Phản Kích Từ Trong Tuyệt Địa (phần 1)


Người đăng: khuynhtanthienha10@

Lúc đuổi tới trước đầm lầy Thâm Uyên, tình cảnh lúc ấy hết sức nguy hiểm, nên
Tô Nam Vũ quyết định không đuổi theo vào mà là quyết định bọc vòng đón đầu,
đồng thời phái ra một cánh quân để quấn chân, làm chậm tốc độ hành quân của
Thiển Thủy Thanh. Từ lúc phái ra cánh quân này, Tô Nam Vũ cũng đã quyết định
hy sinh toàn bộ ba ngàn người của hắn.

Hắn tuyệt đối không muốn giẫm vào vết xe đổ của Lương Trung Lưu, muốn đánh một
trận không tổn hao gì mà tiêu diệt được Thiển Thủy Thanh. Chống lại một đối
thủ như Thiển Thủy Thanh, chiến thắng đã là vinh quang lớn nhất.


  • Tướng quân, đường ra phía Nam, quân trấn thủ địa phương nơi đó đã phái ra
    ba ngàn binh sĩ giữ chặt nơi hẹp nhất, với binh lực hiện tại của Thiển Thủy
    Thanh, tuyệt đối không thể nào vượt qua. Đường ra phía Bắc, quân ta cũng đã
    vây chặt hoàn toàn, hai đường ra Nam Bắc của cả đầm lầy Thâm Uyên đều đã bị
    phong tỏa chặt chẽ, Thiển Thủy Thanh chỉ có chạy đằng trời.

Một tên phó tướng báo lại với Tô Nam Vũ.

Tô Nam Vũ cười lạnh lẽo:


  • Vậy thì chưa chắc, nếu như nói bố trí như vậy đối thủ có chạy đằng trời,
    vậy thì quá coi trọng mình, cũng quá coi thường đối thủ!

Tên phó tướng nghe vậy ngẩn người, vội hỏi:


  • Toàn bộ hai đường ra Nam Bắc của đầm lầy Thâm Uyên đã bị phong tỏa, đường
    ra phía Tây là Ma Vân phong vô cùng hiểm trở, giống như một cái rọ lớn, Thiển
    Thủy Thanh vào được sẽ không ra được, mạt tướng không nghĩ ra hắn còn có thể
    chạy đường nào.

Tô Nam Vũ thản nhiên cười nói:


  • Ít nhất còn có hai con đường cho hắn có thể lựa chọn, thứ nhất: chạy thẳng
    lên Ma Vân phong, thứ hai, chạy ngược vào đầm lầy Thâm Uyên. Đừng quên hắn có
    thể theo đầm lầy Thâm Uyên chạy qua đây, vậy cũng có thể chạy trở về qua ngã
    đó!


  • Vậy…


Tên phó tướng kia ấp úng đầy xấu hổ.

Tô Nam Vũ không dám đuổi vào đầm lầy Thâm Uyên, chính là vì con đường này đối
với Thiển Thủy Thanh chính là một thông đạo tiến có thể công lui có thể thủ.
Chỉ cần Thiển Thủy Thanh nấp trong đầm lầy Thâm Uyên không ra, Tô Nam Vũ muốn
chặn đầu Thiển Thủy Thanh không dễ dàng chút nào, thậm chí còn không biết nên
chặn đầu nào. Cho nên lời tên phó tướng kia cho rằng Thiển Thủy Thanh đã cùng
đường, dưới tình huống như vậy hoàn toàn không chính xác.

Tô Nam Vũ giận dữ nói:


  • Thiển Thủy Thanh vô cùng giảo hoạt, đây là nguyên nhân vì sao ta không dám
    phục kích hắn ngay ở lối ra của đầm lầy Thâm Uyên. Bởi vì làm chuyện ấy căn
    bản là vô dụng, nếu như Thiển Thủy Thanh phát hiện có phục binh, vậy có thể
    chạy ngược trở vào đầm lầy, ở đó có nhiều binh sĩ đi nữa cũng là vô dụng. Cho
    nên biện pháp duy nhất đối phó với hắn chính là dẫn dụ hắn ra khỏi đầm lầy,
    chờ cho hắn rời khỏi đầm lầy càng xa càng tốt. Chúng ta cho Thiển Thủy Thanh
    một không gian có thể di chuyển, sau đó quay lại bít chặt lối quay về đầm lầy
    của hắn, làm như vậy, lộ trình mà hắn có thể chọn lựa sẽ càng ít hơn. Thiển
    Thủy Thanh là một con chuột giảo hoạt vô cùng, đối phó với một con chuột, đuổi
    sát đánh mạnh dĩ nhiên là không sai, nhưng ngồi chờ nó chết thật ra còn tốt
    hơn. Trước hết phải bó hẹp phạm vi hoạt động của hắn lại, sau đó từ từ vây
    bắt.

