Người đăng: PTQDung
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 16: Tiếng tăm lan xa
Tin tức về một ngôi làng từ chối giao nộp thuế má nhanh chóng lan ra gây sóng
gió lớn. Quân Chiêm hết sức giận giữ, người Bách Việt ở phía nam Châu Nam
Bình, đặc biệt là huyện Hồng đều bán tán sôi nổi: kẻ khen anh dũng, người dè
bỉu là hạng cố cùng liều thân, vì chút thóc gạo mà mất mạng cả làng… Tuy
nhiên, sự thực là do yếu tố địa lý, vốn là ngôi làng ở nơi rừng núi, quân
Chiêm có muốn đánh thì sẽ phải chịu nhiều khó khăn vất vả, nên trước hết chúng
để làng Bàng được yên.
Người dân nghe tin vậy, người còn có thể sống tạm thì cố sống, kẻ chỉ còn
đường chết trước mắt thì liều mạng lên làng Bàng. Họ tự nhủ rằng hễ quân Chiêm
không đụng đến thì dù phải sống nơi rừng thiêng nước độc cũng cam lòng. Đường
đi lên làng Bàng là khó khăn hiểm trở, dó làng Bàng trước nay dựa vào sông
Hiên để di chuyển nên đến con đường mòn cũng chả có, cũng vì thế việc đưa lính
lên đàn áp mới khó khăn, nhưng đồng thời những người dân đi lên tránh nạn cũng
bị khó, đường xa, không có phương hướng cụ thể, rừng thiêng nước độc, khiến
nhiều người hoặc phải gặm vỏ cây, hoặc săn trùng dế để có lương ăn.
Thế rồi đi mãi cũng tới nơi, làng Bàng đã hiện ra trước mặt họ. Trước mặt họ
là một ngôi làng hết sức bình thường, người già trẻ em đang làm những việc
vặt, khung cảnh thanh bình. Song khi một nhóm nhỏ toan đi tới xin chút thức ăn
nước uống, thì một mũi tên bay ra, cắm thẳng trước mặt họ. Những người thanh
niên võ bị gọn gàng hóa ra đã phục sẵn từ lâu, quan sát và chuẩn bị đầy đủ võ
bị đề phòng họ.
Chúng tôi là dân huyện Hồng như các vị cả, người Chiêm cướp bóc ghê quá,
không còn đường sống mới phải lên đây. Xin các vị rủ lòng thương cho chút đồ
ăn. Nếu không cho người lớn thì cũng thôi, nhưng mấy cháu bé và các cụ già này
thì hãy rủ lòng thương đi chứ.
Thưa các vị, tôi là Trần Võ Khang, là Cố Vấn An Ninh tại Chính Khu, xin các
vị nghe tôi nói một lời. Hiện nay trong làng đang trù bị để chống việc người
Chiêm lên đây đánh lén, nên việc canh phòng hết sức nghiêm mật. Vậy các vị xin
hãy bỏ hết các đồ có thể gây sát thương: gậy gộc, dao kiếm, … Hai là cần kiểm
tra người, phòng bọn chỉ điểm. Ở làng Bàng này rồi, trừ phi các vị định làm
hại chúng tôi, nếu không tôi, Trần Võ Khang, Cố Vấn An Ninh xin đảm bảo, tuyệt
đối đảm bảo an toàn cho các vị. Đây là lời đảm bảo và là lời thề.
Được! Chúng tôi tin ông bạn. Nhưng xin ông bạn rủ lòng thương cho chúng tôi
chút gì lót dạ, nếu không thể cho người lớn, thanh niên thì xin cho người già,
phụ nữ và trẻ nhỏ.- Đoàn người vốn mệt mỏi, cũng không định chống cự làm gì
cho thêm nhọc, hơn nữa Trần Võ Khang nói rất có lý.
Sau khi kiểm tra xong xuôi, một nồi cháo gạo cũng vừa được bê đến. Hóa ra Trần
Võ Khang nói là kiểm tra, thực ra là để kéo dài thời gian và cử người đi báo
tin. Khi hay tin, Hoàng Anh Kiệt lập tức hỏi rõ tình hình nhóm người mới đến.
Biết họ bị đói lâu ngày, Kiệt cho nấu cháo hành để họ ăn bổ sung nước và muối
trước, tranh cho dạ dày làm việc nặng sau nhiều ngày trống rỗng.
Việc phát cháo cho tất cả mọi người nhanh chóng khiến những người đi đến đây
đều rất vui, vì cuối cùng cũng đã được ăn sau nhiều ngày nhịn đói. Họ đã hơi
thấy ánh sáng hi vọng rồi.
Sau khi cho nhóm người này ăn cháu xong, Kiệt lệnh cho Cố Vấn Y Tế Chính Khu
cử nhân viên đi kiểm tra, giúp đám người làm vệ sinh thân thể, tránh mang dịch
bệnh vào làng. Đồng thời gọi Cố Vấn Xây Dựng lại, yêu cầu làm nhanh chỗ để dân
chạy nạn ngủ tạm đêm nay.
Vốn sống tại những vùng dưới xuôi, gần gũi văn minh, thế mà khi lên đây đám
dân này mới thấy cuộc sống của mình hóa ra thật sự quá mức tăm tối và lạc hậu.
Những vòi sen phun nước giúp việc tắm rửa dễ dàng hơn, xà phòng để làm sạch
được dùng tẹt ga, bát ăn cơm dù để bố thí cho họ cũng là hạng nhất. Đêm đến,
cả làng dùng đèn Măng Xông nên sáng rực rỡ, may ra chỉ ở trên những chỗ tập
trung đông người của Châu mới được, chứ đến huyện Hồng cũng không mấy người
chịu chơi thế này đâu.
Ăn no, tắm mát, vế cuối đáng lẽ phải là rủ nhau đi nằm. Nhưng không, dân chạy
nạn nhanh chóng bị tách nhóm ra để hỏi về tình hình bên dưới huyện Hồng tới
khuya, may mà luc này chỗ ngủ cũng đã sẵn sàng. Họ ngủ một mạch đến sáng.
Sáng hôm sau, dưới ánh nắng mặt trời, cộng thêm việc được ăn no giúp họ có
chút sức để quan sát hơn, họ mới nhận ra rằng trong làng hầu như không có
thanh niên trai tráng, chỉ toàn ông bà già với trẻ con. Lên đây, không có cơm
ăn áo mặc, lại chưa có đất, nên dân chạy loạn hi vọng có thể giúp chút việc gì
đó để kiếm ăn, ai dè đâu khi hỏi ra thì họ ngã ngửa: ở đây chỉ cần ông bà già
thôi cũng đã quá thiếu việc làm rồi. Sự tiến bộ của công nghệ và kĩ thuật đã
làm giảm sự phụ thuộc vào sức lao động của con người xuống mức tối thiểu. Hơn
nữa người từ xa tới không quen với cách làm mà Kiệt phổ biến,, thuê họ chỉ tổ
rách việc.
Mấy ông bà già khuyên họ nên đi kinh tế tiểu khu, biết đâu lại có đất dung
thân. Đến lúc này, người dân mới biết rằng làng Bàng hóa ra mạnh tới như thế.
Ban đầu, họ nghĩ làng Bàng chẳng qua được cái xa xôi cách trở, nên người Chiêm
sẽ coi đây như cái gân gà, bỏ thì phí mà ăn không bõ, nên liều lên đây sống,
may ra qua cơn nguy kịch. Nhưng bây giờ, làng Bàng hóa ra lại như là một quốc
gia riêng, mà giàu có hơn, no đủ hơn, thế thì sao không nhờ làng Bàng đánh
quân Chiêm thay cho quan quân.
Khi ý kiến được nêu ra, rất nhiều người đều tán thành. Họ đều mong gặp người
đứng đầu làng Bàng để đề đạt nguyện vọng. Sau nhiều ngày xin xỏ, cuối cùng họ
cũng được gặp Kiệt.
Ban đầu, họ đều không tin, cho rằng làng Bàng muốn lỡm họ, vì dù Kiệt đã được
bồi bổ nhiều, lại học võ nên cơ thể rất phát triển, nhưng một đứa trẻ 13 tuổi
như cậu thì mặt hãn còn non, búng ra sữa. Nhưng sau khi được các Cố Vấn đứng
lên giới thiệu, thậm chí Giám Sát Khu, là cha của Kiệt, Hoàng Văn Định đứng
lên cam đoan, họ mới tin.
Hoàng Anh Kiệt cũng biết họ không có ý tin mình, nên không vội vã gì, trước
tiên là phân họ tới các Tiểu Khu để họ được tận mắt thấy cũng như được học
cách làm việc đã. Sau hai ba tuần đã được mở mang tầm mắt, để họ phải kinh
ngạc trước sự phát triển vượt bậc cả về mặt kinh tế lẫn mặt quân sự, đồng thời
cũng đảm bảo rằng không có gián điệp, Kiệt mới bắt đầu dùng họ. Với người già,
phụ nữ, trẻ em hoặc người có đề đạt, Kiệt cho họ tham gia công việc sản xuất.
Còn riêng thanh niên trai tráng, cậu cho họ học qua lớp huấn luyện quân sự cơ
bản, cấp lương thực, tiền bạc để họ quay lại làng xã cũ. Nhiệm vụ của những
người này chính là tuyên truyền cho người dân về làng Bàng. Tuyên truyền đúng
sự thực, không thêm bớt, để người dân thấy được hi vọng nếu quân của Kiệt
xuống dưới đánh quân Chiêm Thành thì người dân sẽ được sống tốt hơn. Đồng
thời, Kiệt cũng muốn quân Chiêm sớm có cuộc tấn công lên đây.
Làng Bàng có địa lợi, nhân hòa,dù bị lép vế về số lượng cũng chưa chắc đã
thua, huống hố là ngang ngửa. Hơn nữa, từ tin tức mà họ Bùi cung cấp, Kiệt đã
biết được quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp đang bắt đầu đánh nhau ở quy mô
vừa phải, vì thế quân Chiêm phải rút gấp một bộ phận binh lực về để củng cố hệ
thống phòng ngự. Nếu không sớm đánh, đợi đến khi chúng có thể đàm phán với
nhau xong, thì người Chiêm sẽ không để yên cho Kiệt tùy ý phát triển thế lực.
Trong trường hợp quân Chiêm Thành có tăng viện và liều mình thủ thành, là
trường hợp xấu nhất, sẽ phải tính nước khác.
Đội quân tuyên truyền này nhanh chóng tạo hiệu quả không ngờ. Vốn là dân cùng
huyện, đã vậy lại nói về những chuyện người thật việc thật, tường tận tỉ mỉ
hết thảy nên rất được tin tưởng. Người dân, từ giàu tới nghèo, từ già tới trẻ
đều vô cùng trông ngóng xem đạo quân ở làng Bàng sẽ làm gì để giúp họ.
Điều này tất nhiên quân Chiêm chú đóng tại huyện Hồng biết rõ. Tình hình này
khiến chúng ăn không ngon ngủ không an, chỉ lo quân của Kiệt mà đánh xuống là
nguy. Nhưng do quân đội phần lớn bị điều về nước để chống quân Chân Lạp, họ tỏ
ra lo lắng không an. Tướng chỉ huy Masa Kawatra vội viết thư cấp báo.
Tin tức lan về triều đình Chiêm Thành, vua Chiêm vội vàng cắt một phần binh
lực sang giúp Masha phòng thủ, đẩy tổng số quân Chiêm đóng tại huyện Hồng lên
6000, chưa kể 15 con voi chiến và 500 thủy binh tinh nhuệ. Ngoài việc có quân
bổ sung, Masa cũng vội tìm cách tăng cường phần thắng.
Sau đó, có một tay thầy địa lý người Việt liền đứng lên hiến kế. Theo kế của
gã thầy địa lý, quân Chiêm bắt đầu xây chiến lũy Maya và đại đồn Masa ngay tại
cảng biển Phù Na.
Có thể thấy rằng Masa Kawatra là một viên tướng có tài năng, từ thông tin
tuyên truyền của bọn thanh niên vừa đi về từ làng Bàng, ông ta nhận thấy bên
Kiệt không có thủy quân mạnh, quân đội cũng không có hỏa lực mạnh. Chính vì
thế ông ta nhanh chóng chấp nhận phương án xây chiến lũy và đại đồn của gã
thầy bói, vì theo ông có thể ngăn chặn được voi chiến và bộ binh. Thủy quân
vừa đóng vai trò như lực lượng đột kích bất ngờ, vừa giúp quân đội Chiêm có
thể rút lui nếu như có biến.
Hoàng Anh Kiệt nghe tin quân địch xây chiến lũy và đồn, liền giả trang đi thị
sát mặt trận. Chiến lũy trải dài dọc theo sông Hiên, ra tận cảng biển Phù Na.
Thủy quân chia đôi, một phần giữ ở cửa sông, một phần chặn ở cảng biển. Bộ
binh chia đôi, một nửa là nhau trấn giữ trên từng cứ điểm dọc theo chiến lũy.
Nửa còn lại ở trong đại đồn, có tượng binh để phòng việc nếu chiến lũy bị phá
thì có thể chi viện ngay lập tức, đẩy lùi quân của Kiệt.