Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 63: Phá doanh
Đại doanh của quân Nam Bình được dựng ở ngay bên bờ bắc khúc lớn nhất của sông
Hiên- tuyến đường thủy huyết mạch dẫn lên làng Bàng. Đây là chốt phòng ngự của
quân Nam Bình để ngăn sự ảnh hưởng của chính quyền Hồng Bàng, cũng là một điểm
tập trung quân, chuẩn bị cho trường hợp tái chiến với quân Hồng Bàng. Chỉ huy
doanh trại này là Lương Văn Kỷ- kẻ từng thất bại trước quân Hồng Bàng trong
trận Thượng Khu.
Nguyên nhân khiến Lương Văn Kỷ, một tên bại tướng lại được trọng dụng tới như
thế, là vì sự nghi kỵ của Trần Khảng với Đặng Cảnh Xuyên. Sau thất bại trước
cuộc tập kích của quân Hồng Bàng làm cuộc chiến với quân Hồng Bàng phải sớm
kết thúc, Trần Khảng đã có cơ sở để lo lắng cho tiền đồ của mình. Khảng là dân
Bách Việt, nên dù là Tri Châu Nam Bình, quyền lực của gã cũng đã kém hơn Phú
Tăng An rất nhiều, do An là người Hoa. Thứ duy nhất khiến Trần Khảng có thể
lấn lướt Phú Tăng An chính là binh quyền. Khảng là người Việt, lính dưới
trướng hầu hết là lính Việt, nên dễ sai bảo, dễ chiêu mộ. Thất bại của Khảng
là uy tín giảm sút, trong khi đó Đặng Cảnh Xuyên lại được binh sĩ tín nhiệm vì
tới khi ký hòa ước thì mặt trận Chính Khu vẫn đang ưu thế hơn.
Võ Tông Khải, bằng tài năng của mình, đã hai bút cùng vẽ. Một mặt, ông ta gặp
gỡ Phú Tăng An, giả đò liên hợp, bày kế cho Phú Tăng An tìm cách liên minh với
Đặng Cảnh Xuyên. Mặt kia lại làm âm mưa này bại lộ trước mặt Trần Khảng, thế
là Khảng không dám dùng bọn Xuyên, Thông nữa. Ngoài ra, ba cha con họ Lee đều
là lính triều đình phái xuống, không phải thuộc cấp của Khảng, Khảng cũng
không muốn mất binh quyền, nên cho Kỷ tới làm chỉ huy.
Tất nhiên, Kỷ mặc dù không thể so sánh với Đặng Cảnh Xuyên hay Lee Kang Ma,
nhưng cũng không quá kém cỏi, trận Thượng Khu thất bại không hoàn toàn do hắn
thiếu tài, mà vô số nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra: cánh quân của Xủ
Lu đã không tham chiến và ẩn náu quá kỹ, sự bền bỉ của quân Hồng Bàng đã khiến
họ trụ được tới khi quân tiếp viện đến và sự nổi loạn của hầu hết dân
Thượng,... Và vai trò lần này Kỷ được giao có thể nói là cơ hội cuối cùng cho
gã, giúp gã lấy công chuộc tội, thành ra Kỷ rất đầu tư vào việc phòng thủ.
Do có một dòng sông ở mặt nam là phòng tuyến tự nhiên, Kỷ có thể bố trí những
toán thủy quân Nam bình canh phòng, tránh cho thủy quân hồng Bàng tập kích.
Mặc dù sự thật thì thủy quân Hồng Bàng không hề mạnh, trận thủy chiến mà hoàng
Anh Kiệt chỉ huy dành được thắng lợi nhờ ưu thế hỏa lực vượt trội và sự bất
ngờ của hàng chục cái máy bắn đá, cộng thêm sự thiếu kinh nghiệm trận mạc của
Trần Khảng làm quân Nam Bình tự rối trận địa, thifvieejc đề phòng cũng không
hề thừa thái. Ba mặt còn lại, đều được bố trí những công trình phòng ngự mạnh,
dày đặc, nhất là bẫy chông để chống voi chiến. Trận đánh sát cánh với người
Thượng đã cho Lương Văn Kỷ những cái nhìn trực quan về khả năng của một con
voi chiến. Với việc quân Hồng Bàng giành lại được Thượng Khu, thì lực lượng
voi chiến được bổ sung vào sẽ chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Thế nhưng, dù đã chuẩn bị hết sức chu đáo, việc Hoàng Anh Kiệt thu hồi những
khẩu súng thần công trong sự bí mật tuyệt đối chính là bước ngoặt cho cả cuộc
chiến. Lương Văn Kỷ đã chỉ tính tới máy bắn đá là vũ khí nguy hiểm nhất mà
quân Hồng Bàng có thể sử dụng khi công phá doanh trại. Máy bắn đá là một thứ
vũ khí có sức công phá không thể bàn cãi, nhưng những nhược điểm không thể
khắc phục của nó: khả năng điều chỉnh hướng và tầm xa bắn, tốc độ bắn và trọng
lượng của viên đá bắn tới cùng khả năng công phá, thực sự là những vấn đề
không thể khắc phục bằng vấn đề số lượng. Ngoài ra, do địa hình tương đối
trống trải của khu vực xung quanh doanh trại, việc tấn công phá hủy những
chiếc máy bắn đá không quá khó.
