Chiếu Dời Đô.


Người đăng: 1451011692

Ngồi mơ hồ nghĩ ngợi, Thành lật dở “ Đại Việt sách lược “, cuốn sách được
Thành dựa trên sự hiểu biết của bản thân viết ra, bao gồm những kiến thức về
cải cách: tiền tệ, giáo dục và quân đội………xoát lại trước khi ấn bản.

Khi gà gáy canh ba, Thành mới buông xuống, giọng mệt mỏi:

“ Thật đau đầu a, chắc nên ra ngoài một chuyến.”

Rồi nằm tựa lưng trên nghế, mắt nhìn xa xăm, đầy ưu tư.

Xa xa, Tèo ngồi vắt vẻo trên cành cây, lắng nghe âm thanh tĩnh lặng của màn
đêm, nhìn ánh đèn còn le lói bên hiên, cảm thán:

“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

……………………….
Dường như không thông suốt điều gì, Thành lắc đầu bỏ qua, bỗng nhớ ra gì đó,
Thành ngâm:

“ Tí ơi, ta bảo tí này

Tí mau thức giấc, Tí ngồi với ta,

Ngủ nhiều đôi mắt căng tròn,

Bụng đầy một múi, chó thèm yêu mi.”

Một lúc sau, Tí gào lên:

“ Ban đêm, không ngủ bớ thằng điên

Gọi ông đây dậy cớ việc gì,

Nếu không tiêu phí thì đức trách,

Ba lô đã sẵn, bỏ nhà ông đi.”

Thành lắc đầu cười trừ. Mấy tháng nay, ngồi nghiên cứu đống cải cách này,
nhiều lúc Thành cũng phát điên, sự quy hoạch phát triển một đất nước dường như
quá tầm với một kẻ học kĩ thuật. Thành phải mầy mò từng bước như trẻ con tập
bước

Thành đã nghĩ, muốn triệu hoán ra những danh nhân, những con người mang đầu óc
kinh tế để giúp đỡ, nhưng khi tìm kiếm, một màn hình cảnh báo đỏ rực hiện ra ”
Error.” cùng âm thanh chát chúa, đinh tai nhức óc.

Tí cũng sững sờ, bắt đầu mày mò và cau mày nói:

“ Má, Điểm A-P không đủ. Mà điểm A-P là cái thá gì đó ta.”

Thành cũng nghiêm túc:

“ Trước triệu hoán được A1, A2 và A3 mà. Thử lại xem.”

Tí lắc đầu:

“ Chắc là lỗi Bug, giờ nó fix rồi. Đúng là điên thật.”

Chán chường, Thành chỉ còn cách ôm sách lên mà đọc, cũng như đào tạo những
nguồn lực còn thiếu. Chính trong lúc đó, Thành tìm ra niềm vui, sự giải trí
mới khi trêu chọc Tí.

Đợi Tí xoa xoa con mắt, ngáp ngắn ngáp dài xong, Thành nói:

“ Có đây, ta cần mua một chút đồ, mà vàng bạc khan hiếm quá.”

Thú thực, Thành cũng rất muốn khai thác vàng thật nhiều, nhưng những mỏ vàng
lớn của đất nước, chủ yếu nằm ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi… khu vực còn trong
quyền kiểm xoát của người Chăm.

Thành chỉ có thể cho người khai thác được ở một vùng rất nhỏ trên khu vực Hòa
Bình, số vàng đó gần như đề dành cho một bước đệm phát triển Thăng Long, nên
Thành vô cùng đắn đó khi tiêu phí.

Nghe vậy, mắt Tí sáng rực như đèn pha ô – tô, chăm chú nhìn Thành, giọng ân
cần:

“ Trời khuya sao còn thức vậy, lần sau phải ngủ sớm để đảm bảo sức khỏe. Mà
mua mau mau rồi còn ngủ.”

Nghe giọng nói sởn cả gai ốc, Thành ngáp, nói:

“ Oáp…oáp….nghe mi nói, chắc phải đi ngủ thôi.” Rồi nằm thiêm thiếp.

Tí nghe vậy hoảng hốt:

“ Việc hôm nay chớ để ngày mai, có gì giải quyết xong rồi ngủ chứ.”

Thành cười lớn, không tiếp tục đôi co nữa, nói:

“ Cho ta toàn bộ những kĩ thuật, công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất(1) đi.”

“ Ô - kê con bê.” Rồi loay hoay tìm kiếm, lúc sau Tí nói:

“ 1 triệu lượng, mà ta ngóng nhìn qua, mọi thứ của cách mạng thứ hai có đắt
hơn 50 vạn lượng mà vượt trội hơn hẳn mấy lần. Ta xem qua, túi mi vẫn còn
tiền, làm luôn gói 2 cho máu.”

Thành lắc đầu:

“ Mọi thứ cứ phải từ từ, dần dần để thay đổi, chứ làm một mạch lên lần hai,
khác gì khi leo cầu thang cố với hai bậc.

Dạng chân ra, bình thường thì không sao, nhỡ có kẻ âm hiểm, cho một cú thì gã
sấp ml. Khi đó được chả bù mất, ta không muốn đem vận mệnh cả dân tộc ra cược
cho thứ không chắc chắn vậy.”

Rồi nhìn xa xăm, nói:

“ Mà Trái Đất này cũng có phải đơn giản như vậy.”

Tí gật gù:

“ Mi nói cũng có chí lí.” Rồi gạt phăng: “ Thôi ta chả nghĩ cho mệt óc. Thời
gian ngủ còn chả đủ, tự dưng đi lo việc bao đồng.”

Thành khinh bỉ:

“ Đúng là con lợn. Suốt ngày chỉ biết ăn với ngủ.”

“ Xì.” Tí chống chế: “ Trẻ con là búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết chơi
bời là ngoan. Ta trẻ lên cứ đúng theo cha ông dậy mà làm.”

Rồi đánh lảng sang việc khác:

“ Hàng đã về, mi muốn chuyển đi đâu?”

“ Đến Tàng thư lâu(2) đi.” Vừa nói Thành vừa chỉ một tòa lầu 2 tầng, rộng nguy
nga, tọa lạc trên một hòn đảo nằm giữa lòng hồ, xung quanh là đầm sen thơm
ngát, đang rực sáng trong màn đêm vô ngần.

Tí nhìn theo, trầm trồ:

“ Đẹp thật. Mi biết chơi đó nha. Đúng là kẻ phá gia chi tử.”

Thành cười khổ. Lúc đầu cũng chỉ muốn tạo một chỗ nằm đọc sách, nhưng khi bắt
tay, lại luôn muốn mọi thứ phải hoàn mĩ nhất. Bèn cắn răng chi 1 vạn lượng để
đặt mua một bản thiết kế vừa hiện đại xong lại vừa mang dáng dấp văn hóa dân
tộc.

Bên trong, gồm 22 gian, mỗi gian đều mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý(
bên ngoài làm bằng gỗ sơn son, thếp vàng, mái ngọi lợp vàng con vút; điêu khác
chặm trổ hình rồng bên song cửa) lại đầy đủ sự hiện đại tiêu chuẩn của một
khách sạn 10*, chúng kết hợp hài hòa, tạo một cảm giác thoải mái. Kiến thiết
xong, Thành bỗng đồng cảm với Lê Tương Dực khi sai Vũ Như Tô xây Cửu Trùng
Đài(3).

Lắc đầu bỏ qua suy nghĩ, Thành nói:

“ Bắt đầu đi.”

“ Ầm” - hơn vạn tấn sách đổ ầm ầm chút xuống Tàng thư lâu, chỉ tạo ra một chấn
động nhẹ.

Mở cửa đi dạo một vòng Lầu, nhìn từng tài liệu đã được sắp xếp ngọn ngàng và
phân loại rõ, Thành gật đầu trở về nghỉ.

………………

Buổi chiều, lần đầu Thành gọi mọi người tập trung ở Tàng thư lâu.

Không gian xa hoa, tráng lệ, khiến ai cũng trầm trồ. Đợi mọi người tham quan
xong,
Thành đặt cuốn “ Đại Việt sách lược” xuống và nói:

“ Bắt đầu từ hôm nay, mọi người bắt đầu đọc cuốn này, ta sẽ chính thức giảng
dạy. Ngoài ra, Tèo cũng đưa 100 quan viên đã qua sàng lọc và đào tạo đến để
học.

Mọi thứ muốn thực thi được thì người lãnh đạo, cầm quyền phải lắm rõ, đi
trước. Mặt khác, nhân cơ hội tiến hành chỉnh đốn và xây dựng kinh đô Thăng
Long.”

“ Rõ.”

…………..
Thời gian thấm thoát thoi đưa, từ hạ sang thu, đông tàn rồi xuân đến.

Cuối tháng tư, khi những đoá hoa loa kèn trắng tinh khôi, thanh tao, quý phái
như tiểu thư khuê các, lại có nét bình dị như cô thôn nữ nết na bắt đầu nở rộ.
Khoá học cũng kết thúc.

Mười tháng trải dài như mười năm, một phần tư đời người, tất cả đều nắm rõ ít
nhất cái căn bản của cải cách. Cũng có kẻ thiên tư xuất sắc như Công Uẩn, Vạn
Hạnh bắt đầu thâm nhập, đào sâu. Nhưng tựu chung tất cả đều mang vẻ hồ hởi,
phấn chấn, bắt đầu một cuộc cách mạng “ Đại nhảy vọt”.

...........
Thành Đại La cũng dần thay áo mới, không còn dáng vẻ tồi tàn như ngày đầu đến,
nó đã khoác lên mình vẽ đẹp kiêu sa, uy nghiêm như dánh vẻ của thủ đô ngàn năm
văn hiến.

Con đường đất được xây gạch, rộng rãi. Hai bên là hàng cây ăn quả cùng những
loài hoa đủ sắc màu.

Những căn nhà chanh vách đất được thay thế bởi những ngôi nhà gỗ san sát, kiên
cố.

Khu giao thương, chợ búa cũng được quy hoạch về phía Tây.

Hoàng cung nguy nga tráng lệ, lầu đài san sát nằm bề vệ phía Đông, đón lấy
những tia nắng sớm ban mai, đón lấy một kỉ nguyên phát triển.

Những người dân đầu tiên được bắt đầu chuyển vào sinh sống.

............

Cố đô “ Hoa Lư”, Lý Công Uẩn thân mặc hoàng bào đứng trên đài cao, mắt nhìn
bách quan và dân chúng bên dưới, nói:

“ Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương
ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô.
Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn
vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi,
cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại
theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu
yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn
hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời
đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi
sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,
dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem
khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn
phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào? “

Không ai bảo ai, tất cả đều quỳ xuống, hô lớn:

“ Bệ hạ anh minh!”

“ Bệ hạ anh minh!”

“ Bệ hạ anh minh!”

Âm thanh vang vọng, rung động đất trời. Nhìn cảnh tượng đó, Lý Công Uẩn bỗng
quỳ xuống,
nhìn về phía Đông, thưa:

“ Nay, Công Uẩn bất tài, muốn dời đô về Thăng Long. Kính xin Thánh Tổ ( Lạc
Long Quân) chứng giám.”

Lời vừa dứt, trên không trung một vầng hào quang sáng tỏ, một bóng người xuất
trần, đầy uy nghiêm, xung quanh là chín con rồng bay lượn, cất giọng:

“ Công Uẩn đã nghĩ cho dân. Mặt khác, Đại La cũng là địa linh nhân kiệt. Nay
ta chứng giám, chấp nhận lời thỉnh cầu.”

Tiếng nói vang vọng non sông, đến từng ngóc ngách. Tất cả mọi người ở bất kì
nơi đâu đều khônh tự chủ, khuất phục trước khí thế đó, cúi đầu, hô to:

“ Tạ ơn Thánh tổ!”

“ Tạ ơn Thánh tổ!”

“ Tạ ơn Thánh tổ!”
………………
(1) Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: Bắt đầu vào khoảng năm 1784. Đặc trưng
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng
nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được
đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi
nước năm 1784.

(2) Tàng thư lâu: dựa trên Tàng thư lâu thời Nguyễn, là một công trình xây
dựng trên hồ Học Hải, Huế vào năm 1825, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của
cơ quan và lục bộ triều đình. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam
dưới triều Nguyễn lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh
hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia
Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu
rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc
bấy giờ.

(3) Cửu Trùng Đài: là tên gọi mà hậu thế đặt cho một công trình kiến trúc được
xây dựng bên bờ Hồ Tây vào năm 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực


Dòng Máu Lạc Hồngg - Chương #53