Người đăng: khuynhtanthienha10@
Sau khi ra khỏi đầm lầy Thâm Uyên, chỉ có thể chọn một trong hai con đường.
Một đường đi về phía Bắc, ngang qua thành Bá Nghiệp, dọc đường quan ải trùng
trùng, gian nan hiểm trở, nơi nơi đều có trọng binh trấn thủ.
Một đường là tiếp tục tiến về phía Tây, tới biên giới giữa ba quốc gia: Đế
quốc Kinh Hồng, Khâu quốc, Lê quốc. Nơi đó có ngọn núi cao nhất Đế quốc Kinh
Hồng, khoảng chừng bốn ngàn bảy trăm thước: Ma Vân phong.
Ma Vân phong là đỉnh núi cao nhất trong lãnh thổ Đế quốc Kinh Hồng, cho dù nó
nằm ở miền Nam của đại lục Quan Lan vốn có khí hậu ấm áp, nhưng trên đỉnh núi
cũng quanh năm tuyết phủ, rất khó trèo lên. Bản thân Ma Vân phong cũng không
phải là dựng đứng hiểm trở khó có thể trèo, mà là càng lên cao không khí càng
loãng, nhiệt độ và áp suất càng thấp. Lúc nhiệt độ giảm xuống tới mức thấp
nhất có thể đạt tới năm, sáu mươi, thậm chí là bảy mươi độ âm. Chỉ cần một cơn
gió thổi qua, có thể khiến cho mắt con người đông cứng thành băng, đi tiểu có
thể tạo thành băng ngay lập tức. Nói như vậy có lẽ hơi khoa trương một chút,
nhưng từ đó có thể tưởng tượng ra, hoàn cảnh nơi đó khốc liệt đến mức nào.
Bất kể đi theo con đường nào cũng đều gian nan hiểm trở, nhưng Thiển Thủy
Thanh không được lựa chọn.
Thậm chí Thiển Thủy Thanh còn không có cơ hội nghĩ tới ngày mai sẽ ra sao, chỉ
có thể biết hiện tại.
Ngày hôm đó, rốt cục Thiển Thủy Thanh cũng dẫn quân chạy tới đầm lầy Thâm
Uyên, gần như không do dự, hắn hạ lệnh dứt khoát:
Sau khi Thiển Thủy Thanh dẫn quân tiến vào đầm lầy không lâu, truy binh của Tô
Nam Vũ cũng đã đuổi tới nơi. Nhìn vào khu đầm lầy u ám ghê rợn, Tô Nam Vũ khép
hờ đôi mắt, trong đầu suy nghĩ quay cuồng. Sau khi suy tư một lúc đâu, rốt cục
hắn mới đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng…
o0o
Đầm lầy cho tới bây giờ vẫn là một cái tên không được hoan nghênh. Cùng với sự
xuất hiện của cái tên này, chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng tới hoàn cảnh
bùn lầy khắp nơi, bẫy rập khắp nơi, mùi của thi thể thối rữa, nước đọng dơ
bẩn, ngoài ra còn có các loại sinh vật dữ tợn, có thể coi như là tuyệt cảnh.
Cái tên này không sai chút nào, nhưng những nguy cơ dành cho con người tiến
vào cũng không chỉ có bao nhiêu đó mà thôi.
Cái gọi là đầm lầy là chỉ những vùng trũng trên mặt đất chứa nước đọng hết năm
này sang năm khác, lượng hơi nước ở đó gần như đạt mức bão hòa, chỉ có những
loài thực vật thích ẩm thấp và bóng tối sinh trưởng tại đó.
