Chiến Tranh Chiêm Thành- Chân Lạp (11)


Người đăng: PTQDung

.
.
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội

Đại quân chưa động, lương thảo đã phải đủ đầy tức là nói rõ tầm quan trọng của
việc đảm bảo hậu cần cho quân đội. Phàm là kẻ làm tướng, không ai không biết
rõ chuyện này, nên dù đại quân đang thắng lớn thì Mahat Trasin- với bản năng
của một vị tướng vẫn vô cùng coi trọng việc tích trữ một lượng lương thảo đủ
để quân đội ăn trong ít nhất 3 tháng. Tuy nhiên, do liên quân đang thắng lớn,
so với viêc xung trận kiếm quân công, cướp bóc từ những thành thị thì việc ở
lại trông lương thảo không khác gì tù đày. Vì thế, những ai bị phân công việc
này đều có thái độ hết sức khó chịu, chống đối thậm chí là tù chối thẳng vào
mặt Mahat Trasin nếu họ có đủ trọng lượng chính trị.

Đây không phải là một tín hiệu tốt, Mahat Trasin biết rằng nếu không có đại
tướng trấn giữ thì không thể khiến quân đội giữ lương làm ăn đúng đắn và kỷ
luật, nhưng ông ta thì không thể rời xa tiền tuyến quá mức, tránh bị động
trước những hành động đột biến của đối phương. Vì điều này, Mahat buộc phải
dùng quyền uy của mình lệnh cho Hoàng Thân Ai Lao Chohan Xihan ở lại canh giữ
kho lương cùng với đội quân Ai Lao ông ta mang đến, còn toàn bộ số binh sĩ còn
lại theo Mahat đi tấn công kinh đô Phabua. Hchohan Xihan là một người chưa
từng có kinh nghiệm trận mạc thực tế, khả năng ứng biến cũng không thật tốt,
nếu là lúc khác chắc chắn Mahat không dám đại ý như thế, nhưng tình hình biến
động làm ông ta không thể không làm vậy.

Lúc này, quân đội liên quân đã liên tục công thành Phuban 6 ngày trời, thương
vong cũng không phải là nhỏ, song vẫn chưa thể phá được thành. Thương vong lớn
xuất hiện làm binh sĩ có phần nhụt chí, các cuộc tấn công đã chậm lại do các
phe tham chiến có ý bảo tồn lực lượng, bởi những người tham gia vào liên minh
này đều là những tay quân phiệt- tức là quyền lực họ có được là nhờ vào quân
đội họ còn nắm trong tay, hết quân thì hết quyền lực.


  • Các vị, tôi biết các ngài quý tướng sĩ của mình, nhưng nếu chúng ta không
    thể giải quyết dứt điểm đối phương trong thời gian 1 tháng này, mọi chuyện sẽ
    ngày càng tồi tệ hơn?


  • Đã gần 300 binh sĩ của tôi bị thương vong, nếu tiếp tục đánh nữa con số
    thương vong sẽ càng lên cao!- Tướng Khua Bana của Lão Qua lắc đầu quầy quậy
    khi nghe tới việc đánh tiếp. Đám tướng lĩnh của ông ta cũng đồng thành phụ
    họa.


  • Các binh sĩ đều không thể chịu được thương vong như vậy thêm một ngày nào
    nữa?


  • Nếu ngài định đánh tiếp, hãy đi vào ngay khu chữa thương mà nghe binh sĩ bị
    thương kêu gào thế nào. Chúng tôi không dám bố trí binh sĩ ở gần đó nữa vì sợ
    họ mất tinh thần sau khi nghe đủ loại rên rỉ.


  • Công thành luôn hao binh tổn tướng!- Mahat Trasin nói- Nhưng lại là cách
    nhanh nhất.


  • Đại nhân, chúng ta có thể vây thành đánh viện binh, ép người trong thành
    phải sợ mà hàng.


  • Các vị, chúng ta đang ở rất sâu trong lãnh thổ của Laja, nếu toàn bộ quân
    của chúng tụ lại, đó sẽ là con số khổng lồ.


  • Quân ta tinh nhuệ, lấy một địch mười còn được nữa là…


  • Quân có tinh nhuệ đến đâu nếu hết lương cũng như con cá ở trên cạn thôi.
    Lương thảo quân ta tích cóp được chỉ đủ cho ta dùng trong 3 tháng.- Mahat tuy
    rất bực mình khi bọn này có ý định chống lệnh ông ta, nhưng vì việc lớn ông
    phải nhẫn nại giải thích.


  • Không thể cướp được thêm lương thảo ư?- Đột nhiên Chao Khản- vua của xứ Bồn
    Man xen vào


  • Cướp cũng cướp được, nhưng bọn dân Laja phản kháng quyết liệt quá, phải
    giết người nhiều mới trấn áp được. Nếu tất cả chúng đều chống ta thì khó cho
    ta lắm.- Mahat Trasin không trả lời mà khẽ đánh mắt cho một tùy tướng dưới
    trướng đáp thay. Ông ta chưa hiểu Chao Khản hỏi thế để làm gì nên không trực
    tiếp đáp lời, tránh bị hớ hênh.


  • Sợ quái gì, cứ cho quân đến giết bằng hết là xong. Ta đâu có định cai trị
    cái xứ này, cứ giết cho sạch, đốt cho sạch.- Chao Khản dường như chỉ đợi có
    thế liền cắt ngang. Với Chao Khản, việc chiến tranh ở Laja tiến hành càng mạnh
    mẽ càng khốc liệt thì càng tốt, bởi như thế tất quân Chân Lạp sẽ bị người
    Chiêm Thành căm thù, hai bên càng kình nhau thì những kẻ ở giữa như Bồn Man,
    Lão Qua mới có thể được lợi lộc.


  • Vậy cũng được!- Mahat suy nghĩ hồi lâu rồi đáp ứng. Tình hình hiện tại thì
    không thể nghĩ xa được.- Nhưng việc tổ chức một cuộc công thành vẫn phải diễn
    ra, vì nếu ta chần chừ thì kẻ địch sẽ có thể tập trung quân đội lại để đánh
    ta. Dù ta có thể lấy 1 địch 10 nhưng thương vong chắc chắn sẽ có. Các vị, đau
    ngắn hơn đau dài, một trận gọn gàng và nằm trong tầm kiểm soát của ta vẫn hơn
    chứ.


  • Được, vậy chúng ta chuẩn bị tấn công thế nào?


  • Thế trận biến hóa, lúc cương lúc nhu, địch sở dĩ ngoan cường chống cự là vì
    biết quân ta mà vào thành tất sẽ ra tay tàn ác với họ, nên bất kể dan hay quan
    đều chung lòng giữ thành, nếu ta dùng lời phủ dụ, nói rõ rằng ta yếu cầu đầu
    hàng, lại cho chúng vài ngày suy nghĩ, tất chiến ý của chúng phải chùng xuống.


  • Chỉ nói miệng không sợ rằng sẽ khiến chúng nghi ngờ!- Khua Bana nói- Ai mà
    ngu gì khi kẻ địch vừa công thành mấy ngày xong lại đề nghị hòa giải cơ chứ.
    Hơn thế nữa chúng ta đi vào đây cướp phá đã nhiều, tiếng xấu lộ rõ, chúng tin
    có mà lạ.


  • Vậy ta phải làm cho chúng tin, mấy ngày này quân ta tạm thời ngừng công
    thành mà đi xây thêm công sự vòng ngoài, phòng việc địch vây ta từ phía sau
    đồng thời chỉnh đốn đội ngũ và kỷ luật của lính, chuẩn bị đợi lệnh công thành.
    Trong lúc đó, hãy cử người tới thương thảo việc ta sẽ tiếp nhận đầu hàng của
    Laja.


  • Kế hay!- Các tướng lĩnh đều gật gù tán thưởng. Nếu dựa theo kế hoạch này,
    đe dọa khiến đối phương phải cúi đầu họ thắng lớn, nếu phải đánh thì cũng có
    yếu tố bất ngờ, nhất là khi đó ý chí quyết chết của đối thủ đã yếu đi, thiệt
    hại sẽ bớt rất nhiều.


  • Tôi đề nghị chúng ta có thể để tin này lan truyền trong dân chúng trong
    thành, lan truyền càng rộng càng tốt. Tôi nghĩ sẽ có trò hay lắm đấy.- Chao
    Khản đề nghị thêm


Dựa theo kế hoạch, liên quân nhanh chóng cho người vào đàm phàn, đưa ra yêu
sách của mình, gồm 5 điều cơ bản:


  • Laja phải đầu hàng liên quân ngay lập tức và xưng thần với Chân Lạp.

  • Quân đội Laja trong nước phải ngưng việc chống đối liên quân.

