Người đăng: khuynhtanthienha10@
Chuyện kho lương đã trôi qua mười ngày.
Trong khoảng thời gian này, các Kỳ các Doanh trong thành Cô Tinh đã giảm bớt
ác cảm với Hữu Tự Doanh.
Từ lúc Nam Vô Thương bị thiệt thòi dưới tay Thiển Thủy Thanh về chuyện kho
lương, hành động của hắn đối với Thiển Thủy Thanh càng trở nên cẩn thận hơn.
Lúc này trong nhà xảy ra mâu thuẫn liên tục, đầu tiên là những nơi làm ăn buôn
bán của gia tộc bị tấn công nặng nề, tiếp theo là đám môn khách bị người ám
sát, tất cả đều xuất hiện ở miền Đông Đế quốc. Nam Vô Thương vì những chuyện
này mà đau đầu nhức óc, thật sự cũng không còn lòng dạ nào mà 'săn sóc đặc
biệt' Thiển Thủy Thanh.
Bản thân Thiển Thủy Thanh cũng ra lệnh nghiêm khắc cho binh sĩ dưới quyền
không được gây chuyện thị phi, chính hắn mỗi ngày đều ở trong doanh huấn luyện
binh sĩ.
Người Đế quốc Chỉ Thủy từ lúc mất đi Tam Trùng Thiên, bắt đầu trở nên kinh
hoảng không yên, tin tức cầu hòa được mang tới thành Thương Thiên hết đợt này
tới đợt khác.
Đứng trên đầu thành Cô Tinh, ngày nào cũng có thể thấy cảnh tượng như vầy:
Từng đoàn ngựa thồ mang theo vàng bạc châu báu, lại thêm từng đám mưu sĩ
thuyết khách giỏi tài ăn nói, tới Đế quốc Thiên Phong để xin khoan dung cho Đế
quốc Chỉ Thủy.
Mỗi lần nhìn thấy cảnh tượng như vậy, Thiển Thủy Thanh chỉ biết cười khổ.
Bão Phi Tuyết dùng hết tâm lực mới khiến cho người Đế quốc Kinh Hồng kéo binh
ra khỏi Hàn Phong quan, người Đế quốc Chỉ Thủy không nhân cơ hội này mà thu
hồi lãnh thổ đã mất, lại lấy tiền tài trong nước đi dâng cho địch, hành động
này thật vừa đáng buồn cười vừa đáng tiếc.
Nhưng biểu hiện của Thương Hữu Long lại trái ngược với hành động như vậy.
Sau khi Bão Phi Tuyết chết, Thương Hữu Long trở thành Thống soái tối cao của
Đế quốc Chỉ Thủy, sau khi hắn nhậm chức, mệnh lệnh đầu tiên của hắn là cho
toàn quân rút lui về phía sau, buông bỏ một số vùng đất, đem một ít binh lực
tập trung chủ yếu vào một vài tòa thành lớn, phần nhiều là ở hậu phương.
Siết chặt nắm tay, đem tất cả binh lực tập trung lại như một sợi dây thừng,
tất cả những gì không giữ được thì buông bỏ, tất cả những gì lấy được thì lấy,
biểu hiện của Thương Hữu Long cũng làm cho người Đế quốc Thiên Phong chấn
động.
Chuyện người Đế quốc Kinh Hồng xuất kích đã làm cho người Đế quốc Thiên Phong
lỡ mất thời cơ tốt để tiến vào thu thập Đế quốc Chỉ Thủy. Sau khi đã thu thập
lương thực xong, Thương Hữu Long lại ra lệnh vận chuyển tất cả số lương thực
thu được về các thành quan trọng như Đại Lương, Thiên An, Thủy Châu. Không
chừa lại một hạt thóc nào cho đối thủ, chỉ chừa lại những mảnh đất trống trải
hoang vu, Thương Hữu Long thề quyết một trận tử chiến cùng đối thủ.
Hắn muốn lợi dụng diện tích rộng rãi gần một trăm vạn dặm vuông của Đế quốc
Chỉ Thủy, cố gắng kéo dài đường tiếp viện quân nhu lương thực của đối phương,
sau đó dùng kỵ binh quấy nhiễu, chặt đứt con đường tiếp viện lương thực, ép
đối thủ phải tự rút lui.
