Chuẩn Bị Đến Quận Cẩm Lệ (2)


Người đăng: daihuynh899@

10h sáng Hôm sau, kinh thành Thăng Long, Đại Việt.

Lịch sử hình thành kinh thành Thăng Long như sau:

Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về
thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Lý Thái Tổ cùng các quần
thần đã gấp rút xây dựng những công trình cơ bản của Kinh Thành Thăng Long.
Đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành Thăng Long được
xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách gồm: vòng ngoài cùng gọi là La
thành hay kinh thành, vòng thành thứ hai là Hoàng Thành, giữa hai lớp thành
này là nơi sinh sống của cư dân, lớp thành còn lại là Tử cấm thành hay Cấm
thành hay Long Phượng thành là nơi ở của nhà vua. Các thời sau đều theo cách
ấy mà phân chia.

Đến năm 1762 thì thành Thăng Long đã khá hoàn thiện, nhìn bề ngoài tòa thành
đứng sừng sững giữa một vùng đồng bằng rộng lớn làm cho người ta có cảm giác
tòa thành này rất rộng lớn.

Hôm nay như thường lệ, một toán lính trinh sát được phái ra ngoài rìa thành để
quan sát kĩ các đội quân tiến vào thành, do là kinh thành trung tâm của nước
Đại Việt nên long xà hỗn tạp, người người đông đúc không biết ai là ai.

Thường thì đến giữa mùa thi cử, các thí sinh từ khắp cả nước mới tụ tập đến
kinh thành Thăng Long, khi đó tòa thành này mới thật sự náo nhiệt, còn như bây
giờ thì chỉ có lác đác vài tóp người ra, người vào và các thương nhân đến
thành mà thôi.

Từ xa, tiếng vó ngựa truyền đến, một tên hắc y nhân núp gần đó nhíu mày,
nói:"Tiếng vó ngựa này rất vội vàng, không phải là thương nhân, cũng không
phải là người bình thường hay các phú hào".

Hắc Y Nhân 2 cũng gật đầu nói:"Đúng vậy, thường thì thương nhân đi rất chậm
rãi, từ tốn, do họ phải mang theo hàng hóa, còn về người bình thường thì rất
ít trường hợp dám chạy nhanh đến như vậy trong khu vực cận địa gần thành Thăng
Long, đám phú hào tuy giàu có nhưng cũng không dám ngu ngốc mà chạy kiểu đó,
một khi đã dám thúc giục ngựa chạy nhanh thì chỉ có hai trường hơp: một là
binh lính trinh sát đến đưa tin khẩn cấp, hai là những kẻ không biết trời cao
đất dày, theo tao thấy thì nghiêng về trường hợp 1 hơn".

Hắc Y Nhân 3 gật gật đầu, nói:"Tao cũng nghĩ vậy, dạo gần đây tao không nghe
tin gì về chiến sự cả".

Hắc Y Nhân lắc đầu, nói:"Khoan hãy nói, chờ mấy thằng đó tới xem sao".

Rất nhanh, tiếng vó ngựa vang lên ngày càng lớn, từ xa đã nhìn thấy một đám
bụi mù, nhìn kĩ hơn thì có 50 người mặc trang phục kì quái, kiểu dáng khá
giống với trang phục của người Tây nhưng có chút gì đó trang nghiêm hơn, gọn
gàng hơn.

Hắc Y Nhân 1 hơi kinh ngạc, nói:"Đó là ai??? nhìn khí chất thì giống binh lính
nhưng trang phục không giống, chẵng lẽ là quân đội nước ngoài???".

Hắc Y Nhân 2 nghi hoặc nói:"Nếu là quân đội phương Tây thì phải đi rất đông
mới đúng chứ??? sao lại chỉ có 50 người??? mục đích bọn họ chẳng lẽ là muốn
gặp hoàng đế sao???".

Hoàng đế ở đây là Nguyễn Nhạc, lúc này Nguyễn Huệ vẫn chỉ mang quân hàm tướng
quân nhưng thật ra y đã nắm binh quyền, tham dự vào các trận đánh quan trọng,
có thể nói y là người quyền lực nhất chỉ sau Nguyễn Nhạc.

"Lộc cộc, lộc cộc, lộc cộc" Tiếng vó ngựa càng lúc càng lớn, một lát sau 50 kẻ
lạ mặt đã tới gần cổng thành, lúc này một Vệ Úy dẫn 10 Vệ Đội đi tới.

Vệ Úy quát lớn:"Đứng lại, người tới là ai???".

Người chỉ huy 50 lính là một sĩ quan tên là Dương Bình, lúc này Dương Bình
bước xuống ngựa, chậm rãi nói:"Chúng ta là người của tướng quân Như Nguyệt,
tới đây để đưa tin tình báo về Nguyễn Ánh".

Vệ Úy kinh ngạc, nói:"Cái gì??? thông tin về Nguyễn Ánh???".

Phải biết kể từ khi trận Gạch Rầm- Xoài Mút nổ ra, Nguyễn Huệ sau khi tập hợp
tất cả binh lực của Đại Việt đã đánh một trận vang dội, làm rạng rỡ đất nước
Đại Việt.

Sau trận chiến đó, Nguyễn Huệ tiếp tục dồn toàn lực truy kích Nguyễn Ánh,
nhưng vì Nguyễn Ánh rất may mắn, có thể nói là vận may nghịch thiên, y đã trốn
đến đảo Phú Quốc, từ đó không ai tìm được y.

Đối với việc truy sát Nguyễn Ánh thì Nguyễn Huệ luôn dùng toàn lực, tâm huyết
để truy sát người này, Nguyễn Huệ đã thông cáo đến toàn thiên hạ là:"Hễ ai có
thông tin về Nguyễn Ánh báo cho triều đình thì thưởng 500 tỷ, còn lấy đầu của
Nguyễn Ánh nộp lên triều đình thì thưởng hai nghìn tỷ, một trăm mẫu ruộng, 5
căn nhà hai tầng ở Thăng Long".

Bây giờ, thông tin về Nguyễn Ánh xuất hiện tất nhiên làm cho viên Vệ Úy rất
kinh hỉ, hắn mở miệng nói:"Có đúng như vậy không??? nếu khai báo gian dối thì
phạm vào tội lừa dối vua chúa, mất đầu như chơi đấy".

Từ khi lệnh truy sát Nguyễn Ánh được thông cáo ra bên ngoài, có rất nhiều kẻ
bị tiền làm mù mắt mà khai báo giả, tất nhiên kết cục đều là chết.

Dương Bình cười nhạt, lấy một tờ giấy đưa cho Vệ Úy, nói:"Ngươi tự xem đi".

Vệ Úy nghi hoặc chăm chú nhìn tờ giấy mà Dương Bình đưa, một lát sau thì cánh
tay hắn run run, gằn từng chữ:"Lại......lại có kẻ dám tự xưng tướng quân...đây
là hình vi đại nghịch bất đạo, chống đối hoàng đế".

Thời nhà Nguyễn, sau thời Trịnh- Nguyễn phân tranh là thời loạn, quần hùng
xưng bá, cát cứ, quân phiệt nổi lên khắp nơi, kẻ thì tự xưng vương, kẻ thì tự
xưng tướng quân, nhưng từ sau 2 trận chiến với quân Thanh và quân Xiêm của 3
anh em nhà Tây Sơn thì đám người này kẻ thì bị bị quân Tây Sơn tiến đánh, kẻ
thì lựa chọn thuần phục.

Nhưng tóm lại là thời Tây Sơn năm 1762 thì đám tướng quân tự xưng đó đều đã bị
tiêu diệt hoặc thuần phục, có thể nói bây giờ trong lãnh thổ Đại Việt ngoại
trừ thế lực đối lập là Nguyễn Ánh thì đều bị dẹp loạn hết.

Vậy mà bây giờ lại có kẻ xưng tướng quân, mà còn là nữ nhân nữa chứ, nhất thời
đầu óc viên Vệ Úy ong ong không biết làm sao.


Đế Quốc Đông Lào - Chương #27