Chương 332: Mười Vạn Thiết Kỵ


"Việc đó chỉ là trong lúc nhất thời, trong lúc nhất thời" Tân Bì nói: "Cố chúa công chẳng may qua đời. Viên Thượng âm mưu soán vị. Đại tướng quân tuy có di chiếu của cố chúa công nhưng thân cô không thể chống lại được, hy vọng Đại đô đốc có thể ra tay cứu viện. Quân ta sẽ vô cùng cảm kích, tất có báo đáp. Đại tướng quân nguyện mang Từ Châu làm lễ vật tặng Đông Ngô".

"Từ Châu?" Chu Du nới: "Nếu như bản Đại đô đôc nhớ không lầm, lúc này Từ Châu cũng không phải địa bàn nằm trong tay Viên Đại tướng quân".

Tân Bì cau mày nói: "Nói như vậy, Đại đô đốc không muốn liên kết đồng minh sao?"

"Cũng không phải thế" Chu Du cao giọng nói: "Xin tiên sinh hãy lập tức quay lại báo với Viên Đại tướng quân, bản Đại đô đốc hoàn toàn có thể thay mặt Ngô gầu kết đồng minh với Đại tướng quân thế nhưng ngay sau khi diệt trừ Viên Thượng, Đại tướng quân cần phải xuất binh trợ giúp Ngô hầu tiến đánh Từ Châu".

Nghe vậy Tân Bì vui mừng, chắp tay nói: "Tại hạ sẽ chuyển thiện ý của Đại đô đốc cho Đại tướng quân, cáo từ".

Chu Du nói: "Không tiễn".

Tân Bì một lần nữa chắp tay thi lễ sau đó hắn quay người rời khỏi đại trướng.

Đưa mắt nhìn theo bóng dáng xa dần của Tân Bì, Sắc mặt Chu Du đột nhiên trở nên nghiêm túc, hắn quát to: "Thái Sử Từ, Lăng Thống, Tôn Dực nghe lệnh".

Ba tương Thái Sử Từ, Lăng Thống, Tôn Dực bước ra khỏi hàng, ôm quyền đáp: "Có mạt tướng".

Chu Du nói: "Chỉ huy năm ngàn khinh kỵ ( Đông Ngô chỉ có bằng ấy kỵ binh ) ngay trong đêm nhổ trại, thuỷ quân tiếp ứng vượt bắc sông Hoài Thuỷ, sau đó xuyên qua Tiếu Quận, giống trống khua chiêng ra vẻ tiến đánh Trần Lưu".

"Tuân lệnh".

Ba tướng Thái Sử Từ, Lăng Thống, Tôn Dực đồng thanh trả lời rồi quay người rời khỏi trướng.

"Toàn Tông, Từ Thịnh nghe lệnh".

"Có mạt tướng".

"Chỉ huy ba ngàn tinh binh, được thuỷ quân tiếp ứng qua sông Dĩnh, đi trước tới Trần Lưu, mai phục trên quan đạo Trần Lưu".

"Tuân lệnh".

Toàn Tông, Từ Thịnh cũng lĩnh mệnh rời khỏi trướng.

Chu Du lại nói: "Lữ Mông, Tưởng Khâm, Chu Thái nghe lệnh".

Ba tướng Lữ Mông bước ra khỏi hàng, ôm quyền nói: "Có mạt tướng'.

Chu Du nói: "Chỉ huy tám ngàn thuỷ quân xuất phát từ đại trại Sào Hồ đi tới Thọ Xuân tiếp ứng kỵ binh của Thái Sử Từ tướng quân vượt qua sông Hoài sau đó chia binh làm hai đường. Chu Thái chỉ huy đội thuyền vận chuyển, vận chuyển quân của Toàn Tông, Từ Thịnh qua sông Dĩnh, cùng đi mai phục. Lữ Mông, Tưởng Khâm dẫn một đội chiến thuyền nhẹ ngược dòng Dĩnh Thuỷ đi trước phối hợp tác chiến với quân của Viên Đàm".

"Tuân lệnh".

Ba tướng Lữ Mông lĩnh mệnh rời đi.

Cuối cùng Chu Du nhìn các chư tướng còn lại, cao giọng nói: "Các chư tướng còn lại thống lĩnh binh mã bản bộ, ba ngày sau theo bản Đại đô đốc rời khỏi ải Thanh Ngưu, tiến thẳng tới Nhữ Nam".

