Người đăng: khuynhtanthienha10@
Trước khi Đại Đế quốc Tây Xi mất đi hy vọng thắng trong cuộc chiến tranh này,
Tần Nghi cũng sẽ không lấy thân phận thật của lão ra mặt giúp đỡ Thiển Thủy
Thanh, nhưng lão nhân cơ hội này chiếm được rất nhiều đất đai nhận được ích
lợi từ cả hai bên.
Đối với giao dịch như vậy, có thể nói Tần Nghi là người được lợi nhiều nhất.
Hai Đại Đế quốc giao phong, người thua cố nhiên táng gia bại sản, ngay cả
người thắng cũng phải trả một cái giá không nhỏ và gánh vác trách nhiệm nặng
nề vì hành động quân sự của Tần Nghi.
Nếu không làm như vậy, chỉ sợ cũng không thể khiến cho vị Đại Quốc sư Đại Đế
quốc Tây Xi Tần Nghi này động lòng, chịu bán mạng của lão cho Thiển Thủy
Thanh.
Về phần nhân vật tương lai sẽ làm lãnh tụ chỉ huy liên quân các dân tộc thiểu
số Tây Xi, hai người cùng chọn ra một người là Bát Xích.
Danh nghĩa Tiểu Ưng Doanh rốt cục tới giờ phút này đã sống lại. Thiển Thủy
Thanh vung tay một cái, ba ngàn tên kỵ binh tinh nhuệ nhất Thiết Huyết Trấn
lập tức tiến nhập Tiêu Ưng Doanh. Đồng thời cũng cho nó thêm ba vị Phó Doanh
Chủ: Ly Sở, Hòa Phi và Thế Quân Dương.
Mang theo rất nhiều của cải, ngựa, các loại tài nguyên chiến tranh, Tần Nghi
cùng Bát Xích cất bước lên đường về thảo nguyên mờ mịt.
Năm nay Bát Xích mười lăm tuổi, còn kém một tuổi mới đúng tuổi trưng binh hợp
pháp của Đế quốc Thiên phong. Nhưng nó đã trở thành một tên Tướng quân, dẫn
dắt ba ngàn chiến sĩ ra chốn sa trường.
Bát Xích gặp phải thử thách lớn nhất từ lúc nó chào đời tới nay, sẽ không có
nhiều may mắn như trước nữa, cũng không có nhiều quý nhân tương trợ. Chỉ còn
lại tinh thần hy sinh không lùi bước, cùng với những đêm không ngủ chong đèn
bày mưu nghĩ kế.
Trong cuộc sống tương lai, một cuộc đấu tranh ở hậu phương địch quyết định vận
mệnh của toàn đại lục đã được triển khai.
Một ngôi sao chiến tranh mới cũng đang chầm chậm lên cao.
Đại thảo nguyên Tây phong vừa vào Thu, màu xanh vẫn là sắc màu chủ đạo, ngẫu
nhiên pha trộn chút màu vàng khô loang lỗ, ở vùng miền Nam của thảo nguyên lấy
sông Cách Nhĩ Mục Sa làm giới hạn chính là như vậy.
Cực Bắc của Đại thảo nguyên Tây phong bao gồm cả bờ biển đóng băng, chính là
một vùng băng nguyên mênh mông trắng toát. Nằm sát vùng băng nguyên này chính
là vùng rừng Man Hoang hoang dã u ám lạnh lẽo, tối tăm mờ mịt. Vùng này rất ít
dấu chân người lui tới, ngoại trừ Tuyết quốc không ai có thể sống trường kỳ ở
đây.
Miền Bắc của thảo nguyên là cao nguyên Lý Nhĩ, thực vật thưa thớt, cằn cỗi vô
cùng, có rất nhiều dãy núi mọc lên cao ngất, bao gồm cả dãy núi Thiên Thần.
Địa thế núi vô cùng hiểm trở, khe sâu cốc hiểm chập chùng, dốc núi tầng tầng.
Ở miền Trung và miền Nam thảo nguyên lại là nơi đất đai màu mỡ, cũng là nơi
rất nhiều chủng tộc trên thảo nguyên tụ tập sinh sống.
