Người đăng: khuynhtanthienha10@
Đây là lần đầu tiên Thiển Thủy Thanh nhìn thấy Nam Sơn Nhạc, trước kia, thậm
chí cả ấn tượng mơ hồ hắn cũng không có.
Thì ra, rốt cục bề ngoài của Nam Sơn Nhạc cũng giống như những lão nhân bình
thường mà thôi.
Hắn mỉm cười với Nam Sơn Nhạc, sau đó vái sâu một vái:
Lúc này, hắn không thèm xưng hô danh hiệu Nam Trấn Đốc mà gọi thẳng là Nhị
công tử, sắc mặt Nam Vô Thương hơi tái.
Nam Sơn Nhạc khẽ gật đầu:
Thiển Thủy Thanh cười đáp:
Nam Sơn Nhạc cười nói:
May mắn là nỗi khổ tâm của ngươi không uổng phí!
Cũng chỉ là một chút thủ đoạn không lấy gì làm đẹp đẽ mà thôi!
Thiển Thủy Thanh thản nhiên đáp.
Thủ đoạn đẹp đẽ hay không không có gì khác biệt, chỗ khác nhau chính là
thành công hay không mà thôi. Thiển Tướng quân là hào kiệt chốn sa trường,
đương nhiên không cần dùng bất cứ phương pháp gì cũng có thể đánh bại đối thủ!
Tướng gia lão luyện triều đình, quả nhiên sâu sắc nhất trong ba vị (chỉ Tam
Công)!
Đối mặt với từng câu đáp trả của Thiển Thủy Thanh, Nam Sơn Nhạc không hề tỏ ra
tức giận. Lúc này trong hẻm Hồ Đồng kiếm tuốt cung giương, tất cả những người
không phận sự đều đã sớm bị dọa cho sợ hãi mà rút vào trong nhà, trên đường
chỉ còn lại người của hai bên.
Nam Sơn Nhạc bật cười ha hả:
Ta đã già, không so được với những người trẻ tuổi các ngươi, bốc đồng,
không sợ chết, hành sự quyết đoán. Ôi, người trẻ tuổi bây giờ xử sự khác xa
chúng ta khi trước!
Tướng gia khen ngợi quá lời, Thủy Thanh xấu hổ không dám nhận!
Nói như vậy, ngươi không định rút binh ra khỏi hẻm Hồ Đồng hay sao?
Vì bảo vệ tài sản quốc gia, cho nên bất đắc dĩ phải làm như vậy, xin Tướng
gia thứ lỗi!
Cũng tốt, vậy thuận tiện bảo vệ giùm phủ của ta luôn một thể, sáng nay ta
đã giải tán hết thị vệ trong phủ, dù sao có hai ngàn đại quân của Thiển Tướng
quân ở đây, xem chừng bọn đạo chích cũng không dám tự tiện tiến vào. Từ nay về
sau, e rằng ngay cả một con gà trong hẻm Hồ Đồng cũng không sợ mất!
Có thể giữ được bình an một cõi, chính là trách nhiệm của quân nhân chúng
ta!
Nói chuyện với Nam Sơn Nhạc, Thiển Thủy Thanh nho nhã lễ độ trước sau như một,
nhưng không chịu thua kém một câu một chữ nào.
Chưa từng có ai dạy cho Thiển Thủy Thanh cách nói chuyện trong chốn quan
trường như vậy, ý ở ngoài lời, nhưng Thiển Thủy Thanh cũng tự mình làm được,
giống như hiểu biết của hắn về chiến trận vậy. Lúc này tình cảnh của hắn đối
thoại chan chát như vậy, không hề thua kém Nam Sơn Nhạc chút nào, nhưng đã
chọc cho một người khác vô cùng giận dữ.
Chính là Nam Vô Thương.
Chưa được bao lâu, tên Thiển Thủy Thanh từng quỳ gối trước mặt mình mà xin cho
thuộc hạ của hắn, không ngờ bây giờ đã có thể to gan lớn mật đến mức dám kéo
quân bao vây phủ Thừa tướng.
Cũng trong thời gian ngắn ngủi, hắn đã cướp đi nữ nhân của mình, cướp đi vinh
quang vốn thuộc về mình, thậm chí còn nghênh ngang mang theo binh của mình tới
nơi này.
