Người đăng: khuynhtanthienha10@
Trên giường quấn một chiếc chăn bông thật dày, lại thêm ấm sưởi trong tay
nhưng vẫn không ngăn được cái lạnh của mùa Đông, sắc mặt Thiển Thủy Thanh vẫn
trắng như tuyết.
Bên cạnh hắn, Bích Không Tình đang cung kính nghe hắn giảng giải về trận chiến
hôm trước.
Từ bấy lâu nay Bích Không Tình cũng từng là Đại tướng lăn lộn sa trường, nhưng
trước mặt Thiển Thủy Thanh, hắn không dám tự hào là chiến thuật chỉ huy của
mình hay giỏi.
Thiển Thủy Thanh thản nhiên nói:
Sắc mặt Bích Không Tình lộ vẻ khó coi:
Thiển Thủy Thanh tay cầm ấm sưởi nhìn ra ngoài cửa sổ, thản nhiên nói:
Hắn cầm ấm sưởi đứng lên, thở dài:
Bích Không Tình khom người tỏ ý xác nhận.
Ngẫm nghĩ một chút, Thiển Thủy Thanh lại hỏi:
Bích Không Tình trả lời, giọng có vẻ khinh thường:
Thiển Thủy Thanh chậm rãi thở ra một hơi dài:
Bích Không Tình nghe vậy ngẩn người, giờ phút này Thiển Thủy Thanh đã chuẩn bị
cho ngày về kinh rồi sao?
Trở nên nghiêm nghị, Thiển Thủy Thanh nhìn về phương xa, nơi đó nữ nhân của
hắn đang chờ...
Trận chiến ở Đế quốc Chỉ Thủy rất nhanh sẽ bình ổn trở lại, đến lúc đó sẽ có
rất nhiều sự kiện quan trọng chết người cần phải trình báo lên trên.
Thí dụ như, là công thần lớn nhất đánh chiếm Đế quốc Chỉ Thủy, hắn nhất định
phải về kinh gặp mặt Hoàng đế để nhận thưởng...
Thí dụ như, hôn sự của Nam Vô Thương và Vân Nghê e rằng không thể nào tiếp tục
nữa rồi...
Thí dụ như, năm mới đã bắt đầu, cuộc thi mùa Xuân cũng đã bắt đầu, giờ phút để
cho đám con cháu binh đoàn Phú Quý thể hiện ra sự huy hoàng của bọn chúng cũng
đã đến...
Thí dụ như, lãnh thổ của Đế quốc vừa được mở rộng, cho nên có rất nhiều đất
đai không người cai quản, có một ít người muốn vị trí ấy...
Sau khi một Đế quốc mở rộng lãnh thổ và dân số, luôn luôn phát sinh ra rất
nhiều chuyện phải giải quyết, như vậy đến lúc đó, hắn sẽ đóng vai trò gì trong
vở tuồng ấy...
Sau khi hắn trầm tư một hồi lâu mới nói:
(*đuổi hươu: Theo Sử Ký, Hoài Âm Hầu liệt truyện ghi rằng: "Vua Tần mất một
con hươu, thiên hạ cùng săn đuổi", sau này hai từ 'trục lộc' dùng để chỉ việc
tranh giành thiên hạ.)
Lúc ấy, trong lòng Thiển Thủy Thanh cảm thấy hơi miễn cưỡng...
Nếu như có thể, hắn hy vọng trường chiến tranh tại Đế quốc Chỉ Thủy này kéo
dài thêm một ít thời gian, để cho hắn chuẩn bị được kỹ càng hơn một chút...
Ngày Năm tháng Giêng năm Một Trăm Lẻ Bảy lịch Thiên Phong, Thiết Phong Kỳ xuất
binh ra khỏi Lam Thành, kéo một vạn sáu ngàn binh mã hùng hổ xông thẳng tới
một thành trấn quan trọng khác của Đế quốc Chỉ Thủy: Ngũ Đạo khẩu.
Quan trấn thủ Ngũ Đạo khẩu bỏ chạy, binh sĩ không đánh mà tự loạn, Thiển Thủy
Thanh không đánh mà chiếm được Ngũ Đạo khẩu. Sau khi sắp xếp qua loa, Thiết
Phong Kỳ không hề dừng chân, tiếp tục tiến tới mục tiêu kế đó.
Từ sau trận đại thắng huy hoàng trên Lam Thảo pha, Thiết Phong Kỳ một lần nữa
làm cho Đế quốc Chỉ Thủy khiếp sợ. Cho đến giờ phút này, rốt cục mọi người mới
hiểu ra, mục tiêu cuối cùng của Thiển Thủy Thanh chính là thành Đại Lương.
Trên bản đồ, một con đường màu đỏ do Thiết Phong Kỳ vẽ ra bắt đầu từ Định Châu
kéo dài qua năm cửa ải, sau đó vẽ ra một đường cong thật dài, gần như xuyên
qua suốt cả bản đồ.
Lấy binh lực hơn một vạn xâm nhập sâu vào lãnh thổ của địch, tấn công vào kinh
đô của Đế quốc Chỉ Thủy là thành Đại Lương có mười vạn đại quân đóng ở đó, một
lần nữa Thiển Thủy Thanh làm cho mọi người hiểu được con người ta có thể lớn
mật đến mức nào!
Đối với hành động điên cuồng này của hắn, người đời có nhiều phản ứng khác
nhau. Có người khinh miệt cười chê, có người cho rằng Thiển Thủy Thanh cuồng
vọng, có người sùng bái hâm mộ, có kẻ khủng hoảng sợ hãi. Đương nhiên phần lớn
còn lại không tin Thiển Thủy Thanh có được bản lãnh lớn lao như vậy, nên chỉ
tỏ thái độ lạnh nhạt thờ ơ.
Ngày Tám tháng Giêng, sau khi Thiết Phong Kỳ cấp tốc chạy tới thành Thiên
Thủy, Đại tướng thủ thành của Đế quốc Chỉ Thủy là Triệu Băng Dương kêu gọi
toàn dân tử chiến, dùng vũ lực ép buộc rất đông dân chúng trong thành nhập
ngũ, gọi là 'mười vạn đại quân', quyết chiến với Thiết Phong Kỳ trên vùng bình
nguyên trống trải.
Lần này, Triệu Băng Dương thất bại thê thảm.
'Mười vạn đại quân' vừa ra trận đã lập tức tan tác.
Nếu như ba vạn đại quân của Thạch Dung Hải trong trận chiến Lam Thảo pha còn
ra hồn ra dáng một chút, thể hiện được sự anh dũng của một đám quân nhân Đế
quốc Chỉ Thủy trong những giờ phút sau cùng, thì trận chiến trên vùng bình
nguyên Thiên Thủy đã lộ ra vẻ suy tàn của Đế quốc Chỉ Thủy.
Thậm chí thế trận còn chưa kịp bày ra, 'mười vạn đại quân' trước sự xung phong
hùng mạnh của thiết kỵ Thiết Phong Kỳ đã kinh hồn táng đởm. Đám dân quân bị
bắt buộc nhập ngũ căn bản là không chịu nổi một đòn, chỉ trong khoảnh khắc đã
trở nên tán loạn, trận chiến hoàn toàn trở thành một trận tàn sát lớn của
Thiết Phong Kỳ.
Đại chiến gần một ngày, gần như Thiết Phong Kỳ chỉ có việc đuổi giết và tàn
sát. Bọn họ giết suốt một ngày đến mức mỏi cả tay, thây phơi vô số, Thiển Thủy
Thanh trực tiếp chỉ huy Thiết Phong Kỳ đuổi theo sát gót tàn quân của địch vào
tới thành Thiên Thủy, hoàn toàn tiếp quản.
Sau khi tới thành Thiên Thủy rồi, khoảng cách giữa Thiển Thủy Thanh và thành
Đại Lương càng ngày càng gần, từng tin tức khẩn cấp từ tiền tuyến báo về liên
tục. Mà bản thân tiền tuyến cũng càng ngày càng nhanh chóng lùi lại phía sau,
trở thành hậu phương.
Theo khoảng cách của Thiết Phong Kỳ càng ngày càng gần, tin tức báo về cũng
càng ngày càng làm cho người ta mất hết tinh thần. Một tin tức vừa mới báo về
rằng Thiết Phong Kỳ còn đang tấn công một thành thị, tin kế tiếp đã báo thành
ấy chủ động đầu hàng. Tin tức trước còn nói Thiết Phong Kỳ còn cách thành Đại
Lương hơn ba trăm dặm, tin kế tiếp đã báo rằng khoảng cách bị rút lại chỉ còn
hai trăm tám.
Thiết Phong Kỳ hành quân nhanh như chớp giật, suốt trên đường đi không có gì
có thể làm chậm bước tiến của bọn họ.
Ngày Chín tháng Giêng, Thiển Thủy Thanh chính thức ra thông cáo ở huyện Thanh
Phủ rằng mình đang dẫn dắt Thiết Phong Kỳ tấn công thành Đại Lương, yêu cầu Vũ
Văn Liễu lập tức dẫn quân mở cửa thành đầu hàng. Nếu như không hàng, dân trong
thành Đại Lương có lẽ không sao, nhưng người của Hoàng thất Vũ gia, hắn nhất
định mang ra chém sạch, tuyệt đối không buông tha.
