Người đăng: khuynhtanthienha10@
Trận quyết chiến Trung thu xảy ra bên bờ sông Lệ bị người đời sau gọi là trận
chiến Vô Sỉ.
Bởi vì sau trận chiến, cả hai bên cùng chỉ trích đối phương là kẻ đê tiện vô
sỉ, không chịu giữ tín nghĩa. Tuy từ đầu nói rằng quyết chiến công bằng, nhưng
lại âm thầm ẩn giấu phục binh, từ đầu nói rằng không đánh lén, nhưng lại tập
kích bất ngờ.
Mặc dù xét về phương diện đê tiện bỉ ổi thì Thiển Thủy Thanh cao hơn một mức,
nhưng nếu nói về danh dự thì người Đế quốc Kinh Hồng tổn thất nặng hơn nhiều.
Sau trận chiến, Quốc chủ các quốc gia khác, các Tướng quân, các nhà bình luận
về quân sự đều chỉ trích người Đế quốc Kinh Hồng, nói rằng đó là hành vi vứt
bỏ tín nghĩa, lật lọng, tiểu nhân, nhưng không được chuẩn bị kỹ càng. Còn điều
tiếng phê bình về hành động của Thiển Thủy Thanh thì hầu như rất ít.
Có lẽ nguyên nhân cũng là vì khi ấy, dù sao Thiển Thủy Thanh cũng lấy ít đánh
nhiều, là phe bất lợi ngay từ đầu trận, tâm lý hay đứng về phe kẻ yếu hơn đã
khiến cho mọi người thầm chấp nhận cách làm của Thiển Thủy Thanh. Cũng phải
nói, năng lực nghiền ngẫm từng chữ một trên văn tự của Thiển Thủy Thanh cũng
không phải tầm thường, đến nỗi đánh ban đêm và đánh lén cũng có thể giải thích
xuôi tai. Rốt cục trận đánh vào đêm hôm ấy, Thiển Thủy Thanh đã đánh theo kiểu
nào, người không đích thân trải qua thì không ai có thể nói rõ, mà cả hai bên
từng trải qua thì có muôn vàn lý do để nói. Lương Khâu Húc cho rằng Thiển Thủy
Thanh không lên tiếng báo trước đã phát động tấn công, chính là lén tập kích
ban đêm, Thiển Thủy Thanh lại nói rằng, đại chiến ban ngày không có kết quả,
tự nhiên buổi tối phải đánh tiếp, đây là chuyện rất bình thường, ngươi không
chuẩn bị cho tốt sao có thể trách được? Còn về vấn đề xử lý hết tất cả các
điểm cảnh báo, cùng với sau khi xông vào sâu hàng chục tầng quân doanh của đối
phương rồi mới phát động tấn công, lão nhân gia hắn tự nhiên là quên mất.
Còn chuyện lính đánh thuê đột kích, càng dễ giải thích hơn nhiều. Bản thân
Thiển Thủy Thanh hắn đâu có nói trong thông cáo rằng sẽ không tìm viện binh,
chỉ nói muốn dùng đạo lý đánh trận sa trường để so tài cùng đối thủ bên ngoài
thành Thái Tang mà thôi. Nếu Lương Khâu Húc tự động rời đi khỏi bờ sông Lệ,
như vậy chiến cuộc xảy ra bên ngoài chiến trường đã giao ước từ trước, Thiển
Thủy Thanh hắn đương nhiên muốn đánh sao chẳng được?!
Như vậy coi như Thiển Thủy Thanh có thể giải thích được hết thảy, ngược lại
Mịch Tử Âu cường công đánh lén sau lưng thì không còn gì để nói, cho nên mới
dẫn đến vô số tai tiếng bên ngoài. Rất nhiều Quốc chủ các quốc gia, Tướng
quân, nhà bình luận quân sự nhất trí khiển trách Lương Khâu Húc, cho rằng ông
ta đê tiện vô sỉ, dẫn đại quân gấp mười lần quyết chiến với người ta lại còn
giấu diếm phục binh, đúng là hành vi cực kỳ bỉ ổi. Trận đại bại mà Lương Khâu
Húc ngự giá thân chinh này đã khiến cho dân chúng trong nước chửi bới vang
trời, còn bị ngoài nước khiển trách như vậy, đã khiến cho Lương Khâu Húc trên
đường quay về thành Bá Nghiệp liền ngã bệnh.
Ngày Hai Mươi Bốn tháng Tám, quân đội chiến bại rốt cục về tới thành Bá
Nghiệp, lúc này tin Lương Khâu Húc chiến bại đã chắp cánh bay xa, đến khắp các
nơi trên đại lục. Vị Quốc chủ Đế quốc Kinh Hồng này lúc ra đi thì chậm rãi la
cà, lúc chạy trối chết trở về lại chỉ mất không tới một phần ba thời gian lúc
ra đi. Đường về chạy vắt giò lên cổ, vừa mệt vừa tức, còn bị người mắng chửi,
sau khi trở lại thành Bá Nghiệp không lâu, bệnh tình càng nặng thêm, xem ra
chỉ còn có thể chịu đựng chừng một năm rưỡi nữa là hết mức. Những mạch nước
ngầm bên trong thành Bá Nghiệp bắt đầu rục rịch, Tướng quân các lộ, các vị
quan viên trong triều bắt đầu quan tâm tới việc ai là người tiếp theo lên ngôi
Quốc chủ Đế quốc Kinh Hồng.
Nghe đồn rằng Lương Khâu Húc có ý muốn truyền ngôi báu cho Nhị Vương tử, chứ
không phải là Thái tử hiện tại.
Về phần Thiết Huyết Trấn sau khi trải qua đại chiến lần này cũng bắt buộc phải
nghỉ ngơi dưỡng sức, trị liệu thương thế, cho nên tạm thời không chủ động xuất
kích.
Người Đế quốc Kinh Hồng hiện tại không thể trêu vào Thiết Huyết Trấn, Thiển
Thủy Thanh cũng tạm thời không định tiếp tục phát động tấn công về quân sự đối
với Đế quốc Kinh Hồng. Kết quả là sau lần bao vây tiêu diệt thứ tư, Đế quốc
Kinh Hồng đột ngột xuất hiện một quãng thời gian hòa bình vô cùng hiếm có.
Tuy nhiên nếu ai đó nghĩ rằng đây chỉ là quãng thời gian mà Thiển Thủy Thanh
nghỉ ngơi hồi phục hết sức bình thường, vậy đã hoàn toàn sai lầm. Có lẽ đối
với hắn mà nói, đây mới là lúc mà sự phản kích của hắn trở nên hung hăng ngang
ngược nhất.
Sau khi tặng lễ vật trọng hậu cho Mịch Tử Âu về chuyện phá hỏng đại kế về nước
của mình, rốt cục Thiển Thủy Thanh cũng xuất ra đòn sát thủ thứ ba của hắn.
Sau chuyện khởi nghĩa và dân nổi loạn, hắn lập tức tạo ra trận cuồng phong thứ
ba, hoàn toàn đẩy Đế quốc Kinh Hồng vào trong vực sâu đen tối. Hắn muốn cho
mọi người biết rằng, muốn giữ Thiển Thủy Thanh hắn lại, nhất định phải trả một
cái giá rất đắt bằng vô số máu tươi và chết chóc!
Trên đầu thành Thái Tang, Thiển Thủy Thanh chắp tay đứng thẳng, áo trắng phất
phơ trong gió, phong thái tiêu sái ung dung.
Sau lưng hắn là những thủ lĩnh của các đoàn lính đánh thuê do Lạp Nhĩ mang
tới.
Lao Khắc Lâm của đoàn lính đánh thuê Huyết Chiến, Ba La Mạn của đoàn lính đánh
thuê Chiến Lang, Hắc Mỗ và Đức Lôi Khắc của đoàn lính đánh thuê Song Kiếm.
Ba đoàn lính đánh thuê này đều là ba đoàn lính đánh thuê có quy mô rất lớn của
Liên minh các thành thị tự do, mỗi một đoàn lính đánh thuê này đều có nhân số
trên vạn người, trong đó đoàn lính đánh thuê Huyết Chiến có nhân số nhiều
nhất, là một tổ chức chiến tranh có tới hai vạn năm ngàn người, đã nhiều năm
làm công tác phòng ngự, cung cấp công tác bảo vệ cho một ít thành thị tự trị ở
phía Tây của Công quốc Thánh Uy Nhĩ đã nhiều năm. Bản thân Lao Khắc Lâm được
xưng là cao thủ ở Liên minh các thành thị tự do, có năng lực tổ chức rất tốt.
Lần này Lạp Nhĩ mang theo trách nhiệm do Thiển Thủy Thanh giao phó trở về Liên
minh các thành thị tự do, Lao Khắc Lâm là người đầu tiên tỏ ra coi trọng Thiển
Thủy Thanh, chủ động tỏ vẻ bằng lòng cho người của hắn ra sức vì Thiển Thủy
Thanh. Đương nhiên, hắn đưa ra một điều kiện, nếu có một ngày, đoàn lính đánh
thuê của hắn trợ giúp Thiển Thủy Thanh chiếm được Đế quốc Kinh Hồng, Thiển
Thủy Thanh phải dùng phương thức hiệp ước bằng văn bản để hứa với Liên minh
các thành thị tự do rằng, Thiển Thủy Thanh hắn sẽ tuyệt không mang binh tấn
công Liên minh các thành thị tự do, để bảo đảm độc lập cho họ.
Thiển Thủy Thanh đồng ý điều kiện này, cũng cho biết rằng trong tương lai sẽ
tiến thêm một bước thúc đẩy hợp tác về kinh doanh buôn bán giữa Đế quốc Thiên
Phong và Liên minh các thành thị tự do. Ngoài ra còn có thể khuyên Thương Dã
Vọng đồng ý thành lập quan hệ đồng minh vĩnh viễn giữa hai quốc gia, với điều
kiện là Liên minh các thành thị tự do phải cung cấp ưu đãi về buôn bán cho Đế
quốc Thiên Phong ở mức độ nhất định, nhất là về phương diện vận chuyển đường
thủy, mở cửa biên giới tự do ở mức độ nhất định.
Khi Lao Khắc Lâm tỏ ý rằng hắn có thể đưa ra yêu cầu này với Đại nghị hội, mặc
dù Lao Khắc Lâm không phải là một phần tử trong số mười vạn lính đánh thuê có
hiệp định phòng thủ với Đại nghị hội, nhưng hắn vẫn đứng hàng đầu trong danh
sách dự bị lính đánh thuê của Liên minh các thành thị tự do. Nói cách khác,
nếu Liên minh các thành thị tự do muốn tiến hành cuộc chiến bảo vệ quốc gia,
vậy đối tượng đầu tiên mời gọi tham gia cuộc chiến của họ chính là đoàn lính
đánh thuê Huyết Chiến của Lao Khắc Lâm. Cho nên tiếng nói của Lao Khắc Lâm ở
Liên minh các thành thị tự do vẫn hết sức có trọng lượng.
Trên thực tế, đối với rất nhiều lính đánh thuê của Liên minh các thành thị tự
do mà nói, Thiển Thủy Thanh có thể sống được ở Đế quốc Kinh Hồng cho tới hôm
nay đã là một kỳ tích.
Rất nhiều người ý thức được rằng hiện giờ, Đế quốc Kinh Hồng dưới áp lực do
Thiển Thủy Thanh gây ra, nhất định vận mệnh không còn bao lâu nữa. Cho dù ngày
nào đó Thiển Thủy Thanh tử trận sa trường, Đế quốc Thiên Phong cũng nhất định
sẽ tiến công Hàn Phong quan, thừa cơ tiêu diệt Đế quốc Kinh Hồng vốn đang suy
sụp. Thiển Thủy Thanh tung hoành ngang dọc ở Đế quốc Kinh Hồng đã khiến cho
thực lực của quốc gia này trở nên yếu ớt, không khác gì Chỉ Thủy năm xưa, yếu
đến mức không chịu nổi một đòn.
Cũng vì như vậy, rất nhiều lính đánh thuê không chỉ đi theo tiếng gọi của kim
tiền, bọn họ còn giống như Thiển Thủy Thanh đã nói, phát hiện ra một bảo tàng
trên người Thiển Thủy Thanh hắn: đây là một mục tiêu đầu tư đầy hứa hẹn thu
hoạch được nhiều lợi ích, hết sức đáng để đầu tư.
Bởi vậy Lạp Nhĩ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ mà Thiển Thủy Thanh giao cho
hắn hết sức nhẹ nhàng. Mà theo thời gian Thiển Thủy Thanh ở Đế quốc Kinh Hồng
càng kéo dài, cộng thêm thắng lợi trong trận quyết chiến Trung thu vừa qua, sẽ
ngày càng có thêm nhiều lính đánh thuê tiến vào vùng này, phục vụ cho Thiển
Thủy Thanh, cũng sẽ dần hình thành nên một luồng sức mạnh khổng lồ, cho đến
khi nào nền thống trị của Lương gia ở Đế quốc Kinh Hồng hoàn toàn sụp đổ.
Phía sau thủ lĩnh của ba đoàn lính đánh thuê lớn nhất này chính là mười mấy
thủ lĩnh của các đoàn lính đánh thuê nhỏ hơn. Sau đại chiến Trung thu năm
ngày, bọn họ cùng với bọn Lao Khắc Lâm được Thiển Thủy Thanh gọi tới đây.
Ngoại trừ bọn họ ra, không còn thành phần nào khác của Thiết Huyết Trấn hiện
diện nơi đây.
Đám lính đánh thuê vốn lão luyện sành sỏi lập tức hiểu ra, Thiển Thủy Thanh
đang có một mối làm ăn lớn muốn bàn bạc cùng bọn họ.
Mắt nhìn những cụm mây trắng bồng bềnh nơi chân trời xa thẳm, giọng Thiển Thủy
Thanh réo rắt như tiếng nhạc trên trời:
Ba La Mạn của đoàn lính đánh thuê Chiến Lang lập tức nói:
Lao Khắc Lâm lập tức lắc đầu: