Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh Hào Tụ Hội
Món lợi về nhân lực mà quân Hồng Bàng kiếm được nghe thì có vẻ to, nhưng do
nguồn tiền tương đối hạn chế, thành ra cũng chỉ nhập được tối đa 8000 người,
trong đó đa phần là nông nô, thợ thuyền hoặc công nhân khai mỏ, chứ còn lính
tráng mới chỉ có thêm chừng 500 người. Việc có thêm một lượng dân cư tuy rằng
cũng phần nào giúp tăng năng lực sản xuất, cũng khiến quân Hồng Bàng gia tăng
thêm cmột phần binh lực nhưng chúng là không đủ.
Địa bàn quân Hồng Bàng có được quá nhỏ hẹp, ít khoáng sản tài nguyên, dựa theo
tính toán mà các Bộ: Tài Nguyên- Môi Trường, Công Nghiệp, Lao Động- Thương
Binh- Xã Hội, Tài Chính và Quốc Phòng thì quân Hồng Bàng đang đứng trước nguy
cơ thiếu nhiên- nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp nặng: luyện kim. Luyện
kim, bất kể luyện kim đen hay luyện kim màu, trước tiên đều cần một nguồn nhập
ổn định các loại quặng mỏ kim loại và chất đốt. Các mỏ quặng quá ít ỏi ở trên
Thượng Khu làm nguồn quặng bị hạn chế cực kì, còn việc nhập khẩu thì giá quá
cao, thời gian vận chuyển tới Hồng Bàng lâu, chất lượng lắưm khi không đảm
bảo. Về chất đốt, chưa nói tới việc chế tạo được than cốc hay thân mỡ gì đó
theo quy mô công nghiệp, chỉ riêng về than thôi, thì quân Hồng Bàng cũng không
có nhiều, nguyên liệu chủ yếu họ dùng chỉ là củi- hiệu suất tỏao nhiệt cực kì
kém.
Sự yếu kém về công nghiệp luyện kim dẫn theo sự phát triển không bền vững,
nhất là ở mảng quốc phòng: vũ khí nhập khẩu nhiều hơn vũ khí tự sản xuất, phụ
thuộc nhiều vào thương gia mà trước hết là họ Bùi, giá cả dễ tăng vọt mà hàng
vẫn khan hiếm, chất lượng khó đảm bảo. Vũ khí là một yếu tố đống vai trò quan
trọng trong chiến đấu, quyết định một phần không nhỏ vào thắng lợi. Trong lịch
sử Việt Nam cận đại, Trận Điên Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu
tuy rằng do Việt Nam thực hiện, nhưng vai trò của những món hàng viện trợ từ
Trung Quốc là không thể bỏ qua, nhất là về pháo binh. Để cho dễ so sánh thì
cùng đánh vào một khu vực có khả năng phòng ngự co cụm cao- chiến thuật phòng
ngự “ Con Nhím”, mà Nà Sản không nhiều cứ điểm phòng ngự, sự tập trung pháo
binh, không quân chi viện cũng như quân số có phần kém hơn Điện Biên Phủ, thì
quân đội nhân dân Việt Nam lại phải rút lui ở Nà Sản, trong khi chiến thắng ở
Điện Biên.
Điều này xảy ra là 3 vì yếu tố chính: quân đội Việt Nam khi đánh Nà Sản thiếu
hỏa lực mạnh để chế át pháo binh địch, khi mà lúc đó hỏa lực quân đội nhân dân
Việt Nam mạnh nhất chỉ có sơn pháo, cối và DKZ, kém về uy lực đã đành, lại
không bằng được về số lượng. Hai là thiếu lực lượng cao xạ chống lại không lực
Pháp, nên buộc phải đánh đêm, trong khi lúc đó quân đội ta chưa hề có kinh
nghiệm nên trinh sát kém, không biết được bố phòng và chướng ngại vật địch bày
ra, quân đội hầu như bị ùn tắc ở cửa mở- nơi phơi mình trong hỏa lực của Pháp.
Thứ ba là yếu tố hậu cần không đảm bảo.
Ngược lại ở Điện Biên Phủ, 3 yếu tố trên hoàn toàn đảo ngược về phía Việt
Minh: Hỏa lực của các loại pháo, nhất là pháo 105 ly được Trung Quốc viện trợ
đã khiến quân đội Việt Nam có được ưu thế tốt khi vừa đánh được vào ban ngày,
pháo binh mạnh át chế được pháo binh đối phương để bộ đội tiến sâu mà ít
thương vong; không lực đối phương không thể giúp đỡ nhiều trong việc đánh phá
hay tiếp tế khi phải đối mặt cao xạ 37 ly- cũng là Trung Quốc viện trợ. Yếu tố
hậu cần là yếu tố hoàn toàn không nhờ tới Trung Quốc, khi mà chính phủ Việt
Minh đã hoàn toàn dùng được toàn thể sức mạnh của dân tộc Việt Nam để đưa lên
Điện Biên một lượng quân nhu khổng lồ: 4200 tấn gạo, 100 tấn rau, 100 tấn
thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường,…
Bằng việc so sánh hai trận Điện Biên Phủ và Nà Sản, ta không thể không nhận
thấy rằng nếu không có vũ khí tốt, khả năng chiến thắng tuy không phải không
thể có nhưng hi sinh về nhân lực sẽ là quá lớn. Cũng như Việt Minh khi đánh
Pháp, quân Hồng Bàng không thể chịu hi sinh nhân lực lớn quá được, nên họ phải
đầu tư vào vũ khí, mà muốn đầu tư vào vũ khí thì họ phải làm tốt ngành luyện
kim. Muốn làm tốt ngành công nghiệp luyện kim thì phải tìm ra mỏ sắt và nguồn
nhiên liệu. Và những thứ đó thì đang ở Chiêm Thành.
Trong lần đi Chiêm Thành lần trước, đúng hơn là đi tới cảng Larati của tiểu
quốc Laja, Kiệt biết rằng ở đó có một số mỏ sắt tốt, trữ lượng tuy không nhiều
nhưng so với Hồng Bàng thì cũng không khác gì là rách với là tả tơi. Về phần
nhiên liệu đốt, ở đây có một mỏ than đá, trữ lượng bao nhiêu thì Kiệt không
nắm chắc, nhưng việc khai thác ở đây rất hạn chế yếu tố kỹ thuật, nên khả năng
trữ lượng còn lại rất cao. Nếu có được vùng đất này, quân Hồng Bàng sẽ có thể
khuếch trương sức mạnh lên rất nhiều lần khi mà hoàn toàn phát triển được công
nghiệp luyện kim. Đồng thời, với một vùng đất như Chiêm Thành, việc công
nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ mang theo biết bao lợi nhuận mà Hoàng Anh Kiệt chỉ
nghĩ thôi cũng phát sợ.
Vậy Hoàng Anh Kiệt sẽ dùng cách nào để có được thứ mà mình muốn. Tất nhiên là
phải dùng chiến tranh trong lúc này rồi, Hồng Bàng không phải là đại quốc
khiến Chiêm Thành nói chung và Laja nói riêng phải kiêng dè tới mức nhượng cho
cậu ta một phần đất đai có tài nguyên phong phú như vậy. Hai là cậu không có
công chúa Huyền Trân ( công chúa Huyền Trân nhà Trần lấy vua Chế Mân, đổi lại
Chế Mân đưa hai Châu Ô, Rí làm quà cưới). Thời điểm này là lúc mà quân Chiêm
Thành gặp nhiều khó khăn, họ yếu đi rất nhiều do cuộc tấn công của Chân Lạp.
Trong khi đó, quân Hồng Bàng nhờ vào việc đòn kinh tế đã làm đối thủ của họ
tạm thời không thể gây chiến: Lee Dea Si tạm án binh bất động, Trần Khảng căng
mình đấu Thái Chí Phú và Phú Tăng An và quân Hồng Bàng đã kiểm soát tốt khu
vực của mình.
Tất nhiên, Hoàng Anh Kiệt không thể dùng quân chính quy Hồng Bàng, bất kể là
lực lượng Chính Binh hay Thượng Binh, vì nếu điều những đạo quân chủ lực đó đi
chinh chiến, thì Trần Khảng và Lee Dea Si sẽ không bao giờ bỏ cho đánh quân
Hồng Bàng. Ngoài ra hai lực lượng này sẽ rất khó phải chấp nhận tham gia một
cuộc chiến mới mà không phải là để tự vệ, sau nhưng mất mát, đau thương của
cuộc chiến với quân Nam Bình trước đây. Già néo đứt dây, Kiệt không muốn vậy.
Thế Kiệt sẽ dùng lực lượng nào cho trận chiến này. Cậu ta sẽ dùng Chiêm Binh-
đội quân được lập ra bằng các tù binh người Chiêm bị bắt trong cuộc chiến với
Chiêm Thành khi quân Hồng Bàng khởi sự. Những người này sau đó đã trở thành
phu mỏ, lao động công ích ở vùng Thượng Khu, giúp Hồng Bàng phát triển cơ sở
kinh tế. Sau khi mãn thời hạn chịu án phạt tù bình chiến tranh, Kiệt đã bắt
đầu tổ chức một bộ phận tù binh thành quân đội, và các lực lượng này nằm dưới
sự kiểm tra giám sát từ các Chính Ủy ( chính trị ủy viên) người Việt, chỉ huy
người Chiêm ở hai cấp tiểu đội, trung đội và sẽ có thêm một cán bộ tham mưu(
tất nhiên lúc này hầu hết đều là người Việt) nếu từ cấp Đại Đội trở lên, nhằm
đảm bảo sự chỉ huy tốt nhưng vẫn giữ được lòng trung thành với Hồng Bàng.
Cộng thêm một lượng lính nhỏ đã chiêu mộ được vừa quan, đạo lính người Chiêm
hiện có tổng cộng là 2500 quân, tức là tương đương hai tiểu đoàn đủ. Tuy rằng
đây chỉ là một đạo quân nhỏ, nhưng hiện tại đó là những gì tốt nhất Kiệt có
thể tung ra.
Sau khi đã tiếp xúc với quân Chân Lạp, Hoàng Anh Kiệt nhận ra rằng hiện quân
Chân Lạp cũng đang muốn sớm kết thúc chiến tranh do tiêu hao, vì vậy khi Hoàng
Anh Kiệt đề nghị góp sức, đánh tập hậu khiến quân Chiêm buộc phải sớm hoang
mang, nhanh chóng đầu hàng.