Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chiêm Thành nói cho đúng thì không phải một quốc gia thống nhất mà là tập hợp
một loạt các tiểu vương quốc của người Chăm Pa: Laja, Papurati, Vitariji,
Avajajay, và hiện nay các nước này đều quy thuận dưới vương quốc hùng mạnh
nhất là Jamavari. Do đều nằm trên một dải ven biển, nên những nước này có quan
hệ liên minh dễ dàng. Hơn nữa Chiêm Thành được lập nên, không chỉ vì yếu tố
địa lý mà còn vì những nguyên nhân chính trị và quân sự: với sự nổi lên của
Chân Lạp do người Khơ Me xây dựng đang uy hiếp các tiểu quốc của người Champa,
thì việc liên minh là cần thiết.
Chiêm Thành và Bách Việt trước nay thường xuyên xung đột, hải tặc Chiêm Thành
đánh phá các làng mạc ven biển của Bách Việt càng dữ dội hơn, các triều đại
cai trị Bách Việt cũng không chịu lép vế, thực hiện nam tiến mạnh mẽ, chiếm
được nhiều đất đai của Chiêm Thành, quan hệ hai nước luôn căng thẳng. Sau khi
quân Hoa chiếm Bách Việt, sửa thành quận huyện, sự quấy rối của Chiêm Thành
lên mạn bắc- những vùng đất trước đây vốn là của họ, chỉ tăng không giảm. Một
phần vì người Hoa còn bận bình định các cuộc nổi dậy tại phía bắc Bách Việt,
mặt khác thì Chiêm Thành bước vào thời kỳ thịnh trị, quân đội hùng mạnh, kinh
tế phát triển, lương thảo đủ đầy, họ cho rằng cơ hội lấy lại đất đai ngày
trước là đây. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, quân Hoa bình định xong
Bách Việt rồi, Chiêm Thành chưa thể chiếm được quá nhiều đất đai Bách Việt,
chưa di dân được lên đó để tạo ra cái thế sự đã rồi, nên quân Hoa có thể thừa
thế truy quét, lấy lại toàn bộ đất đai bị chiếm đóng, khôi phục tình trạng ban
đầu. Chiêm Thành sau thất bại đó, cũng không còn mấy tham vọng giành lại những
mảnh đất phía bắc nữa. Đến những năm gần đây, do Hoằng Hạo có tư tưởng chống
đối triều đình Đại Hoa, quân đội phải điều lên hết phía bắc, người Chiêm Thành
gặp năm mất mùa, nên quyết định tiến hành xâm chiếm Châu Nam Bình để cướp bóc
lương thực đem về Chiêm Thành. Cũng chính sự kiện này là cớ để Hoàng Anh Kiệt
dựng cờ khởi nghĩa, lập quốc Hồng Bàng.
Do khoảng cách địa lý gần, mâu thuẫn giữa hai bên đã hạ nhiệt, họ Bùi cũng
khuyên Kiệt nên đến đây trước do họ có khá nhiều chân rết ở đây, thuận lợi cho
kế hoạch của Kiệt và Hoàng Anh Kiệt quyết định thực hiện.
Chiêm Thành là một quốc gia gần biển, thương mại biển phát triển cực kỳ rực
rỡ, thậm chí vượt trội so với Bách Việt khi có tới gần 20 cảng biển thương mại
lớn nhỏ để dân buôn các nước tới làm ăn. Nguyên nhân để sự phồn vinh về thương
mại này xuất hiện có lẽ là do dân Chiêm Thành có thời gian hòa bình lâu hơn
dân Bách Việt: phía bắc giáp Bahcs Việt thì Bách Việt thường xuyên phải phòng
bị Đại Hoa, ít có cơ hội đánh xuống, phía tây có Chân Lạp hùng mạnh thì đang
mải thôn tính nước Phù Nam ở mạn nam của Chân Lạp. Hơn nữa đường bờ biển của
Chân Lạp dài, có nhiều cảng lớn, ăn sâu vào đất liền, tiện cho tàu thuyền ra
vào mua bán. Cảng Larati mà Hoàng Anh Kiệt đang tạm dừng chân tuy không phải
một cảng thuộc hàng lớn, nhưng đã có hàng vạn thuyền bè lớn nhỏ đang trao đổi
buôn bán, trên bến dưới thuyền tấp nập người mua kẻ bán, nhộn nhịp vô cùng.
