Người đăng: khuynhtanthienha10@
Có thể nói, khi nhân số của một cánh quân được khống chế từ một ngàn người trở
xuống, hiệu suất chỉ huy là mạnh nhất, ít cần tới lính liên lạc, quan chỉ huy
chỉ cần đích thân hò hét cũng có thể truyền đạt mệnh lệnh.
Cánh quân có quy mô từ một ngàn tới năm ngàn người, cần có từ ba tới năm lính
liên lạc để hoàn thành việc truyền đạt ý đồ tác chiến của quan chỉ huy.
Khi quy mô lên tới vạn người, bắt đầu xuất hiện việc xây dựng biên chế lính
liên lạc. Lúc ấy quan chỉ huy sẽ ra mệnh lệnh cho từng nhóm lính liên lạc, sau
đó bọn họ sẽ truyền đạt xuống mệnh lệnh tác chiến cụ thể.
Lúc này cơ chế truyền lệnh vẫn theo thể thức y như trước: quan chỉ huy -> lính
liên lạc -> binh sĩ tác chiến. Nhưng lúc này hạn ngạch cơ bản của cơ chế
truyền lệnh đã đạt tới mức lớn nhất, nếu tiếp tục tăng lên, vậy phải tiến hành
truyền lệnh qua nhiều cấp. Đó chính là mệnh lệnh truyền từ cấp này xuống cấp
khác, lúc ấy hiệu quả truyền lệnh sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí sẽ xuất hiện
chuyện ở dưới không hiểu rõ ràng hoặc hiểu sai nội dung mệnh lệnh.
Khi quy mô lên tới ba vạn người, hệ thống truyền lệnh sẽ trở thành: quan tổng
chỉ huy -> lính liên lạc -> quan chỉ huy -> lính liên lạc -> binh sĩ tác
chiến.
Khi quy mô lên tới mười vạn người, hệ thống truyền lệnh sẽ trở thành: trung
tâm chỉ huy -> lính liên lạc -> phân cấp chỉ huy -> lính liên lạc -> chỉ huy
tác chiến -> lính liên lạc -> binh sĩ tác chiến.
Khi quy mô lên tới ba mươi vạn người, hệ thống truyền lệnh trên bắt buộc phải
thêm một hay nhiều tầng như vậy nữa.
Theo nhân số gia tăng, phạm vi chiến trường mở rộng, trình tự và khoảng cách
truyền lệnh được bố trí thành nhiều cấp. Chuyện này khiến cho năng lực thấu
hiểu quán triệt ý đồ của quan chỉ huy trong khi chiến đấu giảm sút rất nhiều.
Trò chơi thú vị ‘đánh trống truyền lời’, đó là cho hàng chục người ngồi với
nhau thành một hàng, người đầu tiên nói nhỏ vào tai người thứ hai một câu, sau
đó cứ theo thứ tự mà truyền xuống. Đến khi câu nói đến tai người cuối hàng,
thường là nội dung của nó đã thay đổi hoàn toàn. Hệ thống truyền lệnh phân cấp
càng nhiều, hiệu suất càng thấp, khả năng hiểu lầm quân lệnh cũng sẽ tăng lên
rất cao. Nếu như mệnh lệnh truyền ra trong khi hành quân thì còn đỡ, rất nhiều
chuyện dù nghe không rõ, nhưng cũng có thể đoán được đại khái ý đồ của quan
chỉ huy. Nhưng nếu trong lúc chiến sự đang diễn ra, phạm vi của chiến trường
trải rộng trên hàng chục, hàng trăm dặm, chung quanh là tiếng hô giết vang
trời, máu me khói lửa tung bay mù mịt. Lúc ấy tỷ lệ lựa chọn các loại chiến
thuật cũng tăng lên rất nhiều, khả năng đoán đúng ý đồ tác chiến của quan chỉ
huy cũng sẽ giảm xuống rất thấp. Ngược lại, chuyện nghe lầm mệnh lệnh, hiểu
lầm ý của quan chỉ huy rất thường xảy ra.
Nếu tính tới chuyện tầm nhìn của quan chỉ huy có hạn, thu thập thông tin không
đủ, cho nên cần có người không ngừng chạy về báo lại tình hình. Hệ thống hồi
báo này cũng giống như hệ thống truyền lệnh, cần phân cấp ra nhiều tầng. Cứ
như vậy, năng lực tổng hợp tin tức lại để xử lý sẽ càng trở nên chậm chạp.
Mặc dù người đời sau phát minh ra nhiều phương thức chỉ huy tác chiến đề cao
hiệu suất chỉ huy như cờ hiệu, trống hiệu, kẻng hiệu… Nhưng vì bản thân những
phương thức này có sự hạn chế của nó, chỉ có thể diễn đạt ý nghĩa hết sức hạn
chế, chủ yếu dùng cho kế hoạch tác chiến đã ước định tốt từ trước, lại chỉ có
thể diễn đạt ý đồ chỉ huy đơn giản nhất, cho nên không thích hợp với tình
huống chiến trường đột biến, cần phải truyền lệnh có nội dung cụ thể. Bởi vậy
lính liên lạc vẫn là hình thức truyền lệnh chủ yếu trong thời kỳ chiến tranh
dùng hàng nguội, nhất là truyền đi những tin tức phức tạp.