Thông cáo hết sức ngông cuồng và hành động điên cuồng của Thiển Thủy Thanh
khiến cho khắp cả đại lục xôn xao. Giờ đây mọi người đã biết được mục đích của
hắn, nhưng thái độ ngông cuồng của hắn vẫn làm cho mọi người kinh ngạc.
Hệ thống phòng thủ của thành Đại Lương hơn xa so với những thành như Định
Châu, Huyết Nham, chắc chắn là vững chắc hơn thành Kinh Viễn. Thương Dã Vọng
từng hỏi Liệt Cuồng Diễm, nếu muốn đánh chiếm thành Đại Lương thì cần bao
nhiêu binh lực, Liệt Cuồng Diễm trả lời rằng: Nếu muốn quét ngang cả Đế quốc
Chỉ Thủy, có lẽ chỉ cần mỗi Long Nha Quân là đủ, nhưng nếu muốn đánh chiếm
thành Đại Lương, cần phải có binh lực tối đa của Quân đoàn Bạo Phong là hai
mươi vạn. Binh sĩ ở đó mạnh nhất trong Đế quốc Chỉ Thủy, hệ thống phòng thủ
nơi đó cũng là pháo đài cuối cùng của bọn chúng, nếu như không có binh lực gấp
ba trở lên thì rất khó mà đánh hạ.
Trước đó Thiển Thủy Thanh đã tạo ra nhiều hành động quân sự gần như bất khả
thi, mà hành động lần này của hắn có ý nghĩa rằng một hành động vĩ đại làm
rung trời chuyển đất sắp sửa xuất hiện. Rốt cục là vị Tướng quân hay tạo kỳ
tích sẽ tái hiện lại cảnh huy hoàng, hay truyền thuyết ấy đến thành Đại Lương
là kết thúc, mọi người đều chống mắt chờ xem.
Lúc ấy, đối với chiếc đinh đang đâm thật sâu vào sau lưng mình, chỗ duy nhất
mà Vũ Văn Liễu có thể trông cậy vào chính là Thương Hữu Long.
Tìn tức thúc giục Thương Hữu Long bỏ cuộc quyết chiến lập tức trở về cứu viện
bay đi hết lần này tới lần khác, nhưng Thương Hữu Long vẫn án binh bất động.
Hắn không muốn bị địch nắm mũi dắt đi một chút nào.
Đối mặt với biến hóa thời cuộc xảy ra nhanh như vậy, Thương Hữu Long hạ một
mệnh lệnh làm cho tất cả mọi người kinh sợ: Thỉnh cầu quân Đế quốc Thiên Phong
bãi chiến, án binh bất động, chờ xem biến hóa về sau.
Hắn đích thân viết một phong thư cho Quý Cuồng Long:
Quý Cuồng Long hoàn toàn chấp nhận, đồng ý với thỉnh cầu của Thương Hữu Long.
Vì thế toàn bộ mọi người trên đại lục lúc này đều đổ dồn ánh mắt vào hành động
của Thiết Phong Kỳ và Thiển Thủy Thanh.
Lúc ấy, không ai chú ý rằng đằng sau phong thư của Thương Hữu Long là một âm
mưu vô cùng hiểm ác.
Càng không ai chú ý tới sau lưng thắng lợi kia, cái giá phải trả sẽ đi theo
hướng nào...
O0o
Trên vùng bình nguyên bát ngát, một cánh quân tơi tả đang chậm rãi tiến tới,
chính là tàn quân của Thạch Dung Hải.
Bọn chúng vô cùng ủ rũ, sĩ khí sa sút nặng nề. Trận đại chiến trải qua mấy
ngày trước, những đợt mưa tên điên cuồng tẩy rửa vẫn còn hiển hiện rõ ràng
trước mắt tất cả bọn chúng.
Thạch Dung Hải ngồi trên lưng ngựa vẻ mặt ngây dại, dường như linh hồn của hắn
đã bay đi đâu mất...
Hồn Thạch Dung Hải bị gọi trở về.
Ngơ ngác nhìn về phía trước, trong lòng hắn cũng cảm thấy hoang mang.
Thì ra đã đến sông Nguyệt Nha nhanh như vậy sao?
Từ sau khi trốn thoát khỏi Lam Thảo pha, cánh quân của Thạch Dung Hải vẫn luôn
tiến về hướng Bắc, Thạch Dung Hải không đi về hướng Tây, mà chọn hướng Bắc.
Không ai biết vì sao Thạch Dung Hải chọn đường này, nhưng Thạch Dung Hải biết
rất rõ ràng, đó là vì hắn không còn chỗ nào để đi.
Lúc này hắn bị thất bại thê thảm như vậy, thất bại triệt để như vậy, xem như
danh hiệu 'Tướng quân thất bại' của hắn đã được chứng thực hoàn toàn.
Trên đời này có rất nhiều cuộc chiến mà người ta có thể thua trăm ngàn lần,
vẫn có thể ngóc đầu lên trở lại.
Nhưng có những trận chiến chỉ cần thua một lần đã không thể ngóc đầu dậy nổi.
Trận chiến Lam Thảo pha làm cho thế cục thay đổi hoàn toàn, vượt xa sự tưởng
tượng của Thạch Dung Hải. Cho đến lúc này hắn mới hiểu ra rằng, Thiển Thủy
Thanh không chỉ bố trí chiến thuật cao minh hơn hắn, mà tầm nhìn chiến lược
cũng xa hơn hắn nhiều...
Rất hiển nhiên, Thiển Thủy Thanh đã biết trước rằng một khi thắng được trận
chiến ấy, sẽ tạo ưu thế lớn đến mức nào cho Thiết Phong Kỳ. Từ đây về sau
Thiết Phong Kỳ thẳng tiến một đường không còn ai dám đối đầu ngăn cản, Thiển
Thủy Thanh đã sớm thấy được điểm ấy, cho nên mới lựa chọn quyết chiến trên Lam
Thảo pha.
Mà Thạch Dung Hải hắn lại trợ giúp cho Thiển Thủy Thanh thành công trong
chuyện ấy.
Khi hắn cẩn thận suy nghĩ về điểm ấy, hắn mới biết rằng mình thua không oan
uổng chút nào.
Hiện giờ chiến bại, hắn đã không còn con đường nào có thể đi...
Trở về tìm Thương Hữu Long ư?
Nhớ lại ánh mắt của Thương Hữu Long trước lúc chia tay, rất hiển nhiên, chỉ
cần mình trở lại đại doanh ở tiền phương, với thủ đoạn của Thương Hữu Long ắt
sẽ đem mình ra một đao làm thịt để chấn chỉnh quân uy, vãn hồi sĩ khí.
Nhưng hắn không cam lòng.
Giống như tất cả các vị Tướng quân từng trải qua vô số giết chóc trên đời này,
bọn họ có thể tử trận sa trường, nhưng tuyệt đối không chịu làm kẻ chịu tội
thay. Thà là chính mình thất bại chết trong tay kẻ địch, còn hơn tự chết trong
tay mình.
Quay về thành Đại Lương ư? Chỉ sợ số người muốn hắn chết còn nhiều hơn nữa...
Đường ngay dưới chân, nhưng hắn không biết phải về đâu...
Cuối cùng, hắn chỉ có thể lựa chọn đi về hướng Bắc, đi ngược trở lại con đường
mà Thiển Thủy Thanh đi tới. Hắn muốn quan sát những nơi Thiển Thủy Thanh từng
đi qua xem thử có manh mối gì để cho hắn có thể phỏng đoán, chiêm ngưỡng, thậm
chí là học tập...
Đây có lẽ là sự tôn kính cao nhất đối với tên khốn có khả năng sắp sửa hủy
diệt quốc gia của hắn.
Thạch Dung Hải thản nhiên hỏi.
Đúng vậy, Tướng quân, hiện giờ đập Lý Quan bị tên gian nịnh Dịch Tinh Hàn
khống chế. Nếu không phải vì hắn, Thiết Phong Kỳ cũng không thể thoát khỏi
vòng mai phục của Thương Tướng quân, từ đó xâm nhập vào lãnh thổ của ta.
Chuyện ở trấn Xích Thủy e rằng cũng do một tay Thiển Thủy Thanh đạo diễn,
thật ra Dịch Tinh Hàn chỉ là một con cờ trong tay hắn mà thôi!
Dù sao Thạch Dung Hải cũng nhìn rõ hơn thủ hạ của mình.
Thạch Dung Hải thở dài một tiếng:
Đúng lúc này, bỗng nhiên phía trước xuất hiện một cánh quân.
Cánh quân này trông có vẻ khác thường, thoạt nhìn giống như một cánh quân chạy
nạn, có già có trẻ, có nam có nữ, nhưng ai nấy đều lăm lăm vũ khí trên tay.
Có người cầm lưỡi hái, có người vác cuốc, có kẻ lấy nửa cái nồi vỡ đội lên làm
đầu khôi, có kẻ lấy hai cái thớt gỗ đeo ở trước ngực và sau lưng làm giáp hộ
tâm. Quần áo của bọn họ trông có vẻ rách rưới, đi đứng ung dung, vẻ ngoài trầm
ổn mà kiên nghị.
Tuy rằng trang bị của bọn họ lạc hậu, nhưng nhân số rất đông. Nếu như quan sát
từ trên không trung, người ta sẽ kinh ngạc phát hiện ra rằng, cánh quân này
hội tụ thành một con rồng rất dài, nhìn không thấy đuôi đâu cả.
Chuyện làm người ta kinh ngạc nhất chính là không ngờ cánh quân này còn có cờ
xí, trên mặt thêu hình một con đập ngăn trên một dòng sông ngoằn ngoèo như một
con giun.
Phụ trách bảo vệ cờ là một ít binh sĩ Đế quốc Chỉ Thủy mặc quân phục quân
chính quy của quân Đế quốc Chỉ Thủy. So với trang phục rách rưới của dân
chúng, bọn chúng mặc khôi giáp chỉnh tề hơn, vũ khí còn mới nguyên, kỷ luật
cũng nghiêm minh hơn.
Rất nhiều điểm đối lập thể hiện ra giữa hai cánh quân, một cánh quân bình
thường trong giây phút này đối diện với một cánh dân binh nhìn hết sức nổi
bật, lập tức thể hiện ra sự khác biệt của một đội ngũ từng trải qua huấn luyện
nghiêm túc.
Thạch Dung Hải và binh sĩ của hắn còn đang kinh ngạc, một tên kỵ sĩ trong đội
hộ kỳ đã giục ngựa chạy về phía bọn Thạch Dung Hải.
Tên kỵ sĩ kia cao giọng hỏi.
Một tên binh sĩ quân của Thạch Dung Hải cao giọng hỏi lại:
Tên binh sĩ kia cười nói:
Thạch Dung Hải nghe vậy vô cùng kinh ngạc.
Dưới cây cổ thụ, Thạch Dung Hải và Dịch Tinh Hàn đang đứng đối diện nhau.
Rốt cục Thạch Dung Hải cũng đồng ý gặp mặt Dịch Tinh Hàn, theo bản năng, hắn
cũng muốn gặp qua tên tiểu tử gần như một tay hủy diệt giấc mộng bảo vệ đất
nước của Đế quốc Chỉ Thủy, để xem rốt cục hắn như thế nào.
Cây cổ thụ này nằm giữa hai quân, không ai mang theo cận vệ, chỉ là thủ lãnh
hai quân đơn độc gặp nhau.
Một người là Đại tướng từng lăn lộn sa trường của Đế quốc Chỉ Thủy, một kẻ là
tên tiểu tốt mới vừa nổi lên khởi nghĩa, hào khí kinh người.
Trên mảnh đất từng trải qua biết bao khói lửa này, hai người từng trải qua sự
quan tâm chăm sóc của Thiển Thủy Thanh. Cũng nhờ bọn họ liên thủ với nhau, đẩy
Đế quốc Chỉ Thủy vào trong vực sâu không đáy.
Thế nhưng hiện tại, hai người đang đứng đối diện với nhau, trong ánh mắt nhìn
nhau đều tràn ngập vẻ thù địch.
Thạch Dung Hải lạnh lùng hỏi:
Dịch Tinh Hàn cười lạnh lẽo:
Nếu như nói người bảo vệ cho đập Lý Quan không bị phá hủy là tay sai của
người Đế quốc Thiên Phong, vậy Thạch Tướng quân một trận chiến chôn vùi hơn
hai vạn tướng sĩ anh dũng của Đế quốc Chỉ Thủy ta, làm cho Thiển Thủy Thanh từ
đây về sau đại khai sát giới mà không còn kiêng nể gì cả, e rằng phải gọi là
quốc tặc!
Ngươi...
Thạch Dung Hải nổi giận:
Dịch Tinh Hàn ngẩng cao đầu đáp lại:
Nhất thời Thạch Dung Hải ngây người ra, không biết trả lời như thế nào.
Dịch Tinh Hàn nói tiếp:
Thạch Tướng quân, ý dân chính là ý trời, hôm nay, Dịch Tinh Hàn ta giúp một
đại ân cho người Đế quốc Thiên Phong là không sai, nhưng không phải như vậy có
nghĩa là ta bán đứng cố hương, phản chiến. Tuy Đế quốc Chỉ Thủy có hạng người
sợ chết đầu hàng, nhưng cũng có chí sĩ hy sinh vì nước, nhìn khắp anh hùng
thiên hạ, ai ai cũng phải trả giá mà thôi.
Ngươi đang nói ta sao?
Ta đang nói về Thiển Thủy Thanh!
Thạch Dung Hải khẽ giật mình nhìn thoáng Dịch Tinh Hàn, thanh niên trước mặt
hắn nói chuyện hùng hồn, bầu máu nóng trong lòng xem ra không hề sút giảm.
Lẽ nào hắn thật sự nhìn lầm người rồi sao?
Hắn thản nhiên hỏi:
Dịch Tinh Hàn cười:
Những lời này đánh đúng vào chỗ đau sâu trong tâm khảm của Thạch Dung Hải,
nhưng ngay sau đó, Dịch Tinh Hàn đã nói tiếp:
-...Hiện giờ Hoàng gia Đế quốc Chỉ Thủy bất tài, thiên hạ đổi chủ là lẽ tất nhiên, nhưng Đế quốc Chỉ Thủy có phải nghe theo Đế quốc Thiên Phong hay không, còn phải chờ thời gian và chiến tranh quyết định. Thiển Thủy Thanh hành quân thuận buồm xuôi gió, xem ra hắn sắp sửa đánh hạ thành Đại Lương, ngươi ta đều là con dân Đế quốc Chỉ Thủy, cũng nên làm chút gì đó vì quốc gia này!
-...Ta tìm ngươi là muốn chúng ta hợp quân lại với nhau, sau đó cùng nhau bảo vệ nước nhà, thực hiện nỗ lực sau cùng của mình!
Lời nói của Dịch Tinh Hàn không nhiều, cũng không nói được đạo lý rõ ràng như
Thiển Thủy Thanh, nhưng ý tứ của hắn đã thể hiện ra rất rõ ràng.
Ta thu quân của ngươi, chúng ta cùng nhau đánh người Đế quốc Thiên Phong, đánh
Thiển Thủy Thanh. Cho dù Thiển Thủy Thanh có chiếm được thành Đại Lương, còn
chúng ta ở đây, Đế quốc Chỉ Thủy cũng chưa chắc đã mất nước!
Thạch Dung Hải cười khổ:
Lúc ấy, Dịch Tinh Hàn chậm rãi nói:
Thạch Dung Hải sững sờ, nghi vấn trong lòng hắn mấy hôm nay đột nhiên lóe lên,
hắn kinh hãi bật thốt:
Dân có thể sử dụng cho mình được, nhưng địch cũng có thể sử dụng được.
Dịch Tinh Hàn đoán được vì sao dọc đường tiến quân của Thiển Thủy Thanh, trận
nào hắn cũng đốt huyết hương.
Hắn đoán đúng phân nửa, nhưng thủy chung vẫn không đoán ra nửa còn lại.
Nhưng sau trận thắng huy hoàng trên Lam Thảo pha của Thiển Thủy Thanh, rốt cục
Dịch Tinh Hàn đã đoán ra hành động huyết hương tế đại kỳ còn có một ý nghĩa
sâu xa khác nữa.
Sau trận chiến Lam Thảo pha, lãnh thổ của Đế quốc Chỉ Thủy gần như trống rỗng,
không còn ai có thể ngăn cản bước tiến của Thiển Thủy Thanh, dân chúng nơi nơi
đều kinh hoảng.
Thủ đoạn khống chế lòng người của Thiển Thủy Thanh có thể nói là độc ác tới
cực điểm. Các thành chủ đối với sự giết chóc tàn sát của Thiển Thủy Thanh, bề
ngoài đều tỏ ra oán giận vô cùng, nhưng sau lưng lại tranh nhau đưa tin tức
đầu hàng tới Thiển Thủy Thanh. Rất nhiều quan viên trực tiếp bỏ chạy, không
thèm quan tâm tới thành, chỉ lo cho gia quyến của mình.
Trong số đó cũng có nhiều thành chủ tỏ ý tử chiến đến cùng, bọn chúng ra thông
cáo tử chiến vì giả vờ cũng được, thật lòng vì nước cũng không sao, rốt cục
thông cáo ấy lại làm cho dân chúng địa phương sợ hãi.
Nếu Thiết Phong Kỳ đánh tới, chỉ cần không đầu hàng thì lập tức đồ thành, lúc
ấy dân chúng sẽ gặp tai họa. Nếu đã là như vậy, vì sao không chạy trốn trước
đi cho yên chuyện?
Những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước từ trước tới nay đều là như vậy, mỗi
một lần chiến tranh gây ra đại loạn, luôn luôn cuốn rất nhiều dân chạy nạn vào
trong đó. Trong thời kỳ mà anh hùng sản sinh ra nhiều như lá mùa Thu, số bá
tánh bình dân bỏ nhà chạy nạn bôn tẩu tha hương lại càng nhiều hơn nữa.
Trời đất bao la như vậy, bọn họ có thể chạy đến nơi nào?
Câu trả lời chỉ có một: Thành Đại Lương.
Thành Đại Lương là hậu phương cuối cùng của Đế quốc Chỉ Thủy, giáp với biển,
có được mười vạn đại quân trấn thủ đã trở thành nơi tị nạn cuối cùng của dân
chúng Đế quốc Chỉ Thủy.
Cũng vì vậy, trên đường Thạch Dung Hải chạy lên phía Bắc, hắn đã tận mắt thấy
vô số dân chạy nạn trôi giạt khắp nơi, bọn họ mang theo gia quyến chạy về phía
thành Đại Lương phía trước. Đế quốc Chỉ Thủy rộng mênh mông, nơi nào cũng thấy
dân chạy nạn, bọn họ bị bắt buộc cùng chạy về một hướng, dìu dắt lẫn nhau,
mang theo một nhà già trẻ lớn bé, chạy rất là vất vả. Thậm chí có nhiều người
chưa chạy được đến nơi đã vĩnh viễn ngã gục ở dọc đường...
Toàn bộ bầu trời của Đế quốc Chỉ Thủy bị bao phủ bởi một vầng mây u ám nặng
nề, còn thành Đại Lương cũng phải đối mặt với tình cảnh gian nan trước nay
chưa từng có.
Dưới thành Đại Lương, dân chạy nạn chen chúc như sóng thủy triều đang ập tới.
Đây là đợt dân chạy nạn lớn nhất trong lịch sử của Đế quốc Chỉ Thủy từ trước
tới nay.
Hàng trăm vạn dân Đế quốc Chỉ Thủy từ bốn phương tám hướng đổ xô tới, bọn họ
chen chúc ở thành Đại Lương, tạo thành một biển người khổng lồ nhìn không thấy
đâu là bờ...
Mà trong khoảng thời gian này, bản thân quân Đế quốc Thiên Phong cũng xuất
kích khắp nơi, mượn tiếng ác của huyết hương tế đại kỳ xua đuổi dân chạy nạn.
Từ sau trận thắng trên Lam Thảo pha, Thiển Thủy Thanh đã chính thức đổi hành
động tàn sát thành xua đuổi. Ngoài số dân ở các nơi bị huyết hương làm cho sợ
hãi mà chạy trốn, hắn còn chủ động đuổi tất cả dân chúng dọc đường. Không cần
biết là họ đầu hàng hay kháng chiến, tất cả đều bị xua đuổi tới hậu phương
cuối cùng của Đế quốc Chỉ Thủy. Các binh sĩ quân Đế quốc Thiên Phong biến từ
ác lang khát máu thành chó dữ chăn cừu, bọn họ lùa dân chạy nạn, xua đuổi dân
chạy nạn, làm cho bọn họ từ bốn phương tám hướng chạy về mục tiêu của mình.
Dọc theo đường đi, mục tiêu tấn công của Thiển Thủy Thanh không còn là một
đường thẳng tắp như trước nữa, mà là một đường gấp khúc hình chữ Chi (之) rất
lớn, đường gấp khúc này gần như bao gồm tất cả những thành trấn quan trọng của
Đế quốc Chỉ Thủy. Bởi vì lúc này hậu phương của Đế quốc Chỉ Thủy gần như không
còn binh lực, cho nên Thiết Phong Kỳ tung hoành như chốn không người, thả sức
xua đuổi hoành hành tùy thích.
Hàng ngàn hàng vạn dân chúng bị quân Đế quốc Thiên Phong xua đuổi ra khỏi các
thành thị, bọn họ kêu trời kêu đất nhưng không được ai tỏ ra đồng tình hay
thương hại, dưới những lưỡi đao lạnh lẽo vô tình, cách để sống sót duy nhất
chỉ là bỏ chạy.
Dưới mệnh lệnh xua đuổi của Thiển Thủy Thanh, dân chúng chạy nạn giờ đây nhiều
như trăm sông về biển, hối hả chạy về thành Đại Lương.
Lúc mọi người còn cho rằng thành Đại Lương có hệ thống phòng ngự kiên cố và
mười vạn đại quân hùng mạnh, không ai biết rằng thành Đại Lương đã sắp bị phá
hủy bởi cơn hồng thủy dân chạy nạn.
Từng tốp từng tốp dân chạy nạn tới nơi, đặt thành Đại Lương vào một sự lựa
chọn khó khăn.
Ban đầu, thành Đại Lương còn thu nhận dân chạy nạn, nhưng vào lúc đó, bọn
chúng không ngờ kế hoạch của Thiển Thủy Thanh lại tàn độc đến mức như vậy, thủ
đoạn xua đuổi dân chạy nạn của hắn vô cùng triệt để. Lúc này Thiết Phong Kỳ
giống như một đám khách được chủ nhà mời dự yến tiệc, trước khi đi bèn lôi kéo
tất cả những người mà họ gặp trên đường, khách qua đường hay ăn mày, kích động
tất cả những người không quen không biết cùng đi dự tiệc. Bọn họ tạo thành một
cánh quân mênh mông cuồn cuộn cùng kéo tới nơi dự tiệc, thề quyết phải ăn cho
sạch sẽ mâm bát của chủ nhà.
Dọc trên đường đi, một mặt Thiết Phong Kỳ dùng chiến đao và trường mâu trong
tay chủ động uy hiếp, xua đuổi dân chạy nạn, mặt khác bọn họ truyền rao chuyện
Thương Hữu Long thu gom lương thực vào kho để gây nên hỗn loạn, bảo rằng người
nghèo ở khắp nơi không có lương thực, dân nổi loạn tứ phía, chỉ có thành Đại
Lương là lương thực đầy kho, nếu mọi người không chạy tới thành Đại Lương, ắt
sẽ chết vì đói!
Khi càng ngày càng nhiều dân chạy nạn đổ dồn tới trước thành Đại Lương, thành
Đại Lương đã trở nên luống cuống.
Chỉ sau trận thắng trên Lam Thảo pha của Thiết Phong Kỳ có vài ngày, thành Đại
Lương đã thu nhận hơn năm mươi vạn dân chạy nạn, nhưng bên ngoài dân chúng vẫn
còn ào ào kéo tới không ngừng.
Trước trận chiến trên Lam Thảo pha, trước sau đã có hai mươi vạn dân chúng kéo
vào thành Đại Lương từ khắp nơi. Tổng cộng bảy mươi vạn dân chúng không có nơi
nương náu, chỉ có thể ăn ngủ ngoài đường, bọn họ không có thức ăn, thiếu cả
quần áo ấm trong mùa Đông giá rét. Mỗi ngày đều có người chết vì đói vì lạnh
nhan nhản ngoài đường, Hoàng đế cũng tỏ ra bất lực đối với chuyện này.
Hiện tượng cướp bóc trong thành gia tăng ngày càng nhiều, an ninh trong thành
cũng ngày càng trở nên kém cỏi. Quân thủ thành trở thành đội cứu hỏa, trước
khi quân Đế quốc Thiên Phong tới nơi phải chạy đôn chạy đáo giải quyết các vấn
đề của dân chạy nạn đến nỗi bù đầu bù cổ, không kịp nghỉ ngơi.
Lời đồn đãi đã bắt đầu truyền ra trong thành, nói rằng Thiển Thủy Thanh dám
mạnh miệng tuyên bố như vậy, nhất định hắn phải có chỗ dựa nào đó, thời gian
của Đế quốc Chỉ Thủy không còn nhiều, thành Đại Lương có thể mất bất cứ lúc
nào.
Hiển nhiên lẫn trong số dân chạy nạn còn có rất nhiều gian tế của Đế quốc
Thiên Phong, bọn họ tung tin đồn nhảm khắp nơi, tạo nên một bầu không khí hỗn
loạn và khủng hoảng khắp trong thành.
Mỗi ngày có rất nhiều vụ giết người xảy ra, một ít quan viên bất ngờ chết trên
đường vào triều, có khi chết tại nhà mình, sát thủ thích khách hoành hành khắp
nơi, nhưng bên ngoài vẫn còn rất nhiều dân chạy nạn ào ào kéo tới.
Thành Đại Lương không muốn thu nhận dân chạy nạn nữa, nhưng lại không thể
không thu nhận.
Dân như nước, nước thấp, người có thể dùng, nước lên cao, có thể hại người.
So với kẻ thù xâm lấn bên ngoài, mọi người lại càng oán hận người bên mình
phản bội hơn.
Quốc chủ của bọn họ bất tài, bị người ngoài đánh tới tận cửa đã đành, nếu còn
dám từ chối không thu nhận bọn họ, như vậy dân chạy nạn không còn đường nào,
rất có thể sẽ bị ép đến chỗ nổi loạn.
Có lẽ rất nhiều người khi đối mặt với quân Đế quốc Thiên Phong hùng mạnh thì
không có lực phản kháng, nhưng đối mặt với vị Quốc chủ bất tài của mình lại
dường như có được sức mạnh vô cùng. Thành Đại Lương từng đóng cửa thành một
lần, kết quả đám dân chạy nạn bị nhốt ngoài thành tức giận gào thét đòi vào
thành, thậm chí có một số người còn muốn cường công vào thành.
Vì muốn tránh để dân chạy nạn trở thành đội quân công thành đầu tiên, thành
Đại Lương không thể không mở cửa thành một lần nữa để cho dân chúng vào thành.
Mỗi một Tướng quân đều có sở trường riêng của mình, thí dụ như sở trường của
Nam Vô Thương là mượn dao giết người, còn sở trường của Thiển Thủy Thanh là
thao túng nhân tâm, mượn thế dùng sức.
Trong chiến dịch cuối cùng tấn công thành Đại Lương, mượn thế đã trở thành một
chiêu mà hắn dùng tới mức xuất thần nhập hóa.
Hôm nay chính là giờ phút mà thủ đoạn này phát huy tới đỉnh cao.
Hắn không chỉ mượn thế dân chạy nạn như nước thủy triều để làm tăng áp lực lên
thành Đại Lương, đồng thời còn muốn mượn thế của các quan viên cao cấp, gia
tăng áp lực lên Quốc chủ Vũ Văn Liễu.