"Tuân lệnh".

Chư tướng ầm ầm trả lời.

Sau hai lần đại quân của Viên Thượng tấn công thất bại lập tức thay đổi sách lược, dùng chiến thuật bao vây trường kỳ.

Nháy mắt hơn mười ngày đã qua, lương thảo trong thành đã cạn, có thể nói lòng Viên Đàm nóng như lửa đốt. Tân Bì phái đi Lư Giang cầu viện cũng chưa thấy quay về càng làm Viên Đàm đứng ngồi không yên.

Đêm khuya.

Viên Đàm đang trong lúc hoảng sợ, khiếp nhược thì đột nhiên Tân Bì bước vào trướng.

"Tá Trì ( tên chữ của Tân Bì )" Viên Đàm vội vàng bước tới cầm tay Tân Bì hỏi: "Kết quả chuyến đi Lư Giang thế nào?"

Tân Bì nói: "Chúa công, Chu Du đã đồng ý kết đồng minh".

"A, tốt quá" Nghe vậy Viên Đàm vô cùng vui mừng, hắn vội vàng hỏi: "Chu Du có điều kiện gì? Chuẩn bị khi nào xuất binh? Sẽ điều động bao nhiêu quân đội?"

Tân Bì lặng im, ngay trong lúc này hắn không biết phải trả lời câu hỏi của Viên Đàm như thế nào.

Viên Đàm vỗ vỗ trán, tự giễu cợt mình" Cô quả thật quá lo lắng, Tá Trì cứ từ từ nói".

Tân Bì hít một hơi thật sâu nói: "Chúa công, Chu Du chỉ đồng ý giúp chúa công đánh lui phản quân Viên Thượng, cướp lại hai châu Duyện, Dự nhưng không đồng ý giúp chúa công đoạt lại Ký, Tịnh, Thanh, U bốn châu. Hơn nữa Chu Du còn đặt điều kiện, sau khi đánh lui phản quân Viên Thượng, chúa công phải xuất binh giúp Đông Ngô đánh Từ Châu".

"Điều này sớm nằm trong dự liệu của Cô" Viên Đàm nói: "Vốn Cô không trông mong có thể đoạt lại bốn châu Ký, Tịnh, Thanh, U. Có thể bảo vệ được hai châu Duyện, Dự cũng quá tốt rồi. Thế nhưng rốt cuộc thì khi nào Chu Du mới xuất binh? Tốt nhất là đừng chờ mấy tháng nữa mới xuất binh, tới khi đó thì chỉ e thành Bình Dư đã bị phản quân Viên Thượng đánh chiếm rồi".

Tân Bì nói: "Chúa công không cần lo lắng, trên thực tế thuỷ quân Đông Ngô đã tiến tới ngoài thành Bình Dư rồi".

"Thật vậy sao?" Viên Đàm vui mừng nói: "Quân Ngô đã tiến tới ngoài thành Bình Dư sao?"

"Đúng thế" Tân Bì nói: "Nếu như không có thuỷ quân Đông Ngô trợ giúp, tại hạ không thể đi vào thành được".

Tân Bình nói: "Phản quân Viên Thượng đã bao vây thành chật như nêm cối. Tá Trì vẫn có thể vào thành, hoá ra lại từ đường thuỷ. Ha ha ha".

Tân Bì nói: "Đô đốc thuỷ quân Đông Ngô là Lữ Mông bảo tại hạ chuyển lời cho chúa công: vào lúc bình minh thuỷ quân Đông Ngô sẽ tiến hành tập kích quân doanh của Viên Thượng ở ngoài cửa đông. Khi đó sẽ đốt lửa làm hiệu, hy vọng chúa công có thể phái một toán tinh bin ra khỏi thành, phối hợp với thuỷ quân Đông Ngô, hai mặt giáp công đại doanh của Viên Thượng".

"Diệu kế" Tân Bình kích động nói: "Phản quân không ngờ thuỷ quân Đông Ngô tới, tất nhiên không phòng bị, sẽ bị thiệt hại nặng".

Khắp nơi là một khung cảnh vô cùng hỗn độn. Đây chính là lúc bầu trời tối đen nhất trước lúc bình minh.

Trên bờ sông Dĩnh, Tưởng Khâm hoành đao đứng sừng sững.

