Chiếc Bơm Nước


Người đăng: PTQDung

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
.
.
.
Chương 3: Chiếc bơm nước


  • Ê chúng mày ơi, chuẩn bị đưa trâu ra sông nào!- Kiệt nhìn thấy bọn nghé con
    bắt đầu đi lung tung thì vội gọi to lên. Một lúc sau thì đám trẻ con quay lại,
    mang theo những đồ kiếm được: đứa thì mang củi, đứa mang ít quả dại, đứa mang
    ít rau rừng, có đứa lại bắt được mấy con cào cào, châu chấu gì đó để đi làm
    mồi câu.


  • Chán quá, ở đây em thấy có mấy bầy dúi, giá mà anh chờ thêm tí nữa thì
    tốt!- Đào Văn Bắc than thở.


  • Khỉ gió ạ! Tao cũng muốn đợi lắm chứ, nhưng nghé nó không cho!


  • Bọn nghé này không biết chịu khổ gì cả, làm hại cả anh em mình!- Một đứa
    trẻ nói góp lời.


  • Thôi đi Khang, không thích thì khỏi chăn nhá!- Đào Văn Bắc quắc mắt nhìn
    thằng kia


  • Ấy là nói thế thôi!- La Khang, một nhóc tầm 7 tuổi, em họ của Đào Văn Bác,
    cũng là một trong những đàn em của Bác ngày trước, giờ là đàn em của Kiệt.
    Thằng này tính hơi khôn lỏi một tí, hơi ngại khổ một tí, lại thích mơ mộng
    viển vông.


Việc coi đàn trâu cũng không có gì quá vất vả, nhưng khi trâu đã ăn khá no thì
lại phải dắt chúng đi một vòng lớn ra sông bởi vì đồng cỏ mà Kiệt đang cho bọn
trâu này ra ăn cỏ không có nguồn nước thuận tiện cho trâu uống: sông, suối hay
đầm hồ đều không có, chỉ có một cái giếng sâu thường dùng để múc nước cho
người uống. Giếng nước này là do nhà Kiệt đào, tiện cho người dùng khi cần nên
luôn tràn đầy nhưng để múc được lên đủ để cho trâu uống thì chỉ có là lực sĩ.
Mà cũng chỉ có thể làm một hôm thôi, chứ làm mãi sao được. Cũng chính vì thế,
đồng cỏ này tuy lớn, nhưng chỉ có trâu nhà Kiệt thả.

Mấy tháng đầu tiên khi Kiệt đi chăn trâu, chuyện này cũng khá bỡ ngỡ nên cậu
không để ý lắm, cứ làm như được dặn thôi. Nhưng bây giờ, khi đã quen việc, mới
thấy được sự bất cập này ảnh hưởng lớn tới mình như thế nào. Đàn trâu cần uống
nước, nếu không thì chúng sẽ thấy khát và làm loạn, lúc ấy thì rất mệt. Nhưng
cứ dắt chúng nó đi đi về về thì không chỉ tốn thười gian, mệt xác mà cũng
không đủ thời gian để đi kiếm thức ăn thêm hay củi đóm gì đó cả.


  • Giá mà có người đào sông đến tận đây thì tốt!


  • Khang ơi, mày mơ mộng viển vông nó vừa vừa thôi. Nếu đào được cả dòng sông
    đến đấy thì người ta đã làm ruộng ở đó rồi.- Bắc chửi to.


  • Thế thì em ước cho nước suối phun lên thành hồ, như truyện Sự Tích Hồ Ba Bể
    mà đại ca vẫn kể!- Khang cũng không thấy thẹn gì, thoải mái gây cười.


  • Ha ha ha!


  • Thế thì mày đi tìm thuồng luồng đi, bảo nó giúp!


Mấy câu chuyện bông đùa của bọn nhóc, nhưng khiến Kiệt như thấy được một kế
hoạch khả thi. Không, không phải đào sông tới tận đồng cỏ, mà là đem nước từ
giếng lên cho trâu uống. Ở thế giới cũ, Kiệt đã từng ở những vùng sâu vùng xa
và ở các nước nghèo, điện nước không có, nước phải lấy từ giếng lên, dùng gàu
múc thì vất vả, nên họ dùng bơm tay.

Bơm tay này hoạt động như một cái bơm kim tiêm ý tế, tức là dùng lực hút chân
không để hút chất lỏng. Tất nhiên do áp lực không đủ, phải thiết kế hai nắp dễ
dàng đóng mở ở đoạn chặn ống hút và phần di động. Khi bơm, người dùng đẩy cần
gạt, theo nguyên lý đồn bẩy thì phần di động di chuyển lên trên, tạo lực hút
chân không, hút nắp đóng mở ở ống hút lên kèm theo một phần nước. Khi đã không
thể kéo lên tiếp, người ta bắt đầu nâng cần gạt, làm phần di động đi xuống,áp
lực mở nắp của phần di động khiến nó có thể đi xuống, đồng thời đóng nắp phần
chặn ống hút, không cho nước tụt xuống. Sau nhiều lần làm, nước sẽ được bơm
lên vòi và chảy ra. Chỉ cần hứng chậu là xong. Nhớ tới cách này xong, Kiệt
liền vỗ tay vào đùi một cái thật mạnh, rồi rú lên đau đớn, làm cả bọn nhìn cậu
trong sự ngơ ngác.

Nhưng lúc này không vội làm, mà có muốn làm cũng không thể, bởi vì cậu nhớ lý
thuyết, nhưng từ lý thuyết đến thực hành còn một khoảng cách xa với. Mà quan
trọng nhất, là phải lập bản vẽ để hình dung ra cấu tạo từ nguyên lý hoạt động
và sau đó là tạo ra một mô hình để kiểm tra cấu tạo có sai sót gì không. Cẩn
thận như thế vì trò này cậu chưa làm bao giờ, sai là dễ xảy ra.

Từ bữa hôm đó trở đi, Kiệt rất chuyên tâm vẽ vời. Nhà không có giấy, cậu vẽ ra
đất, ngày phỉa làm thì đêm vẽ dưới ánh trăng. Thế rồi, Kiệt đem những đoạn tre
trúc nhỏ ra thử nghiệm. Mọi việc cũng được, không khó khăn, nên Kiệt bắt đầu
vào việc làm một sản phẩm thử nghiệm.

Cơ chế đòn bẩy và vỏ ngoài là những thứ dễ chế tạo, nhưng chúng sẽ được làm
sau cùng, bởi tất cả những gì cậu sắp làm sau đó đều là thủ công, độ sai số sẽ
là 100% so với tính toán, nên những thứ đó phải làm sau, phải dựa theo cái sai
số của thực tế.

Rồi Kiệt làm cái ống hút nước. Ở thế giới cũ, chỉ cần ra mua ống nhựa thẳng
PVC là xong, tệ nhất thì phải mua cái ông kim loại nặng nề, nhưng cũng được. Ở
đây, tất nhiên sẽ chả có cái ống nhựa nào cả, với cả Kiệt là một thằng nhóc
nhà nghèo, không đủ tiền để đặt một cái ống kim loại, nên cậu ta dùng tre. Tre
là thứ nguyên liệu dễ kiếm, lại có độ bền khá, không độc, nên Kiệt chọn. Khó
khăn khi dùng tre chính là những đốt tre. Rất khó để đục một phát xuyên từ đầu
đến cuối một cây tre dài đủ để xuống được giếng, nên phải làm từng đoạn nhỏ
rồi ráp lại. Kiệt đục những đoạn tre giống nhau về bề ngang, sai số bằng mắt
thường là phải chấp nhận được, rồi lấy đoạn tre khác to hơn ốp vào chỗ nối,
dùng dây rừng tước nhỏ để buộc thật chặt. Làm cách này đã thủ công, Kiệt lại
thiếu kinh nghiệm và sức khỏe, nên rõ rỉ lớn ,nhưng cũng tạm chấp nhận được.

Nghe thì khó khăn đấy, nhưng đó mới là đoạn dễ nhất thôi. Cơ cấu đóng mở nắp
chặn ở ống hút nhằm ngăn không cho nước chảy xuống khi phần di động hạ xuống
hạ và ở phần di cộng để dễ đi xuống thì mới thực kinh khủng. Kiệt phải làm tỷ
mẩn bằng tay với những miếng tre già cứng cáp hàng chục lần. Dụng cụ câu dùng
là một con dao thật cùn để mài những miếng tre già cho chúng nó tương đối
khít. Sau đó là dùng vải- xé từ những chiếc quần áo của Kiệt, bọc lại để tạo
độ khít tốt nhất, không cho lỗ hổng để nước thoát ra hoặc chân không không
tốt. Sau đó, Kiệt làm phần chốt chặn- giống như bản lề cửa vậy, giữ cửa hoạt
động đúng yêu cầu. Dùng những chiếc khoan tay tự chế theo cơ cấu đánh lửa bằng
ma sát- liên tục xoay tròn một chiếc que để đục xuyên qua chỗ cần làm bản lề
là một thử thách của lòng kiên nhẫn và sự cẩn trọng. Chỉ cần một chút sai lầm,
xuyên không thẳng là coi như phải vứt đi thay cái mới. Hai tháng không nghỉ
mới làm được hai sản phẩm tương đối phù hợp.

