Người đăng: PTQDung
.
.
.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 60: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(12)
Để khắc phục vấn đề quân số bị áp đảo, Hoàng Anh Kiệt quyết định sử dụng vũ
khí công thành tối tân nhất mà quân Hồng Bàng có thể chế tạo ra: máy bắn đá.
Với sức công phá rất lớn, đủ để phá tan những đội quân đông đúc hoặc những
công trình phòng thủ mà vật liệu chế tạo đa phần là gỗ, nguyên tắc vận hành
đơn giản, máy bắn đá từ lâu đã là vũ khí quan trọng trong những trận đánh công
thành. Nhưng ở Bách Việt, do dân cư ít, chiến tranh công thành hầu như chỉ là
vây hãm thành trì, ít khi công kiên, nên máy bắn đá không thông dụng. Đến khi
những trận chiến lớn, quy mô và những thành trì kiên cố có mặt thì hỏa pháo đã
xuất hiện, máy bắn đá chẳng còn cơ hội ra mặt lần nào nữa. Cũng vì thế, đây có
thể coi như là một đòn đánh đầy bất ngờ.
Do đã xác định trước, việc tấn công bằng máy bắn đá này chỉ là đòn dọn đường,
để quân Hồng Bàng có thể lên được bờ, nên máy bắn đá mà Kiệt chuẩn bị chỉ có
khoảng cách bắn khá hạn chế, chế tạo đơn giản, thậm chí có thể coi là sơ sài,
vì đây là loại dùng một lần rồi bỏ. Máy bắn đá cậu ta dùng chỉ như một cái đòn
bẩy, đầu dài thường hạ xuống lúc bình thường do trọng lực, để binh sĩ nạp đạn-
tức là để những viên đá vào rỏ đá. Đầu kia của thanh đòn là một đầu ngắn với
những sợi dây dùng để kéo. Khi người ta kéo mạnh đầu ngắn xuống, đầu dài được
kéo lên với lực cực lớn, đẩy bật những viên đá nặng hàng chục kg đi với tốc độ
cao và nhanh không tưởng. Độ tàn phá cũng không tồi.
Tổng số máy bắn đá được chế tạo là 50 cỗ, vừa chế tạo vừa để anh em binh sĩ
tập bắn. Sau 5 ngày vừa chế tạo vừa chuẩn bị, đến khi anh em pháo binh đã coi
như thành thục, thì 26 máy bắn đá đã hỏng nặng, coi như bỏ đi, 24 chiếc còn
lại chính là lực lượng pháo binh sơ khai đầu tiên của quân Hồng Bàng, sẽ có
nhiệm vụ mở màn trận đánh tấn công đại doanh quân Nam Bình.
Tuy nhiên, trước khi quân Hồng Bàng mở cuộc tấn công, một tin tức đã làm mọi
sự thay đổi. Quân Hồng Bàng đã chiến thắng rất đậm tại Thượng Khu, và dù vẫn
phải duy trì một đạo quân khá lớn để bảo vệ trật tự Thượng Khu, 10 000 quân đã
di chuyển tới Chính Khu. Với quân số tăng viện thêm, lại có những địa thế sẵn
có, quân Hồng Bàng nhanh chóng lấy lại thế chủ động. Tình thế thay đổi quá
nhanh, quá bất ngờ, khiến Trần Khảng vô cùng rối loạn.
Có thể nói việc Xủ Lu cho người phong tỏa các tuyến đường lên Thượng Khu quá
tốt, nên chỉ khi quân Hồng Bàng đã ở thế chủ động, tin tức mới tới tai quân
Nam Bình, làm quân Nam Bình trở tay không kịp. Điều này cũng làm Trần Khảng có
một hiểu làm: Hoàng Anh Kiệt cố tình xuống dưới huyện Hồng là để ngăn ông ta
tiền lên Chính Khu hội họp với quân của Đặng Cảnh Xuyên.
Suy nghĩ này làm Trần Khảng vừa hối hận, vừa tức tối. Ông ta liền cấp tốc cho
một nửa quân đội nhanh chóng chuẩn bị đi lên trên Chính Khu, hội họp cùng quân
của Đặng Cảnh Xuyên. Một nửa còn lại, ông ta lệnh cho họ ở dưới huyện Hồng,
kiểm soát tình hình nơi đây và tiếp tục truy quét Hoàng Anh Kiệt.
Theo Trần Khảng, chiến trận tại Chính Khu quân Hồng Bàng đang diễn tiến dần
thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, quân Nam Bình ở xa nguồn lương thảo, địa
hình không quen, không sớm thì muộn sẽ phải rút về, vậy họ vẫn cần dùng huyện
Hồng làm bàn đạp cho trận tấn công khác. Hơn nữa, nếu như có cơ may trong việc
bắt được Hoàng Anh Kiệt, cũng có thể coi là một thắng lợi nhỏ.
Sau 3 ngày chuẩn bị, quân Nam Bình ồ ạt tiến lên Chính Khu. Theo tin mà Trần
Khảng nhận được, Đặng Cảnh Xuyên đã dần ổn định lại thế trận, quân Hồng Bàng
và quân Nam Bình đã về thế giằng co. Đây cũng là điều Trần Khảng không mong
muốn nhất, nhưng không nắm được tình hình chiến sự thực tế nên Khảng không
biết phải làm thế nào. Với sự sốt ruột, Khảng liên tục đốc thúc chèo thuyền
nhanh chóng lên Chính Khu để tiếp viện. Lần này đi lên, ngoài 5000 quân, Khảng
mang theo toàn bộ số súng thần công mình có, với hi vọng có thể xoay chuyển
tình thế bằng ưu thế hỏa lực. Đồng thời, Tràn Khảng cũng cẩn thận mang theo
một lượng lương thực lớn, đề phòng việc chiến tranh kéo dài, vì thêm 5000 quân
thì lượng lương thực tiêu hao sẽ càng thêm trầm trọng. Chẳng may cái lúc gấp
đánh, không điều được lương thảo lên, chả lẽ bỏ dở.
……………………………….
- Thuyền bọn chúng trầm, xem ra lần này Trần Khảng chơi lớn, mang nhiều lương
thảo, khí giới, lắm đây!
Đừng quên mấy khẩu súng thần công nữa chứ.
Không biết nên nói trời giúp quân ta, hay Trần Khảng quá ngu nhỉ.
Trsi giả trăm tính vẫn có một hở, quân ta hơn ở chỗ nơi nơi đều có người
tài, ba anh thợ da hơn ông Gia Cát, nữa là trăm vị anh tài như Hồng Bàng ta.
Từ trong những bóng râm hai bên bờ song, rất nhiều con mắt đang trông vào đoàn
thuyền của Trần Khảng. Hai con người đang ngồi đối đáp, không ai khác ngoài
Hoàng Anh Kiệt và Trần Thanh Toàn.
Những biến động lớn trên chiến trường Thượng Khu, Chính Khu đã giúp ích rất
lớn cho họ. Kế hoạch tấn công đầy mạo hiểm vào doanh trại địch, giờ đây đã
biến thành một cuộc tập kích vào đội quân tiếp viện đang hành sự đầy sơ hở của
đối phương.
Đúng như Lê Dea Si nhận xét, Trần Khảng thiếu kinh nghiệm chiến trận rất
nghiêm trọng. Khi hắn ta phát hiện Hoàng Anh Kiệt rời núi, đáng lẽ nên nhân cơ
hội quân Hồng Bàng không có người chỉ huy, đưa quân lên đánh gấp Chính Khu,
nếu làm thế quân Hồng Bàng giờ có lẽ đã phải rút khỏi Chính Khu, vậy thì dù
Thượng Khu có thắng lớn, nhưng cũng không thể khiến quân Nam Bình ở Chính Khu
phải rút vào thế thủ như hiện tại. Trái lại, Trần Khảng cho quân ngày đêm truy
quét Hoàng Anh Kiệt, ý đồ lấy công đầu, là thái độ ích kỷ không nên có của chủ
soái. Thứ hai, quân Nam Bình dưới sự chỉ huy của Đặng Cảnh Xuyên đã dần ổn
định thế trận, Trần Khảng lại gấp lên, tiếng là trợ trận, thực ra có lẽ là
muốn dành lại sự ảnh hưởng với binh sĩ, tránh việc đuôi to khó vậy. Chính vì
vội lên, không thể cho quân dò đường, thành ra việc quân Hồng Bàng mai phục
tại đây mấy ngày qua lão không biết chút nào. Thứ ba, là lại cho thuyền chất
nặng đồ, đi trên song hẹp đã làm đội hình kéo dãn quá nhiều, nay thì thuyền
chiến nhẹ đã dần đi xa phía trước, thuyền lương, thuyền chỉ huy đều bị kéo về
sau, như thế thì đầu đuôi không thể chiếu ứng.
Tổng Chỉ huy, tôi xin đi làm nhiệm vụ.
Thắng lợi!
Cảm ơn lời chúc của ngài.- Trần Thanh Toàn gật đầu.
Theo đúng kế hoạch bàn soạn, thủy quân Hồng Bàng cưỡi ghe từ hai bên bờ sông
đánh tạt ngang những chiến thuyền đi đầu của quân Nam Bình, khiến chúng có
phần hoảng. Nhưng vì có sức mạnh và số lượng áp đảo, chúng dần dành lại thế
chủ động, đánh bật các cuộc tấn công của thủy quân Hồng Bàng. Thủy quân Hồng
Bàng vừa đánh vừa nhử, chẳng mấy chốc mà phần lớn chiến thuyền của địch dần
tách đội hình.
Chỉ chờ cơ hội đó, Hoàng Anh Kiệt cho thổi hồi tù và lớn. Pháo binh Hồng Bàng
nhất loạt phát động tấn công, hơn 60 chiếc máy bắn đá- do quân Hồng Bàng đã
đổi chiến thuật, nên họ đầu tư vào chuẩn bị máy bán đá, gấp rút làm thêm được
36 cái nữa- ồ ạt bắn phá dữ dội vào đội thuyền vận lương phía sau. Dù độ chính
xác không cao, nhưng số lượng nhiều, và tấn suất tấn công phải nói là quá
nhanh, khiến thương vong của đối phương tăng lên chóng mặt.
Thuyền Nam Bình bị đánh phá dữ quá, nhao nhao chạy chốn. Thế nhưng sông hẹp,
cộng thêm thuyền nặng quá, nên di chuyển chậm. Bình thường không sao, bây giờ
cuống lên, lính còn sợ nữa là các tay chèo, thế là chẳng mấy chốc thuyền bè di
chuyển loạn xạ. Cái nào đâm được lên bờ là may, có cái đâm vào nhau rồi tự
chìm, nhất là thuyền có súng thần cơ, nặng nề, khó giữ cân đối nên nhanh chóng
bị lật, bị chìm gấp bội.
Thấy đối phương đã mất ý chý chiến đấu, Hoàng Anh Kiệt lại thổi tù và ra lệnh,
quân Hồng Bàng lấy những chiếc bè đã giấu sẵn từ hai bên bờ mang sông, chèo ra
đánh các thuyền vận lương. Nếu là lúc trước, thuyền nào cũng có lính, tinh
thần ổn định thì không sao, bây giờ binh sĩ hoảng loạn, lắm ông nhảy cả xuống
sông bơi đi trốn, quân hồng Bàng đi tới đâu là chỗ đó xin hàng ngay. Thành ra
tuy chỉ có hơn 500 người, họ đã bắt hàng gần 2000 người, đuổi chạy gần 2000
người khác, còn 1000 lính thủy đang đuổi bắt thủy quân Hồng Bàng khi quay lại
thì sự đã rồi, đã thế pháo binh Hồng Bàng cũng lập tức làm việc, nên không dám
xông tới đánh nhau. Họ chỉ đánh cứu những người bị rơi xuống sông rồi chạy gấp
lên làng Bàng để tụ binh với Đặng Cảnh Xuyên.
Về phần Trần Khảng, lão biết thế trận này không còn cứu vãn gì được nữa, nhưng
lão cũng không muốn quân Hồng Bàng được tiện nghi, nên lệnh cho các tàu chở
súng thần công tự đánh đắm, hoặc vứt pháo xuống sông. Sau đó thì Khảng cùng
một bộ phần tàn quân chạy về doanh trại huyện Hồng.