Người đăng: khuynhtanthienha10@
Thành Thương Thiên là một trong những tòa thành thị lâu đời nhất trên đại lục
Quan Lan, nó đứng sừng sững trên mảnh đất này đã có gần hai trăm năm.
Lúc đầu nó xuất hiện dưới hình thức là một pháo đài phòng ngự, mục đích chủ
yếu là để chống cự Đế quốc Mạch Gia xâm nhập từ phía Bắc. Sau khi Đại Lương
lập quốc, từng đánh bại Đế quốc Mạch Gia vô số lần trên bờ sông Ác Lãng, ba
lần tiến quân ra hành lang Thánh Khiết, lập nên uy danh cái thế.
Sau khi người Đế quốc Mạch Gia quay về sông Ác Lãng, người Đại Lương đã khống
chế vùng bờ Nam sông Ác Lãng, pháo đài Thương Thiên không còn là biên giới như
trước nữa, mà giống như là thành Cô Tinh hiện tại, mặc dù vẫn là trọng trấn
quân sự, nhưng không còn là cửa ngõ của Đế quốc nữa.
Cũng bắt đầu từ lúc đó trở về, người Đại Lương dời đô tới thành Thương Thiên,
lấy nơi đây làm trung tâm hành chánh của bọn họ.
Sau khi Đế quốc Đại Lương phân chia, người Đế quốc Thiên Phong kế thừa mảnh
đất phồn hoa dồi dào này, vẫn lấy thành Thương Thiên làm kinh đô như trước,
cũng tiến hành xây dựng thêm trên cơ sở đã có sẵn.
Cả tòa thành Thương Thiên có hình vuông, chu vi của vòng ngoài tường thành là
chín ngàn thước, toàn bộ đều được xây bằng đá. Tường thành chia thành hai lớp
trong ngoài, mỗi lớp dày mười hai thước, tường ngoài cao mười thước, tường
trong cao tới mười tám thước, cách mỗi hai mươi thước bố trí một tháp phòng
ngự bằng đá. Các biện pháp phòng ngự đều được bố trí đầy đủ, mười vạn đại quân
của Quân đoàn Trung Ương đóng ở đây thường xuyên, không chỉ có trách nhiệm bảo
vệ đế đô, khi cần còn phải giúp đỡ Quân đoàn Tuyết Phong ở cực Bắc cùng nhau
đối phó với người Đế quốc Mạch Gia.
Bên ngoài tường ngoài của thành Thương Thiên là một con sông hộ thành rộng hai
mươi thước, sâu năm thước. Có tất cả mười lăm cửa thành, hướng Tây, Đông, Nam,
là cửa chính, mỗi hướng có bốn cửa, hướng Bắc chỉ có ba cửa. Đại lộ Thương
Thiên nối liền từ Bắc tới Nam xuyên qua toàn lãnh thổ Đế quốc Thiên Phong,
chạy thẳng tới thành Cô Tinh. Nó cùng với đường cổ Tây Phong là một con đường
chính bên trong thành hình thành một trục đường đối xứng chia cắt thành Thương
Thiên.
Sau khi vào thành Thương Thiên, cứ việc đi thẳng bất cứ con đường nào trong
trụ đường đối xứng trên, cuối cùng đều có thể đi tới Hoàng cung nằm ở trung
tâm của thành Thương Thiên: Cung Phong Tuyết.
Nơi đây là trung tâm chính trị mà người Đế quốc Thiên Phong xử lý các công
việc Đế quốc.
Tuy không tráng lệ như cung Chỉ Lan, nhưng cung Phong Tuyết lại có khí thế
hoang dã mà đường hoàng.
Nói về quy mô xây dựng, thật ra cung Phong Tuyết hơn xa cung Chỉ Lan, nó chiếm
diện tích ba mươi lăm vạn thước vuông, có hơn bốn ngàn gian phòng, ở giữa có
ba tòa đại điện là điện Long Phong, điện Bảo Hòa và điện Thừa Bình, trong đó,
điện Long Phong là nơi thảo luận chính sự. Tam cung ở phía sau là cung Cảnh
Long, cung Càn Bình và cung Dưỡng Tâm.