Ở Đế quốc Chỉ Thủy, với quốc lực hiện tại, có thể triệu tập được khoảng tám
mươi vạn đại quân.
Tuy rằng con số này khổng lồ, nhưng trên thực tế, nó đã bao gồm tất cả binh
sĩ, tính cả binh sĩ giữ gìn trật tự trị an ở các địa phương, binh sĩ đóng ở
các vùng biên giới và binh sĩ trên mặt biển ở hậu phương của Đế quốc Chỉ Thủy.
Đế quốc Chỉ Thủy càng yếu ớt càng loạn, lại bị người Đế quốc Thiên Phong đè ép
mạnh mẽ, các nơi xảy ra nội loạn không ngừng, nơi nơi đều cần có quân đội trấn
áp, giống như đội cứu hỏa chạy tới chạy lui. Tuy rằng Tam Trùng Thiên khi
trước là cửa ải quan trọng hiểm yếu, nhưng Bão Phi Tuyết vét hết quân đội cả
nước cũng chỉ được có sáu vạn quân, cuối cùng số quân này cũng mất theo Tam
Trùng Thiên không còn gì cả.
Cho nên với bảy mươi vạn đại quân hiện tại, số thật sự có thể sử dụng chiến
đấu chỉ còn không đầy một nửa, nhưng Thương Hữu Long vẫn kiên quyết rút ba
mươi vạn quân từ khắp nơi trở về, buông bỏ rất nhiều nơi cần trấn thủ.
Quốc chủ muốn hòa, tướng sĩ muốn tử chiến, rất nhiều đất đai bỏ không đang chờ
người Đế quốc Thiên Phong tới chiếm. Người Đế quốc Thiên Phong quả thật không
thể khoanh tay đứng nhìn trước sự hấp dẫn chết người này.
Đối với tất cả những chuyện này, Thiển Thủy Thanh chỉ có thể thở ra thật dài.
Lúc này, Quân đoàn Bạo Phong chuyển sang chiến trường Tây Nam đã được gần hai
mươi ngày, không biết tình hình chiến đấu của Liệt Cuồng Diễm bên đó thế
nào...
Đối với vị tướng già này, Thiển Thủy Thanh tôn kính tận đáy lòng.
Nếu như không có ông ta, chưa chắc hắn đã được như ngày hôm nay.
Nếu không có ông ta, Hoàng đế cũng chưa chắc đã coi trọng hắn đến như vậy.
Nếu không có ông ta, thậm chí hắn vĩnh viễn đừng mơ đến chuyện được chỉ huy
đại quân tấn công thành Kinh Viễn.
Sau những ngày chiến đấu trong khó khăn gian khổ, hắn đã hiểu được nếu như
trong tay mình không có binh lực trợ giúp đầy đủ, muốn tái diễn kỳ tích lấy ít
thắng nhiều ở trận chiến hai quan Nam Bắc đối phó với Bão Phi Tuyết trong trận
chiến thành Kinh Viễn, căn bản là không thể được.
May mắn là...bản thân mình không bị thắng lợi làm cho lu mờ tâm trí, may là
mình có được Liệt Cuồng Diễm ủng hộ và giúp đỡ.
Đứng ở đầu thành nhìn về phương xa, Thiển Thủy Thanh hỏi Mộc Huyết.
Theo tin từ chiến trường Tây Nam báo về, ba Tổng đội của Quân đoàn Bạo
Phong đã chạy trước đại quân tới thành Phong Vũ. Ở đó, bọn họ đã đánh một trận
quy mô nhỏ với đội quân tiên phong của Cô Chính Phàm, bên ta chiếm được chút
ưu thế, Cô Chính Phàm đã bắt đầu co cụm binh lực lại, rút lui về phía sau.
Ủa?
Thiển Thủy Thanh khẽ nhướng mày.
Hắn chiếm được mười ba châu Yến Nam vô cùng vất vả, không ngờ chấp nhận buông
bỏ mà rút lui về phía sau.
Chẳng lẽ mục đích xuất binh của Cô Chính Phàm quả thật tốt đến như vậy, chỉ là
muốn giải tỏa áp lực cho người Đế quốc Chỉ Thủy thôi sao? Thiển Thủy Thanh
không tin hành động chính trị quân sự của một quốc gia chỉ đơn giản vì lòng
tốt mà thôi...
Cho dù là muốn người Đế quốc Chỉ Thủy kềm hãm bước tiến của người Đế quốc
Thiên Phong, không có lý do gì Cô Chính Phàm hành động mà chính mình không đạt
được một chút ích lợi gì.
Suy nghĩ một hồi, hắn lại nói với Mộc Huyết:
Không bao lâu sau, Bích Không Tình đã đến.
Đường đường là một Đại tướng của Đế quốc Chỉ Thủy ngày xưa, giờ đây Bích Không
Tình lại trở thành một tên Sáo quan nho nhỏ của Hữu Tự Doanh.
Địa vị của hắn ở Đế quốc Chỉ Thủy cũng không phải là thấp, mặc dù không thuộc
loại người cao quý hiển hách, nhưng cũng là thân tín đắc lực của Bão Phi
Tuyết, suất lĩnh ba ngàn Phi Tuyết Vệ tung hoành chốn sa trường, cũng đã từng
lập được nhiều chiến công hiển hách. Không biết vì sao hắn buông bỏ tất cả
công danh, cam chịu trở thành một tên Sáo quan kết toán sổ sách bình thường
cho Thiển Thủy Thanh. Trên thực tế, nếu như hắn tới đầu hàng Nam Vô Thương hay
thậm chí là Liệt Cuồng Diễm, bản thân hắn sẽ được đối xử tốt hơn nhiều.
Nhưng điều thú vị chính là Bích Không Tình hắn lại cố tình lựa chọn Thiển Thủy
Thanh là đối tượng để hắn đầu hàng.
Lúc này vừa vào trướng, Bích Không Tình liền chắp tay cung kính với Thiển Thủy
Thanh:
Tham kiến Tướng quân, không biết tìm tiểu nhân có chuyện gì?
Ngươi có hiểu biết gì về Cô Chính Phàm hay không?
Bích Không Tình ngẫm nghĩ một lúc mới trả lời:
Tuy tiểu nhân chưa từng gặp mặt hắn bao giờ, nhưng hai nước Chỉ Thủy và
Kinh Hồng cũng có qua lại trong những năm qua. Năm đó Bão Phi Tuyết một lòng
muốn liên kết các nước lại để phản công Đế quốc Thiên Phong, đối tượng mà hắn
liên kết đầu tiên của Đế quốc Kinh Hồng là Cô Chính Phàm. Dù sao nếu Đế quốc
Chỉ Thủy bị diệt vong, Đế quốc Kinh Hồng cũng sẽ lâm vào tình trạng môi hở
răng lạnh.
Đây đúng là chỗ mà ta nghĩ mãi không ra, kế hoạch liên kết quân các nước
của Bão Phi Tuyết thật ra cũng vô cùng chính xác. Vấn đề là vì sao người Đế
quốc Kinh Hồng vô cùng chậm chạp, mãi không thấy có động tĩnh gì? Chẳng lẽ bọn
chúng thiển cận đến vậy sao?
Đối với câu hỏi của Thiển Thủy Thanh, Bích Không Tình chỉ có thể cười khổ đáp:
Thiển Thủy Thanh gật gật đầu:
-...Theo trong sách của ông ta viết, dân tình của một nước phụ thuộc vào vị trí địa lý của nước ấy, những nước có vị trí địa lý khác nhau hình thành nên phong tục và thói quen sống khác nhau, do đó tự sản sinh ra phong tục và văn hóa riêng biệt. Cũng vì nguyên nhân này mới hình thành sự khác nhau về chế độ và chính sách khác nhau giữa các quốc gia có chủng tộc khác nhau. Vì vậy ông ta mới lập ra một sự phân tích và trình bày về cách trị quốc, đại ý của nó là tùy theo thời thế, tùy theo vị trí địa lý, tùy theo phong tục tập quán và nghi lễ của con người. Không có cách trị nước nào có thể dùng trong thiên hạ cả trăm năm, muốn lập pháp phải thuận theo ý trời và lòng người.
Bích Không Tình gật đầu khen ngợi:
Đây đều là chuyện của hai mươi năm trước, không thể ngờ rằng Tướng quân
cũng hiểu rõ như vậy.
Vậy Tần Nghi có quan hệ như thế nào với người Đế quốc Kinh Hồng?
Bích Không Tình thở dài:
Thiển Thủy Thanh ngẩn người, chuyện bí sử này quả thật hắn chưa từng nghe qua.
Bích Không Tình nghiêm giọng nói
Nói tới đây, giọng Bích Không Tình trở nên cao vút:
Ý của đoạn này thật ra rất là đơn giản, nó nói rằng quốc gia là nơi để cho dân
chúng dựa vào, tầm quan trọng của quốc gia cũng giống như một chiếc thuyền con
mà dân chúng phát hiện được khi đang mắc nạn giữa dòng sông. Thân là quân
vương, phải là nhân vật xuất sắc nhất trong một quốc gia, họ nắm giữ sinh tử
mục đích là vì cứu rỗi cả thiên hạ. Quân vương tài giỏi, quốc gia sẽ hùng
mạnh, quân vương dốt nát, quốc gia sẽ sụp đổ.
Rất hiển nhiên, từ ý của đoạn văn trên có thể thấy rằng, tư tưởng của Tần Nghi
rất giống với tư tưởng Nho gia ở thế giới trước kia của Thiển Thủy Thanh. Tuy
nhiên những lời tiếp theo của Bích Không Tình rất là khó nghe, sau khi hắn nói
xong câu đó, giọng nói trở nên ác cảm:
Trong Tứ Cực du ký của Tần Nghi cũng có ghi lại một thiên Chiến Luận, mà chính
thiên Chiến Luận này đã làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của người Đế quốc
Kinh Hồng đối với người Đế quốc Chỉ Thủy, Đế quốc Thiên Phong. Trong Chiến
Luận nói: Quốc gia nào khởi xướng một cuộc chiến phi nghĩa, hiếu chiến ắt
vong, Đế quốc Chỉ Thủy và Đế quốc Thiên Phong đánh nhau trăm năm nay không
ngừng, tất cả những người hiếu chiến đều đã chết. Trong Chiến Luận còn nói: Đế
quốc Thiên Phong bốn bề không có nơi nào hiểm trở có thể phòng thủ, dân chúng
hiếu chiến, là vì lấy công làm thủ. Đế quốc Thiên Phong đựa vào ưu thế của
thảo nguyên, có nhiều kỵ binh, quân giỏi xung phong dũng mãnh, giỏi về cường
công mà không giỏi về thủ thành. Còn các Đế quốc Chỉ Thủy, Kinh Hồng có được
địa lợi, nhiều rừng hoang núi thẳm, bến nước đầm lầy, giỏi về thủ thành mà bất
lợi khi chiến đấu ở bình nguyên. Nếu như muốn ổn thỏa, nên lấy chuyện làm cho
Đế quốc mình hùng mạnh làm chuyện lâu dài, chiến tranh đối địch chỉ là tạm
thời, cứ việc thủ nơi hiểm yếu, chờ cho địch tự diệt.
Những lời này có ý tứ riêng của nó.
Nói một cách đơn giản là: Người Đế quốc Thiên Phong vốn hiếu chiến, sớm muộn
gì cũng phải tiêu vong, bởi vì bọn họ có được ưu thế thảo nguyên, kỵ binh hùng
mạnh, nhưng bộ binh cũng chỉ bình thường. Mà các Đế quốc Chỉ Thủy, Kinh Hồng
cũng vì nguyên nhân có tồn tại núi rừng đầm lầy, các nơi hiểm trở, cho nên
giỏi về trấn thủ. Bởi vậy nếu người Đế quốc Thiên Phong muốn tới công, cứ để
cho bọn họ công, đã là hiếu chiến ắt vong, sớm muộn gì bọn họ cũng sẽ tiêu
vong. Chúng ta không ra tay, cứ nhìn bọn họ tấn công, tọa sơn quan hổ đấu, đợi
đến lúc thời cơ chín muồi bèn gặt hái thành quả thắng lợi, như vậy không phải
là rất tốt hay sao?