Cũng chưa được bao lâu, cánh quân lăn lộn sa trường chỉ biết trung thành với
mình, mà hiện tại đã trở thành người của Thiển Thủy Thanh hắn.
Còn ai, còn chiến sĩ nào coi trọng Trấn Đốc Thiết Huyết Trấn hắn hay không?
Không kềm được cơn giận trong lòng, hắn bước lên một bước, trầm giọng nói:
Hắn không ra lệnh cho Thiển Thủy Thanh, vì hắn biết làm vậy cũng bằng vô dụng.
Mộc Huyết ôm quyền đáp:
Hồi bẩm Nam Trấn Đốc, thuộc hạ là tướng sĩ của Thiết Phong Kỳ, phục vụ quên
mình, chỉ biết có lệnh của cấp trên, lệnh của Nam Trấn Đốc, Mộc Huyết không
dám nghe theo!
Chẳng lẽ lệnh của ta không phải là lệnh của cấp trên hay sao?
Vậy cũng phải thông qua Thiển Tướng quân chuyển đạt lại mới được, nếu
không, đó là chỉ huy vượt cấp, nếu như Chưởng Kỳ phản đối, thuộc hạ có quyền
không tuân theo, vì đây là quân quy, không thể thay đổi một cách dễ dàng như
vậy được!
Nam Vô Thương hít sâu một hơi.
Mặc dù hắn vô cùng giận dữ, nhưng việc Mộc Huyết không nghe lệnh cũng không ra
ngoài dự đoán của hắn, hắn đã không thể chỉ huy binh sĩ Thiết Phong Kỳ được
nữa.
Hắn nhìn Thiển Thủy Thanh, trong mắt toát ra ngọn lửa có thể đốt người thành
tro bụi, nhưng không làm gì được đối thủ khó chơi này.
Thiển Thủy Thanh, ngươi trở nên khó đối phó như vậy từ bao giờ?
Nhưng rốt cục hắn vẫn lạnh lùng nói:
Thiển Thủy Thanh mỉm cười đáp:
Lời nói của Thiển Thủy Thanh hòa nhã lễ phép, giọng điệu lại cứng rắn lạnh
lùng, Nam Vô Thương nghe xong toàn thân run lên bần bật, rất lâu sau, hắn mới
từ từ nói:
Lúc ấy, Thiển Thủy Thanh đưa đầu ra kề sát tai Nam Vô Thương, nhẹ giọng nói
một câu:
Lời nói đơn giản mà trắng trợn như một mũi tên sắc nhọn xuyên thủng tim Nam Vô
Thương.
Giọng Thiển Thủy Thanh bình tĩnh, ánh mắt tự tin, đầy vẻ quả quyết không hề sợ
sệt.
Đây là một trận đọ sức không sống thì chết, không phải là như trước, chỉ điểm
tới rồi thôi. Nếu đã là như vậy, dùng lời lẽ hùng hồn để nói một câu thì đã
sao?
Ngực Nam Vô Thương phập phồng kịch liệt, hắn thở hồng hộc như kéo bễ, cố gắng
đè nén để không bộc phát cơn giận dữ. Hiện giờ binh sĩ Thiết Phong Kỳ bao vây
khắp phủ, thế cục trước mắt, mình không thể nào khống chế. Nam gia một già hai
trẻ, dù cho trong triều đầy rẫy mánh khóe, nhưng giờ này chỉ có thể ngậm bồ
hòn làm ngọt mà thôi.
Cho dù Nam Sơn Nhạc không nghe được câu nói của Thiển Thủy Thanh, nhưng cũng
đoán được rằng không phải là lời lẽ tốt lành gì, chỉ có thể cười gượng:
Thiển Thủy Thanh lập tức đáp:
Nam Sơn Nhạc nheo mắt nhìn Thiển Thủy Thanh, miệng lão lẩm bẩm lời Thiển Thủy
Thanh vừa nói:
Thiển Thủy Thanh lạnh lùng đáp trả:
Thân thể Nam Sơn Nhạc run lên bần bật, nhưng không thể nào không đè nén cơn
tức giận, nhẫn nhịn một lần.
Lão ôm lòng căm phẫn quay trở về.
Mặc dù lão chỉ cần quay người là có thể trở vào phủ của mình, nhưng chỉ có vài
bước lại đi một cách khó khăn, dường như phải đi qua cả một thế giới.
Thiển Thủy Thanh nhìn theo bóng người của Nam gia trở vào trong phủ, sau đó
hai cánh cửa lớn chậm rãi khép lại, áp lức toàn thân lúc này mới dần dần thư
giãn, cũng thở ra một hơi thật dài.
Hoàn cảnh lúc nãy vô cùng căng thẳng như kiếm tuốt cung giương, đối thoại chan
chát với nhau, nói với nhau bằng thái độ khẩu Phật tâm xà, ánh mắt cả hai tràn
đầy sát khí, chưa bao giờ Thiển Thủy Thanh có cảm giác căng thẳng cao độ như
vậy. Hắn có cảm giác dường như đang leo lên một vách đá dựng đứng cao ngất,
bất cứ lúc nào cũng có thể rơi xuống, nhưng rốt cục cũng đã bám trụ được,
ngẩng cao đầu, mới có tư cách đối chọi trực diện cùng đối thủ hùng mạnh kia.
Cảm giác rất mệt mỏi, nhưng cũng vô cùng khoan khoái.
Đột nhiên Mộc Huyết nói.
Thiển Thủy Thanh chậm rãi đáp:
Hắn còn chưa dứt lời, một con khoái mã phi nhanh vào hẻm Hồ Đồng, chính là một
tên thái giám trẻ, hắn kêu to với bọn Thiển Thủy Thanh:
Tin tức của Thương Dã Vọng tới cũng rất nhanh.
O0o
Điện Cần Chính là nơi Hoàng đế phê duyệt tấu chương, xử lý quốc sự, đồng thời
cũng là nơi mà Hoàng đế tiếp kiến một ít quan viên để nói chuyện đặc biệt một
chút.
Hương khói lượn lờ trong chiếc đỉnh ba chân nằm giữa điện, phía sau hoàng án
(bàn), Thương Dã Vọng đang khoanh tay đứng thẳng.
Trên bức tường phía sau treo một tấm bản đồ gần như phủ kín cả bức tường,
chiền dài lên gần tới nóc điện.
Lúc này Thương Dã Vọng đang xem bản đồ vô cùng chăm chú, cho nên khi quan trực
nhật hô to câu: "Thiết Phong Kỳ Thiển Thủy Thanh cầu kiến bệ hạ!" tới lần thứ
ba, ông ta mới nghe thấy.
Ông ta thuận miệng nói, cũng không xoay người lại.
Vì thế lúc Thiển Thủy Thanh bước vào trong điện, cái đập vào mắt hắn đầu tiên
là bóng dáng hào hùng của Thương Dã Vọng.
Thương Dã Vọng chậm rãi xoay người lại.
Lần đầu tiên nhìn thấy Thương Dã Vọng, người ta sẽ nhận thấy gương mặt của ông
ta hết sức bình thường, hơi dài như mặt ngựa, đang độ tuổi trung niên, có một
chiếc mũi ưng khoằm xuống. Thế nhưng khi nhìn kỹ, sẽ phát hiện ra Thương Dã
Vọng có một cái trán rất rộng rãi, tươi tốt tròn đầy, ngoài ra thì xương xẩu
trên gương mặt trông rất thô. Điều này khiến cho nhìn qua ông ta có một phong
thái hết sức cứng rắn, hơn nữa hai mắt sâu hoắm, hai gò má nổi cao, lại thêm
ánh mắt khiến cho người ta vừa thấy phải kinh sợ, vẻ mặt đế vương không giận
mà oai, làm cho người ta có cảm giác vô cùng rúng động.
Tướng mạo của một bậc đế vương chân chính luôn luôn làm cho người ta vừa nhìn
thấy lần đầu đã có cảm giác muốn vái lạy. Thương Dã Vọng chính là một người
như vậy.
Nếu xét theo vẻ ngoài, người này có tính quả quyết, cứng rắn, khí phách rộng
rãi nhưng kèm thêm một chút tàn nhẫn và hung bạo.
Ánh mắt Thương Dã Vọng dừng trên người Thiển Thủy Thanh một hồi, sau đó thản
nhiên nói:
Ngươi đứng lên đi, lại gần đây với trẫm!
Thần không dám!
Thiển Thủy Thanh lớn tiếng đáp.
Lời nói của ông ta đơn giản, nhưng có một sức mạnh làm cho người ta không thể
nào chống lại.
Thiển Thủy Thanh bèn đứng lên.