  • Quân Laja phải cấp tốc rút khỏi liên minh Chiêm Thành đang chống cự với
    quân Chân Lạp.

  • Bồi thường chiến phí là 80 000 lạng bạc trắng.

  • Cắt cảng Larati cho liên quân kiểm soát.

Các yêu cầu này làm cho tất cả người dân Laja vừa nghe liền giận tím mặt, thậm
chí vị vua trẻ tuổi của Laja còn xem rút kiếm chém chết sứ giả. Nhưng rồi biết
bên mình đang yếu thế, Kasen Pharababua đành phải thả tên sứ giả ngỗ nghịch
đi, rồi họp bàn với các quan văn võ. Đúng như Mahat Trasin dự đoán, thấy có
đường sống thì ai nấy tranh nhau bám vào, lòng người chia rẽ, tất cả các quan
văn võ trong triều tuy còn tranh cãi nhưng tựu chung đều ngỏ ý khuyên Kasen
nên hàng, còn điều kiện ta có thể từ từ mà đàm phán.


  • Vậy nếu chúng cố tình nói thế để quân ta hết phòng bị rồi nhân cơ hội đánh
    đánh lén thì sao?- Kasen hỏi


  • Việc này tất nhiên phải phòng, quân ta phải thường xuyên tuần tra, canh gác
    và phải luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu nếu địch có động tác khác thường.


Trong khi các quân văn võ và nhà vua còn đang bàn bạc, theo kế của Chao Khản,
sứ giả của Liên Quân Phạt Chiêm đã tìm cách tung tin rằng liên quân đang tìm
cách hòa đàm với vua Laja nhưng Kasen lại không đồng ý, muốn giữ rịt lợi ích
của vua chúa và quan lại, để mặc người dân sống chết. Tất nhiên vấn đề hiệp
ước bị nhẹ nhàng quên lãng bởi những kẻ tung tin. Tuy nhiên, người dân cũng
chỉ mới có sự hy vọng về một sự hòa bình, vì với họ liên quân vẫn là kẻ thù,
và những vị vua- quan lại của Laja vẫn là người đã bảo vệ họ. Song lộng giả
thành chân, liên quân đã sẵn sàng kế hoạch để làm người dân và chính quyền
chia rẽ.


Trong khi liên quân đang vừa tiến hành đàm phán vừa chuẩn bị một cuộc tấn công
bất ngờ vào kinh đô Phabua thì lão tướng quân của Laja cũng đang tiến hành
cuộc tấn công vào kho lương của quân địch. Sau khi nhận được tin về việc liên
quân đang đánh kinh đô, Trui Heola không cho quân về cứu kinh đô, nhà vua cùng
bá quan văn võ vì lúc này quân của ông chỉ có chừng 4000 quân, tuy rất tinh
nhuệ nhưng cũng không đủ để đột trận, hơn nữa ông ta nhận thấy có một mục tiêu
khác dễ dàng hơn: kho lương.

Kế hoạch của Trui Heola ban đầu là nhân lúc quân địch binh phân hai đường,
binh lực yếu mỏng hơn bên mình để đánh một đòn mạnh tiêu diệt một phần lực
lượng của địch. Tuy nhiên, khi đích thân đi thị sát và dùng vô số thám báo
kiểm tra lại, Trui Heola nhận ra rằng kẻ địch quá khôn ngoan. Biết rằng chia
binh hai đường sẽ có khả năng bị đánh lén, Mahat Trasin đã đích thân cầm hậu
quân đi sau, vừa bảo vệ lương thảo vừa đốc quân. Nếu kể địch đánh lén tiền
quân, ông sẽ cho hậu quân đi tới tiền hậu giáp kích, tiêu diệt quân địch.
Ngược lại nếu chúng muốn hủy lương thảo, thì sẽ phải đối mặt với Mahat. Và quả
thực thì Mahat đã làm quá tốt khi bảo vệ an toàn toàn bộ kho lương đến điểm
tập kết- Trui Heola không dám tấn công vì nhận thấy sự phòng thủ kín kẽ và
chắc chắn của đối phương.

Nhưng Trui Heola không từ bỏ, ông ta tiếp tục bám sát kho lương, và rồi khi
nhận thấy Mahat Trasin đã rời đi, quân đội canh gác kho lương cũng dần có sự
chểnh mảng thì Trui Heola càng thêm quyết tâm đánh phá nơi này.


Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương #84