Người đăng: PTQDung
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
.
.
.
Chương 10: Tạo lập danh tiếng (4) - Cùng làm
Có được bùn ao, công tác nuôi giun được tiếp tục, lần này là trên những mảnh
ruộng lớn. Không như phân phải ủ, bùn có thể cho trực tiếp làm đất nền, lại đủ
chất màu mỡ, nên giun lớn rất nhanh. Ngày mùa đã kết thúc, Kiệt và đám đàn em
đều được thả tự do, nên nhân lực phục vụ đàn giun cực kỳ đông đủ.
Cháu trai à, nếu cháu muốn làm một hầm ủ to để ủ lọt số phân kia thì sẽ là
một công trình lớn lắm đấy, mà nhà ta cũng đang rất thiếu nhân lực.- Ông nội
của Kiệt nhìn hàng đống bùn ao đáng chất đống trên ruộng, tặc lưỡi liên tục.-
Hơn nữa đống đất này hoàn toàn có thể đem trực tiếp ra rải vườn cũng khá tốt
vì nó tới xốp lắm.
Nhưng ông ơi, cái cháu định làm là nuôi giun. Nhiều đất nuôi thì càng nuôi
được nhiều giun, có nhiều thức ăn cho gà, vịt, mà đất cũng tới xốp nhiều hơn
lúc này. Còn về việc quá nhiều bùn ao, thì phải công nhận ông nói đúng. Chính
cháu cũng không có ngờ là lượng bùn ao ở nhà lão Bá hộ họ Đàolại nhiều tới thế
này ông ạ!
Vậy thì theo ông, ta nên ủ ngoài trời.
Ủ ngoài trời. Cháu chỉ sợ mưa xuống sẽ làm hỏng hết!
Thằng nhóc ngốc này, cháu có phải con nhà nông không đó hả. Bây giờ đã là
những tháng giáp tết rồi, ở chỗ nào ông không biết chứ ở chỗ này thì có mà mưa
vào mắt.
À há!- Nghe ông nội nói thế, Kiệt vỗ mạnh hai tay, thật là thiếu kinh
nghiệm không khác gì mấy tay kỹ sư bàn giấy. Suy nghĩ một hồi, Kiệt quyết định
phải chia sẻ thực thẳng thắn với những con người có đầy kinh nghiệm nhà nông
trong gia đình, tránh đi những lỗi chủ quan duy ý chí.
Thế là ngay hôm sau, cuộc họp gia đình lần đầu tiên được tổ chức. Cuộc họp gia
đình này là thứ không quá kỳ lạ với mọi người vào thời này. Công việc làm nông
lắm khi cần sự chung tay góp sức của một số đông người, nên phải họp, phải bàn
cho rõ ràng, tránh việc tỵ nạnh hay lười biếng… Cho nên dù lần này với người
đứng ra tổ chức là Hoàng Anh Kiệt, thì cũng ai thấy quá lạ lùng gì hết.
Kiệt vừa nói, vừa nhìn quanh căn nhà lớn. Ông bà nội sinh được tổng cộng 7
người con: 3 gái, 4 trai. 4 người cô của Kiệt có 2 cô sinh trước bố cậu: Hoàng
Thị Thúy, Hoàng Thị Thùy và cô út- cô Hoàng Thị Thủy. Họ đều đã có chồng con
hết. Cô Thúy sinh hai gái, cô Thùy được một trai, cô Thủy mới một gái. Sau đó
2 cô lớn, ông bà để lần lượt 4 người con trai, đầu tiên là bố Kiệt- Hoàng Văn
Định, các chú Hoàng Văn Đinh, Hoàng Văn Đỉnh, Hoàng Văn Đĩnh. Trong các chú
trừ chú lớn Hoàng Văn Đình đã có gia đình ra thì hai chú còn lại đang độc
thân. Chú Đình chính là bố của Hoàng Văn Tâm, cùng là người thợ mộc đã cùng
Kiệt làm nên chiếc máy bơm nước đầu tiên của làng Bàng.