Kiệt à, mấy món trang sức này đẹp quá!- Đào Thùy Linh, cô vợ được hứa hôn
từ nhỏ của Kiệt hô to, chỉ cho cậu thấy mấy thuyền bán đồ trang sức. Đây là
lần đầu tiên cô được tiếp xúc với những món đồ đẹp và quý giá như vậy, chứ
trên Hồng Bàng thì cô là bên hậu cần, công tác rất vất vả, cần ghi chép cẩn
thận, tuyệt không được có sai sót, tránh tình trạng tham nhũng, ăn bớt ăn xén
vật tư…
Thì cậu cứ mua đi, dù gì ta đang đi nghỉ mà!- Bùi Khả Nghi thẩn nhiên vứt
mấy đồng tiền lên trên bàn, mua hết luôn mấy thứ mà Linh thích. Là người ít có
điều kiện gặp Kiệt thường xuyên, nên với Nghi thì tạo quan hệ tốt với hai
người đã được hứa hôn với Kiệt cũng là biện pháp không tồi để thêm hiểu về cậu
ta.
Đúng vậy, ta cũng nên tự thưởng một chút sau thời gian làm việc vất vả?-
Trần Phương Nhung tán thành. Là người phụ trách về y tế, thường xuyên tiếp xúc
thương binh, bệnh binh, thậm chí người sắp chết, các y tá- bác sĩ chiến trường
như cô thường phải tập cho mình một sự lạc quan phi thường, có vậy mới trấn an
được những người kia chứ/
Cứ tùy tiện mua, lần này chúng ta cũng có nhiều thời gian xả hơi!- Kiệt đáp
lại. Quả thực bấy lâu nay những người bên cạnh cậu đã vì tham vọng của cậu mà
trả giá đủ nhiều, họ cũng nên được nghỉ ngơi, trong đó Đào Thùy Linh, Trần
Phương Nhung và Bùi Khả Nghi, những người con gái cậu quý là những người cần
được xả hơi nhất. Và cậu cũng thấy nên bồi dưỡng tình cảm với họ. Thời đại
phong kiến tam thê tứ thiếp này, việc có vài người mình thích một lúc không
đáng lên án, nhưng nếu có thể đạt được hòa hợp mọi bề thì càng hay.
Vì thế nên dù rằng bận rộn, Kiệt không ngần ngại đưa họ dạo quanh các con phố
gần bến cảng để đi mua sắm đồ đạc, ăn đồ ăn vặt, xem các loại tạp kỹ,… trong 7
ngày liên tục. Có thể nói, 7 ngày này chính là thiên đường với cả 4 người,
tinh thần và thể chất đều được thả lỏng và khôi phục lại sức sống hoàn toàn,
thậm chí còn thêm khỏe khoắn. Dẫu vậy thì cuộc vui nào cũng có lúc tàn, vấu 7
ngày vui vẻ thư giãn, tất cả trở lại với nhiệm vụ.
Tất cả các thành viên trong đoàn đi buôn, kể cả Kiệt và 3 cô gái đều tận lực
làm việc. Công việc họ phải làm không phải là buôn bán, mà là thu thập thông
tin. Cách thu thập thông tin này hiệu quả mà lại kín tiếng: hỏi chuyện những
lái buôn trong lúc mua hàng. Bất kỳ sự biến động chính trị, văn hóa xã hội,
dân cư,… thậm chí là quân sự nào, dù có bí ẩn tới đâu cũng dễ tạo nên tiếng
gió. Kẻ đón được tiếng gió đó, mà lại dễ tiếp xúc nhất thì không ai ngoài các
thương buôn.