Tuy rằng ở mỗi vùng đều có mục trường, ốc đảo phì nhiêu tươi tốt thích hợp cho
cả người lẫn vật sinh sống, nhưng những vùng tốt đẹp như vậy cũng không phải
nối liền nhau thành từng mảng, mà là bị sa mạc, núi tuyết, sông băng, đầm
lầy...tách rời thành từng khối nhỏ. Nằm rải rác khắp nơi trên thảo nguyên.
Điều kiện tự nhiên chỉ cho phép những ai sinh sống ở những nơi này một lựa
chọn duy nhất: Nếu muốn tiếp tục sinh tồn, nhất định phải di chuyển thường
xuyên, bởi vì chỉ dựa vào một bãi cỏ thì không thể sống lâu dài được.
Vì thế, các tộc trên thảo nguyên thủy chung vẫn tìm tòi một phương thức sinh
tồn ổn định. Cuộc sống di cư tìm những nơi có nước có cỏ chính là mô tả chân
thực nhất về sự đấu tranh sinh tồn của họ.
Vì sinh tồn, bọn họ phải học cách thích ứng với các loại hoàn cảnh, không được
coi một địa phương nào đó là quê hương của mình. Bởi vì thảo nguyên chính là
quê hương của họ, thậm chí toàn lục địa cũng có thể xem như một sân thi đấu
thể thao dùng để sinh tồn.
Trên toàn thảo nguyên, miền Nam thảo nguyên nằm bên kia sông Cách Nhĩ Mục Sa
được xem là thiên đường, nơi mà đất đai phì nhiêu nhất, khí hậu ôn hòa nhất.
Sở dĩ tộc Tây Xi có thể leo lên ngôi báu đệ nhất đại tộc của thảo nguyên, sáng
lập ra Đại Đế quốc Tây Xi khổng lồ, chính là vì hoàn cảnh địa lý trời ban cho
họ.
Ở miền Nam của thảo nguyên, hồ nước nhiều như trân châu, sông ngòi nhiều như
dây chuyền giăng chi chít khắp nơi, nguồn nước sung túc, khí hậu tương đối ôn
hòa, nhờ có nguồn nước dồi dào, thảm thực vật nơi đây rậm rạp sum xuê, như một
chiếc áo màu xanh biếc phủ trùm lên mặt đất.
Một phần vùng này là những bụi cây rậm rạp um tùm và những rừng tùng cô tịch
đứng sừng sững qua hàng ngàn năm. Một phần khác lại là những vùng đầm lầy, đất
trũng do nước sông suối tràn ngập hình thành, cỏ mọc thành bụi rậm như được
cắm sâu vào mặt đất. Phần diện tích rộng nhất là những đồng cỏ bằng phẳng bao
la bát ngát, nhìn đâu cũng thấy cỏ xanh không biết đâu là cuối.
Tuy rằng ít có nơi nào hoang vắng như vậy nhưng lượng người sinh sống ở miền
Nam vẫn vô cùng thưa thớt. Ngược lại, các loại dã thú lại tìm được nơi đây một
địa phương rộng rãi, thích hợp cho bọn chúng sinh sống.
Sâu trong rừng rậm có rất nhiều dã thú sinh sống, các loại động vật to xác như
gấu, lợn rừng...đâu đâu cũng thấy, mà láng giềng của chúng chính là những loại
thú như dã lang, mèo rừng, hắc điêu, hươu sao và sơn dương.
Dưới suối cá nhiều như thoi các loại rong tảo mọc đầy. Trong những đầm lầy, có
thể thấy hải ly, rái cá đào hang sống, chúng ăn no đến nổi bụng căng tròn,
lông bóng mượt, sau đó lăn lộn chơi đùa trên mặt đất.
Ở một ít vùng khô ráo trên thảo nguyên, sơn dương, sơn ngưu, ngựa hoang dạo
chơi thành đàn. Nhất là những con ngựa hoang trên cổ phủ chiếc bờm thật dài,
hai mắt đỏ ngầu trợn trừng, nhìn bốn phía chung quanh với vẻ cảnh giác, vừa
nghe chút gió thổi cỏ lay liền kéo cả đàn chạy đi, hình thành cảnh tượng vạn
mã bôn đẳng hết sức hùng vĩ.