Đấu pháp của Tô Nam Vũ ở một mức độ nào đó có thể nói rằng không mưu mà hợp
với Thế Quân Dương. Mặc dù có khác nhau về thủ đoạn, nhưng chỉ có một mục
tiêu: đối phó với kỵ binh của địch vốn có ưu thế cơ động, dùng chiến thuật bó
hẹp không gian dần dần làm cho đối thủ không còn đường trốn.

o0o

Mỗi người đều vì sứ mệnh riêng của mình, Thiển Thủy Thanh và Tô Nam Vũ cùng
triển khai một trận đại chiến như mèo bắt chuột vô cùng gian khổ. Mèo có ưu
thế nhờ thực lực hùng hậu, sức mạnh vô cùng, chuột có ưu thế ở chỗ thân thể
khéo léo, tốc độ nhanh nhẹn, vả lại tâm lý kiên cường mà trầm ổn. Dĩ nhiên mèo
tìm mọi cách để lấy mạng chuột, còn chuột cũng tính kế để đối phó với mèo đang
truy đuổi mình gắt gao. Vì tránh đối đầu trực diện với đối thủ quá mạnh như
vậy, con chuột Thiển Thủy Thanh chỉ có thể lợi dụng vào địa hình hiểm yếu để
triệt tiêu sự chênh lệch về nhân số giữa hai bên. Chuột kia chuyên tìm những
lối nhỏ hẹp mà luồn lách trong đó, không hề chạy ra đường lớn, cho dù mèo
không sợ vỡ chén dĩa trong bếp, cũng phải sợ đổ nồi vỡ lò.

Đầm lầy Thâm Uyên cũng giống như một chảo nước sôi to, bất cứ sinh vật nào đi
ngang chảo ấy nhất định phải bị lột một lớp da. Mèo và chuột cùng vờn nhau một
trận chung quanh chảo nước sôi này, kết quả mèo bị bỏng hết một vuốt, chuột
cũng bị lột một lớp da.

Nhưng chuột vẫn chưa chết, thực lực của mèo cũng còn nguyên, trận truy bắt này
đương nhiên vẫn tiếp tục tiến hành.

Hôm nay, sau khi trải qua một phen gian khổ bôn ba, ánh rạng đông phía trước
đã có thể nhìn thấy xa xa.

Chờ đợi mình phía trước là con đường tắt dẫn đến tự do, hay là dẫn tới cửa địa
ngục? Thiển Thủy Thanh không biết.

Thế nhưng hắn biết, trận so tài mèo bắt chuột này rốt cục rồi cũng phải tới
lúc chấm dứt.


  • Báo cáo Tướng quân, nếu tiếp tục đi về phía trước là có thể ra khỏi đầm
    lầy.

Lão Tát vội vàng chạy tới hồi báo.


  • Lệnh cho quân ta nghỉ ngơi ngay tại chỗ, phái ra thám báo đi lên phía trước
    tìm hiểu, xem Tô Nam Vũ có phải đã tới phía trước nghĩ cách ngăn chặn chúng ta
    hay không.

Thiển Thủy Thanh nhẹ nhàng hạ lệnh.

Hai canh giờ sau, thám báo trở về báo lại, con đường phía trước thông suốt,
không phát hiện ra phục binh.

Thiển Thủy Thanh khẽ cau mày:


  • Lão Tát, chúng ta đã đi trong đầm lầy Thâm Uyên bao lâu rồi?

Lão Tát cung kính đáp:


  • Hai mươi ba ngày.


  • Hai mươi ba ngày…


Thiển Thủy Thanh nhìn bản đồ, dùng cành cây vẽ trên đó một vòng tròn lớn:


  • Đầm lầy gập ghềnh khó đi, tuy rằng Tô Nam Vũ vòng theo đường lớn chạy tới
    đây, nhưng không có lý nào không thể tới lối ra trước quân ta được. Không ngờ
    hắn lại không phục binh… Khá lắm, xem ra Tô Nam Vũ muốn đánh một trận tiêu
    diệt ta, tuyệt đối không cho ta cơ hội chạy.


  • Tướng quân, vậy là ý gì?


Lão Tát không hiểu, hỏi lại.


  • Đạo lý rất đơn giản, đầm lầy Thâm Uyên là tuyệt địa hiểm trở, Tô Nam Vũ hắn
    không dám theo vào, đồng thời hắn cũng không nắm chắc có thể mai phục được
    chúng ta. Sở dĩ hắn không bố trí mai phục ở lối ra đầm lầy, chính là vì hắn
    biết cho dù hắn làm như vậy, ít nhất quân ta vẫn còn lựa chọn lui về phía sau
    quay lại đầm lầy. Nếu hắn muốn tóm được chúng ta, nhất định phải ép chúng ta
    rời xa đầm lầy trước đã.


  • Nói cách khác…


Thiển Thủy Thanh lạnh nhạt nói:


  • Phục binh là không có, nhưng các nơi yếu đạo ra khỏi đầm lầy chắc chắn đã
    bị hắn bịt kín. Chỉ cần chúng ta vừa rời khỏi đầm lầy, ta dám khẳng định rất
    nhanh hắn sẽ cho kỵ binh lập tức quay lại ngăn chặn lối quay về, cứ như vậy,
    sẽ hình thành thế bao vây bốn mặt, chúng ta cũng không còn đường thoát.


  • Tên khốn này thật là giảo hoạt!


Lão Tát mắng ầm lên. Trong thời gian qua, bị Tô Nam Vũ đuổi lên trời xuống
đất, vất vả lắm mới thoát khỏi đầm lầy Thâm Uyên, thoát khỏi Tô Nam Vũ. Không
ngờ tên khốn này đúng là âm hồn bất tán, âm thầm lặng lẽ bày ra một cái bẫy
như vậy ở lối ra đầm lầy Thâm Uyên.

Thiển Thủy Thanh lại mỉm cười:


  • Gặp phải một đối thủ như vậy, chơi đùa với hắn mới tăng phần hứng thú, thật
    ra nếu ta muốn lui lại phía sau, vậy sau khi tiêu diệt ba ngàn truy binh đã
    lui rồi, cần gì chạy thẳng tới đây. Hừ hừ, Tô Nam Vũ hắn không theo chúng ta
    vào đầm lầy Thâm Uyên, chọn bọc vòng ra phía trước chặn đầu, nhưng thế giới
    này có bao nhiêu con đường cho hắn bọc vòng? Truy binh nhưng không truy ở sau
    lưng, vậy có thể gọi là truy binh hay sao? Chỉ cần hắn còn muốn giết ta, nhất
    định hắn phải bố trí sẵn sàng trên đường ta đi, hắn không chạy theo vào đầm
    lầy Thâm Uyên, vậy Ma Vân phong thì sao?!

Một câu này toát ra sát khí vô tận trong lòng Thiển Thủy Thanh.

Lúc Tô Nam Vũ đang bày mưu tính kế bắt Thiển Thủy Thanh, Thiển Thủy Thanh cũng
đang tiến hành kế hoạch phản kích từ trong tuyệt địa sắp đặt đã từ lâu của
mình. Mà nơi hắn quyết định phản kích chính là Ma Vân phong ở ngay phía trước.

Ma Vân phong là một mạch nhánh của núi Bi Thương.

Núi Bi Thương là một dãy núi lớn thuộc về cao nguyên Huyết Dục, dãy núi này
dài chừng một ngàn hai trăm dặm, rộng khoảng chừng hai trăm dặm, là dãy núi
lớn thứ ba trên đại lục Quan Lan sau núi Thiên Thần và núi Tiếp Thiên. Trong
đó, dãy núi Thiên Thần nổi danh là nhờ vào cheo leo hiểm trở, núi Tiếp Thiên
nổi danh nhờ vào dãy núi hẹp dài, có nhiều rừng nguyên thủy rậm rạp. Còn núi
Bi Thương nổi danh nhờ vào nó là dãy núi rất khó leo lên đỉnh, không có chỗ
nghỉ chân liên tục, lại dễ dàng phun lửa.

Dãy núi này nằm trên cao nguyên Huyết Dục, cũng không phải là một dãy núi hoàn
chỉnh, trong đó có biết bao chỗ không nối liền với nhau. Nó cắt toàn miền Tây
của đại lục Quan Lan ra thành nhiều khối nhỏ liên thông với nhau, hình thành
những quốc gia nằm ở những vùng hoàn toàn khác nhau. Nó kéo dài về phía Đông
vào trong lãnh thổ Đế quốc Kinh Hồng, kéo dài về phía Tây tới bên bờ Đại thảo
nguyên Tây Phong, thẳng tiến về hướng Nam vào lãnh thổ Khâu quốc, về hướng Bắc
chiếm phần lớn diện tích của Lê quốc.

Núi Bi Thương có thế núi hùng vĩ, phong cảnh u nhã, có rất nhiều đỉnh cao
quanh năm tuyết đọng. Băng tuyết trong suốt lấp lánh, rừng cây rậm rạp và
những khe suối trong veo trên núi tạo thành phong cảnh mê người của dãy núi Bi
Thương. Nhưng đối với một dãy núi đẹp đẽ như vậy, vì sao mọi người lại đặt tên
cho nó là núi Bi Thương? Nguyên nhân rất đơn giản, chính là cao nguyên Huyết
Dục và dãy núi Bi Thương đều là khu vực đổ máu nhiều nhất, người chết nhiều
nhất trên đại lục Quan Lan.

Khác với cao nguyên Huyết Dục thường xuyên xảy ra khói lửa chiến tranh, dãy
núi Bi Thương là dãy núi nằm trên phần vỏ quả đất kém ổn định nhất trên đại
lục Quan Lan. Chỉ trong thời gian bốn trăm năm ngắn ngủi, nó đã từng phun lửa
một lần và động đất hai lần với cường độ rất mạnh. Nghe nói rất lâu trước kia,
núi Bi Thương vốn là một dãy núi hoàn chỉnh, nhưng vì vỏ quả đất rung chuyển
thường xuyên, dần dần làm cho nó tách ra thành từng phần rời rạc với nhau như
bây giờ, cũng khiến cho dân chúng giữa các quốc gia có đường qua lại thông
thương với nhau. Nhưng trong quá trình vỏ quả đất biến thiên, mọi người phải
trả bằng một cái giá rất đắt là sinh mạng của chính mình. Lần mà núi Bi Thương
phun lửa bốn trăm năm trước, hàng chục vạn dân chúng đã bị chôn sống ngay dưới
chân núi. Núi lửa bùng nổ không chỉ phun ra dung nham nóng chảy, tro và khói
đầy trời và hiện tượng động đất nhỏ, còn dẫn phát một trận đại hồng thủy.

Sau lần đó, dân chúng may mắn sống sót đặt cho dãy núi này là dãy núi Bi
Thương.

Ma Vân phong là ngọn núi nổi danh nhất trong dãy núi Bi Thương.

Đỉnh Ma Vân phong cao hơn bốn ngàn bảy trăm thước, là ngọn núi cao thứ hai
trong dãy núi Bi Thương. Cứ núi cao lên hai trăm thước, nhiệt độ sẽ giảm xuống
một độ. Khí hậu miền Nam vào tháng Ba, nhiệt độ không khí khoảng chừng trên
dưới mười độ, mà trên độ cao hai ngàn thước so với mặt biển, nhiệt độ đã giảm
xuống tới không độ. Nếu lên cao hơn nữa, nhiệt độ không khí bắt đầu giảm với
tốc độ nhanh hơn, độ cao từ ba ngàn hai trăm thước trở lên chính là tuyết phủ
quanh năm, băng đóng rất dày mãi mãi không tan, nhiệt độ rét lạnh như vậy cộng
thêm áp suất không khí cực thấp trở thành hai đại sát thủ đối với sinh mạng.

Hai sát thủ này nhìn qua vô hình dạng, nhưng càng hung hãn, khó ngăn cản, khó
đối phó hơn những mãnh thú của đầm lầy Thâm Uyên, bởi vì nó có mặt ở khắp nơi,
là vũ khí sát thương điển hình của tạo hóa.


Đế Quốc Thiên Phong - Chương #246