Ma Giáo Thập Niên Tâm Kế (p2)


Người đăng: ntquangtest


  • Ma giáo thập niên tâm kế? – Phương Ảnh lặp lại.

  • Đúng. - Lý Điển nói - Theo các ngươi, vì sao Ma đạo chúng ta lại rơi vào
    thảm cảnh hôm nay?
    Phương Ảnh không chần chừ đáp ngay:

  • Dĩ nhiên là do Yêu đạo lén tập kích rồi. Hơn nữa lại có Tiên đạo và các gia
    tộc dự phần vào. -

  • Cái đó chỉ là nguyên nhân phụ. - Lý Điển đáp.

  • Chỉ là nguyên nhân phụ? Vậy còn nguyên nhân nào quan trọng hơn nữa sao? -
    Phương Ảnh hỏi dồn.

  • Phải. Nguyên nhân đó xuất phát từ nội bộ Ma đạo tứ trụ chúng ta. Chính vì
    nó mà Yêu đạo cửu vương mới có cơ hội tập kích và triệt hạ chúng ta quá dễ
    dàng. - Lý Điển nói.

  • Ta... nghĩ không ra. - Liên Trầm lắc đầu.

  • Các ngươi quan sát ngày chiến đấu cuối cùng giữa Ma đạo và Yêu đạo xem? -
    Lý Điển gợi ý.

  • Là tính đoàn kết? - Phương Ảnh dò hỏi.

  • Chúng ta thì nội bộ chia rẽ tranh đấu lẫn nhau, trong khi bọn chúng chín
    phương hợp lực, lại liên kết với cả Tiên đạo và Thế gia nữa. - Trần Vấn bổ
    sung.

  • Còn không phải sao? - Lý Điển không ngờ lại hỏi ngược lại.

  • Đúng là như thế. - Ba giáo đầu bây giờ mới mạnh mẽ đồng ý.

  • Bởi vậy chúng ta nhất định phải khắc phục điểm yếu này. - Lý Điển chốt lại.

  • Thánh sứ nói phải. - Phương Ảnh nói - Nhưng mà Ma đạo chúng ta trước giờ
    vốn là kiêu ngạo, giỏi về đơn độc chiến đấu mà kém về hợp đồng tác chiến.
    Không những vậy, mỗi lần tụ lại một chỗ thể nào cũng gây gổ hoặc hạ bệ lẫn
    nhau.
    Trần Vấn bồi tiếp:

  • Kiêu binh tất bại. Dù biết là thế nhưng nhân tâm đã định, tính cách đã
    thành có muốn cũng không dễ gì thay đổi.

  • Dời núi lấp biển thì dễ chứ thay đổi nhân tâm thực là khó a. - Liên Trần
    nói.

  • Muốn trị bệnh, trước tiên phải biết được bệnh. Muốn thay đổi nhân tâm trước
    tiên phải hiểu được nhân tâm. - Lý Điển nói.

  • Có đạo lý. - Phương Ảnh nói. - Nhưng người ta có câu "dò sông dò biển dễ
    dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người". Hiểu được nhân tâm không phải chuyện
    dễ dàng.

  • Phải. Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm a. - Trần
    Vấn tiếp lời.

  • Đó là bởi vì xưa nay phần lớn chúng ta đều tập trung rèn luyện thực lực
    chiến đấu mà không chịu rèn luyện thực lực đắc nhân tâm. - Lý Điển vuốt chòm
    râu nói.

  • Thực lực đắc nhân tâm. Cái này ta mới nghe lần đầu. Thánh sứ có thể khai
    sáng một chút không. - Phương Ảnh nói.
    Hai người kia cũng có vẻ rất muốn nghe. Lý Điển chậm rãi hỏi:

  • Các ngươi nói, loài người chúng ta hơn loài vật ở chỗ nào?

  • Đương nhiên là trí tuệ. Nếu không có trí tuệ, con người không khác gì con
    vật, thậm chí còn thua kém hơn. - Trần Vấn đáp ngay.

  • Loài vật thể lực rất tốt, có móng vuốt, có tốc độ, sức mạnh vượt quá người
    bình thường. Nếu không dùng trí tuệ, con người đấu với hổ báo gấu voi thảy đều
    nắm chắc phần thua. - Liên Trầm tiếp lời.

  • Vậy có phải trí tuệ đối với tu chân giả cũng là quan trọng nhất hay không?

  • Lý Điển hỏi.

  • Cái đó đương nhiên. - Cả ba người đều đồng ý. - Trí tuệ càng cao thì ngộ
    tính càng cao, tu luyện càng nhanh chóng. Đối với thiên địa pháp tắc, trong
    một thời gian ngắn nếu khai ngộ một tầng liền đề thăng cảnh giới một tầng, còn
    không thể khai ngộ thì dù ngàn năm cũng dậm chân tại chỗ, thực lực chẳng thể
    thăng tiến.

  • Vậy trí tuệ có mấy loại? - Lý Điển ôn tồn hỏi.

  • Phân loại trí tuệ? - Ba người sửng sốt nhìn nhau. - Chuyện này chưa từng
    nghĩ đến.

  • Nếu ngươi không hiểu rõ bản chất của trí tuệ làm sao có thể rèn luyện để
    gia tăng trí tuệ được? - Lý Điển nói.

  • Đạo lý này... - Phương Ảnh nói - Hơn mấy trăm năm nay, ta đã đọc qua rất
    nhiều thư tịch, tất cả đều là bí kíp võ học hoặc tu chân luyện đạo đề thăng
    thực lực chứ chưa từng đọc qua thư tịch nào có nói đến chuyện này.

  • Lý thánh sứ à. Người hãy chỉ điểm một chút đi. - Trần Vấn gấp gáp nói.

  • Ừ. - Lý Điển chậm rãi nói - Trí tuệ vốn có nhiều loại, nhưng tựu chung qui
    về ba loại quan trọng nhất.

  • Có nhiều loại? Ba loại quan trọng?

  • Đúng vậy. Ba loại đó là trí tuệ suy luận, trí tuệ cảm xúc và trí tuệ giác
    ngộ.
    Thông thường người ta khi nói đến trí thông minh thì gộp chung tất cả làm một
    lại. Cứ cho rằng người thông minh thì từ học hành, cư xử, quyền biến cho đến
    tu luyện cái gì cũng giỏi. Bất quá ít người để ý có những người trí thức rất
    cao nhưng cư xử vụng về, cũng có người tính toán tài giỏi không ai bì kịp mà
    tu chân lại kém xa những người khù khờ.

  • Ta mơ hồ nhận ra rồi. - Phương Ảnh đột nhiên nói.

  • Phương huynh nhận ra cái gì? - Hai người giáo đầu kia cùng hỏi.

  • Chỉ là mơ hồ. Ta nói ra nếu có sai xin các vị chớ cười cho. - Phương Ảnh
    nói.

  • Phương huynh cứ nói.

  • Ta lấy ví dụ cho dễ nói đi - Phương Ảnh trình bày - Ví như có một người học
    hành rất giỏi, đối với thiên văn, địa lý, toán số, trận pháp thảy đều tinh
    thông nhưng lại không thể hiểu được lòng nhi nữ. Cứ mỗi lần y gặp nữ nhân mình
    thích thì dường như trở thành một kẻ ngốc, nói một câu cũng cảm thấy hớ. Đây
    đích thị là người có trí tuệ suy luận cao mà trí tuệ cảm xúc thấp.

  • Ừ. - Ba người kia gật gù.

  • Ngược lại. - Phương Ảnh nói tiếp. - Có người học mãi không vô, tính toán
    trận pháp đơn giản cũng mất rất nhiều thời gian. Chỉ là người này am hiểu tâm
    lý người khác. Hắn ở cạnh người nào cũng khiến người ta quý mến, đối với nữ
    nhân đối xử cũng rất khéo léo. Người này đích thị là có trí tuệ suy luận thấp
    mà trí tuệ cảm xúc cao.