Khu vực này là khu vui chơi của phi cầm tẩu thú, sự hiện diện của con người
chỉ là điểm xuyết thêm mà thôi. Ngẫu nhiên cũng có thể bắt gặp một vài mục
nhân cỡi ngựa dắt chó, lùa theo từng đàn gia súc trâu, dê kiếm ăn trên thảo
nguyên, cùng sống hết sức hài hòa với động thực vật hoang dại chung quanh...
Về cảnh tượng thiên nhiên, nơi này quả thật có phong cảnh hết sức tự nhiên
xinh đẹp, đáng để mọi người tới du ngoạn thưởng lãm một phen. nguồn t r u y ệ
n y_y
Nhưng chiến tranh luôn luôn phá hoại những điều tốt đẹp.
- Ha!
Một tiếng thét rõ to, phá nát sự yên tĩnh của chân trời.
Từng đàn ngựa hoang, trâu rừng, sơn dương kinh hoàng chạy tứ tán khắp bốn xung
quanh. Cuối đường chân trời xa xôi dần dần dấy lên một làn khói bụi chính là
thiên quân vạn mã đang hôò hét lao về phía nơi này.
Giục ngựa dẫn đầu là một viên tiêu tướng tuổi còn rất trẻ.
Trên người hắn khoác một chiếc áo choàng da dê của người thảo nguyên, trên đầu
cũng đội một chiếc mũ da dê giữ ấm, ở nơi có biên độ nhiệt rất lớn này, ăn mặc
như vậy mới có thể bảo vệ hiệu quả cho mình.
Dưới vành mũ là một đôi mắt to tròn.
Viên tướng này chính là Quỷ Bát Xích.
Phía sau hắn là hàng vạn kỵ binh du mục thảo nguyên, đầy cả đất trời đông như
kiến.
Hiện giờ Bát Xích đã mười tám tuổi.
Từ khi hắn rời khỏi thành Mễ Đặc Liệt tiến vào thảo nguyên, đã ba năm trôi
qua.
Trận chiến đại lục đánh đã ba năm, hắn cũng đã nỗ lực phấn đấu ở thảo nguyên
ba năm.
Trong ba năm qua, Bát Xích không chỉ một lần đối mặt với đủ các nguy hiểm, hết
lần này đến lần khác thoáng chạm mặt Tử thần, nhưng cũng hết lần này tới lần
khác đạt được thắng lợi huy hoàng.
Tên thiếu niên nhỏ tuổi trước kia ít người để ý, nhưng hôm nay đã trở thành
nhân vật có thể quyết định được chiến cục trên đại lục. Năm nay hắn mười tám
tuổi nhưng đã quét ngang toàn Đại thảo nguyên Tây phong, trở thành một tên
mãnh tướng của thảo nguyên.
Chỉ là sự xuất hiện của vị mãnh tướng thảo nguyên này thật sự không phải là
phúc cho người Đại Đế quốc Tây Xi, ngược lại là tai họa trùng trùng.
Lúc chọn lựa không gian phát triển, Tần Nghi đã cho hắn biết, nếu muốn gây
phiền phức cho người Đại Đế quốc Tây Xi, nhất định phải phát triển ở miền Bắc
của thảo nguyên.
Nơi này đất đai cây cối cằn cỗi, dân tộc du mục sinh sống nơi đây rất ít,
nhưng tính tình hung hãn, mức độ đấu tranh tàn khốc vượt xa vùng đất màu mỡ
phì nhiêu ở miền Nam thảo nguyên.
Đối với người Đại Đế quốc Tây Xi, dân tộc du mục ở phía Bắc thảo nguyên chính
là bọn người hoàn toàn man di mọi rợ. Bọn họ không phục sự thống trị của người
Đại Đế quốc Tây Xi, thậm chí rất nhiều bộ tộc căn bản không thừa nhận địa vị
của người Đại Đế quốc Tây Xi tại miền Bắc thảo nguyên. Chuyện mà bọn họ suy
nghĩ hàng ngày không phải là làm thế nào để tiến vào thế giới Trung Thổ, mà là
làm thế nào để băng qua sông Cách Nhĩ Mục Sa tiến vào khu vực đất đai màu mỡ ở
miền Nam thảo nguyên.
Sau khi người Đại Đế quốc Tây Xi ồ ạt xâm lược đại lục, chiến sĩ của dân tộc
du mục ở miền Bắc thảo nguyên từng được hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp, cho nên có
một số người dẫn theo bộ tộc của mình xuất chinh. Hai đại tộc Bắc Di và Lý
Ngõa bị Cách Long Đặc lợi dụng cường công Ba Tư Lạp, chính là hai đại tộc ở
miền Bắc thảo nguyên. Kết quả bọn họ trước sau huyết chiến cùng Pha Lợi Ngõa
Đặc và Tư Ba Tạp Ước dưới thành Ba Tư Lạp, chẳng những không nhận được ích lợi
gì, mà còn hy sinh vô ích rất nhiều chiến sĩ. Tính bài ngoại của Cách Long Đặc
rất nặng nề, ông ta sử dụng ngoại tộc giống như vật hy sinh, khiến cho những
bộ tộc ở miền Bắc thảo nguyên sinh lòng bất mãn. Hai đại tộc Bắc Di và Lý Ngõa
thối lui làm gương, theo đó, rất nhiều chiến sĩ thuộc miền tranh bá trên đại
lục, trở về quê hương của mình.
Chính là dưới tình huống như vậy, Bát Xích đi tới miền Bắc Đại thảo nguyên Tây
phong.
Lúc đầu, gần như không có khả năng lôi kéo lợi dụng số hán tử thảo nguyên này,
trên thực tế, ngay cả bọn họ muốn sinh tồn được ở đây cũng đã vô cùng gian
nan. Tính bài ngoại là đặc tính cố hữu của mỗi một dân tộc thảo nguyên, cỏ
trên thảo nguyên vĩnh viễn không đủ dùng, người ngoài tới chỉ khiến cho nguồn
tài nguyên vốn đã nghèo nàn càng thêm thiếu thốn, khiến cho cuộc sống của dân
chúng ở nơi này càng thêm khó khăn. Vì thế cho nên bọn họ gần như lập tức tiến
hành xua đuổi.
Tuy nhiên Bát Xích cũng không phải là cục bột mặc tình cho người khác muốn
nhào nặn ra sao cũng được.
Bất kể là Tần Nghi hay Thiển Thủy Thanh cũng đã từng nói với hắn, người thảo
nguyên chính là một bầy sói, bọn họ có tính bắt nạt kẻ yếu trời sinh. Nếu Bát
Xích tỏ ra khách sáo với họ, chắc chắn họ sẽ dùng dao tiếp đón, nhưng nếu biểu
hiện của Bát Xích tàn độc hơn, vậy bọn họ sẽ thần phục dưới chân hắn.
Dùng võ để công, dùng văn để trị, đây là cách tốt nhất để đối phó với người
thảo nguyên.
Ngay từ lúc đầu, Bát Xích tiêu diệt vài tộc nhỏ không chịu nghe lời, mấy trăm
thi thể chứng minh với mọi người, đây không phải là một đội ngũ dễ trêu chọc.
Từ đó trở đi, ngoài một số bộ tộc cỡ trung hay lớn, số người có gan chọc tới
bọn họ dần dần giảm hẳn.
Sau đó xảy ra một trận đại chiến, Bát Xích bằng vào lực lượng ba ngàn kỵ binh
của mình lấy ít địch nhiều, đối đầu trực diện đánh bại một bộ tộc, tiêu diệt
gần sáu ngàn chiến sĩ của bộ tộc ấy. Từ đó trở đi, thanh danh của hắn mới dần
dần lan truyền. Tiểu tử này kế thừa được của Thiển Thủy Thanh ba chữ Độc,
Chuẩn, Ổn, bắt đầu không khách sáo, phóng tay làm mạnh, thừa cơ chiếm lấy một
nơi tương đối phì nhiêu ở miền Bắc thảo nguyên.
Bắt đầu từ nơi đây, hắn thu hút rất nhiều dân chúng thảo nguyên. Một ít bộ
lạc, chủng tộc nhỏ yếu bị hắn gôm thâu, cũng ngoan ngoãn cúi đầu nghe lệnh.
Hiểu biết về người thảo nguyên, Bát Xích học của Tần Nghi.
Về phương diện quân sự và kỹ xảo sử dụng người. Bát Xích học của Thiển Thủy
Thanh.
Còn đối với chính trị ngoại giao và vận dụng âm mưu quỷ kế, Bát Xích nhờ đi
theo Cơ Nhược Từ mà thu hoạch không ít.
Có được ba vị danh sư như vậy dạy dỗ, Tần Nghi và Thiển Thủy Thanh lại luôn âm
thầm đưa tới các loại vật tư chiến tranh cho nó, chl cho nó cách thức tuyển
dụng người. Năm ấy Bát Xích mới mười sáu tuổi, nhưng về phương diện xử lý vấn
đề các dân tộc bộ lạc, quân sự và các vấn đề khác ở chung quanh đã tỏ ra vô
cùng lão luyện.
Thủ đoạn chính trị thành thục, kỹ xảo ngoại giao cao siêu, năng lục chl huy
chiến thuật cao minh, còn có bộ đội dưới tay kỷ luật nghiêm minh mà hung ác,
không cần lo lắng về chuyện thiếu thốn vật tư tài nguyên, những điểm này khiến
cho thực lực của Bát Xích phát triển cực nhanh.
Sau đó không lâu, Thiển Thủy Thanh lại đích thân mang tới ba ngàn chiến sĩ
Hùng tộc dũng mãnh cho hắn.
Có thêm ba ngàn tráng hán Hùng tộc gia nhập liên minh, thực lực của Bát Xích
lại tăng vọt lần nữa, quét ngang cả miền Bắc thảo nguyên, đánh đâu thẳng đó.
Sự phát triển của Bát Xích quá nhanh, khiến tộc Bắc Di kinh hoàng. Mùa Xuân
năm Một Trăm Mười Ba lịch Thiên Phong, tộc Bắc Di liên kết với tộc Lý Ngõa và
một vài tộc lớn ở miền Bắc, khởi xướng tiến cồng Bát Xích. Lúc này, Bát Xích
đã tới thảo nguyên được hai năm.
Trong trận đại chiến cùng tộc Bắc Di, Bát Xích bí mật cấu kết với tộc Lý Ngõa,
tộc Lý Ngõa bèn ngấm ngầm đâm sau lưng đồng minh của mình một nhát. Sau đó tộc
Lý Ngõa và Bát Xích hợp lực lại đánh bại tộc Bắc Di, Bát Xích cùng với tộc Lý
Ngõa ngồi vững trên địa vị tập đoàn quân sự mạnh nhất của dân tộc du mục ở
miền Bắc thảo nguyên.
Sau đó không lâu, Bát Xích phái người âm thầm hạ độc giết chết tộc trưởng A Lý
Mặc tộc Lý Ngõa, gây xích mích trong nội bộ tộc Lý Ngõa. Lập tức tộc Lý Ngõa
xảy ra đại chiến đoạt quyền, nhân cơ hội này, Bát Xích làm suy yếu thực lực
tộc Lý Ngõa, bồi dưỡng bù nhìn đưa lên địa vị tộc trưởng, khiến cho những đại
tộc từng một thời huy hoàng ở miền Bắc thảo nguyên như tộc Lý Ngõa, tộc Tát
Thước Lạt, Nại Căn... hiện tại đều trở thành bộ lạc phụ thuộc của hắn.
Đối với tên tiểu thủ lĩnh Bát Xích, tuy năm ấy mới mười bảy tuổi nhưng thủ
đoạn cao minh, tâm địa tàn nhẫn, các chủng tộc bộ lạc trên thảo nguyên đều tỏ
ra kinh sợ, đối với mệnh lệnnh của hắn, không ai không dám nghe theo.
Sau khi chấn chlnh liên kết cơ bản toàn bộ miền Bắc thảo nguyên, Bát Xích bắt
đầu nhắm tới miền Nam thảo nguyên, trọng địa nền tảng của Đại Đế quốc Tây Xi.
Hắn muốn qua sông Cách Nhĩ Mục Sa, từ đó khởi xướng đòn công kích chí mạng vào
Tháng Năm năm Một Trăm Mười Bốn lịch Thiên Phong.
Bát Xích dẫn dắt đại quân miền Bắc thảo nguyên qua sông Cách Nhĩ Mục Sa, ngày
hôm đó lập tức đạp bằng bổn bộ lạc phía Nam sông Cách Nhĩ Mục Sa.
Theo lệnh của Bát Xích, miền Nam thảo nguyên trong tương lai sẽ do dân tộc
miền Bắc thống trị. Bất kể cuộc chiến tranh bá đại lục ai thẳng ai thua, đối
với dân tộc thảo nguyên mà nói, đất đai màu mỡ ở miền Nam quả thật hấp dẫn vô
cùng.
Dưới sự hấp dẫn của mục tiêu lớn này, Bát Xích hạ lệnh tàn sát.
Phàm là dân chúng sinh sống ở miền Nam thảo nguyên, giết sạch, cướp sạch hết
thảy, tấc cỏ không chừa.
Mà đi theo sau hàng chục vạn chiến sĩ thảo nguyên này là nữ nhân, người già và
trẻ con của các bộ tộc miền Bắc. Bọn họ cùng di chuyển với các chiến sĩ, hoặc
là vĩnh viễn cắm rễ ở mãnh đất này, hoặc là từ nay về sau chôn xác ở đất khách
quê người.
Dưới tình huống như vậy, cùng là chiến sĩ dân tộc thảo nguyên với nhau nhưng
bọn họ lại vung cao con dao đồ tể với chính đồng bào mình, dấy lên một truờng
mưa máu gió tanh trong lãnh thổ Đại Đế quốc Tây Xi.
Tháng Sáu, đại quân của Bát Xích xuyên qua thung lũng Tháp Lý, chuẩn bị tấn
công núi Xích Đáp.
Núi Xích Đáp là thánh địa mà năm xưa tộc Tây Xi hưng khởi.
Trong quá trình tộc Tây Xi hưng khởi, vùng núi này đóng vai trò thần thánh.
Trong kiếp sống thống trị trăm năm qua, kinh đô Đại Đế quốc Tây Xi dần dần di
chuyển về phía nam, càng ngày càng rời xa núi Xích Đáp. Nhưng trong cảm nhận
của rất nhiều người Đại Đế quốc Tây Xi, nơi đây vẫn là nơi thần thánh đã chứng
Trong cung Thương Lang.
- Đại chiến Tây Nam, tộc trưởng Cách Tang đại bại, tổn thất ba vạn chiến sĩ.
- Tướng cướp Bát Xích cùng bộ hạ là Thế Quân Dương dẫn dắt dân đen miền Bắc
chiến đấu cùng quân ta vô cùng kịch liệt. Hai tuớng giáp công khiến cho quân
ta thảm bại, hai vạn chiến sĩ hy sinh, Đại Tướng quân Tây Khố suýt nữa bỏ
mình.
- Bọn cướp đang xuyên qua thung lũng Tháp Lý, kéo tới rất đông.
- Bọn cướp vũ trang đầy đủ, tụ tập lực lượng đầy cả núi đồi, toàn bộ vùng núi
Xích Đáp báo nguy!
- …
Từng tin tức xấu như từng nhát chùy sắt giáng mạnh vào ngực Xích Đế.
Phía trước có Thiển Thủy Thanh hao tổn biết bao tâm huyết, không tiếc bất cứ
giá nào xây dựng tường đồng vách sắt, phía sau có Bát Xích kiêu ngạo phô
trương, tung hoành thảo nguyên, tập kích nội bộ. Một trận đại chiến xâm lấn
tưởng chừng như tất thắng, sau khi trải qua một thời gian dài cuờng công,
không ngờ lại diễn biến tôi nông nỗi như vậv.
Ba năm chinh chiến đã kéo nguời Đại Đế quốc Tây Xi vào trong cơn lốc xoáy của
cuộc chiến trường kỳ. Cách Long Đặc và Thiển Thủy Thanh ngang tài ngang sức,
không ai làm gì đuợc ai. Dưới tình huống như vậy, ai có thể kiên trì hơn,
người đó sẽ đến gần với thắng lợi hơn.
Nhưng đúng vào thời điểm chết người nảy, Đại thảo nguyên Tây Phong lại xuất
hiện dấu hiệu tranh chấp nội bộ.