Cuối cùng, mọi thứ cũng xong, và mất nguyên vả một vụ mùa mới được. Nhưng bù
lại, sản phẩm của cậu thực sự đã làm việc trong giai đoạn khó khăn này: nhà
Kiệt tậu thêm mấy con trâu. Sau khi thử đi thử lại nhiều lần, Kiệt mới dám đem
ra khoe với bọn nhóc cùng chăn trâu với mình.


  • Ê mấy đứa, từ nay bọn mình không phải lùa trâu ra sông nữa rồi!


  • Có chuyện gì thế hả đại ca!


  • Tao đã có cách gọi được nước từ giếng lên cho trâu uống!- Kiệt vui vẻ đáp
    lại.


  • Cái gì, không lẽ anh là thuồng luồng hóa thành!- La Khang giả đò hét to để
    tạo hài hước, và bọn trẻ hưởng ứng cười phá lên.


  • Đi theo tao!- Kiệt không hiểu sao lại thấy bực quá, dù cậu ta cũng là một
    thanh niên đi đó đây rồi. Dẫn bọn nó ra chỗ cái giếng, chỉ cho chúng cái bơm
    tay của mình, Kiệt bảo- Có cái này rồi từ nay mình không phải đưa trâu ra sông
    nữa, nó sẽ hút nước từ giếng lên.


  • Thật hả đại ca!- La Khang rụt rè hỏi


  • Trông cái thứ xấu xí này thế mà cũng làm được việc ư!- Đào Văn Bắc thì vô
    tư hỏi làm Kiệt xấu hổ muốn chết, vì rõ ràng thứ cậu chế tạo xấu quả, chả có
    chút mĩ quan công nghiệp nào.


  • Nhưng mà nó là được việc. Lại đây mà xem.- Kiệt gắt lên chống chế.


Dẫn cả bọn tới chỗ cái bơm, Kiệt bắt đầu hướng dẫn bọn nó sử dụng và làm mẫu.
Chả mấy chốc, những dòng nước chảy ra ào ào làm bọn nhóc ngạc nhiên trợn tròn
mắt. Cũng phải mất một lúc chúng nó mới tiếp nhận hiện thực là từ nay có thể
thoải mái ở đây chăn trâu và nghỉ ngơi chứ không phải dắt trâu đi ra sông uống
nước nữa.

Từ chỗ kinh ngạc, bọn nó bắt đầu tò mò tiến lên thử, đứa nào cũng phải làm
chục cái, để nước phun ào ào ra đất cho bọn trâu lại uống, hoặc bọn nó thò tay
thò chân vào rửa ráy cho sướng. Hôm đó, bọn nhóc chỉ có để ý lũ trâu cho chúng
không chạy ra xa, còn lại thời gian chủ yếu là ra bơm nước, cho dù trâu không
uống nữa.

Câu chuyện về chiếc bơm tay của Kiệt không mất bao lâu để truyền khắp làng.
Trong vòng mấy hôm liên tục, người ta kéo nhau ra chiêm ngưỡng cái bơm, rồi tự
tay thử nó. Mỗi khi nước chảy ra, dù là người đã nhìn nó hàng chục lần, họ vẫn
ồ lên như thấy lần đầu tiên. Thế rồi họ bắt đầu dò hỏi Kiệt cách làm.

Cái này thì Kiệt đã chuẩn bị từ lâu, cậu đã chuẩn bị sẵn một câu chuyện về
việc thử và sai không khác gì Edison khi tìm ra cách để đèn sáng lâu hơn qua
1000 lần thí nghiệm. Cậu nhóc nói rằng nào là bị câu chuyện về việc hút nước
từ giếng lên đánh động, nào là thử chọc que xuống hút, rồi thủ dùng đục thẳng
ông tre dài mà không được ra sao, nghĩ ra cách nối tre thế nào,…. khiến ai
cũng thấy hấp dẫn, thú vị. Thậm chí chuyện Kiệt kể còn được coi không khác gì
chuyện ngụ ngôn, được các ông các bà trong làng dùng để giáo dục con cái. Còn
Hoàng Anh Kiệt thì nghiễm nhiên trở thành con nhà người ta trong mắt mọi
người.

Chiếc bơm tay, tuy tác dụng không quá lớn, nhưng lại khiến mọi người bắt đầu
chú ý hơn tới Hoàng Anh Kiệt, kể cả ông bà, bố mẹ của cậu nhóc này lẫn người
dân trong làng. Và như thế, sau này khi Kiệt định làm gì đó, mọi người sẽ có
sự giúp đỡ, để Kiệt không phải một mình làm tất nữa. Và với Kiệt lúc này, đó
cũng là một sự tưởng thưởng xứng đáng.


Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite - Chương #3