Nhóc Kiệt à, chỉ có chuyện ủ ít phân thôi mà sao cháu phải lo lắng thế nhỉ?
Việc ấy tuy nhỏ thôi, nhưng lại có ích rất lớn với gia đình ta, vì phần lớn
nền kinh tế của nhà ta bắt nguồn từ đồng ruộng. Trừ chú Đinh thì nhà mình ai
cũng là nông dân. Với người nông dân, ruộng đất là sự hệ trọng, nay có cách để
ruộng đất tốt tươi mà ta lại không chú ý sao được chứ.
Hoàng Anh Kiệt nói một cách đường đường chính chính, không ai trong nhà bắt bẻ
được gì hết. Và có vẻ mọi người cũng chấp nhận lối suy nghĩ này. Tất nhiên, đó
là lý do chính, nhưng càng quan trọng hơn là Kiệt không muốn công sức bấy lâu
xuống sông xuống bể. Hoàng Anh Kiệt giờ này vẫn là một thằng nhóc vắt mũi chưa
sạch trong mắt mọi người, nhưng lại có thể khiến cả nhà đồng lòng góp sức là
vì suốt bấy lâu Kiệt làm đâu được đó: bơm nước, xe cút kít, nuôi giun, V-A-C…
Nếu giờ có vấn đề gì, lòng tin giảm sút thì muốn làm lớn sẽ khó khăn bội phần.
Con xin nói về việc nhà mình đang làm lúc này: nuôi giun để củng cố hệ
thống vườn- ao- chuồng. Bình thường phân muốn ủ tốt phải ủ kỵ khí- tức là nén
phân thật chặt, không để không khí vào phải không ạ?
Ừ.
Vậy mà con không ủ kín phân, mà vẫn được năng suất cao, mọi người biết là
vì cái gì không? Thực ra đất con ủ không giàu chất để cây phát triển, cái việc
ủ của con là để chết hết mầm bệnh trong phân. Thứ tạo ra chất cho cây là con
giun cơ. Sau khi thả nó vào đất, nó sống, nó sinh sôi nảy nở thì nó sẽ ăn phân
kém dinh dưỡng cộng với các chất rác bã rồi thải ra thì ta dược thứ phân bón
cực kỳ giàu dinh dưỡng cho cây.
Nhưng làm thế thì có phải là lâu không? Giun đẻ cũng phải có thười gian
chứ!- Bà nội Kiệt sống với nghề nông đã lâu, một câu hỏi là đúng trọng tâm
luôn
Tổng thời gian để từ khi ủ phân tới khi thu hoạch là 5 tháng
Vậy thì khác quái gì việc ủ thường đâu chứ Kiệt. Sao lại bày vẽ…- Mọi người
xì xầm bàn tán
Đúng là ngang nhau về thời gian, nhưng khác nhau về chất lượng. Thứ nhất,
phân này cực kì tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Thứ hai, ta có thêm giun. Giun có
thể cho gà ăn, cho lợn ăn, cho vịt ăn,… vì chúng sẽ béo và được cung cấp ổn
định.
Nghe Kiệt giải thích, mọi người cũng phần nào gật gù tán đồng.
Nếu thế thì cũng được! Nhưng mỗi năm ta thu hoạch giun mấy lần mà cháu nói
là nguồn cung ổn định.- Chú Hoàng Văn Đỉnh hỏi
Ta làm gối vụ chú ạ. Phân đâu thể tập trung được nhiều, nên ta cứ vừa tích
phân, vừa đủ thì ủ, sau đó cho giun vào nuôi, đủ thời gian thì đem phân ra
bón, giun đi làm thức ăn. Một phần giun ta giữ lại để làm giống cho đợt tiếp
theo.
Thế khi nuôi giun có cần kỵ gì không?
Dạ, ta chỉ cần không để nước tiểu, nước muối, chất độc,… rơi vào trong đất
nuôi giun là được. Đồng thời, cũng phải tưới nước giữ ẩm cho những con giun,
vì đất khô thì giun dễ chết, yếu, khó sinh sản, kho ăn,… Ngoài ra, cũng tuyệt
đối,…
Được rồi cháu trai à, nhiều việc thế ai mà nhớ hết được. Hãy chia việc cho
bọn ta đi
Kiệt đang thao thao bất tuyệt một hồi về những điều cần tránh và nên làm thì
bị chú Đinh cắt ngang, vốn là thợ thủ công, chú biết làm bao nhiêu thứ thế thì
rất khó, chia việc thành từng phần nhỏ mới là tốt. Kiệt nghe vậy thì xấu hổ,
cậu quá đề cao mọi người rồi. Tất nhiên, không phải họ ngu ngốc, mà là vì họ
chưa biết gì về thứ cậu nói đã đành, lại không có phương tiện để ghi chép. Như
thời của Kiệt thì hoặc một cái smartphone, một cái máy ghi âm, mà tệ hơn thì
giấy bút đủ ghi chép.
Nói đến giấy, Kiệt thực sự muốn một ít giấy, có điều vật liệu chưa có đủ, nên
đành chờ đợi tiếp. Mà thôi, giấy tờ không phải thức gấp, phân công lao động
quan trọng hơn. Kiệt bắt đầu phân công việc cho mọi người. Đầu tiên là chuẩn
bị nền. Để tránh chất dinh dưỡng cứ đi xuống đất, cần có lớp trải, do không có
ni lông hay bê tông, nên phải dùng cỏ cứng trải và nén mạnh, tạo một lớp ngăn
cách, tuy chưa thực tốt nhưng đó là những gì cậu có lúc này. Tiếp sau, cho bùn
ao xuống, tạo một lớp chất nền cho giun ở. Để tránh cho bùn ao còn những tác
nhân gây hại, Kiệt chủ trương trộn thên phân chuồng vào, dùng phương pháp ủ
nóng- tức là để phân chuồng thành những khối không bị nén ép, tiếp xúc với
không khí và thường xuyên tưới nước tạo độ ẩm, cho vi khuẩn trong phân được
hoạt động thoải mái, tạo nhiệt độ cao đến tận 60 độ, vi khuẩn trong phân
chuồng sẽ quét sạch những thứ như nấm mốc, vi khuẩn có hại, trứng hoặc ấu
trùng giun, sán,… Làm xong, trải lớp chất nền này ra, bắt đầu cho giun xuống
sống.
Thế nhưng, trong khi đang tạo chất nền, việc tưới nước thường xuyên cho một
lượng lớn các khối chứa phân ủ tỏ ra tốn sức tới không ngờ, hơn nữa tưới nước
rất không đều, ngoài nát trong vẫn khô. May mắn rằng mọi người trong nhà đã
hiểu tầm quan trọng của công việc nên báo cáo lại kịp thời.
Sau nhiều lần bàn bạc, mọi người tìm ra một cách tương đối hay, đó là dùng
những ống tre rỗng ruột chọc và khối ủ, rồi đổ nước vào đó. Nhờ thế mà cả
trong lẫn ngoài khối ủ đều đủ nước. Chẳng mấy chốc, những khối ủ đã xong,
nhiệt độ đã lên cao, nhưng để đề phòng, Kiệt vẫn cho thời gian ủ lên đến 2
tháng cho tiệt sạch những thứ nguy cơ. Sau khi trải đủ đất nền, số còn lại
được dùng làm thức ăn lần đầu cho giun.
Thả những khối đất nhung nhúc giun giống, trứng giun, giun bé, giun to xuống
đất xong, công việc trở nên vất vả hơn- cho giun ăn và tưới nước hàng ngày.
Giun ăn phân ủ và bã rác, việc này thì cũng tạm ổn vì giờ đã có xe cút kít nên
có thể chở những thứ này tới tận bãi nuôi. Nhưng việc tưới nước thì thực khổ,
để đảm bảo độ ẩm, mỗi ngày những người tới tưới phải tưới gần trăm thùng nước
lớn, ai cũng tỏ ra rất mệt mỏi. Mà đã thế, việc chuẩn bị làm đất chờ vụ đông
đã đến gần nhân lực lào sao có thể đảm bảo được như trước nữa.