Trước mặt Tưởng Khâm, năm trăm tráng hán xếp hàng chỉnh tề. Năm trăm tráng hán thuỷ quân này đều mặc áo Trực chuyết, tay cầm đơn đao, đầu đội một chiếc mũ rộng vành. Đây là quân trang điển hình của thuỷ quân Đông Ngô. Gió sông lành lạnh thổi làm tung bay chiếc khăn quấn đầu của Tưởng Khâm. Đột nhiên ngay trong lúc đó Tưởng Khâm vung thanh đao trong tay chém mạnh về phía trước.

"Giết!".

Tiếng gào thét như sấm đột ngột nổi lên, phá tan sự tĩnh lặng của bầu trời đêm yên tĩnh.

Gần như cùng lúc đó bên ngoài cửa đông thành Bình Dư ngọn lửa cháy rừng rực bốc lên cao, nổi bật lên trên màn đêm đen ngòm. Trong lúc đó cánh cửa đông thành Bình Dư đang đóng chặt đột ngột mở ra, một toán binh lính đen nghịt tiến ra, vượt qua cầu treo đã hạ xuống, xông tới đại doanh quân Viên Thượng bên ngoài thành.

Trung quân đại trướng. Viên Thượng đột ngột bị âm thanh chém giết vang trời đánh thức. Hắn vội vàng ngồi dậy, quát hỏi tả hữu: "Xảy ra chuyện gì vậy? Xảy ra chuyện gì vậy?"

Thẩm Phối quần áo không chỉnh tề lảo đảo xông vào trong trướng, hắn thở hổn hển nói: "Cướp doanh, có người cướp doanh".

"Cướp doanh?" Viên Thượng cau mày nói: "Không phải phản quân của Viên Đàm đang bị vây hãm trong thành sao? Quân đội cướp doanh từ đâu xuất hiện vậy hả?"

"Chúa công, là quân Đông Ngô'.

Viên Thượng vừa dứt lời, Phùng Kỷ cũng hoảg hốt xông vào trướng.

"Quân Ngô? Không thể nào" Viên Thượng nghe vậy vô cùng kinh hãi, hắn thất thanh nói: "Sao quân Ngô có thể liên kết với Viên Đàm? Không phải bọn chúng vẫn đang giao chiến với nhau sao?"

"Đích thực là quân Ngô" Phùng Kỷ nói: "Tại hạ không nhìn lầm".

"Đáng hận" Viên Thượng tức giận nói: "Tại sao thám báo của quân ta không phát hiện ra quân Ngô xuất hiện bất ngờ bên ngoài thành Bình Dư?"

"Chúa công, là do thuộc hạ khinh thường" Thẩm Phối xấu hổ nói: "Nhất định quân Ngô từ đưởng thuỷ đánh tới. Phần lớn thám báo của quân ta phân bổ trên đất liền. Hơn nữa từ Hoài Nam ngược dòng Dĩnh Thuỷ tới Bình Dư đều là thâm sơn, rừng rậm. Thuộc hạ căn bản không phái xích hầu theo dõi đường thuỷ sông Dĩnh".

"Chính Nam" Viên Thượng tức giận nói: "Lần sau hãy chú ý đề phòng".

"Dạ" Thẩm Phối nói: "Lần sau thuộc hạ nhất định rút ra bài học này".

"Báo…" Thẩm Phối vừa dứt lời, bất chợt có một viên Thiên tướng vào bẩm báo: "Đại tướng quân, mặc dù địch quân tấn công quân doanh không nhiều lắm nhưng chúng cực kỳ kiêu dũng, nhất là Đại tướng chỉ huy thì cực kỳ hung hãn, không ải cản nổi. Hơn mười viên kiện tướng của quân ta đã chết dưới cây đao của hắn. Hiện tại đại doanh hậu quân, đại doanh tả quân đã bị đánh chiếm. Địch quân đang đánh tới đại doanh trung quân".

"Báo…" Viên thiên tướng vừa dứt lời, lại có một tên nha tướng vào trướng bẩm báo: "Chúa công, phản quân trong thành cũng đánh ra ngoài. Chúng đang mãnh liệt tấn công đại doanh tiền quân".

"Báo… bờ sông Dĩnh lửa cháy ngút trời. Một đại đội nhân mã từ dưới sông xông lên đánh giết'.

Tin xấu nối tiếp tin xấu. Viên Thượng tái nhợt mặt, hắn dậm chân nói: "Lập tức truyền lệnh, toàn quân rời bỏ đại doanh đông thành, lui về trấn giữ đại doanh bắc thành".

