Y Lan, hành lang Á Sâm, thành Bí Dương.
Nhìn từ trên bản đồ quân sự của đại lục Y Lan, khu vực nằm ở phía bắc hành lang Á Sâm, đường cao tuyến quân sự đều rất rộng rãi, có nơi thậm chí là một khoảng trắng, điều này biểu thị sự rộng lớn của khu vực phía bắc hành lang Á Sâm, nơi này đều là khu vực bình nguyên rất bằng phẳng, thậm chí có núi non trùng điệp, thỉnh thoảng có vài nhọn núi nhỏ lặng lẽ bao quanh, cũng vì không dung được đường cao tuyến quân sự tiêu chuẩn thấp nhất để phân biệt mà bị giản lược. Đối với những khu vực bằng phẳng như vậy, từ trước đến nay đều dễ tấn công, khó thủ, hành lang Á Sâm cũng không phải là ngoại lệ.
Nơi này là khu vực bằng phẳng nhất bắc bộ của đại lục Y Lan, cũng là khu vực phì nhiêu nhất bắc bộ, sản lượng lúa nước nơi này sản xuất ra chiếm một phần ba sản lượng lúa ở bắc bộ đại lục Y Lan. Sản lượng lúa cực đại dễ dẫn tới nhãng cuộc chiến tranh liên tiếp xảy ra, từ cuộc chiến tranh cổ xưa nhất giữa vương quốc Long Kinh và đế quốc Minh Hà, đến cuộc chiến tranh giữa Y Lan và Đường Xuyên mấy năm trước, đến cuộc chiến bây giờ giữa Y Lan và đế quốc Lam Vũ, quy mô chiến tranh, binh lực tham chiến và tổn thất mà chiến tranh mang đến đều không ngừng gia tăng.
Vì lương thực phong phú, đất đai phì nhiêu, hành lang Á Sâm cho tới bây giờ chưa bao giờ thiếu ngọn lửa chiến tranh. Chỉ là, trong cuộc chiến tranh đoạt trước đây của hành lang Á Sâm, tiêu điểm đều không nằm ở phía nam và tây nam bộ, ở khu vực Kiếm Xuyên Đạo và cứ điểm Xạ Nguyệt, chỉ cần khống chế được những khu vực hiểm yếu này, bắc bộ bằng phẳng của hành lang Á Sâm sẽ giống như hạt đào nhẹ nhàng rơi xuống. Lúc đầu quân đội Y Lan đã khống chế cứ điểm Xạ Nguyệt và phủ Bối Trữ, kết quả đã ép buộc thành công quân đội đế quốc Đường Xuyên phải chủ động rút khỏi toàn bộ hành lang Á Sâm.
Cho dù hành lang Á Sâm từ trước đến nay luôn là tâm điểm nóng bỏng của sự tranh đoạt giữa các nước lớn, nhưng đối với cuộc sống sinh hoạt của cư dân nơi đây mà nói, cơ hội bọn họ tiếp xúc với ngọn lửa chiến tranh cũng không phải là nhiều, rất nhiều lúc bọn họ chỉ là nhìn những quân đội có màu sắc khác nhau, chế phục khác nhau từ các phương tiến đến, tiếp quản hoà bình những khu vực này, mãi đến khi quân Lam Vũ tới sau này, bắc bộ hành lang Á Sâm mới bắt đầu trở nên náo nhiệt. Ở trên mảnh đất bằng phẳng này, theo dòng chảy chậm rãi của dòng sông Á Sâm, quân Lam Vũ và quân Y Lan triển khai tranh đoạt một thời gian dài, tiếng súng ầm ầm khiến cho những cư dân nơi đây lần đầu tiên cảm nhận được sự kinh thiên động địa và sự lãnh khốc vô tình của chiến tranh.
Trong cuộc chiến tranh trước đó, kẻ tiến công đều đến từ phía nam, theo phương châm chiến lược cơ bản nhất trước nam sau bắc, chỉ có quân Lam Vũ thái độ khác thường đến từ phía bắc, phá vỡ hoàn toàn hình thức chiến tranh của hành lang Á Sâm, cũng mang tới vấn đề nan giải cho việc phòng thủ hành lang Á Sâm của quân Y Lan. Trên mảnh đất bằng phẳng dị thường này, bọn họ khôn tìm thấy nơi hiểm yếu nào để có thể ngăn cản sự công kích của quân Lam Vũ, thậm chí ngay cả một nơi trọng yếu kiên cố một chút cũng không có, ngoại trừ liều mạng đào vét công sự ra, quân đội Y Lan cũng không có cách nào khác.
Nhưng bắc bộ hành lang Á Sâm mặc dù không có nơi hiểm yếu và cứ điểm, nhưng có những vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu, ví dụ như phủ Côn Sơn, như Bí Dương đều là điểm tập kết giao thông trọng yếu xuyên suốt hành lang Á Sâm, từ trước đến này, con đường nam bắc của hành lang Á Sâm đều phải thông qua hai thành này, đồng thời với việc nó không có rào cản tự nhiên, ngược lại lại có danh hiệu binh gia tất tranh. Bất luận quân Lam Vũ hay quân Y lan một khi đánh mất những thành thị chủ yếu này, những khu vực rộng lớn xung quanh đều sẽ sinh ra phản ứng liên hoàn, một khi xảy ra càng không thể vãn hồi. Trái ngược lại, khống chế được những Yếu đạo giao thông này chẳng khác nào đã khống chế được những vùng đất xung quanh rộng mấy vạn Km vuông.
HIện tại phủ Côn Sơn rõ ràng đã bị mất, quân Y Lan chỉ còn có thể nắm giữ vững vàng Bí Dương. bất luận là quân đế quốc Đường Xuyên trước đây, hay là quân Y Lan bây giờ đối với Bí Dương đều hết sức coi trọng, ở nơi này nhiều năm qua số lượng lớn quân đội đóng quân, làm cho bản thân Bí Dương biến thành cơ sở quân sự cực lớn, bên trong thành đại bộ phận đều là quân đội. Hoặc là nhân viên có liên quan đến quân đội, ngược lại cuộc sống của cư dân bình thường lại không quá quan trọng. Chính vì như vậy, thủ phủ của Nghiễm Xuyên đạo lại bố trí ở Ngu thành, chứ không phải là Bí Dương.
Thành tường của Bí Dương chỉ là các loại đá hoa cương cực lớn chồng chất lên nhau, những loại đá này ở hành lang Á Sâm thiếu nghiêm trọng, khó mà có được. Bất kể tường thành của nhữngloại đá này chỉ có 10 thước, ở trên đỉnh phần rộng nhất cũng không quá 4 thước, ở dưới đáy phần rộng nhất cũng không quá 8 thước, nếu như đặt ở những nơi khác của đại lục Y Lan, nhiều nhất cũng không được liệt vào loại thành thị, nếu đem nó so sánh với đệ nhất thiên hạ kiên thành Minh Na Tư Đặc Lai, sợ rằng tất cả thành tường của nó cộng lại cũng không đủ 1% của thành Minh Na Tư Đặc Lai.
Nhưng chính vì Bí Dương nhỏ như vậy, ở bắc bộ hành lang Á Sâm cho dù là thành trấn rất lớn, cho dù so sánh với phủ Côn Sơn cũng không chút thua kém, công sự phòng thủ thành của Bí Dương cũng có vẻ chắc chắn, vì thành tường của Côn Sơn và Ngu thành đều giống nhau, đều là dùng bùn đất đắp lên mà thành, so sánh với đá hoa cương của Bí Dương đương nhiên là không bằng.
Ban đầu, quân Đường Xuyên đóng quân tại Bí Dương có 3 vạn người, sau này quân Y Lan cũng đóng quân 2 vạn người. chỉ là khi quân Y Lan tiến công quy mô hành lang Á Sâm, sau khi quân Đường Xuyên đánh mất cứ điểm Xạ Nguyệt, chủ động vứt bỏ Bí Dương, kết quả là quân Y Lan không mất chút sức lực nào đã chiếm được yếu đạo giao thông này, nhưng bây giờ quân Lam Vũ tới, quân Y Lan cũng không nhả nó ra, bọn họ đã hạ quyết tâm, lợi dụng Bí Dương ngăn cản bước tiến của quân Lam Vũ.
Tiêu Nam đầu tháng 7 mới tới được Bí Dương.
Bí Dương đầu tháng 7, đúng là lúc thời tiết nóng bức nhất trong năm, trừ những lúc trời mưa, mỗi ngày mặt trời đều thiêu đốt, tựa như muốnđem tất cả lượng nước tích trữ trên đồng ruộng bốc hơi toàn bộ. Ngay cả lượng nước cực lớn trên sông Á Sâm dưới uy lực của mặt trời cũng lộ rõ sự bất lực, dòng chảy vốn kéo dài mãnh liệt vô tận, khi chảy đến Bí Dương bây giờ cũng đã trở thành dòng chảy nhỏ, chậm rãi chảy xuyên qua không dám phát ra bất cứ âm thanh nào.
Người thanh niên khôi ngô, một mình đứng trên tường thành Bí Dương, tay trái vô ý vuốt ve hòn đá thô nhám trên tường thành, đôi mắt cô độc nhìn về phía tây bắc xa xôi, nơi đó không xa chính là Ngu Thành, là nơi hắn vừa đứng. Vầng thái dương uy mãnh chói lọi tựa hồ không hề ảnh hưởng chút nào tới hắn, ánh mặt trời chiếu rọi xuống thân hình của hắn hình như lập tức đã biến mất vô hình vô ảnh. Những vệ sĩ đi theo hắn ai cũng bị ánh mặt trời chiếu rọi, mồ hôi đầm đìa khắp nơi, chỉ có hắn trên khuôn mặt anh tuấn không hề có chút mồ hôi nào, ngược lại tựa hồ toát ra lãnh khí nhè nhẹ. Khi hắn đang đứng sừng sững ở đó, phảng phất như ánh dương cũng không dám mạo phạm đến sự uy nghiêm của hắn.
Bởi vì hắn chính là đại hoàng tử của Y Lan, Tiêu Nam.
Cái tên này trong nhiều lúc nào đó còn chói mắt hơn ánh sáng mặt trời.
Đây là lần thứ hai Tiêu Nam tới hành lang Á Sâm, lần đầu tiên tới Bí Dương. Lúc đầu chính hắn đã suất lĩnh quân Y Lan công kích được Xạ Nguyệt, bắt quan chỉ huy cao nhất của đế quốc Đường Xuyên làm tù binh, đại hoàng tử Đường Hộc, dễ dàng đem hành lang Á Sâm nhập vào bản đồ Y Lan. Hắn lúc đó hăng hái ngất trời, đứng trên thành lâu cao cao của Xạ Nguyêt, chỉ điểm giang sơn, kích dương văn tự. Đó chính là khí khái của anh hùng, nhưng bây giờ một lần nữa bước lên hành lang Á Sâm, khí khái anh hùng này đã không còn sót lại chút gì, hắn cảm thấy có rất nhiều tiếc nuối sâu sắc, quân đội Y Lan đã từng “Khí thôn vạn lý như hổ”, bây giờ trở thành đối tượng bị đánh động, làm thế nào hắn không sinh ra cảm khái được.
Thời gian vùng đất này thuộc về Y Lan đã gần 4, 5 năm, nhưng vẫn chưa dung nhập hoàn toàn vào lãnh thổ Y Lan. Thành trấn lớn nhỏ của nơi này bao gồm cả Bí Dương đều tồn tại rất nhiều vết tích của đế quốc Đường Xuyên, những cư dân sinh sống ở nơi đây rất nhiều người là người Đường tộc, trong lòng vẫn hoài niệm về Đường Xuyên đã bị diệt vong. Y Lan mặc dù đã tổ chức di dân đại quy mô nhiều lần, muốn giảm bớt tâm tình tư hương của cư dân Đường tộc, nhưng với tình hình mà hắn nhìn thấy, hiệu quả dường như không rõ rệt, khi chiến hoả ở hành lang Á Sâm bùng cháy, những di dân của Y Lan ngược lại lại trở thành những vật hi sinh đầu tiên của chiến tranh.
Nhớ lại ban đầu khi hắn suất lĩnh quân Y Lan hung dũng tiến vào hành lang Á Sâm, khí thế không thể nào cản nổi, thế như trẻ tre, bẻ gãy, nghiên nát, dễ dàng trừ bỏ , tiêu diệt hết lực lượng của quân Đường Xuyên ở đây, tranh cướp mảnh đất phì nhiêu mà bao nhiêu người thèm muốn, nhưng thời gian mới qua được 4,5 năm trôi qua, tình cảnh ngày đó dường như tựa hồ xoay ngược lại, kẻ thắng lợi quân đội Y Lan bắt đầu nhấm nháp mùi vị của sự thất bại. kẻ phải khó khăn lắm mới có được hành lang Á Sâm trong tay đã bắt đầu có cảm giác lung lay muốn ngã, ngay cả bản thân Tiêu Nam cũng có thể cảm thấy áp lực khổng lồ tới từ quân Lam Vũ,
Quân Lam Vũ, Dương Túc Phong, bọn họ lẽ nào thật sự lợi hại như vậy?