Các nhà quân sự học đời sau đã thử tính ra một công thức tỷ lệ nghịch. Tức là
trong những trận chiến với quy mô lớn ở thời kỳ dùng hàng nguội, lấy con số
năm vạn người làm cơ sở, mỗi lần con số ấy tăng gấp đôi, phạm vi chiến trường
sẽ mở rộng gấp đôi theo, hiệu suất chỉ huy sẽ giảm xuống một nửa. Khi nhân số
tăng lên tới mười lăm vạn người trở lên, chuyện tiếp nhận tin tức và truyền
đạt mệnh lệnh sẽ hình thành hai khu vực riêng biệt. Nhưng đến lúc đó, tác dụng
của chúng sẽ càng tiến thêm một bước khiến cho hiệu suất chỉ huy giảm đi, chứ
không phải là tăng lên hay làm đơn giản nó.
Nếu dưới tình huống như vậy, lại có nhiều hơn hai vị quan chỉ huy đứng ở phía
sau hò hét ỏm tỏi, coi như việc quán triệt hoàn toàn ý đồ tác chiến của quan
chỉ huy là không thể. Đến lúc đó cũng giống như một người có thân hình khổng
lồ, nhưng phản ứng quá chậm chạp vì hệ thần kinh truyền cảm giác tới chậm, sẽ
bị một người lùn thấp trẻ khỏe đùa cợt thoải mái, cho đến khi nào ngã lăn ra
đất mới thôi.
Bởi vậy rất nhiều người cho rằng tác chiến trong thời kỳ dùng hàng nguội, cho
dù quan chỉ huy có là thiên tài đi nữa, phạm vi chỉ huy có hiệu quả thật sự
cũng chỉ nằm trong bán kính năm mươi thước trở lại mà thôi. Nếu rời xa hơn
khoảng cách này, năng lực chỉ huy của quan chỉ huy càng giảm xuống, hiệu suất
chỉ huy cũng giảm theo. Dưới tình huống như vậy, phe có nhân số ít mà toàn là
tinh binh chiến thắng phe nhân số nhiều nhưng ô hợp, cũng không phải là chuyện
đáng ngạc nhiên.
Đối với Thiển Thủy Thanh mà nói, chuyện mà hắn quan tâm nhất hiện tại chính là
rốt cục hiệu suất hệ thống truyền lệnh của đối phương như thế nào. Khi hai
quan chỉ huy của hai bên đồng thời ban mệnh lệnh cho binh sĩ của mình, phe nào
có thể chấp hành ý đồ tác chiến của quan chỉ huy trước, phe đó sẽ gần với
thắng lợi hơn. Đối với Thiển Thủy Thanh mà nói, không phải hắn quan tâm tới
hiệu suất chấp hành của quân mình có nhanh hơn hay không mà là nhanh hơn bao
nhiêu.
Bắt đầu từ khi lính liên lạc rời khỏi đại trướng trung quân, tới khi các lộ
quân triển khai hành động, đối phương cần khoảng chừng một khắc. Đồng hồ cát
có mười hai dấu khắc lớn, biểu thị cho mười hai canh giờ, mỗi dấu khắc lớn như
vậy có mười dấu khắc nhỏ, vì vậy một khắc nhỏ tương đương với mười hai phút.
Như vậy so với hiệu suất truyền lệnh của Thiết Huyết Trấn chỉ có chừng ba
phút, thua kém rất xa.
Thua kém tới gần mười phút, hay nói cách khác, nếu như trên chiến trường, cả
hai bên đồng thời hạ mệnh lệnh tác chiến, như vậy quân của Thiển Thủy Thanh sẽ
có phản ứng sớm hơn quân của đối phương tới gần mười phút. Nếu tính tới hệ
thống phản hồi tin tức của quan chỉ huy như đã nói ở trên, như vậy sự chênh
lệch thời gian này sẽ nhiều hơn nữa, rất có thể đạt tới hai mươi phút, mà đây
vẫn đang tính hiệu suất truyền lệnh cho mười vạn người của đối phương. Trong
đó không chỉ có nguyên nhân về số lượng binh sĩ, cũng có nguyên nhân về phẩm
chất binh sĩ.
Sau khi nhận được đáp án này, Thiển Thủy Thanh lập tức xoay người đi xuống đầu
thành, nói với Bích Không Tình:
Bích Không Tình có vẻ hơi lo:
Thiển Thủy Thanh ngẫm nghĩ một chút rồi trả lời nghiêm nghị:
o0o
Trở về doanh của mình, Thiển Thủy Thanh vẫn tiếp tục quan sát hành động của
đối phương.
Một tên lính liên lạc chạy tới báo vội:
Báo Tướng quân, đại quân các lộ của Lương Khâu Húc đã tới nơi đầy đủ, bọn
chúng vẫn tiếp tục công tác dọn dẹp chiến trường như trước, phía trước chiến
trường đã dọn dẹp xong, hiện tại bọn chúng đang lập doanh hạ trại!
Biết rồi.
Thiển Thủy Thanh uể oải đáp:
Tập trung toàn lực dọn dẹp chiến trường, trước tiên thành lập hệ thống
phòng ngự, tuy rằng hiệu suất chỉ huy không tốt lắm, nhưng quan chỉ huy cũng
không phải là ngu ngốc… Tuy nhiên đáng tiếc, theo như biểu hiện vừa thấy, vẫn
là có chút câu nệ, cứng nhắc, máy móc như sách vở.
Đây là căn bệnh chung của bọn lão tướng!
Bích Không Tình vừa dùng Thiên Lý Nhãn quan sát vừa cười nói.
Đại quân của Lương Khâu Húc cuồn cuộn tới nơi, nhờ vậy tốc độ dọn dẹp chiến
trường đẩy lên nhanh hơn. Bọn chúng bắt đầu thành lập đội hình, bày binh bố
trận, không khí trên chiến trường dần dần trở nên căng thẳng hẳn lên.
Mặc dù còn chưa tới ngày quyết chiến, nhưng hai bên đã giống như hai con trâu
đực mắt long lên sòng sọc nhìn nhau, xem ra chỉ cần quan chỉ huy ra lệnh một
tiếng, tất cả sẽ lập tức xông lên đại khai sát giới một phen.
Một ít quan quân cấp thấp cỡi chiến mã chạy tới chạy lui giữa trận, trấn an
tâm lý binh sĩ, ước thúc hành động, lệnh cho tất cả không được vọng động,
không có mệnh lệnh không được tự tiện ra đánh.
Bất kể là Thiển Thủy Thanh hay là Lương Khâu Húc, trong giờ phút này đều không
muốn trở mặt công khai, để gánh lên người mình tội danh phá hỏng một trận
quyết chiến công bằng.
Khi lá Vương kỳ tung bay phấp phới ở xa cuối chân trời, đại quân Đế quốc Kinh
Hồng lập tức phát ra tiếng hoan hô nhiệt liệt, rốt cục Lương Khâu Húc cũng đã
tới rồi.
Tám vạn Ngự Lâm quân nện những bước chân hùng hồn, khiến cho mặt đất vang lên
những tiếng ầm ầm như sấm động. Long xa rất lớn được hai mươi con trâu, ngựa
kéo, bốn mươi chiến sĩ Ngự Lâm quân điều khiển chậm rãi tiến về phía trước,
giống hệt như một chiếc máy kéo khổng lồ, hấp dẫn sự chú ý của tất cả mọi
người.
Thiển Thủy Thanh nheo nheo đôi mắt nhìn Long xa khắc hình rồng thật lớn của
Lương Khâu Húc ở xa xa, còn có lá Vương kỳ đang đón gió tung bay, lồng ngực
cảm thấy máu nóng sục sôi, trào dâng chiến ý kinh thiên động địa.
Phía sau hắn, bốn vị Chưởng Kỳ và các Doanh Chủ đang đứng thành một hàng
ngang.
Lúc này, Thiển Thủy Thanh chậm rãi cất tiếng:
o0o
Ngày Mười Bốn tháng Tám.
Trước trận quyết chiến một ngày, lúc này hai phe chỉ cách xa nhau khoảng chừng
năm trăm thước.
Mặc dù còn chưa tới lúc bắt đầu quyết chiến, nhưng quân của mỗi bên cũng đã
trải qua bầu không khí hoàn toàn khác hẳn nhau.
Chuẩn bị khẩn trương trước giờ quyết chiến là yếu tố không thể thiếu. Quân Đế
quốc Kinh Hồng bận rộn điều động binh sĩ quan sát địa hình, kiểm tra chung
quanh, bố trí hệ thống phòng ngự cơ bản… Còn Thiết Huyết Trấn bận rộn… quan
sát tất cả những hành động của đối phương.
Tới sau chắc chắn là phải mệt nhọc hơn tới trước, người ta đã làm xong tất cả
mọi chuyện, phe mình thì nước tới trôn mới nhảy, cũng đành để cho đối thủ quan
sát thoải mái, sau đó bố trí sách lược ứng phó thích hợp.
Vì thế, trên chiến trường hai bên xuất hiện cảnh tượng hết sức buồn cười: Bên
phía quân Đế quốc Kinh Hồng chiến kỳ tung bay, binh sĩ ở mặt sau làm một vài
động tác nhỏ lén lút gì đó, thí dụ như chia hai phe diễn tập, bên công bên
thủ, phía Thiết Huyết Trấn lập tức phái ra thám báo, không ngừng chạy vòng ra
xa xa quan sát, cố ý tìm hiểu xem đối phương đang làm gì.
Quân Đế quốc Kinh Hồng lúc thì chạy sang Đông, lúc sau lại chạy sang Tây, thám
báo của Thiết Huyết Trấn cũng chạy theo lúc bên Đông, lúc bên Tây…