Viên Thượng dẫn theo tàn quân dưới sự tiếp ứng của Viên Hi lui về đại doanh bắc thành. Hắn vẫn chưa kịp ngồi xuống thở thì tin xấu lại dồn dập bay tới.

"Chúa công. phát hiện một đội khinh kỵ Đông Ngô ở Tiếu Quận, chúng đang nhanh chóng tiến tới Trần Lưu" Sắc mặt Thẩm Phối tái nhợt, hắn nhìn Viên Thượng nói: "Một khi Trần Lưu thất thủ, tuyến đường vận lương của quân ta sẽ quân Ngô cắt đứt, hậu quả là không thể tưởng tượng nổi".

"Chúa công, cách Bình Dư năm mươi dặm về phía nam phát hiện đại quân Đông Ngô" Thẩm Phối còn chưa nói xong, Phùng Kỷ đã vội vã đi vào trướng, nhìn Viên Thượng nói: "Theo như quân xích hầu cấp báo, đội quân Ngô đó có ít nhất mấy vạn người. ở trung quân có một cây đại kỳ, trên đó có thêu một chữ "Chu". Xem ra Chu Du đã tự mình dẫn quân xuất chinh".

"Chúa công, đêm qua quả thật đúng là quân Ngô tập kích đại doanh" Thẩm Phối lại nói: "Hiện tại thuỷ quân Đông Ngô theo đường sông Dĩnh đang cuồn cuộn vận chuyển binh lính, lương thảo tiến về thành Bình Dư. Chỉ e là trong một thời gian ngắn chúng ta không thể công chiếm thành Bình Dư. Phối cho rằng chúng ta hãy sớm bãi binh, trước tiên lui quân về Bộc Dương rồi sẽ tính tiếp".

"Tại sao có thể như vậy" Viên Thượng cau mày nói: "Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì vậy hả?"

Chẳng trách Viên Thượng lại buồn bực như vậy. Chỉ trong vòng một đêm, tình hình vốn tốt đẹp là thế lại đột nhiên trở nên vô cùng tồi tệ. Chu Du và quân Ngô đột nhiên xuất hiện. Hiện tại ngay cả thành Bình Dư cũng không phá được, không thể tiêu diệt phản quân Viên Đàm, mà ngay việc rút quân an toàn quay về Bộc Dương cũng là cả một vấn đề".

"Chúa công" Phùng Kỷ cũng khuyên nhủ: "Chỉ cần còn núi xanh, lo gì không còn củi đốt. Hãy rút lui đi".

"Ai" Viên Thượng ngửa mặt lên trời thở dài một tiếng. Hắn buồn bực nói: "Truyền lệnh của Cô, toàn quân rút về Bộc Dương".

Trung tuần tháng sau, năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế, Chu Du thống lĩnh bốn vạn đại quân thuỷ bộ bắc phạt Trung Nguyên ( ba vạn quân kỵ bộ đại doanh Hợp Phì, một vạn thuỷ quân đại trại Sào Hồ ). Viên Thượng không dám ham chiến, hoảng sợ rút quân quay về, kết quả gặp phải phục quân của Toàn Tông, Từ Thịnh ở phụ cận Dĩnh Dương, thất bại thảm hại.

Khi về tới Trần Lưu lại bị quân kỵ binh của Thái Sử Từ tập kích, một lần nữa đại bại.

Bảy vạn đại quân hoàn toàn tan rã. Cuối cùng Viên Thượng, Viên Hi chỉ huy hơn tám trăm kỵ binh kinh hoàng trốn chạy về Bộc Dương.

Tháng bảy năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế, Viên Thượng vứt bỏ Bộc Dương trốn về Nghiệp Thành. Viên Đàm dưới sự trợ giúp của Chu Du đã thành công đoạt lại hai châu Duyện, Dự. Cùng lúc đó đô đốc quân Ngô là Hoàng Cái chỉ huy hai vạn quân Sơn Việt tiến ra Quảng Lăng, bắc Từ Châu, hội quân với Chu Du, Viên Đàm ở Bành Thành. Trong khi đó đại quân của Mã Dược vừa mới quay về tới Quan Trung, còn cách Lạc Dương cả ngàn dặm đường

Thế nhưng mười vạn đại quân Tây Xuyên vào tháng sáu cũng đã xuôi nam tiến tới Nam Dương, tạm thời đóng quân ở Nhương huyện, An Chúng, Dục Dương phía bắc Tân Dã.

Lý Túc mang thư cấp báo từ Lạc Dương tới cho Mã Dược xem. Xem xong, Mã Dược trầm ngâm hồi lâu không nói.

Giả Hủ cũng bùi ngùi thở dài nói: "Quả thật không hổ là Chu Du, chỉ trong vòng chưa tới một tháng đã đánh đuổi Viên Thượng chạy về Hà Bắc. Hiện tại Chu Du, Viên Đàm, Hoàng Cái ba lọ quân gần tám vạn đại quân đã hội quân ở Bành Thành. Từ Châu của Tào Báo chỉ e là sẽ không giữ được lâu".

Pháp Chính cũng nói: Sau khi Từ Châu Trần Khuê chết bệnh liền trở nên người không có tài cán gì. Với năng lực của Tào Báo, kiên trì giữ được Từ Châu hai tháng đã là cực hạn".

"Hơn nữa còn có một khả năng khác nữa" Mã Dược trầm giọng nói: "Một khi đại quân Đông Ngô áp sát, với sự cầm đầu của Tào Báo, Tôn Kiền, để duy trì lợi ích của bản thân mình, sĩ tộc Từ Châu rất có thể sẽ đầu hàng Đông Ngô. Dù sao thủ phạm giết chết Tôn Kiên là Trần Đăng đã chuyển tới làm Thái Thú Nam Dương. Đông Ngô và Từ Châu không còn mối thâm thù đại hận nào nữa".

Giả Hủ nói: "Nếu thật sự quân Đông ngô không đánh mà thắng, chiếm được Từ Châu. Hơn nữa với vùng Hoài Nam và năm quận Giang Đông, Tôn Quyền hoàn toàn có thể bội thu tiền thuế ruộng. Một khi như vậy võ có Thái Sử Từ, Chu Thái, Tưởng Khâm làm đại tướng. Văn có Từ Thứ, Trương Chiêu, Bộ Chất là những thần tử có tài, lại có Chu Du thống lĩnh ba quân thì chỉ trong vòng từ ba tới năm năm nữa Tôn Quyền hoàn toàn có thể thay thế Tào Tháo trở thành mối hoạ lớn nhất trong lòng chúa công".

"Xem ra không còn cách nào khác là phải sớm điều động thiết kỵ ba vạn hộ Mạc Bắc" Pháp Chính nói: "Với mười vạn quân Xuyên mới hàng, lòng quân chưa ổn định, hơn nữa tố chất binh lính tốt xấu lẫn lộn, chỉ e không thể trọng dụng. Chỉ dựa vào ba vạn tinh nhuệ ở Lạc Dương đông chinh thì chỉ e rất khó tìm được thắng lợi. Thuộc hạ cho rằng chỉ còn cách điều động mười vạn thiết kỵ Mạc Bắc thì mới đảm bảo chắc thắng".

"Ừ, đã tới lúc rồi" Giả Hủ phụ hoạ: "Vừa hay Viên Thượng đang muốn phản công, thiếu binh lính, thiếu tướng sai sứ giả tới cầu cứu chúa công. Tại sao chúa công không giả vờ đồng ý, sai mười vạn thiết kỵ đi ngang qua bình nguyên Hà Bắc, xuôi nam, trước tiên dùng kế phát Quắc, diệt Ngu tiêu diệt Viên Thượng sau đo tiếp tục tiến đánh Trung Nguyên".

"Hay" Mã Dược quả quyết nói: "Ngày mai hãy lập tức ban bố cáo thị, lập tức chuyển Ung, Lương, Sóc các châu sang thể chế chiến tranh ( do Mã Dược định ra ), chuyển tất cả quân lương, quân mã, khí giới, vật tư do triều đình điều phối, chờ sau khi chiến tranh kết thúc, triều đình sẽ xem xét đền bù tổn thất".

Pháp Chính nói: "Vậy còn Thiên Tử…".

Mã Dược nói: "Về phần Thiên Tử, Cô sẽ giải thích".

Giả Hủ nói: "Chúa công minh giám".