  • Có đạo lý. - Hai người Trần Vấn và Liên Trầm gật đầu.

  • Còn đối trí tuệ giác ngộ, ta nghĩ, chính là khả năng cảm ngộ thiên địa pháp
    tắc, có thể hiểu ra chân lý vũ trụ và đạo pháp. Người có trí tuệ giác ngộ cao
    thì tu chân luyện đạo rất mau thành tựu. Ta ví dụ một lái buôn khôn ngoan xảo
    quyệt không thể gọi là kém thông minh nhưng y không thể tu chân được vì không
    cảm ngộ được thiên đạo. Như vậy trí tuệ giác ngộ của y không cao. Không biết
    có phải chăng? - Phương Ảnh nói.

  • Phương giáo đầu nói không sai. - Lý Điển bổ sung. - Trí tuệ suy luận giúp
    ngươi làm việc tốt, kiếm được của cải vật chất, dễ đạt cuộc sống sung sướng.
    Trí tuệ cảm xúc giúp ngươi hòa đồng với mọi người, có năng lực lãnh đạo và dễ
    có cuộc sống hạnh phúc.

  • Ha. Hai loại trí tuệ, một cái hướng đến vật chất, một cái hướng đến tinh
    thần. Một cái mang lại sung sướng, một cái mang lại hạnh phúc. Thật là thú vị.

  • Liên Trầm cảm khái nói.

  • Bất quá phạm vi của từng loại trí tuệ không có phân chia biên giới rõ ràng.
    Ba loại trí tuệ lại ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. - Lý Điển nói.

  • Thánh sứ à. Chúng ta ở đây nói về các loại trí tuệ nhưng cuối cùng nó có
    tác dụng gì trong kế hoạch của chúng ta? - Phương Ảnh hỏi.
    Lý Điển:

  • Hiện giờ chúng ta đang rất cần những người có năng lực lãnh đạo và đoàn kết
    nhân lực Ma giáo. Theo các ngươi chúng ta nên chọn theo tiêu chí nào?
    Liên Trầm nói:

  • Theo ta, chính là chọn trong đám tinh anh đệ tử những người có trí tuệ cảm
    xúc cao, nếu có thêm một trong hai loại trí tuệ còn lại mà cao nữa thì càng
    tốt.

  • Đúng vậy. - Lý Điển gật gù.

  • Đã có tiêu chí chọn người kết nối sức mạnh đồ chúng rồi, vậy còn việc đề
    thăng thực lực thì sao? - Phương Ảnh hỏi.

  • Ở thế giới này, thực lực đích xác vô cùng quan trọng. - Liên Trầm nói.

  • Các ngươi thấy võ công của Ma giáo chúng ta thế nào? - Lý Điển hỏi.

  • Rất lợi hại. Còn rất phong phú nữa.

  • Mức độ đa dạng như thế nào? - Lý Điển lại hỏi.
    Phương Anh nói qua một lượt:

  • Về chiến đấu kỹ xảo ngoại công có đao pháp, quyền pháp làm chủ, ngoài ra
    còn có kiếm pháp, thương pháp, phủ pháp, tiễn pháp, tiên pháp... Mỗi loại có
    mấy mươi bí tịch cao cấp.

  • Về chiến đấu nội công có chưởng pháp ngũ hành lấy liệt hỏa làm chủ, ngoài
    ra còn có băng hàn, độc vụ, lôi điện, kim sát.

  • Về ma pháp có Âm, Dương, Thần, Hồn làm chủ, còn có Trị liệu, Hồi sinh,
    Triệu hồi, Phân thân, Hấp huyết, Phệ linh, Sưu hồn, Tẩy não, Thông ngôn, Dị
    dung, Triệu lôi, Di sơn, Đảo hải, Khống vật... tổng cộng có hơn ba nghìn ma
    pháp lớn nhỏ.

  • Về di chuyển có mười hai loại khinh công và mười lăm loại bộ pháp làm chủ,
    ngoài ra còn có Thuấn di, Độn thổ, Thăng thiên, Ngự phong, Phi hành...

  • Về pháp trận có Công trận, Phòng trận, Huyễn trận, Cấm chế, Tụ khí, Phong
    ấn… tổng cộng có hơn trăm pháp trận.

  • Theo ta thấy, cho dù là một thiên tài tu luyện hơn trăm năm cũng chưa chắc
    lĩnh hội được hết những bí kíp thượng thừa của Ma đạo tứ giáo chúng ta.

  • Vậy từ trước đến nay những Ma giáo đồ tu luyện ra sao? - Lý Điển hỏi.

  • Phần lớn là tu luyện theo ý thích. Mỗi người sẽ cố gắng học nhiều môn để
    thích ứng với nhiều tình huống.

  • Đúng là biết nhiều môn sẽ giúp chúng ta có cơ hội sống sót cao hơn khi chỉ
    có một mình. - Lý Điển nói - Nhưng nếu cho ngươi thời hạn một năm, nửa năm hay
    ba tháng thì giữa việc học bốn loại võ công với một loại võ công thì cái nào
    sẽ tốt hơn?

  • Tất nhiên là học một thứ sẽ tốt hơn. Thời gian quá ít mà học quá nhiều thì
    không có cái nào thành tựu cả. Chi bằng tập trung vào một cái luyện đến cực
    đại sẽ hiệu quả hơn.

  • Đúng vậy, thông thường mỗi Ma giáo đồ tốn trên năm mươi năm mới đạt đến
    trung cấp thành tựu. Bây giờ ta ra hạn mức trong mười năm phải đạt đến cao cấp
    thành tựu, các ngươi nghĩ liệu có được không?

  • Nếu Ma giáo đồ có tư chất tốt, cộng thêm chúng ta bồi bổ đan dược cho chúng
    từ nhỏ thì có thể hơn hai mươi năm sẽ đạt được.

  • Chỉ có mười năm. – Lý Điển khẳng định. – Ta sẽ cải tiến cách thức tu chân.
    Mỗi ma nhân chỉ được tập trung học một loại công pháp thì trong vòng mười năm
    sẽ đạt được cao cấp thành tựu. Hắn sẽ rất giỏi trong một lĩnh vực nhưng sẽ yếu
    kém trong những lĩnh vực khác.
    Liên Trầm nói:

  • Tu luyện phiến diện như vậy khi gặp kẻ địch bình thường thì không sao còn
    nếu gặp kẻ địch có kỹ năng khắc chế mình thì thật là nguy hiểm.
    Lý Điển nói:

  • Để khắc phục chuyện đó thì bắt buộc các ma nhân sẽ phải đi theo tổ đội.
    Những người trong tổ đội sẽ bổ khuyết cho nhau. Đây là lý do ta nhấn mạnh đến
    tính đoàn kết và năng lực lãnh đạo.

  • Tổ đội sẽ tổ chức như thế nào? – Phương Ảnh hỏi.
    Lý Điển:

  • Tổ đội sẽ phân chia theo nhóm ba đến năm người. Mỗi người giữ một chức
    trách. Mỗi chức trách chỉ học một số ít võ công tinh hoa nhất định để mau
    chóng đạt đến cực hạn công lực trong vòng mười năm. Sau mười năm, khi đã trở
    thành cao cấp cao thủ mỗi người sẽ được tự do học các môn khác để hoàn thiện
    sau.

  • Theo cách này quả là rất nhanh. – Trần Vấn tán đồng - Hơn nữa còn khiến các
    Ma giáo đồ đoàn kết chặt chẽ với nhau. Đích thực là hiệu quả.

  • Các chức trách phân chia như thế nào? – Phương Ảnh hỏi.
    Lý Điển:

  • Ta chia chức trách ra làm năm loại là Đấu sĩ, Sát thủ, Pháp sư, Hỗ trợ và
    Đặc công. Trong đó ưu tiên nhất chính là Sát thủ.


Dị Nhân Tu Chân Đa Thế Giới - Chương #4