Bởi vì khu vực đầm lầy có nhiều nước, khiến cho đất đai trong đầm lầy thiếu
dưỡng khí. Ở điều kiện yếm khí như vậy, chất hữu cơ dần dần phân giải, nhưng
trong quá trình bán phân giải đó, rất nhiều than bùn được hình thành và tích
lũy dần dần. Cũng vì than bùn có tính hút nước rất mạnh khiến cho môi trường
đầm lầy càng thêm thiếu dưỡng khí, quá trình phân giải chất hữu cơ càng chậm
lại, chất dinh dưỡng càng ít hơn. Điều kiện như vậy khiến cho đầm lầy rất dễ
sinh ra rất nhiều khí mêtan (CH4) cộng thêm khí cacbonic (CO2). Khí mêtan có
độc, thực vật không sinh trưởng được, động vật cũng rất khó sống, cho nên tạo
ra hoàn cảnh hoang vu, đầy khí tức quỷ dị. Ngoại trừ một số ít sinh vật do
sinh sống lâu dài ở nơi này, cho nên có được điều kiện thích nghi với hoàn
cảnh ra, con người đi vào trong đó gần như là cửu tử nhất sinh.
Bởi vì Đế quốc Kinh Hồng và Lê quốc cũng không phải chỉ thông thương bằng con
đường này, cho nên từ trước tới nay vẫn chưa có ai đi vào tuyệt lộ này để sang
Lê quốc. Thế nhưng hiện tại lại có một cánh quân đang đi ngang qua đó, nếm
trải hoàn cảnh đi qua một nơi tuyệt địa không bước chân người. Trong hoàn cảnh
thiên nhiên đầy nguy hiểm như vậy, ít người hay nhiều người cũng không có ý
nghĩa gì nhiều, có ngựa hay không có ngựa cũng không chênh lệch gì mấy. Duy
chỉ có lòng can đảm, kiên trì nhẫn nại mới là cơ sở lớn nhất để giúp cho con
người tiếp tục sinh tồn. Mà Thiển Thủy Thanh đem những lời của hắn: “Đưa mình
vào chỗ chết để tìm đường sống” phát huy ra tới mức độ tối đa. Hắn chính là
muốn khiêu chiến với Tô Nam Vũ trong địa phương này.
Bảo các huynh đệ dùng vải ướt che mặt!
Chia làm từng tổ mười người, dùng dây thừng buộc lại với nhau, nâng đỡ lẫn
nhau!
Dùng bùn bôi bên ngoài da, tránh côn trùng đốt…
Sau khi tiến vào đầm lầy Thâm Uyên này, Thiển Thủy Thanh ban ra từng mệnh lệnh
nối tiếp nhau, trong tuyệt cảnh này, cái cần nhất là mọi người đồng tâm hiệp
lực. Thiển Thủy Thanh và các chiến sĩ của hắn bắt đầu chân thấp chân cao bước
trên vùng đất cứng giữa đầm lầy Thâm Uyên.
Dường như nơi đây vĩnh viễn là mùa Thu, nơi nơi đều thấy cây cối khô héo, vũng
lầy nối tiếp nhau hết cái này đến cái khác. Lá khô mục nát đã biến thành những
cái bẫy chết người, có cả phân và xác động vật lẫn trong đó, phát ra mùi tanh
ghê gớm. Không khí nơi đây vô cùng yên tĩnh, không nghe thấy một chút thanh âm
gì cả, chỉ có tiếng chân người giẫm lên lá khô nghe sàn sạt, phá vỡ khung cảnh
cô liêu tịch mịch.
Thỉnh thoảng có vài con rắn bơi qua bơi lại trong đầm lầy, lưỡi chúng thè ra
nuốt vào, dùng ánh mắt cảnh giác quan sát những vị khách không mời mà ngang
nhiên tiến vào nhà bọn chúng, ánh mắt xanh lè làm cho lòng người khiếp đảm. Có
đôi khi một thân cây gần đó đột ngột cử động, khiến cho các chiến sĩ giật mình
nhảy dựng. Khi nhìn kỹ lại, phát hiện thì ra là một con cá sấu đầm lầy đang
lười biếng ngâm mình trong vũng lầy, sau đó lại lê mình lên bờ phơi nắng.
Vài con thằn lằn nhỏ bơi từ bờ đầm này sang bờ đầm bên kia, tốc độ vô cùng
nhanh chóng. Chúng nó hành động rất nhanh, hai chi trước có màng rẽ nước bơi
vùn vụt, cứ như vậy mà lướt nhanh trên mặt nước, làm cho các chiến sĩ nhìn
thấy kinh ngạc trợn mắt há mồm.
Tất cả sự vật nơi đây đều yên tĩnh, hoang vắng, nhưng đầy vẻ thần bí.
Ánh mặt trời chiếu xuống mặt đầm loang lổ, mang đến một chút sinh khí cho
tuyệt cảnh này.
o0o
Sau khi tiến vào đầm lầy hai canh giờ.
Lúc này trời đã sắp về chiều.
Thiển Thủy Thanh thấy trời không còn sớm nữa bèn hạ lệnh:
Rốt cục đã nhận được mệnh lệnh có thể nghỉ ngơi, các chiến sĩ hưng phấn đến độ
phát cuồng.
Các chiến sĩ vừa đói vừa mệt lập tức bắt tay vào hành động, thậm chí bọn họ
không kịp chờ nướng chín thịt ngựa mới ăn, mà ăn luôn những miếng mới vừa
nướng cháy xém bên ngoài. Ai nấy ngoạm từng miếng thịt to nhai ngấu nghiến,
tham lam nuốt lấy nuốt để, bù lại cho những ngày không được ăn. Nếu không phải
Thiển Thủy Thanh nghiêm khắc hạ lệnh, chỉ sợ có người đã ăn thịt ngựa sống cho
đỡ đói.
Có những người vừa ăn được vài miếng thịt đã ngủ say sưa. Đối với nhiều người
mà nói, nhịn đói ba ngày còn có thể chịu được, không ngủ ba ngày rất có thể sẽ
lăn đùng ra chết.
Bọn họ ngủ rất say, những tiếng ngáy vang lên ồn ào cả một góc đầm lầy. Cho dù
là chiến sĩ kiên cường nhất, chịu đựng giỏi nhất, rốt cục cũng không thể ngăn
được cơn buồn ngủ ập tới.
Có vài người, sau khi ngủ rồi không bao giờ tình lại…
Thiển Thủy Thanh ngồi tựa lưng vào một gốc cổ thụ đang chết héo, hắn là một
trong số ít người vẫn còn chưa ngủ.
Bên cạnh hắn là Phi Tuyết đang quỳ trên mặt đất, nhìn đồng loại bị giết mà
phát ra những tiếng kêu ai oán.
Đây là lần thứ hai vì cứu chiến sĩ của mình, Thiển Thủy Thanh ra lệnh giết
ngựa.
Trong lòng Phi Tuyết không biết có đau buồn như hắn hay không…
Thiển Thủy Thanh nhìn Phi Tuyết, thấy những giọt nước mắt lăn dài trên mặt nó,
hắn đưa tay vuốt ve cổ nó, sau đó vuốt đến chiếc bờm dài óng mượt:
Phi Tuyết cúi đầu hí lên một tiếng, dụi đầu vào lòng Thiển Thủy Thanh.
Thiển Thủy Thanh ôm đầu Phi Tuyết, hắn đang muốn khóc, nhưng lại không khóc
được.
Một tên lão binh chân đi tập tễnh bước tới, đưa cho Thiển Thủy Thanh một miếng
thịt ngựa:
Thiển Trấn Đốc, ngài cũng ăn một chút đi, ta vừa nướng xong.
Cảm tạ, tuy nhiên hiện tại ta không muốn ăn.
Thiển Thủy Thanh lắc lắc đầu.
Có Phi Tuyết bên cạnh, hắn không muốn ăn một chút thịt ngựa nào cả.
Nhìn chiếc chân què của lão binh kia, Thiển Thủy Thanh ngẫm nghĩ:
Lão Tát cười hăng hắc, khiến cho những nếp nhăn trên mặt giãn ra:
Thấy Thiển Thủy Thanh nhìn nhìn chân mình, Lão Tát vỗ vỗ vào chân nói tiếp:
Trong số hai ngàn thương binh đi theo Thiển Thủy Thanh, thương thế của Lão Tát
có thể xem là nhẹ nhất.
Đại chiến thành Bình Dương… Thiển Thủy Thanh nhắm nghiền đôi mắt, lòng đau
nhói. Lúc ấy, Thiết Phong Kỳ có hơn một vạn chiến sĩ tinh anh, sau khi trải
qua trận đại chiến thành Bình Dương, trận chiến trên Yến Tử lĩnh, cùng với một
số trận chiến liên tục sau này, hơn nữa lần này còn bị điều đi một số thương
binh, nhân số của Thiết Phong Kỳ chỉ còn lại hơn ba ngàn người.
Thiết Phong Kỳ, Kỳ mạnh nhất, tinh anh nhất trong toàn Thiết Huyết Trấn, hiện
giờ coi như tàn phế. Bọn họ nhận nhiệm vụ nặng nề nhất, trải qua chiến sự
nhiều nhất, chiến đấu cũng ác liệt nhất. Cho tới bây giờ, chiến tranh vốn là
như vậy, lúc nào cũng đưa binh sĩ giỏi nhất ra chết trước, càng là kẻ anh dũng
càng bị chết nhanh hơn.
Trong lòng Thiển Thủy Thanh đau đớn, nhưng không thể dùng bất cứ ngôn ngữ gì
để hình dung. Bởi vì chính hắn… đã đưa bọn họ ra chiến trường.
Lão Tát nói:
Thiển Thủy Thanh thản nhiên nói:
Dù sao cũng phải có người canh gác.
Có vài người chúng ta ở đây, sẽ không có việc gì đâu, quân địch chắc chắn
không dám tiến vào đầm lầy.
Lão Tát nói, đưa tay chỉ chỉ cách đó không xa còn có vài tên binh sĩ, xem ra
tinh thần của bọn họ vẫn còn chịu đựng được, chưa ngủ thiếp đi.
Thiển Thủy Thanh nói. Còn có thể cố gắng chịu đựng canh gác cho mọi người,
tiến hành cảnh giới, những người ấy chắc chắn là những binh sĩ xuất sắc nhất.
Mấy binh sĩ kia đã di tới, quả nhiên đều là binh sĩ của Thiết Phong Kỳ.
Vừa đi tới, mấy tên binh sĩ ấy đồng thời thi lễ.
Thiển Thủy Thanh uể oải khoát tay:
Một tên binh sĩ cũng què chân đáp:
Thiển Thủy Thanh mỉm cười:
Vậy chúng ta cùng nhau trò chuyện, ngươi tên gì?
Ta là Thạch Lam.
Ta là Tam Lang.
Ta là Tiểu Mãnh.
Ta là Đỗ Khang.
Nghe thấy cái tên cuối cùng, Thiển Thủy Thanh nhướng nhướng mày:
Đỗ Khang?
Đúng vậy.
Tên binh sĩ cuối cùng có bề ngoài rụt rè gật đầu:
Có chuyện gì không, Thiển Trấn Đốc?
A, không, không có, chỉ là ở quê ta cũng có một loại rượu tên là Đỗ Khang.
Thiển Thủy Thanh cười nói:
(Đỗ Khang còn được gọi là Thiếu Khang, sống vào cuối thời Tây Chu, tương
truyền là người phát minh ra cách nấu rượu ở Trung Quốc. Ông được những người
nấu rượu, bán rượu thờ là ông tổ của nghề rượu, được nhân dân Trung Quốc tôn
xưng là Tửu thần, Tửu thánh. Ông là một trong mười vị thánh trong lịch sử
Trung hoa. Trong các sách cổ như Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán, Bát
vật chí của Trương Hoa đời Tấn, Sự vật ký nguyên của Cao Thành đời Tống... đều
ghi chép Đỗ Khang là người phát minh ra cách nấu rượu, song không có sách nào
ghi rõ lai lịch của ông.
Hai câu trên là của Tào Tháo, ca ngợi thú uống rượu tao nhã ngày xưa).