Cung Chỉ Lan có quy mô to lớn, toát ra khí thế xa hoa tráng lệ, cung Phong
Tuyết không xa hoa bằng nhưng cách xây dựng của nó mang sắc thái riêng biệt
của một cường quốc quân sự nổi tiếng lâu đời.
Toàn bộ cung Phong Tuyết chính là một tòa pháo đài quân sự hoàn chỉnh, tuy
rằng đây là nơi Hoàng đế xử lý việc triều chính, nhưng đồng thời cũng là một
hệ thống quân sự trang bị đầy đủ.
Tường ngoài cùng của cung Phong Tuyết cao tám thước, dày năm thước, là tường
thành phòng ngự đúng tiêu chuẩn. Có thể phi ngựa trên đầu tường, sau tường có
đường hẻm ngăn cách, có thang đá dẫn lên.
Sau tường có xây dựng tháp quan sát hình bát giác, có thể quan sát khắp bốn
phía, khi cần cũng có thể sử dụng làm tháp bắn, ngày thường chỉ dùng để quan
sát các buổi cúng tế cử hành long trọng.
Quảng trường lớn dành cho bá quan tế bái, hai bên có đường dành riêng cho ngựa
chạy, không chỉ có thể duyệt bá quan, khi cần cũng có thể duyệt binh. Giữa
cung là đài tế trời đất cao lớn, đồng thời cũng là đài quan sát cao nhất,
thích hợp nhất. Khi Hoàng đế cùng Quốc sư cúng tế trời đất ở đây, đồng thời
cũng có thể quan sát thiên hạ, khó trách nổi lên chí khí hào hùng bay xa ngàn
dặm.
Cung Phong Tuyết cao lớn hùng vĩ, nơi nơi toát ra khí phách đặc thù của một
cường quốc về quân sự, mặc dù không xa hoa, nhưng làm cho người ta có cảm giác
nhìn mà kính ngưỡng.
O0o
Hôm nay lâm triều, Thượng Công viện Ngự Càn Lịch Minh Pháp đã đi tới điện Long
Phong từ sớm.
Thời gian vẫn chưa tới, Hoàng đế chưa lâm triều, nhưng các đại thần cũng đã
chờ sẵn trước điện.
Từ xa đã thấy Vân Lam, vị Tướng quân trẻ tuổi của Đế quốc Thiên Phong sau khi
trở về vội vàng từ sông Ác Lãng, đây là lần đầu tiên vào triều.
Vân Lam cung kính vái Lịch Minh Pháp một vái:
Lịch Minh Pháp cười ha hả nhận một vái của hắn.
Quan chế của Đế quốc Thiên Phong theo chế độ tam quyền phân lập: Chính trị,
quân sự và tài chính. Tài chính lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến của đại
lục Quan Lan lấy hình thức hoàn toàn độc lập tham gia vào võ đài chính trị,
chính là do Đế quốc Thiên Phong lập ra. Bởi vậy có thể thấy rằng tuy Đế quốc
Thiên Phong vốn tôn sùng quân sự và vũ lực, nhưng đồng thời cũng có mặt thiết
thực của nó. Tam quyền phân lập chia ra thành ba cơ quan để thực hiện, chính
là Thượng Thư tỉnh, phủ Quân Vụ và viện Ngự Càn. Chữ 'Càn' đó chính là 'Tiền',
Đế quốc cho rằng chữ 'Tiền" rất tục, bởi vậy dùng chữ 'Càn' thay thế, đương
nhiên còn có ý ám chỉ rằng có tiền là có cả thiên hạ. (Càn Khôn)
Thượng Thư tỉnh là cơ quan hành chánh cao nhất của Đế quốc, do Thừa tướng phụ
trách, có hai Bộ tả hữu, dưới còn có mười hai Ty như thiết đề học (giáo dục),
tư phong (phong chức tước, đất đai...), lễ nghi, tế tự, hình danh, luật lệnh,
nhân khẩu, thành kiến (xây dựng thành trì)...
Viện Ngự Càn cũng có hai Bộ tả hữu, dưới là mười hai Ty như thiết độ chi (quản
lý chi tiêu), diêm thiết (muối và sắt), kim, thương, lương, thuế phú, chuyển
vận...
Phủ Quân Vụ cũng có hai Bộ tả hữu, dưới cũng có mười hai Ty như thiết vũ tuyển
(tuyển quân), địa đồ (bản đồ), xa mã, giáp giới (khí giới), vận thâu, tư hiến
(quân pháp)...
Bởi vậy quan chế của Đế quốc chỉ cần dùng một câu 'Tam Công lục Bộ tam thập
lục Ty' là gần như bao quát tất cả cơ quan. Tam Công lấy Thừa tướng cầm đầu,
mà Thượng Công viện Ngự Càn Lịch Minh Pháp thật ra là Tài tướng (tướng coi về
tài chính). Còn người cầm quyền cao nhất của phủ Quân Vụ thật ra gọi là Võ
tướng, hiện giờ Võ tướng của Đế quốc Thiên Phong chính là Liệt Cuồng Diễm.
Hiện giờ Nam Sơn Nhạc đang phải ở nhà chịu tang, Liệt Cuồng Diễm chỉ huy đại
quân ở tuyến đầu, va chạm không ngớt với người Đế quốc Kinh Hồng. Cho nên
trong ba trọng thần trong triều, hiện tại Lịch Minh Pháp cầm đầu, đừng nói là
Vân Lam, cho dù Vân Phong Vũ đến đây cũng phải thi lễ với ông ta.
Lịch Minh Pháp hỏi:
Vân Lam cười khổ:
Lịch Minh Pháp nheo mắt hỏi:
Việc công gì vậy?
Đương nhiên là chuyện xây dựng lại Quân đoàn Ưng Dương!
Lịch Minh Pháp không nhịn được hừ lạnh vài tiếng.
Đánh hạ xong Chỉ Thủy, chuyện liên quan tới nó làm cho tất cả văn võ đại thần
trong triều như ngồi trên đống lửa. Xây dựng lại Quân đoàn Ưng Dương chỉ là
cái cớ để ngụy trang mà thôi, mục đích thật sự chính là Đế quốc Kinh Hồng. Đã
nhiều năm nay, mục tiêu của Quân đoàn Ưng Dương đều lấy Đế quốc Kinh Hồng làm
chủ chốt. Lần đại bại mới đây là một lần hiếm có Đế quốc Thiên Phong bị tổn
thất nặng nề, nhưng theo đề xuất xây dựng lại Quân đoàn Ưng Dương, không hề
nghi ngờ gì, mục tiêu kế tiếp của Đế quốc chắc chắn sẽ là Đế quốc Kinh Hồng.
Vấn đề là người Đế quốc Thiên Phong sẽ đánh trận này như thế nào!
Lịch Minh Pháp khẽ liếc Vân Lam:
Vân Lam cười nói:
Lịch Minh Pháp trợn trừng đôi mắt:
Vân Lam cười khổ:
Lịch Minh Pháp thở dài, đương nhiên hắn biết Vân Lam nói đúng, hơn nữa e rằng
Thương Dã Vọng cũng suy nghĩ như vậy, nhưng vẫn lắc đầu nói:
Vân Lam cười nói:
Lịch Minh Pháp ngẩn ra:
Vân Lam cười đầy ẩn ý:
Lịch Minh Pháp ngạc nhiên, miệng lẩm bẩm vài từ:
Vân Lam mỉm cười gật đầu:
Mang hai ngàn người vào kinh, Lịch Minh Pháp nghe vậy hoảng sợ:
Vẻ cười trong mắt Vân Lam càng trở nên đậm hơn:
Đương nhiên không phải, thực tế là việc này đích thân bệ hạ cho phép.
Bệ hạ?