù mới
hận cũ đã tiếp cho cậu ta đủ sức mạnh để làm những việc điên rồ.
Hai bên chủ tướng đều quyết tiến lên, binh sĩ hai bên đành liều chết mà đánh,
nhất thời tiếng đánh giết vang vọng trời xanh, tiếng đao kiếm đập nhau chan
chát. Đột nhiên, từ nhiều phía, ánh lửa nổi lên ngày càng sáng tỏ, quân Ai Lao
tỏ ra bối rối, cả Hoàng than Chohan Xihan cũng há hốc cả mồm. Từ vị trí của
ánh lửa, đó chính là những nơi để lương thảo của liên quân mà quân Ai Lao phải
canh giữ.
Thì ra Trui Heola đã không đặt hết toàn bộ vào việc đánh bại quân Ai Alo, ông
ta mong muốn phá hủy toàn bộ kho lương này hơn. Nếu phá hủy được kho lương
này, tất cả quân đội của liên quân sẽ đối mặt với một tình huống cực kỳ nghiêm
trọng. Và quan trọng nhất là, một khi kho lương bị phá hủy, toàn bộ cuộc chiến
tại nơi đây sẽ chấm dứt ngay tức thì với phần thắng thuộc về họ cùng một tổn
thất nhỏ nhoi.
Để làm được điều này, Trui Heola đã cùng hai người con khác là Khanam và Rah
mang theo quân tinh nhuệ với rất nhiều dầu hỏa, diêm tiêu đi đánh các kho
lương. Nhóm quân này chỉ có khoảng 200 người thôi nhưng ra tay rất tàn độc và
mạnh mẽ, giết chóc nhanh chóng và lặng lẽ, nên đến khi đốt cháy kho lương rồi,
lửa cháy sáng rực một vùng trời thì kẻ địch mới biết.
Đốt xong, Trui Heola cùng hai người con trai dẫn quân quay lại, đánh bọc hậu
quân Ai Lao, vừa đánh họ vừa kêu hàng, cốt làm cho kẻ địch nhầm lẫn về số
lượng mà sợ hãi. Kho lương đã cháy, địch thì bọc hậu, quân Ai Lao xuống tinh
thần thấy rõ, Hoàng thần Chohan Xihan thấy thế, biết là đại thế đã mất liền
truyền lệnh rút quân ngay. Thế là quân Ai Lao vỡ trận, quân Laja đuổi theo
giết được cả ngàn người.