Nói trắng ra, Quốc Luận và Chiến Luận của Tần Nghi chính là một mặt du thuyết
các nước, khuyên bọn họ bỏ đi chủ trương pháp lý mà lấy Nhân Đức thống trị
quốc gia, mặt khác chủ trương rằng đối mặt với địch nhân hùng mạnh nên lui
thủ, làm cho bọn họ tin tưởng vào mệnh trời, tin rằng hiếu chiến ắt vong, mà
không cần hung hăng phản kích.
Học thuyết của Quốc Luận như vậy nói ra có vẻ buồn cười, nhưng lời nói dù
hoang đường đến đâu đi nữa, nếu được lặp đi lặp lại mười lần, rốt cục cũng có
người tin.
Người đời nói dối đều không ra khỏi một đạo lý: Trong lời nói ấy có chín phần
là nói thật, chỉ còn lại một phần là nói dối, ắt một phần nói dối ấy sẽ làm
cho những người bình thường tin tưởng.
Tần Nghi thêu dệt nên một lời nói dối rất kỳ diệu. Đầu tiên thông qua Tứ Cực
du ký để thổi phồng kiến thức rộng rãi của mình, sau đó lại thông qua một
thiên Quốc Luận trích dẫn kinh điển để làm cho các nước tin vào tầm quan trọng
của việc trị nước bằng lễ giáo đạo đức, cuối cùng lại giật dây khiến cho các
Quốc chủ của các nước láng giềng thờ ơ với chiến tranh. Mục đích của ông ta
quá rõ ràng, chính là chuẩn bị cho việc người Đế quốc Thiên Phong gây chiến
tranh hàng chục năm mà không bị ảnh hưởng.
Lý thuyết trị nước của ông ta thật ra có nhiều chỗ rất có đạo lý, phù hợp với
tình thế trong lúc ấy, trong đó cũng bao gồm tư tưởng lấy Đức trị thiên hạ và
lấy nông làm gốc để trị nước. Nhưng hiển nhiên là đến khi quyển sách này đến
được tay triều đình các nước, được các vị Quốc chủ của các nước coi trọng như
là một quyển kỳ thư, ý nghĩa sau lưng của nó liền lộ ra bên ngoài.
Hết thảy lý luận của Tần Nghi thật ra chỉ thích hợp cho một Đế quốc hùng mạnh,
thống nhất lâu dài, nhưng không hề thích hợp cho một Đế quốc thường xuyên xảy
ra chiến tranh hết năm này sang năm khác. Luận điệu 'hiếu chiến ắt vong' của
ông ta tuy rất chính xác, nhưng lại 'quên' không đề cập tới việc vì ai mà
vong, vì sao mới có thể vong?
Chờ ông trời diệt vong sao?
Như vậy có thể tưởng tượng ra, nếu như quyển sách này quả thật là do Hoàng đế
đời thứ Tư của Đế quốc Thiên Phong bày mưu đặt kế, có thể thấy rằng mưu kế này
được tính toán hết sức sâu xa.
Về sau, nghe nói rằng Tần Nghi chết trong tay Hoàng đế đời thứ Tư của Đế quốc
Thiên Phong, bởi vì ông ta tức giận Tần Nghi đem quyển sách này truyền bá rộng
rãi, trợ giúp cho các quốc gia khác trở nên hùng mạnh, bịa đặt nói xấu Đế quốc
Thiên Phong sẽ bị diệt vong. Nhưng Bích Không Tình đã vạch rõ, đây khẳng định
là một âm mưu, dụng ý của nó chính là làm cho Quốc chủ của các quốc gia khác
càng thêm coi trọng quyển sách này. Trên thực tế, ngoài Đế quốc Chỉ Thủy bị
quyển sách này làm hại rất nặng nề, các Quốc chủ trong thiên hạ không đọc
quyển sách này rất ít. Có lẽ bọn họ không tin những luận điệu này, nhưng đối
với những kiến giải độc đáo, học vấn uyên thâm, những phân tích sâu sắc và
những ví dụ thực tế sống động về lịch sử của các quốc gia, bọn họ không thể
nào không thán phục. Mà nếu đã thán phục như vậy, muốn bọn họ không bị ảnh
hưởng bởi quyển sách này thật là một chuyện khó hơn lên trời.
Bích Không Tình cũng chỉ rõ ra, quyển Quốc Luận này thật ra là một đòn chiến
tranh văn hóa mà người Đế quốc Thiên Phong chủ mưu đã từ lâu. Bọn họ thông qua
đòn chiến tranh văn hóa này làm cho địch nhân của bọn họ tiếp nhận quan niệm
bảo thủ bị động về cách thức trị nước. Đồng thời, bọn họ cũng sử dụng một số
tiền tài khổng lồ mua chuộc những quan viên quan trọng của các nước ấy, để thi
hành lý luận của quyển Quốc Luận này.
Nhưng tại Đế quốc Thiên Phong lại nghiêm cấm truyền bá quyển sách này, tiếp
tục chủ trương lấy võ xưng hùng của bọn họ.
Thiển Thủy Thanh khẽ gật gật đầu.
Một cuộc chiến tranh thắng lợi có thể mang đến lợi ích rất rõ ràng cho quốc
gia mình, nhưng rốt cục cũng chỉ có hạn mà thôi. Nhưng ảnh hưởng của một sự
xâm lược sâu xa về văn hóa lại có thể khiến cho rất nhiều quốc gia chưa đánh
mà tan, ảnh hưởng này quả thật là rất lớn, gây ra hậu quả nặng nề.
Lợi ích của chiến tranh, hiệu quả của nó có thể thấy ngay lập tức, nhưng chiến
tranh cũng là con dao hai lưỡi, nếu như thua, cái giá phải trả rất lớn lao và
vô cùng đáng sợ.
Còn chiến tranh văn hóa lại khác xa, có lẽ nó cần phải có một thời gian dài
khoảng mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm mới thể hiện ra, nhưng giống như
một vụ mua bán một vốn bốn lời, lợi ích của nó nhiều không đếm xuể.
Không nói đến chuyện cái giá phải trả lớn hay nhỏ, chỉ riêng món tiền lời có
thể phải trả trong thời gian hàng chục hàng trăm năm.
Người này chỉ bằng vào một quyển sách, không tốn một mũi tên hòn đạn đã có thể
hóa giải nguy cơ của các nước xung quanh, thiết lập một nền móng cơ sở cho
hành động quân sự của con cháu Đế quốc Thiên Phong đời sau, quả thật là cống
hiến vô cùng to lớn đối với Đế quốc Thiên Phong. Cho dù Thiển Thủy Thanh đánh
hạ Tam Trùng Thiên một lượt, trước công lao cái thế của Tần Nghi, cũng chỉ có
thể thở dài tự thẹn không bằng...
Thiển Thủy Thanh hỏi.
Bích Không Tình trả lời:
Vũ Văn Liễu chính là Quốc chủ hiện tại của Đế quốc Chỉ Thủy, Bích Không Tình
đã gia nhập quân Đế quốc Thiên Phong, cho nên không ngại gọi thẳng tên.
Không đợi Thiển Thủy Thanh hỏi, Bích Không Tình đã nói tiếp:
Năm điều kiện này là điều kiện nhục nhã điển hình của một quốc gia mất chủ
quyền.
Chẳng trách dù Cô Chính Phàm biết người Đế quốc Thiên Phong hùng mạnh, nhưng
vẫn xuất binh ra khỏi Hàn Phong quan, chống chọi một trận với người Đế quốc
Thiên Phong.
Người đời thà bỏ mạng chứ không chịu bỏ tiền tài, câu này quả thật rất có đạo
lý.
Thiển Thủy Thanh không khỏi thở dài:
Bích Không Tình buồn bã nói:
Thiển Thủy Thanh kinh ngạc đến nỗi suýt nữa thì sặc, hắn trợn mắt nhìn Bích
Không Tình:
Bích Không Tình cười thoải mái:
Thiển Thủy Thanh nhất thời kinh ngạc.
Hắn ngây người ra một hồi lâu, sau đó mới nói:
Lúc ấy, Bích Không Tình ngơ ngác nghĩ thầm: "Trên đời này...không lẽ có thể
chiến thắng như ý muốn của mình sao?"