Trong xã hội nông nghiệp lúa nước, thương nhân có địa vị không cao, nhà nước
ít bảo vệ quyền lợi cho họ, nên thương nhân thường phải rất linh hoạt, nhất là
những thường đoàn lớn, liên quốc gia: họ có gián điệp hoặc mua chuộc cao tầng
cac quốc gia, mỗi tin tức họ thu được thường sẽ bị phân tích rất thấu triệt,
và khi nhìn thấy lợi ích hoặc tai họa họ không ngần ngại chuyển biến kế hoạch
hoạt động. Về phía Kiệt, cậu ta và đồng bọn dựa vào những hành động của các
thương nhân kia để suy ngược lại từ đầu.
CÁc loại thuốc cầm máu, trị thương đã có dấu hiệu tăng giá, cho thấy có kẻ
muốn đầu cơ.
Gạo không tăng giá, nhưng đó là vì dân chúng vừa qua vụ cấy gặt tương đối
bội thu, không có nhu cầu mua vào, chứ sự khan hiếm vẫn có.
Giá sắt có lên cao. Nhưng các mỏ sắt thì vẫn khai thác rất tốt nên không
nâng lên quá cao.
Gỗ đóng thuyền đang bị triều đình Chiêm Thành hạn chế bán ra bằng đánh thuế
rất cao.
Chiêm Thành chuẩn bị chiến tranh, nhưng mặt hàng vật tư phục vụ chiến
tranh: lương thực, thuốc men, vũ khí đã bị đầu cơ tích trữ.
Triều đình Chiêm Thành biết việc này không?
Họ có lẽ là biết, nhưng không thể ngăn cản nhanh chóng được, vì các lái
buôn làm rất nhẹ nhàng, hơn nữa tình hinhfh iện tại Chiêm Thành cũng cần các
lái buôn đó giúp đỡ trong việc thu mua thêm vũ khí.
Ta có thể chen chân vào được không?
Không thể đâu, Hồng Bàng chúng ta vật tư chiến tranh cũng rất thiếu, không
thể bán ra được.
Đúng thế!- Đào Thùy Linh gật đầu, vật tư chiến tranh của quân Hồng Bàng rất
thiếu. Cô cúng đánh mắt sang cho Nhung, phục trách y tế cảu quân Hồng Bàng.
Thuốc men ta có cũng thể bán ra, vì còn phải đề phòng việc chiến tranh với
Nam Bình.
Ý mình không phải bán lương thực, vật tư, vũ khí hay thuốc men, mà là bán
sản phẩm tinh chế của chúng.
Giống như làm hàng sáo ( làm hàng sao: mua thóc về xay, rồi bán gạo, cám,
trấu đi và ăn chênh lệch)- Đào Thùy Linh hỏi lại
Hàng sáo đã là gì, thương nhân đều làm thế cả. Bán thứ hàng tinh chế thì
lợi nhuận tất nhiên phải cao hơn rồi.- Bùi Khả Nghi tuy không có ý châm biến
bôi bác, nhưng quả thực sự hiểu biết về làm thuong mại của Đào Thùy Linh kém
quá.
Đúng như vậy, lương thực, vũ khí hay thuốc men họ bán chỉ mới là hàng sơ
chế, ta hãy mua chúng, gia công rồi đem hàng tinh chế tới bán cho triều đình
Chiêm Thành thì mới là lợi nhuận cực khủng- Kiệt cười tán thành- Mọi người,
việc bây giờ là ta phải nhanh chóng móc nối được với triều đình Chiêm Thành và
thuyết phục được họ cùng ta làm vụ mua bán này trên phương diện đôi bên cùng
có lợi.