Thương Dã Vọng lại xoay người một lần nữa, đưa lưng về phía Thiển Thủy Thanh:
Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay Thiển Thủy Thanh gặp mặt Hoàng đế, trong
lòng hết sức khẩn trương. Trên thực tế, tất cả quan viên mới gặp Hoàng đế lần
đầu, không thể tránh khỏi trong lòng thắc thỏm không yên, chỉ sợ mình có cử
chỉ thất lễ, Hoàng đế sẽ trách tội. Cho dù Thiển Thủy Thanh trời sinh to gan
lớn mật, nhưng ở trước mặt vua của một nước, cũng vẫn có cảm giác không yên.
Nhưng hắn lại không ngờ, mới vừa bước vào, thậm chí ngay cả một câu thăm hỏi
ân cần Hoàng đế cũng chưa nói, cũng không hỏi một câu nào, cũng không chỉ
trích bất cứ chuyện gì, chỉ nói một câu vô cùng đơn giản: "Đến bên cạnh trẫm,
xem qua bản đồ một chút!"
Vậy mình phải làm sao?
Bắt chước các đại thần quỳ xuống tung hô vạn tuế, miệng nói không dám đứng
ngang hàng cùng bệ hạ, vập đầu đến nỗi máu chảy ròng ròng hay sao? Hay là nên
nghênh ngang bước tới, cứ như vậy sánh vai đứng cùng Hoàng đế như lời ông ta
bảo, quả thật là chết người mà!
Nhưng rốt cục hắn không có thời gian.
Thiển Thủy Thanh không khỏi nở nụ cười khổ.
Hắn đi tới đứng cạnh Thương Dã Vọng.
Nếu bảo hắn quỳ trước mặt Hoàng đế, hắn không phản đối, nhưng nếu bảo hắn la
hét rằng thần không dám sánh vai cùng bệ hạ, hắn tự biết mình làm không được.
Nếu đã là như vậy, cứ việc thản nhiên đối mặt.
Bản đồ trước mặt rõ ràng là một tấm bản đồ vẽ toàn bộ đại lục Quan Lan, trên
bản đồ sông núi dọc ngang, sông ngòi chằng chịt, đồi núi thảo nguyên, rừng núi
nhất nhất đều thể hiện đầy đủ rõ ràng. Những chi tiết ấy đều được thể hiện
bằng những đường mực khác nhau, cũng có chú giải dưới góc bản đồ, thậm chí còn
phân biệt với nhau bằng màu sắc. Cũng nhờ vào tấm bản đồ này, Thiển Thủy Thanh
mới thật sự có một sự hiểu biết rõ ràng và toàn diện về địa hình của đại lục
Quan Lan.
Nếu xem như cả đại lục Quan Lan là một hình vuông hoàn chỉnh, lại vẽ một đường
chữ thập giữa đại lục này, chia cả đại lục làm bốn phần bằng nhau, như vậy
Thiên Phong, Chỉ Thủy, Kinh Hồng cùng với một số nước nhỏ chung quanh như Sơn
quốc, Liên minh các thành thị tự do nằm cùng một chỗ, chiếm diện tích khoảng
bốn trăm vạn dặm vuông, gần như chiếm toàn bộ phần góc phải phía dưới bản đồ,
cũng chính là vùng phía Đông Nam.
Theo đó, Đế quốc Mạch Gia có danh hiệu là kho lương thực của đại lục Quan Lan,
lấy sông Ác Lãng làm biên giới, nằm ở phía Đông Bắc. Nơi đó ngoài Đế quốc Mạch
Gia ra, còn có những nước xứ lạnh nằm sát cực Bắc, cực Đông nằm sát góc trên
cùng bên tay phải là Nhai quốc, cùng một số nước nhỏ nằm chung quanh Đế quốc
Mạch Gia.
Đế quốc Kinh Hồng nằm ở phía Tây, nằm vào phần góc trái phía dưới bản đồ. Vùng
rừng nhiệt đới có lượng mưa rất cao trải dài trong khu vực này, gần Đế quốc
Kinh Hồng nhất có một số quốc gia nhỏ như Phong quốc.
Góc Tây Bắc của đại lục có ít quốc gia nhất, nhưng có diện tích rộng rãi nhất.
Ở nơi đây, tộc Tây Xi là một dân tộc thiểu số xây dựng lãnh thổ trên một vùng
thảo nguyên có diện tích mà người người mơ tưởng. Lãnh thổ của bọn họ không
chỉ bao trùm gần như toàn bộ vùng Tây Bắc, lại còn kéo dài thêm một dải hẹp ở
cả miền Bắc, giống như một sợi râu thật dài, bao trùm toàn bộ đại lục.
Khu vực có nhiều quốc gia diện tích nhỏ nhất, lực lượng yếu nhất nằm ở vùng
trung tâm đại lục. Ở nơi này, ngoài Công quốc Thánh Uy Nhĩ ra, còn có hàng
chục nước nhỏ nằm san sát. Hành lang Thánh Khiết là một con đường xuyên ngang
toàn bộ đại lục, bởi vậy dọc theo hành lang này, những quốc gia có địa hình
thuận lợi triển khai chém giết với nhau vô cùng thảm thiết. Các quốc gia quanh
đó không hy vọng khu trung tâm này có thể lập nên một quốc gia lớn mà độc lập,
cho nên dùng hết khả năng châm ngòi mâu thuẫn, vừa làm cho giữa các quốc gia
xung đột với nhau, vừa cố gắng lôi kéo đồng minh về phía mình. Công quốc Thánh
Uy Nhĩ chính là một liên minh các nước nhỏ được lập nên dưới tình hình như
vậy, nó chỉ có lãnh thổ không tới bốn mươi vạn dặm, nhưng lại do hơn hai mươi
quốc gia tạo thành, có thể thấy chiến sự trong vùng này hỗn loạn tới mức nào.
Đế quốc Kinh Hồng là quốc gia có lượng mưa rất cao, cực Bắc là nơi đóng băng
quanh năm. Đại Đế quốc Tây Xi, có thảo nguyên bao la rộng rãi nhưng tài nguyên
thiếu thốn, cũng dồi dào kỵ binh giống như người Đế quốc Thiên Phong, lại hung
ác dã man, thô lỗ hơn người Đế quốc Thiên Phong. Nhưng bọn họ thiếu tính tổ
chức nghiêm ngặt, chỉ có khinh kỵ binh của họ gần như thiên hạ vô song, nhưng
trọng giáp thiết kỵ lại vô cùng kém cỏi.
Nhai quốc là cường quốc về thủy chiến, kỹ thuật chiến đấu trên biển của bọn họ
mạnh hơn rất nhiều so với Chỉ Thủy, Đế quốc Kinh Hồng, Đế quốc Mạch Gia.
So ra, Chỉ Thủy, Đế quốc Kinh Hồng vì bị người Đế quốc Thiên Phong uy hiếp nên
bắt buộc phải phát triển năng lực thủy chiến, dùng để tăng năng lực phòng ngự.
Vì vậy tuy bọn họ có được lực lượng Thủy quân rất đông, nhưng lại thiếu thốn
các loại tàu thuyền lớn có khả năng đi trên biển dài ngày. Đế quốc Mạch Gia
nằm ở vùng sông nước, nằm vào vùng bình nguyên tam giác sông Lan Thương, tuy
rằng năng lực thủy chiến khá xuất sắc nhờ vào lãnh thổ của bọn họ có rất nhiều
sông ngòi, giỏi về hiệp đồng tác chiến trong phạm vi sông nước nhỏ hẹp, nhưng
chiến đấu trong phạm vi sông nước nhỏ hẹp như vậy hoàn toàn khác xa so với
chiến đấu trên mặt biển rộng bao la, bởi vậy cho nên bọn họ cũng không phải là
cường quốc về thủy chiến.
Đại Đế quốc Tây Xi nằm gần cực Bắc, trên cao nguyên, khá cao so với mực nước
biển, không khí rất loãng, cho nên chiến sĩ của họ vô cùng vất vả gian lao.
Bọn họ không chỉ có kỵ binh rất đông, còn có rất nhiều quân Hồng Ngưu là một
binh chủng mang sắc thái địa phương hết sức đặc thù, tuy tốc độ không nhanh,
nhưng sức mạnh có thể chống chọi được với binh chủng trọng giáp thiết kỵ.
Ngoại trừ cao nguyên, nơi đây còn có dãy núi cao nhất đại lục: Núi Thiên Thần,
cùng với đỉnh núi cao nhất đại lục: Xử Nữ phong.
Nghe nói độ cao của Xử Nữ phong so với mực nước biển là hơn bảy ngàn thước, sở
dĩ được gọi là Xử Nữ phong bởi vì chưa từng có người nào có thể leo lên tới
đỉnh của nó mà còn sống trở xuống.
So với nó, dãy núi Liên Vân vô cùng nổi tiếng chỉ cao hơn mực nước biển ba
ngàn thước mà thôi, còn núi Đoạn Long, Bàn Sơn chỉ có độ cao trên dưới hai
ngàn thước. Dãy núi Thương Thiên là tấm bình phong của người Đế quốc Kinh
Hồng, đỉnh cao nhất của nó cũng chỉ xấp xỉ ba ngàn thước. Những dãy núi kể
trên nếu đem so sánh với núi Thiên Thần giống như đem trẻ con so cùng người
lớn, nhưng vì địa thế cheo leo hiểm trở khó có thể trèo lên, được người ta xây
dựng những quan ải, đặt tên đủ loại hùng quan, nên trở thành ải trời hiểm trở
khó có thể vượt qua.
Trong truyền thuyết của đại Đế quốc Tây Xi, núi Thiên Thần có thể nói là nơi
khởi nguồn của chúng sinh, nếu không có núi Thiên Thần, sẽ không có những sinh
linh trên mặt đất sinh sản và tồn tại. Bởi vậy dân chúng của đại Đế quốc Tây
Xi đều cho rằng hàng chục quốc gia trên đại lục đều là dựa vào núi Thiên Thần
- núi mẹ của bọn họ mà sinh tồn. Lại thêm các vùng Đông, Nam vẫn còn hoang dã,
chưa được bàn tay con người khai phá nhiều, nên dân tộc Tây Xi càng thêm khinh
thường dân chúng ở những vùng đó.
Tuy nhiên nói như vậy cũng không lấy gì làm quá đáng.
Trên dãy núi Thiên Thần tuyết đọng quanh năm, cho nên lượng nước tồn đọng trên
đó hơn xa dãy núi Liên Vân. Cả dãy núi Liên Vân tạo nên dòng sông Nguyệt Nha,
chỉ cung cấp nước cho một mình Chỉ Thủy mà thôi, nhưng dãy núi Thiên Thần lại
tạo nên hàng chục con sông lớn, cung cấp nước cho khắp đại lục.
Trong đó con sông lớn nhất dài nhất chính là sông Cách Nhĩ Mục Sa.
Sông Cách Nhĩ Mục Sa uốn lượn quanh co chảy từ Tây sang Đông, đi ngang qua
toàn đại lục Quan Lan, dọc đường phân ra hàng trăm nhánh sông nhỏ, cung cấp
nước cho vô số khu vực. Trong đó có hai nhánh sông quan trọng nhất là sông Mị
Nhi và sông Lan Thương.
Sông Mị Nhi chảy dài theo hướng Nam, ngang qua các quốc gia như Phong quốc,
Khâu quốc, thậm chí cũng chảy ngang qua Đế quốc Kinh Hồng, cuối cùng chảy về
phía Nam của biển Lam Linh, tạo nên vùng đất xinh đẹp nhất trên đại lục.
Sông Lan Thương chảy dài theo hướng Bắc, ngang qua vùng Trung bộ của đại lục,
xuyên qua Công quốc Thánh Uy Nhĩ to lớn, cuối cùng chảy lên phía Bắc vào Đế
quốc Mạch Gia, chảy qua Nhai quốc, đổ vào nơi giáp giới giữa biển Linh Cầm và
Mâu Hải. Sông Ác Lãng là tấm bình phong lớn nhất ngăn giữa Đế quốc Thiên Phong
và Đế quốc Kinh Hồng, thật ra chỉ là nhánh của sông Lan Thương.
Cái tên Quan Lan của đại lục này thật ra là do sông Lan Thương mà ra, thế nước
của sông Mị Nhi tương đối êm đềm hơn nhiều so với sông Lan Thương. Nước sông
Lan Thương chảy xiết, triều dâng hung mãnh, tuy rằng hàng năm cung cấp nước
cho rất nhiều vùng đất, nhưng mỗi đầu năm sẽ dâng cao một lần, tấn công hàng
chục các quốc gia nằm ở chung quanh nó, nước sông bao phủ một diện tích hàng
trăm vạn dặm vuông, khiến cho hàng ngàn hàng vạn dân chúng trôi giạt khắp nơi.
Mỗi một lần sông Lan Thương ngẫu nhiên phát ra uy lực của nó gây nên tai họa
như vậy, so ra nếu như đập Lý Quan trên sông Nguyệt Nha bị vỡ chẳng đáng kể
gì. Còn sông Ác Lãng nổi danh hung hãn thật ra chỉ là một đứa nhỏ bướng bỉnh
mà thôi, dưới những đợt triều dâng giận dữ của sông Lan Thương, chỉ có thể
ngoan ngoãn vâng lời.
Hành lang Thánh Khiết và vùng châu thổ Lan Thương đều nhờ sông Lan Thương bồi
đắp phù sa hàng năm mà trở nên màu mỡ. Mọi người đều dựa vào sông Lan Thương
mà sinh sống, cũng chịu biết bao cực khổ vì nó, giống như một đứa trẻ không
may gặp phải cha mẹ hung dữ, tuy được nuôi nấng dạy dỗ, nhưng hàng ngày cũng
phải nếm trải hành hạ bởi đòn roi.
Dù cho con người có sức mạnh đến mức nào, đứng trước lực lượng của tự nhiên
cũng trở nên bé nhỏ và yếu ớt.
Đế quốc Mạch Gia được tôn xưng là kho lương thực của đại lục Quan Lan, nằm ở
phía dưới vùng châu thổ Lan Thương gần như là quốc gia được lợi nhiều nhất mà
thiệt hại ít nhất. Khi sông Lan Thương chảy tới vùng này, thế nước hung hãn vì
chia ra quá xa, quá nhiều mà trở nên bình ổn lại. Trừ sông Ác Lãng ra, gần như
không còn con sông nào có thế nước hung dữ khác trong lãnh thổ của Đế quốc
Mạch Gia, ngược lại Đế quốc Mạch Gia có rất nhiều sông nhỏ, tưới khắp cả quốc
gia, vì vậy mới tạo nên danh hiệu kho lương thực trên đại lục.
So với sông Lan Thương mạnh mẽ hung hăng, sông Mị Nhi là một dòng sông mà mỗi
một người dân ở phía Nam đại lục vô cùng yêu thích. Nếu nói sông Cách Nhĩ Mục
Sa sinh ra hai đứa con, như vậy sông Lan Thương là đứa có thân hình cường
tráng khỏe mạnh, tính tình hung hãn, không chịu vâng lời. Còn sông Mị Nhi là
một bé gái hiền dịu đáng yêu, thế nước hết sức êm đềm. Nếu chúng ta căn cứ vào
tình thế địa lý như đã miêu tả tự nãy giờ mà phân tích, như vậy nguyên nhân mà
sông Mị Nhi có thế nước êm đềm, không liên quan lắm đến chuyện nó là chi nhánh
của sông Cách Nhĩ Mục Sa. Cho nên không thể phủ nhận rằng, sông Mị Nhi chảy về
phía Nam cung cấp nước cho rất nhiều vùng đất, đồng thời phiền phức mà nó tạo
ra gần như không đáng kể.
Bởi vậy lưu vực của sông Mị Nhi càng chảy về phía Nam, nhánh của nó lại càng
ít, sau khi chảy ngang qua rất nhiều vùng đất có khí hậu nóng bức làm cho
lượng mưa khá cao, cuối cùng nó lặng lẽ chảy vào phía Nam biển Lam Linh.
Tất cả nội dung vừa kể trên đều được miêu tả rõ ràng trên tấm bản đồ này.
Chuyện hiếm có hơn nữa chính là, cả tấm bản đồ ngang mười hai thước, cao tám
thước, cần phải có một tòa điện có diện tích tương xứng mới có thể treo lên.
Vì vậy cho nên Thiển Thủy Thanh không thể không suy nghĩ đến một chuyện, rằng
người vẽ nên tấm bản đồ này nhất định ngay từ đầu đã chuẩn bị đặt tấm bản đồ ở
nơi đây, cho nên quy cách thể hiện trên bản đồ mới có được sự thống nhất hài
hòa như vậy.
Đây là tấm bản đồ vừa tinh xảo vừa rõ ràng, thể hiện được toàn bộ địa hình
trên đại lục chính xác tỉ mỉ nhất mà Thiển Thủy Thanh đã từng thấy qua kể từ
khi hắn gia nhập thế giới này, vì vậy cho nên hắn không nhịn được bật thốt
lên:
Gương mặt Thương Dã Vọng xuất hiện một nụ cười: