Mắc Mưu


Người đăng: Vincent032

-Mà nếu mình … khoang … khoang đã! Có cái gì đó không đúng lắm …

Trầm Khung suy nghĩ và phân tích thân thế mình một lúc thì liền mặt mũi tái
nhợt, ta chân có dấu hiệu run rẩy và hơi thở bỗng nhiên trở nên hối hả như vừa
gặp chuyện gì đó khủng khiếp và nguy hiểm.

Run run đưa mắt nhìn về phía Khúc Lục Thừa Thiên, Trầm Khung bắt gặp ánh mắt
của ông ta không những sắc bén như một con dao mà còn là một cảm giác sâu thâm
thẩm không thể dò.

-Bị lừa rồi! Bị lừa rồi!

Trầm Khung hoảng hốt tự nhận định hai câu và nhớ lại những chuyện đã qua khi
gặp Khúc Lục Thừa Thiên. Càng nhớ, Trầm Khung càng thấy được cái lạ của vấn
đề. Nhớ lại, Trầm Khung thấy có quá nhiều điều vô lý để có thể dẫn đến trận
đấu ngày hôm nay.

Nếu nghĩ lại từ lúc Trầm Khung gặp Khúc Lục Thừa Thiên thì đã vô tình rơi vào
một cái bảy sinh tử hết sức tinh vi và xảo diệu của Khúc Lục Thừa Thiên.

Ban đầu, Khúc Lục Thừa Thiên không quan tâm Trầm Khung là ai khi nói ra câu
“Có gì đâu, ở đây toàn là người của ta không chứ có …”. Chính lúc ông ta dừng
lại đó thì đã bắt đầu chú ý đến Trầm Khung và nếu lúc đó không có Khúc Lục La
Thiên vào thì Trầm Khung chắc chắn rằng mình sẽ bị Khúc Lục Huỳnh Văn tối cáo
và chính tay Khúc Lục Thừa Thiên sẽ giải quyết Trầm Khung.

Nhưng vì có La Thiên xuất hiện kịp thời nên làm cho suy nghĩ của ông ta bị
chia ra. Phần muốn làm vui lòng con gái mà phần lại không muốn làm mất lòng
con trai nên ông ta không ra tay xử lý Trầm Khung ngay mà lại bắt đầu dùng lời
nói tốt làm hắn trở nên lơ là và thu thập thông tin

Cái tội ngu nhất của Trầm Khung chính là bị Khúc Lục Thừa Thiên khen cho bị mù
mờ đầu óc và bị ông ta khích mà ra đấu với lão.

Hai bên giao đấu chính là lúc Trầm Khung ngã hoàn toàn vào cái bẫy do ông ta
đã chuẩn bị. Bạn hãy thử nghĩ, nếu bạn là một người có quyền thế và phát hiện
ra có một tên nô lệ dơ bẩn đang dây dưa với con mình và tên đó lại là một tên
không biết an phận thì bạn sẽ làm gì?

Có thể bạn sẽ nói là “nhân tài thì hiển nhiên là phải dùng”. Nhưng đó là bạn
đã biết Trầm Khung và bạn là người của thời đại mà nhân tài là nguyên tố quan
trọng. Còn trong thời đại mà giai cấp còn là một cái tư tưởng chủ đạo thì nó
lại khác

Ví dụ như Khúc Lục Huỳnh Văn, lúc cô ta được Trầm Khung khen hay nịnh bợ thì
thích lắm nhưng về cơ bản thì vẫn ghét Trầm Khung vì hắn là một nô lệ. Có câu
“cha nào con náy” thì hiển nhiên là Khúc Lục Huỳnh Văn phải được di truyền từ
cha cô ta mà cô ta như vậy thì hiển nhiên cha cô ta cũng thế.

Lời nói trọng dụng nô lệ kia liệu có phải là lời nói thật? Trầm Khung biết
chắc rằng những người ở trong căn phòng lúc ấy mù tịt về vấn đề này nên chuyện
thật hư còn là ẩn số. Mà nói đi cũng phải nói lại, bạn nghĩ có ai sẽ để tâm mà
truyền ra ngoài mấy câu nói đó?

Lúc giao đấu, Trầm Khung luôn thắc mắc tại sao Khúc Lục Thừa Thiên không hề
đánh nương tay. Tại sao? Tại sao? Đơn giản là vì có lở tay thì ông ta cũng
tiện giải quyết cái tên nô lệ không an phận luôn cho xong và nếu chuyện đó có
xảy ra thật thì ông ta sẽ bảo với La Thiên là “Binh đao không có mắt, nhưng
cậu ta đã chiến đấu như một nam nhi thật thụ. Thật tiếc cho một nhân tài”

La A chết thì La Thiên sẽ đau lòng nhưng dù cậu có đau lòng đến đâu thì cũng
chỉ là một cậu nhóc. Khúc Lục Thừa Thiên dễ dàng dùng lời nói để làm cho cái
chết của La A trở thành cái vinh dự nhất đời này của hắn.

Còn về Khúc Lục Huỳnh Văn thì Khúc Lục Thừa Thiên như lập đại công với con gái
cưng khi giúp cô giải quyết cái phiền phức.

Về mặt những người có mặt tại đây thì lại như một lời răng đe về sự thiếu an
phận trá hình

Và nếu chuyện này có truyền ra ngoài, người đời sẽ biết là gia chủ Khúc Lục
Thừa Thiên đích thân giải quyết một tên nô lệ dơ bẩn, ngỗ nghịch, không ân
phận, dám nhũng nhiễu, lợi dụng con của ông và điều đó như một hành động tiếp
dầu vào lửa mà làm cho “ngọn lửa phân giai cấp” càng cháy rực rỡ hơn, càng tạo
ra danh tiếng cho ông hơn.

Đúng là một hành động mà lại mang trong mình thật nhiều ý nghĩa. Thật huyền
diệu

Và điều đó chắc chắn sẽ xảy ra nếu La A là La A, là một câu bé mười tuổi bị
khích tướng mà lao vào đánh một cách không suy nghĩ.

Nhưng vượt trọi hơn suy nghĩ của ông ta, La A lại là Trầm Khung và ông ta
không thể đánh chết hắn được.

Nếu không được thì phải làm sao? Chả phải Khúc Lục Thừa Thiên đã có một cái lý
do hiện ra sờ sờ đó sao? Ông đâu có ngốc đến độ không biết chụp cho Trầm Khung
cái mũ “kẻ thù”.

Đã mười năm giao tranh giữa người Tây Bắc và nguyên lý trường tồn đời đời
chính là khi ấy tinh thần thù ghét dân tộc sẽ dâng lên khiến người của Minh
Quang Đế Quốc sẽ câm ghét người Tây Bắc.

Với năng lực chiến đấu hơn người (đặc điểm của người Tây Bắc), Trầm Khung có
thể chói được sao khi bản thân hắn cũng tự nghi mình.

Quả là một kế quá độc quá thâm. Trầm Khung không thể không than

-Trước giờ toàn đi lừa trẻ nhỏ. Giờ bị người già lừa lại mới thấm câu “rừng càng già càng cay ”

Thờ người ra, Trầm Khung tự hỏi mình

-Giờ làm gì đây? Đây chính thức là bị dồn vào chỗ chết rồi

Trầm Khung thở ra một hơi, cả người rùn lên một cái, răng nghiến chặc như muốn
nứt ra và đưa tay bỏ thanh côn xuống đất. Thanh côn rơi xuống tạo thành những
tiếng vang lớn và lăng dài trên sân nhưng rồi thì tiếng vang cũng nhỏ đi, cô
lặng chậm lại và mọi thứ cứ như thế mà động lại

Trầm Khung run rẩy cả người quỳ dập đầu xuống đất nói

-Ơn đức của thiếu gia còn nặng hơn cha mẹ tái sinh. La A con thân tự mình thề sẽ trung thành với thiếu gia và gia tộc. Tận lực phò tá, giúp sức và xả thân vì thiếu gia cùng gia tộc cho đến lúc chết mới thôi. Xin Gia chủ ơn trên ban cho con được tội nguyện lòng này. Trời cao chứng giám, nếu có trái lời sẽ thịt nát xương tan, chết không toàn thay

Trầm Khung cay đắng buôn ra từng chữ mà như vầy xéo tâm can của hắn. Hỏi lại
thì nào có ai trong thời đại của ta chấp nhận kiếp tôi tớ thấp hèn, nếu không
phải hoàn cảnh đưa đẩy thì tôi tin là tất cả đều sẽ nói “không”.

Còn Trầm Khung, xuất thân trong gia đình có truyền thống giáo dục cao. Ngày
ngày nghe cha nói về sự đời, được mẹ thương yêu và còn ôm hoài bão lớn. Cho dù
là thế ở giới này hay ở thế giới kia, hắn đều không bao giờ thôi không nghĩ về
chuyện tiến lên phía trước.

Ngày trước, Trầm Khung quỳ trước Khúc Lục Huỳnh Văn chỉ là quỳ một chân và
chưa bao giờ dập đầu mình vì hắn chỉ làm thế cho có lệ và với Khúc Lục La
Thiên là chưa một lần quỳ xuống.

Vậy mà giờ đây, một thân nam nhi phải tự đập vở tôn nghiêm của mình mà nhận
kiếp tôi tớ thấp hèn. Lời thề này sẽ gàng buộc Trầm Khung cho đến lúc hắn chết
và cũng có nghĩa là cho đến lúc chết hắn cũng luôn đứng sau Khúc Lục La Thiên
dù rằng Trầm Khung chắc chắn sẽ vượt mặt tên này chỉ đơn giản là trong vài
năm.

Than ôi! Tự tay hãm lại một kiếp người. Ai mà có thể thấu. Ai có thể chịu và
ai có thể chấp nhận.

Nhưng Trầm Khung phải vì nếu không hắn không còn đường khác.

Lại bảo! Trầm Khung biết thân xác kia của hắn vốn là vẫn còn thì sao lại ngại
chết mà không liều? Hắn lúc này có thể lật lọng mà chạy thoát mà. Sao phải
chịu kiếp đọ đầy?

Xin thưa rằng liệu một thân dũng mãnh như Khúc Lục Thừa Thiên có thể để Trâm
Khung chạy thoát? Liệu ở đời người có được mấy lần chết? Bạn đã chết và sống
lại chưa? Mọi người đều mang tư tưởng huyền ảo nên nghĩ “việc chết thì trở về
lại thế giới kia có gì đâu, chỉ như một cuộc du ngoạn thôi”. Nhưng khi bạn tự
tay quyết định vận mệnh của mình thì nào ai can đảm mà thử.

“Ta luôn có dũng khí nói khi người chịu hậu quả không phải là ta” đó là con
người. Con người luôn đẩy người khác vào chỗ chết mà hô “đó là vinh quang”
nhưng “vinh quang” ấy chỉ hào nhoáng trên người kẻ xúi dục còn kẻ đáng ra được
nhận thì lại mãi mãi chìm trong u tối dưới lòng đất. Sự đời trái ngang là thế.

-Ồ! Là thân nam nhi lao lại quỳ trên đất thế kia?

Khúc Lục Thừa Thiên thấy Trầm Khung quỳ trên đất và nói ra những câu đó thì
liền như bất ngờ mà nói ra một câu rồi đi đến mà đở Trầm Khung lên. Vừa đở ông
vừa nói

-Ngươi thân là một kẻ rất có tài. Ta, Gia chủ Khúc Lục gia chính thức công nhận điều này.

Sau đó, ông hướng ra mọi người và vỗ vỗ lưng Trầm Khung mà nói

-Mọi người hãy nhìn đi, đây chính là một trang nam nhi mẫu mực. Gia tộc ta cần những người như thế này để làm cho nó ngày một vương xa hơn nữa. Tất cả phải ghi nhớ lời cả La A hôm nay và cũng tự vấn mình xem bản thân có quyết tâm thế này hay không? Có đáng với những gì mà gia tộc đã cho các ngươi hay không?

Lẳng lặng đứng dưới sự tán dương của Khúc Lục Thừa Thiên và mọi người. Từ chú
Ô Mai đến lão quản gia Vạ Hạc và La Thiên. Ai ai cũng nở một nụ cười vui mừng
và hớn hở reo hò chúc mừng cho Trầm Khung mà có ai ngờ được lòng hắn như đã
chết.
“Phần lớn mọi người đều chết ở tuổi 25, chỉ có điều đến 75 tuổi mới chôn mà
thôi” – một câu nói nổi tiếng của Benjamin Franklin và là câu nói mà Trầm
Khung luôn mang theo bên mình, là động lực khiến hắn tiến lên và theo đuổi ước
mơ.
Nhưng dù đã cố gắng, dù đã tránh đi thì hôm nay Trầm Khung xem như cũng đã
chết một kiếp người rồi.

-Nhìn mọi người vui mừng hò reo. Trong cái không khí tưng bừng vui vẻ mà chỉ mình ta lặng lẻ một nổi đau vĩnh viễn không thể nói nên lời. Nơi mà có lẽ những lời nói của hắn cũng sẽ mại mãi không có một ai hiểu đươc.

Trầm Khung đã qua thế giới này được một thời gian cũng không ngắn không dài,
thế nhưng đây là lần đầu tiên hắn cảm thấy mình cô đơn một bóng, xa lạ với
thực tại và lạc lõng trong cái gọi là nhân sinh.

Hết Phần 2: Sinh tồn trong thế giới lạ


Du Giới - Chương #40