Đột nhiên trong mắt Mã Dược hiện lên sự lạnh lùng rất khó hiểu, hắn trầm giọng nói: "Đợi tới tháng chín, thời tiết cuối thu dễ chịu, ngựa béo mập, khoẻ mạnh thì lập tức hạ lệnh mười vạn thiết kỵ Mạc Bắc xuôi nam tiến đánh Trung Nguyên . Chu Du đương nhiên sẽ điều đại quân ra Bạch Mã, Diên Tân với ý đồ ngăn cản quân thiết kỵ của ta ở phía bắc sông Hoàng Hà. Khi đó Cô sẽ quay về Lạc Dương, chỉ huy ba vạn quân tinh nhuệ tiến ra Huỳnh Dương. Công Minh, Hiếu Trực lập tức dẫn mười vạn quân Xuyên ra Dĩnh Xuyên, ba mặt giáp công quân Ngô. Cô muốn nhìn xem Chu Du này có ba đầu sáu tay gì để có thể ngăn cản đại quân hơn hai mươi vạn thiết kỵ của Cô".

Lưu Diệp, người chịu trách nhiệm thu thập tin tức tình báo nhìn Tào Tháo nói: "Chúa công, vừa mới có tin: liên quân Chu Du, Viên Đàm đã đánh đuổi Viên Thượng chạy về Hà Bắc. Hiện tại hai châu Duyện, Dự ở Trung Nguyên trên danh nghĩa vẫn thuộc quyền quản lý của Viên Đàm nhưng bất kỳ ai cũng biết Viên Đàm đã trở thành con rối trong tay Chu Du'.

Ánh mắt Tào Tháo cô cùng phức tạp, một lúc lâu sau hắn mới chậm rãi nói: "Viên Bản Sơ một đời anh hùng nhưng hắn lại sinh ra ba đứa con trai phế vật. Di cốt của phụ thân vẫn chưa tan hết đã rơi vào cảnh huynh đệ tương tàn. Ai, không ngờ quá tiện ích cho thằng nhãi Chu Du đó. Ai, nhưng nói gì thì nói thằng nhãi Chu Du đó cũng hoàn toàn không đơn giản chút nào".

Trình Dục hỏi: "Từ Dương, sau khi đánh bại Viên Thượng, quân Ngô có động tĩnh gì không vậy?"

Lưu Diệp trả lời: "Có, Chu Du, Viên Đàm, Hoàng Cái ba lộ quân có tám vạn quân đã hội quân ở Bành Thành'.

"Xem ra không bao lâu nữa toàn bộ Từ Châu sẽ rơi vào tay Chu Du" Ánh mắt Tào Tháo rất phức tạp, hắn bùi ngùi nói: "Thằng nhãi Chu Du này ra tay quả thật bất phàm. Cứ theo tình hình hiện nay chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức mấy năm nữa quân Ngô sẽ có đủ thực lực quyết chiến một trận thư hùng với quân Lương. So với đối phương quả thật Kinh Châu của Cô là yếu nhất, dù là so với quân Ngô, hay quân Lương thì cũng thua xút rất nhiều".

Bàng Thống nói: "Chúa công chỉ có lấy được Tây Xuyên thì mới có đủ thực lực chống lại quân Ngô và quân Lương'.

"Đúng vậy" Tào Tháo nói: "Hiện tại Cô cũng hy vọng Mã đồ phu có thể sớm quay lại Lạc Dương. Có Mã đồ phu ở Lạc Dương kiềm chế, sự phát triển lớn mạnh của quân Ngô và Chu Du mới không thuận buồm xuôi gió. Tốt nhất là trong vòng nửa năm nữa quân Ngô và quân Lương sẽ xảy ra xung đột ở Trung Nguyê, khi đó Cô sẽ thừa dịp đánh chiếm Tây Xuyên'

Là một lão đối thủ giao chiến nhiều năm với nhau, Tào Tháo vẫn còn khá e sợ Mã đồ phu. Một khi quân Lương của Mã đồ phu và quân Đông Ngô chưa xảy ra chiến tranh toàn diện, vô luận là chuyện gì xảy ra Tào Tháo nhất định không dám tiến quân vào Tây Xuyên. Nếu một khi gượng ép tiến quân vào Xuyên, rất có thể Tây Xuyên chưa chiếm được mà còn bị Mã đồ phu thừa cơ hội đoạt mất Kinh Châu.

Nếu quả thực chuyện xảy ra như vậy thì Tào Tháo ngay cả một mảnh đất cắm dùi cũng không có.

"Chỉ e là trận ác chiến đó giữa quân Ngô và quân Lương là không thể tránh khỏi" Bàng Thống nói: "Sớm thì tháng bảy, chậm thì tháng mười, hai bên sẽ xảy ra xung đột. Nhưng nếu chúa công muốn thư dịp lấy được Tây Xuyên nhưng chúa công vẫn phải sắp xếp phòng thủ Kinh Châu chu đáo. Mã đồ phu mới điều mười vạn hàng quân Xuyên ra Nam Dương. Dù sức chiến đấu của mười vạn đại quân Xuyên này thấp nhưng nhiều kiến cắn chết voi. Dù sao đó cũng là mười vạn quân".

Tào Tháo nói: "Theo Sĩ Nguyên thì nên lưu lại bao nhiêu để có thể bảo vệ an toàn Kinh Châu?'

Bàng Thống nói: "Ít nhất hai vạn bộ binh, hơn nữa cần ba vạn thuỷ quân phối hợp nhưng vẫn cần phải hết sức cẩn thận".

Trình Dục nói: "Nếu như lưu lại hai vạn bộ binh, lại không thể sử dụng thuỷ quân, chúa công chỉ có thể điều động ba vạn quân bộ binh chinh phạt Tây Xuyên. Binh lực như vậy có ít quá không?"

Bàng Thống nói: "Ban vạn tinh binh nói nhiều thì không nhiều mà nói ít thì cũng không ít. Chỉ cần điều động phù hợp thì như vậy là đủ. Dù gì mười vạn đại quân Xuyên đã bị Mã đồ phu điều ra khỏi Tây Xuyên. Hiện tại quân đội trấn giữ Tây Xuyên không vượt quá năm, sáu vạn, hơn nữa lại phải phân tán ra trấn giữ các quan ải, rất dễ dàng bị quân ta công phá thế nhưng…".

Tào Tháo nói: "Nhưng thế nào?"

Bàng Thống chỉ tay vào bản đồ, hắn trầm giọng nói: "Thế nhưng Thống cho rằng quân Xuyên nhất định sẽ trú đóng trọng binh ở chỗ này để tạo thành bức bình phong che chắn đại quân của chúa công nhập Xuyên. Vì vậy bước đầu tiên của việc nhập Xuyên là triệu tập tất cả quân đội dùng thế Thái Sơn áp đỉnh tấn công mạnh mẽ đánh chiếm cánh cổng nhập Xuyên".

Tào Tháo nhìn theo hướng chỉ của ngón tay Bàng Thống, hắn cau mày, trầm giọng nói: "Ngư Phúc Phổ sao?"

Trương Tú chỉ huy năm ngàn tinh binh bản bộ cùng với Trương Vệ, Dương Ngang, Dương Nhiệm chỉ huy một vạn quân Hán Trung vào trú đóng trong thành Vĩnh An. Trương Tùng, Thứ Sử Ích Châu mới nhậm chức, gánh vác trọng trách Thừa tướng Mã Dược giao phó là phòng ngự Tây Xuyên, không dám lơ là cũng theo đại quân của Trương Nhiệm tới Vĩnh An.

Phủ nha Thái Thú.

Trương Tú ôm quyền nhìn Trương Tùng, Trương Nhiệm nói: "Mạt tướng mới tới, vẫn còn chưa quen thuộc địa hình sông núi Vĩnh An, phong tục tập quán, suy nghĩ khó tránh khỏi sơ sót, mong Vĩnh Niên huynh, Bá Đạo huynh giúp đỡ nhiều hơn. Dù sao Thừa tướng giao trọng trách trấn giữ cửa ngõ tiến vào Tây Xuyên cho mạt tướng, mạt tướng không dám lơ là".

Trương Tùng nói: "Trương tướng quân khách khí rồi. Ta và tướng quân cùng ra sức vì Thừa tướng, đương nhiên là phải giúp đỡ lẫn nhau".

Trương Nhiệm nói: "Mạt tướng thừa lệnh Thừa tướng tới trước trướng nghe theo sự điều phối của tướng quân đương nhiên sẽ biết gì nói đấy, không gì dối trá. Thế nhưng mạt tướng là ngwoif trực tính, trong lòng nghĩ gì sẽ nói vậy. Nếu như trong lời nói có gì xung đột, mạo phạm tướng quân, mong tướng quân hãy bỏ qua cho".

Trương Tú nói: "Bá Đạo huynh nói rất hợp ý ta. Ta cũng là một người trực tính".

"Trương tướng quân, chúng ta hãy bàn về việc chính đi" Trương Tùng nói: "Về vấn đề phòng ngự Vĩnh An, quả thật tại hạ có một suy nghĩ muốn thương lượng cùng với tướng quân. Vĩnh An là cánh cửa của Tây Xuyên, cực kỳ quan trọng, không thể để mất mà Ngư Phúc Phổ lại là cánh cửa của Vĩnh An. Nói tóm lại nếu có thể bảo vệ được Ngư Phúc Phổ, Vĩnh An sẽ không có gì lo lắng, Tây Xuyên sẽ không có gì đáng lo".

"A, Ngư Phúc Phổ?" Trương Tú nói: "Vĩnh Niên có thể nói rõ ra không?"

Trương Nhiệm lập tức mở bản đồ quân sự mang theo bên người ra. Trương Nhiệm chỉ tay vào bản đồ, nhìn Trương Tú nói: "Tướng quân hãy nhìn. Đây là Vĩnh An, phía đông Vĩnh An một trăm dặm chính là Ngư Phúc Phổ. Có thể nói đây chính là cánh cửa duy nhất để từ Kinh Châu tiến vào Xuyên. Từ Ngư Phúc Phổ theo hướng bắc theo đường chim bay chính là Đại Ba Sơn chim bay không lọt. Chỉ có kẻ hồ đồ mới theo con đường này tiến vào Hán Trung".

"Ừ" Trương Tú gật đầu nói: "Nói như vậy Ngư Phúc Phổ cực kỳ hiểm yếu. Thế nhưng liệu thuỷ quân Kinh Châu có thể theo đường thuỷ Trường Giang ngược đường lên Tây Xuyên không?"

"Không thể" Trương Tùng nói: "Bởi vì từ Vĩnh An tới Giang Lăng, sự chênh lệch mặt nước sông Trường Giang là rất lớn. Hơn nữa nước sông chảy xiết, nhiều bãi đá nguy hiểm. Chiến thuyền to lớn của thuỷ quân Kinh Châu căn bản là không có cách nào ngược dòng mà lên. Thuyền nhẹ được người kéo thì có thể ngược dòng lên tới nhưng quân ta chỉ cần phái mật thám ăn mặc giả trang như ngư dân, ngày đêm dò xét trên sông là có thể kịp thời phòng bị".

"Chỉ cần thuỷ quân Kinh Châu không thể ngược dòng được thì sự uy hiếp của quân Kinh Châu đã giảm đi một nửa" Trương Tú nói: "Liệu Vĩnh Niên huynh có thể giải thích tường tận địa hình Ngư Phúc Phổ cho mạt tướng nghe không?"

"Tùng nguyện ý giải thích" Trương Tùng vuốt vuốt râu, cao giọng nói: "Tàm Tùng, Ngư Phù ( Thục Vương cổ đại, tổ tiên trong văn hoá Thục cổ đại, tương đương với Viêm Đế, Hoàng Đế trong văn hoá Hoa Hạ ), Thì Đại ba người vàoTây Thục buôn bán muối ăn bởi vì việc thu lợi nên thường xảy ra tranh chấp. Ngư Phù lập tức phái quân bảo vệ muối ăn, cam đoan cung cấp muối ăn cho Thục Cương cổ đại. Ở trên bãi sông có di tích doanh trại quân đội quân Thục thời cổ vì vậy được gọi là Ngư Phúc Phổ".

Tháng bảy, năm Kiến An thứ mười hai, Hán Hiến Đế, Chu Du dùng kế dụ quân trấn thủ Bàng Thành ra ngoài thành, Tào Báo chết trận.

Tháng tám, Tôn Kiền dẫn đầu sĩ tộc Từ Châu hiến thành. Các quận Đông Nguyệt, Hạ Phì, Đông Hải đều đầu hàng. Tôn Quyền tiếp nhận năm quận Từ Châu. Tới lúc này Tôn Quyền đã thu được hai châu Từ, Dương với tổng số dân gần bảy trăm vạn người, uy danh đại chấn. Tháng chín, Tôn Quyền tự phong làm Đại Tư Mã, tước Ngô công, đồng thời hắn chuyển phủ tới Thọ Xuân, bày tỏ ý chí quyết phân tranh cao thấp với Mã Dược.

Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt - Chương #332