Ngay khi việc kiểm tra súng thần công và bắn thử đã tương đối ổn, đồng thời
nhận thấy việc trì hoãn quyết định tấn công của Trần Khảng đã không thể diễn
ra lâu hơn, Hoàng Anh Kiệt quyết định phát động cuộc tấn công phủ đầu vào
doanh trại quân Nam Bình. Trận này có mục tiêu thử nghiệm và rèn luyện cho
quân Hồng Bàng kiểu đánh tiền pháo hậu xung, mở ra thời kỳ mới cho quân sự
Hồng Bàng. Đồng thời, cũng là để giành lấy thế chủ động trong cuộc chiến không
thể tránh khỏi.
Sự di chuyển của quân Hồng Bàng không hề là bí mật với quân Nam Bình, nhưng
những ý đồ phá hủy trận địa của quân Hồng Bàng hầu như bất khả kháng, khi quân
Hồng Bàng huy động một lực lượng quân sự hoàn toàn áp đảo: 20 000 binh sĩ Hồng
Bàng so với 6000 binh sĩ Nam Bình. Tình thế khẩn cấp này được cấp báo về cho
Trần Khảng, và ông ta nhân cơ hội đó thuyết phục được tất cả quan lại, thương
nhân, tướng lĩnh cho phép điều động một đạo quân khổng lồ: 30 000 quân đến
tiếp viện khẩn cấp và thừa cơ đánh ngược lại quân Hồng Bàng.
Rất nhanh chóng, Trần Khảng đã có được sự chấp thuận, nhưng 30 000 quân không
thể tự nhiên điều động trong ngày, nên Đặng Cảnh Xuyên đã mang theo 5000 binh
lính hỏa tốc tới chi viện. Lee Dea Si cũng cấp tốc điều chuyển 10 000 thủy
quân của mình đi sau, sẵn sàng tiếp ứng. Còn 15 000 quân sĩ, Trần Khảng sẽ
đích thần đốc thúc, đảm bảo sẽ tới sau 3 ngày.
Cuộc hành quân khẩn cấp tiếp việc của Đặng Cảnh Xuyên đã không thể giúp gì
việc phòng thủ đại doanh, vì khi Đặng Cảnh Xuyên mới đi được nửa đường, đập
vào mặt ông ta là cảnh binh sĩ Nam Bình chạy tán loạn về mạn bắc. Xuyên vội
bắt vài tên lính lại hỏi, thì mới hay là quân Hồng Bàng đã phá được doanh
trại, Lương Văn Kỷ bị bắt, toàn quân tan rã, mạnh ai nấy chạy.
Tình hình quá bất ngờ, nhất là việc Lương Văn Kỷ không thể trụ được nửa ngày
là điều không tin nổi, nếu không phải thám báo kịp quay lại báo tin trinh sát
cho thấy doanh trại thực sự đã về tay quân Hồng Bàng và họ thấy có nhiều dấu
vết giao tranh, Xuyên hẳn đã nghĩ tới việc toàn bộ bọn lính này là quân Hồng
Bàng dùng để tung tin giả. Cùng lúc đó, đội thủy quân do Lee Dea Si điều động
cũng đã bắt kịp Xuyên, hai vị tướng vội thảo luận gấp, một mặt cho lính do
thám đi tìm hiểu ngọn ngành, đồng thời tìm chỗ dựng trại tạm thời, tránh cho
quân hồng Bàng thừa thắng tiến công, mặt khác thì tiệp báo gấp về cho Trần
Khảng.
Suốt hai ngày liên tiếp sau đó, tất cả những tên lính chạy thoát đều bị hỏi
cung nghiêm ngặt, và cuối cùng thì quân Nam Bình cũng đã hiểu được tại sao
Lương Văn Kỷ không thể chống lại cuộc tấn công trong một buổi trưa.
Để tấn công, quân Hồng Bàng đã huy động 100 máy bắn đá và 15 khẩu thần công
vừa thu được. Quân Hồng Bàng để đảm bạo sự an toàn cho các máy bắn đa và súng
thần công, đều bố trí chúng ở bờ nam sông Hiên, khiến quân Nam Bình mất khả
năng quấy nhiễu trận địa súng thần công và máy bắn đá Ngay khi đã đưa được
súng thần công vào vị trí thích hợp, quân Hồng Bàng nhất tề tấn công, cho thần
công và máy bắn đá liên tục đánh phá. Trong vòng một giờ đồng hồ, mọi công sự
của quân Nam Bình xây dựng ở ven sông đều vỡ toác, thủy quân Nam Bình không
dám ló mặt, thuyền bè đều bị đánh chìm nghỉm. Nguyên nhân của việc thủy quân
thất bại là do sự xuất hiện của súng thần công, dù rằng còn nặng nề, nhưng ít
nhất súng thần công cũng có thể điều chỉnh đôi chút, nên khả năng đánh phá lực
lượng thủy quân của nó vẫn có. Sau đó, quân Hồng Bàng tổ chức cho lính vượt
sông đánh tới. Tới lúc này, bằng ưu thế quân số áp đảo, quân Hồng Bàng cứ việc
lấy thịt đè người mà phang, quân Nam Bình cho dù có đích thân chủ tướng ra đốc
trận, cũng phải thua trận.
Do Lương Văn Kỷ đốc quân, phần lớn binh sĩ đều không lùi bước, thành ra đến
khi quân Hồng Bàng bao vây toàn bộ và bắt đầu chiêu hàng, hầu hết quân Nam
Bình bị tóm gọn ghẽ. Chỉ một lượng nhỏ chạy từ đầu hoặc là thủy quân có thuyền
nên rút được về.